Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

LỄ HỘI THỜ PHẬT Ở CHÙA ĐỌI


Trong các lễ hội thờ Phật, đặc sắc và đông đảo nhất là lễ hội chùa Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Hàng năm cứ đến ngày 21 tháng 3 âm lịch, chùa Đọi Sơn mở hội. Nhân dân trong vùng và rất đông khách thập phương đã về dây lễ và văn cảnh chùa. Từ sáng sớm, đoàn rước kiệu đã hành lễ từ chân núi lên chùa làm lễ, dâng hương tưởng niệm Lý Nhân Tông, người có công mở mang xây dựng chùa. Sau phần lễ dâng hương là các đội tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn Trời Phật.
Về phần hội, vào ngày lễ hội chùa Đọi Sơn, có nhiều trò vui được tổ chức như nấu cơm thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo, hát đối, hát giao duyên, hội chọi gà, tổ tôm điếm, múa tứ linh, dấu vật, đánh cờ người.








LỄ HỘI ĐỀN TRÚC




Đền Trúc thờ danh tướng Lý Thường Kiệt. Hàng năm, nhân dân Quyển Sơn mở cửa đền mở hội từ ngày 1 tháng giêng đến 1 tháng hai âm lịch. Lễ hội được mở vào những ngày nông nhàn nên dân quanh vùng và du khách thập phương nô nức kéo về dự hội. Không gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến đền Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm.
Đền Trúc nằm ở thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Đền Trúc thờ danh tướng Lý Thường Kiệt. Hàng năm, nhân dân Quyển Sơn mở cửa đền mở hội từ ngày 1 tháng giêng đến 1 tháng hai âm lịch. Lễ hội được mở vào những ngày nông nhàn nên dân quanh vùng và du khách thập phương nô nức kéo về dự hội. Không gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến đền Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm.
 
Từ sáng sớm, đoàn rước kiệu từ đền đã về tới cửa đình làm lễ dâng thương. Sau đó, các đội tế trong trang phục tế đủ màu làm lễ tạ ơn Trời Phật. Sau nghi lễ cáo trời đất, thành hoàng chừng 3 tiếng đồng hồ thì đến các trò chơi như thi kéo co, đấu vật, chọi gà, chơi cờ bỏi… Song nét đặc sắc nhất của lễ hội đền Trúc phải kể đến là múa hát dậm và đua thuyền.
 
Sáng mùng 1 tháng 2 âm lịch, làng chính thức mở hội rước tượng Phật cùng bài vị thờ Lý Thường Kiệt từ đền về đình làng. Sau phần lễ là đến phần múa hát thờ. Hát dậm được biểu diễn liên tục 6 ngày. Đến sáng mùng 7 lại rước tượng Phật cùng bài vị của Lý Thường Kiệt về đền, hát dậm vẫn tiếp tục trong 3 ngày nữa (gọi là hát yên vị) và đến 10 tháng 2 thì đóng cửa đền, vãn hội.
Múa hát dậm là lối múa hát tương truyền Lý Thường Kiệt bày cho dân trong vùng khi ông thắng trận trở về dừng lại nghỉ ở đất này. Từ đó, vào dịp hội đền, nhân dân tổ chức múa hát dậm để tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Sáng mùng 1 tháng 2 âm lịch, làng chính thức mở hội rước tượng Phật cùng bài vị thờ Lý Thường Kiệt từ đền về đình làng. Sau phần lễ là đến phần múa hát thờ. Hát dậm được biểu diễn liên tục 6 ngày. Đến sáng mùng 7 lại rước tượng Phật cùng bài vị của Lý Thường Kiệt về đền, hát dậm vẫn tiếp tục trong 3 ngày nữa (gọi là hát yên vị) và đến 10 tháng 2 thì đóng cửa đền, vãn hội.
 
Múa hát dậm được tổ chức ngay tại sân đền. Phường múa hát có từ 30 con dậm trở lên. Đây là những cô gái tuổi từ 13-15, thanh tân, xinh đẹp, có tài múa hát. Ai có chồng hoặc có tang không được hát. Đứng đầu phường hát là cụ trùm, vừa cao tuổi, vừa có tài hát, đặc biệt là tài nhớ bài, chỉ đạo múa hát. Cụ trùm thuộc lòng tất cả các làn điệu hát múa, trực tiếp điều khiển con dậm thực hiện chương trình tiết mục. Khi diễn xướng, cụ trùm mặc áo thụng vàng, vấn khăn vàng, đi dép cong, các con dậm mặc áo mớ ba nhiễu đỏ trong cùng rồi the xanh, the đen bên ngoài, yếm đỏ, váy lĩnh, khăn đỏ, mũ tiên đính ngọc… Trong múa hát dậm, điệu múa có các động tác mô phỏng các động tác chèo thuyền, lúc đứng hát cũng như khi quỳ lạy (gọi là chèo thuyền và chèo quỳ). Đây được coi là phần lễ gắn bó mật thiết với phần hội là hội đua thuyền trên sông Đáy. Cụ trùm được coi là một “quan chức” trong làng, được ưu tiên ưu đãi. Các con dậm thì chẳng được gì, lại còn phải đóng góp thêm. Nhưng được làm con dậm đã là một vinh dự chẳng phải ai cũng có. Bài bản hát dậm được ghi lại bằng chữ Nôm, có tên là: “Lý Đại vương bình Chiêm sự tích diễn ca”. Hát dậm có 30 tiết mục với hơn một nghìn câu thơ. Múa dậm kết hợp với hát, mô phỏng động tác dậm chân chèo thuyền (vì thế mới gọi là hát dậm). Ngoài hát dậm, hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Trai gái đến tuổi trưởng thành, còn son đều đến hát với nhau trước cửa đền. Tối tối, họ đến đền lễ tạ rồi tản ra chung quanh, vào rừng, lên núi, dưới bóng cây, bãi đất… hát đối đáp tỏ tình…
Hội đua thuyền được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 2. Ngược với hát dậm, chỉ có nam giới mới được tham gia cuộc đua này. Số lượng thuyền đua tùy theo từng năm, thường có 3 thuyền dự thi. Ba đội đua với trang phục có màu sắc khác nhau. Thuyền đua được đóng bằng gỗ, dài khoảng 8m, đầu và thuyền được đóng vuông. Phía trên đầu thuyền có gắn đầu rồng bằng gỗ và cắm một lá cờ hội nhỏ. Đoạn đường đua dài gần 3km trên sông Đáy. Điểm xuất phát từ trước cửa đền Trúc, đua đến chân cầu Quế rồi vòng trở lại. Mỗi thuyền đua gồm 18 người: 1 người lái thuyền, 16 tay chèo, 1 người gõ nhịp chỉ huy. Mỗi nhịp gõ, mỗi câu hò là một nhịp chèo tạo nên sự nhịp nhàng rất cao, Khán giả đến xem cổ vũ rất đông, tiếng hò reo vang dội cả một vùng. Kết thúc cuộc thi, đội thắng cuộc sẽ nhận được phần thưởng.

Cuộc đua thuyền trên sông Đáy này mang rất nhiều tầng ý nghĩa. Ngoài ý nghĩa là một cuộc đua mang tính thể thao nó còn là một nghi lễ tưởng niệm cuộc hành quân của Lý Thường Kiệt trên sông trong lần tiễn phạt quân Chiêm Thành. Và cổ xưa hơn nữa, đây là một hoạt động tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thể hiện khát vọng thoát khỏi thiên tai lũ lụt, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tốt tươi. Hơn nữa, không khí sôi nổi và cuốn hút của lễ hội đền Trúc được tạo ra từ màn múa hát thờ do các cô gái thể hiện trong sân đền và cuộc đua thuyền do nam giới tiến hành trên đoạn sông Đáy trước cửa đền chính là sự diễn tả lại không khí khải hoàn ca thắng lợi của cuộc bình Chiêm nức lòng trong lịch sử dân tộc.
Lễ hội hát dậm và đua thuyền đền Trúc là một hoạt động đầy sức sống của dân gian, ca ngợi chiến công của Lý Thường Kiệt, ca ngợi quê hương đầy ắp không khí lịch sử, truyền thống văn hóa.



Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

NHÂN - TRÍ - DŨNG TRONG NHO GIÁO

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay
Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng  ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bài viết đề cập đến những nội dung đạo đức chủ yếu của Nho giáo như tam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ), ngũ thường (gồm năm chuẩn mực đạo đức cá nhân bất di bất dịch là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Đó là những tiền đề để thực hiện thuyết chính danh, làm cho xã hội được ôn định, trật tự. Trên cơ sở phân tích những nội dung đạo đức nói trên, bài viết làm rõ những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế của Nho giáo đối với đạo đức con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại.
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng  ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này, được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay. Bài viết đề cập một vài nét về ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo đối với con người Việt Nam hiện nay.

1. Khái quát nội dung tư tưởng đạo đức Nho giáo.

Nho giáo được ra đời ở thời Xuân Thu do Khổng Tử  (551 – 479 TCN) sáng lập. Sau khi ông mất, tư tưởng của ông đã được các thế hệ học trò kế thừa. Đến thế kỷ II TCN, Nho giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã tồn tại trong suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước.
Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội. Vì vậy, nội dung quan trọng của Nho giáo là luận bàn về đạo đức.
Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con, chồng  - vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương -  ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức chính là các phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương - thường.
Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người. Một mặt, đạo cương - thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương - thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử. Mặt khác, đạo cương - thường với nội dung “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu) là sợi dây trói buộc con người, làm cho con người thụ động trong cả suy nghĩ và hành động. Tư tưởng này là lực cản sự phát triển của xã hội và là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội phương Đông trì trệ.
Phạm trù đạo đức đầu tiên, cơ bản nhất trong đạo cương - thường là Nhân (đức nhân). Tất cả các phạm trù đạo đức khác đều xoay quanh phạm trù trung tâm này. Từ đức nhân mà phát ra các đức khác và các đức khác lại quy tụ về đức này. Cả cuộc đời mình, Khổng Tử đã dành nhiều tâm huyết để làm cho đức nhân trở thành hiện thực. Ông mong muốn các học trò rèn luyện để đạt được đức nhân và ứng dụng nó trong thực tiễn. Đức nhân được Khổng tử bàn đến với nội dung cơ bản sau:
- Nhân có nghĩa là yêu người : “Phàn Trì hỏi về người nhân, Khổng Tử nói: (đó là người biết) yêu người” (Phàn Trì vấn nhân, Tử viết: “ái nhân”)(1).
- Nhân có nghĩa là trung và thứ. Bàn về chữ trung, ông giải thích:“Người nhân là người mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt” (Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân)(2). Về chữ thứ, ông viết: “Điều gì mình không muốn, chớ thi hành cho người khác” (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân)(3). Như vậy, trung thứ tức là từ lòng mình suy ra lòng người, phải giúp người. Khổng Tử khuyên rằng nên làm cho người những cái mà mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn.
- Đối với bản thân mình,  người có đức nhân là phải thực hiện đúng lễ: “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân” (Khắc kỉ phục lễ vi nhân)(4). Lễ là hình thức thể hiện nhân và cũng là một chuẩn mực của Ngũ thường.
Phạm trù đức nhân tuy bao chứa nhiều nội hàm khác nhau, song cái gốc và cốt lõi của nhân là hiếu đễ. Theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh em với nhau (quan hệ gia đình) là những tình cảm tự nhiên, vốn có thuộc về bản tính con người. Từ cách hiểu này, ông cho rằng, trong gia đình nếu người cha đứng đầu thì mở rộng ra trong nước có ông vua đứng đầu. Khổng Tử hình dung quốc gia là một gia đình lớn, ông vua là người cha của gia đình ấy. 
Nho giáo đặt vua đứng đầu trong tam cương và ngũ luân. Vì vậy, đạo làm người phải tận hiếu với cha mẹ, tận trung với vua. Một người biết yêu thương kính trọng cha mẹ mình thì mới biết yêu thương người ngoài. Khổng Tử bàn đến đạo đức từ xuất phát điểm đầu tiên là gia đình, từ đó suy rộng ra đến quốc gia và thiên hạ. Coi trọng vai trò gia đình trong việc hình thành và tu dưỡng đạo đức của con người ở Nho giáo là một khía cạnh hợp lý và vẫn còn có ý nghĩa nhất định đối với ngày nay, bỡi lẽ, gia đình là một tế bào của xã hội, xã hội không thể ổn định, thịnh trị nếu các gia đình lục đục và vô đạo. Vì vậy, người cầm quyền nếu không “tề gia” (cai quản gia đình) của mình thì cũng không thể “trị quốc” (cai trị đất nước) được.
Nhân còn gắn liền với Nghĩa (nghĩa vụ, thấy việc đúng cần phải làm để giúp người). Khổng Tử cho rằng người quân tử cần chú ý đến nghĩa và coi thường lợi. Muốn thực hiện nhân, nghĩa thì cần có lòng dũng cảm (dũng) và có Trí (trí tuệ). Có trí mới biết cách giúp người mà không làm hại đến người, đến mình, mới biết yêu và ghét người, mới biết đề bạt người chính trực và gạt bỏ người không ngay thẳng. Tuy nhiên, trí theo Khổng Tử và các môn đệ của ông không phải là những tri thức phản ánh thực tại khách quan của tự nhiên và xã hội để từ đó chỉ đạo hành động của con người mà là những tri thức mang tính giáo điều, chỉ gói gọn trong sự hiểu biết sách vở của Nho giáo (Tứ thư và Ngũ kinh).
Như vậy, đối với Khổng Tử, nhân chính là đạo lý làm người, vừa thương người (ái nhân), vừa phải giúp người (cứu nhân). Ông cho rằng, khi thi hành điều nhân phái phân biệt thân sơ, trên dưới. Nếu ở Khổng Tử đức nhân mang tính phức tạp rất khó thực hiện, nó vừa là lý tưởng nhưng lại mang yếu tố không tưởng thì đến thời Hán, đức nhân lại được khoác thêm cái vỏ tôn giáo thần bí, do vậy càng không tưởng hơn.
Về phạm trù Lễ, theo Nho giáo, lễ là quy định về mặt đạo đức  trong quan hệ ứng xử giữa người với người. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bè phải giữ được lòng tin. Những quy tắc này là bất di bất dịch mà ai cũng phải tuân theo. Lễ là sợi dây buộc chặt con người với chế độ phong kiến tập quyền. Khổng Tử yêu cầu, từ vua cho đến dân phải rèn luyện và thực hiện theo lễ. Đến Đổng Trọng Thư, lễ đã được đẩy lên đến cực điểm của sự khắt khe. Chỉ vì giữ lễ mà dẫn đến những hành vi ngu trung, ngu hiếu một cách mù quáng ở không ít người trong xã hội trước đây.
Tư tưởng lễ của Nho giáo có tính hai mặt. Về ý nghĩa tích cực, tư tưởng lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo, đánh giá phẩm hạnh con người. Sự giáo dục con người theo lễ đã tạo thành một dư luận xã hội rộng lớn, biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. Lễ không dừng lại ở lý thuyết, ở những lời giáo huấn mà đã đi vào lương tâm của con người. Từ lương tâm đã dẫn đến hành động đến mức trong các triều đại phong kiến xưa, nhiều người thà chết chứ không bỏ lễ: chết đói là việc nhỏ, nhưng thất tiết mới là việc lớn (Chu Hy). Nhờ tin và làm theo lễ mà các xã hội theo Nho giáo đã giữ được yên ổn trong gia đình và trật tự  ngoài xã hội trong khuôn khổ của chế độ phong kiến. Lễ trở thành điều kiện bậc nhất trong việc quản lý đất nước và gia đình. Yếu tố hợp lý này chúng ta có thể học tập.
Về mặt hạn chế, lễ là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ; lễ đã kìm hãn sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trì trệ. Điều này nói lên rằng, tư tưởng Nho giáo mang tính bảo thủ, tiêu cực, phản lịch sử. Khổng Tử đã từng nói: “ Ta theo lễ của nhà Chu vì lễ đó rực rỡ lắm thay” và ông luôn mong xã hội lúc đó quay về thời đại Nghiêu, Thuấn. Khách quan mà đánh giá, thì hạn chế trên của Nho giáo có nguyên nhân từ thực tế lịch sử. Bởi vì, Khổng Tử sống trong thời đại xã hội loạn lạc, người ta tranh giành nhau, chém giết nhau không từ một thủ đoạn tàn ác nào để tranh bá, tranh vương, để có bổng lộc chức tước. Ông hoài cổ, muốn quay ngược bánh xe lịch sử cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chính mặt hạn chế này của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ít người ở các nước phương Đông, nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Tín là đức tính thứ năm trong Ngũ thường. Tín có nghĩa là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, là lòng tin của con người với nhau. Tín góp phần củng cố lòng tin giữa người với người. Trong ngũ luân thì tín là điều kiện đầu tiên trong quan hệ bè bạn. Tuy nhiên, nội hàm của đức tín không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ duy nhất này mà nó còn bao gồm cả lòng tin vô hạn vào đạo lý của bậc thánh hiền và các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ. Theo quan niệm của Nho giáo thì đức tín là nền tảng của trật tự xã hội.
Để thực hiện nhân và lễ, Khổng tử đã nêu ra tư tưởng chính danh (danh nghĩa là tên gọi, danh phận, địa vị; chính có nghĩa là đúng, là chấn chỉnh lại cho đúng tên gọi và danh phận). Do đó, chính danh là làm cho mọi người ai ở địa vị nào, danh phận nào thì giữ đúng vị trí và danh phận của mình, cũng không dành vị trí của người khác, không lấn vượt và làm rối loạn. Ông cho rằng nguyên nhân hỗn loạn ở thời Xuân Thu là do thiên tử nhà Chu không làm tròn trách nhiệm (không làm đúng danh) để quyền lợi vào tay chư hầu; chư hầu không làm đúng danh nên sĩ đã lấn át. Vì vậy, để xã hội ổn định thì mọi người cần làm đúng danh phận. Theo ông, “Danh không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói không thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử trí ra sao” (danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc)(5). Riêng đối với người cầm quyền vua- thiên tử được thay trời cai trị thì càng phải làm đúng danh của mình, như vậy mọi người mới noi theo. Đặc biệt, trong việc chính sự (việc nước), điều đầu tiên nhà vua phải làm là lập lại chính danh, phải xác định vị trí, vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng người để họ hành động cho đúng. Khổng tử cho rằng không ở chức vị ấy thì không được bàn việc của chức vị đó, không được hưởng quyền lợi, bổng lộc của chức vị ấy.
Mục đích của chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định xã hội, suy cho cùng là để bảo vệ quyền của thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp. Chính danh không những chỉ là nội dung tư tưởng chính trị của Nho giáo, mà còn mang ý nghĩa đạo đức, là một yêu cầu về mặt đạo đức của con người. Chúng ta biết rằng, một trong những phạm trù đạo đức đó là lương tâm, trách nhiệm. Nếu xét theo nghĩa này thì một người làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của mình tức là người đó có đạo đức.
Ý nghĩa tích cực của tư tưởng chính danh là làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội. Con người tồn tại trong vô vàn các quan hệ xã hội đan xen, ở mỗi mối quan hệ đó con người có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Điều này là cần thiết ở mọi chế độ xã hội, ở mọi thời đại. Tư tưởng chính danh yêu cầu con người thực hiện một cách đúng mức nghĩa vụ của bản thân trước cộng đồng và  xã hội trong khuôn khổ danh phận, góp phần vào duy trì bình ổn xã hội. Tư tưởng này còn kìm hãm tự do của nhân cách tới mức không chấp nhận bất kì sáng kiến nào của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác” (chỉ làm theo mà không sáng tác gì thêm). Tư tưởng chính danh đã quá đề cao danh phận, làm cho con người luôn có tư tưởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức nhiều người vì hám danh quên phận mà quên cả luân thường đạo lý.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhấn mạnh đức này hay đức khác của con người nhưng nói chung, các nhà nho đều cho rằng con người cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

2. Ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo ở nước ta  hiện nay.

Nho giáo được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo…. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trò chính yếu, nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam và ngày nay ảnh hưởng của nó vẫn còn.
Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.
Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền). G.S. Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế là những người trong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được nhân dân. Cho nên đạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòng dân. Theo Nho giáo, đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức. Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng ngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng người, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua quan. Thiết nghĩ, ngày nay tư tưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Người cán bộ trong bộ máy nhà nước phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu, kính phục. Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn “tu, tề, trị, bình”.
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng có một số tác động tiêu cực, cụ thể là:
Một số người do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý các công việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật. Coi trọng đạo đức là cần thiết nhưng vì tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức mà quên pháp luật là sai lầm. Tiếp thu truyền thống trọng đức của phương Đông, nhấn mạnh quan hệ đạo đức “thân thân”, “thân hiền” của Nho giáo, nhiều người khi có chức quyền đã kéo bè kéo cánh, đưa người thân, anh em họ hàng vào cơ quan mình đang quản lý. Sắp xếp và bố trí cán bộ không theo năng lực, trình độ và đòi hỏi của công việc mà dựa vào sự thân thuộc, gần gũi trong quan hệ tông tộc, dòng họ. Trong công tác tổ chức cán bộ, vì đề cao quan hệ thân thích dẫn đến tư tưởng cục bộ địa phương. Nhiều người vì quan hệ thân thuộc mà không dám đấu tranh với những sai lầm của người khác. Do quan niệm sai lệch về đức Nhân Nghĩa với nội dung đền ơn trả nghĩa mà trong thực tế một số cán bộ có thái độ ban ơn, cố tình lợi dụng kẽ hở của chính sách và luật pháp để trục lợi, móc ngoặc, hối lộ, cửa quyền….Thậm chí, một số người dùng tư tưởng gia trưởng để giải quyết các công việc chung. Một trong những phẩm chất của người lãnh đạo là tính quyết đoán. Nhưng quyết đoán theo kiểu độc đoán, chuyên quyền là biểu hiện của thói gia trưởng.
Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc, bảo thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, coi thường lớp trẻ, trọng nam khinh nữ… hiện nay vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của không ít người. Những tư tưởng trên phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội phong kiến phụ quyền gia trưởng: Đứng đầu gia đình là người cha, người chồng gọi là gia trưởng, đứng đầu dòng họ là trưởng họ, đại diện cho cả làng là ông lý, cả tổng là ông chánh, hệ thống quan lại là cha mẹ dân và cao nhất là vua (thiên tử - gia trưởng của gia đình lớn – quốc gia, nước). Vì vậy, mọi người có nghĩa vụ theo và lệ thuộc vào “gia trưởng”.
Thực chất đạo cương – thường của Nho giáo là bắt bề dưới phải phục tùng bề trên đã tạo nên thói gia trưởng. Thói gia trưởng biểu hiện ở quan hệ xã hội, ở tổ chức nhà nước. Trong gia đình là quyền quyết định của người cha, người chồng :”cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; “phu xướng phụ tòng” (chồng đề xướng, vợ phải theo). Ở cơ quan là quyền duy nhất là của lãnh đạo. Ở đâu vẫn còn có cán bộ mang tư tưởng gia trưởng, bè phái thì ở đó quần chúng nhân dân sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động được. Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang rất cần những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Cũng từ việc coi trọng lễ giáo, coi trọng quan hệ gia đình thân thuộc nên nhiều người đã đưa quan hệ gia đình vào cơ quan hình thành nên quan hệ “chú cháu”, “anh em” khiến cho người cấp dưới không dám góp ý và đấu tranh với khuyết điểm của họ vì vị nể bậc cha chú. Từ việc xem xét và giải quyết các vấn đề của xã hội thông qua lăng kính gia đình nhiều khi dẫn đến những quyết định thiếu khách quan, không công bằng. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến một số người lãnh đạo không tin vào khả năng của phụ nữ, ngại tiếp nhận nữ giới vào cơ quan hoặc cho rằng họ chỉ là người thừa hành mà không được tham gia góp ý kiến…là những trở ngại cho việc đấu tranh vì quyền bình đẳng giới. Vì quan hệ thứ bậc đã tạo nên quan niệm chạy theo chức quyền. Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn gắn với danh vọng và quyền lợi. Địa vị càng cao thì quyền và lợi càng lớn. Hơn nữa, khi có chức, không những bản thân được vinh hoa phú quý mà “một người làm quan cả họ được nhờ”. Hám danh, tìm mọi cách để có danh, để thăng quan, tiến chức đã trở thành lẽ sống của một số người. Thạm chí việc học tập theo họ cũng là “học để làm quan”.
Sự giáo dục và tu dưỡng đạo đức của Nho giáo còn mang tính cứng nhắc đã tạo nên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động. Những tàn dư tư tưởng trên đang làm cản trở và gây khó khăn cho việc xây đựng đạo đức mới và xã hội mới ở nước ta hiện nay.
Qua những điều phân tích ở trên có thể thấy rằng, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã có ảnh hưởng đáng kể ở nước ta. Sự tác động, ảnh hưởng này ở hai mặt vừa có tính tích cực, vừa có những hạn chế nhất định.
Để xây dựng đạo đức mới cho cơn người Việt Nam hiện nay chúng ta cần kế thừa mặt tích cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức Nho giáo. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì và lâu dài.
NGUYỄN THỊ THANH MAI        

HỌC VÕ ĐỂ LÀM GÌ?

HỌC VÕ ĐỂ: TU THÂN.


HỌC VÕ ĐỂ: TU TÂM.


TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Đạo đức với võ thuật

Võ Đức là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm nay của giới võ thuật. Thời cổ đại "trí, nhân, dũng" gọi là ba đức, tức là "người trí không ngờ vực, người nhân không lo phiền, người dũng không sợ hãi". Võ đức cũng cần trí, nhân, dũng vậy. Mạnh Tử đề xướng "đại dũng", phản đối "tiểu dũng". Ông chủ trương võ dũng phải dùng vào việc lớn cho nước cho dân mà không cần loại dũng chỉ biết hiếu dũng đấu đá, làm theo tính khí "cái dũng của kẻ thất phu". Đủ thấy từ thời cổ đại đã nói về võ đức rồi.
Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn, "lấy đức dầy chở vật". Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Ví như nội gia quyền Võ Đang yêu cầu người tập võ phải "lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện cấm bạo hành". Đời Minh, nội gia quyền có năm loại không truyền: kẻ tâm hiểm, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ hời hợt lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu độn.
Bốn loại kẻ kể trên là có liên quan đến võ đức, những kẻ như vậy thì khó có hy vọng có được võ đức, chẳng nên truyền dạy làm gì. Thời Minh, trong "Thiếu Lâm thập điều giới ước" (10 điều ngăn cấm của Thiếu Lâm) có ghi "truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền dạy cho", "người tập luyện thuật này lấy khoẻ thể xác tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen làm việc sớm tối, không được tuỳ ý ngưng nghỉ", "quen có lòng từ bi sâu sắc của cửa Phật, nhàn nhã quen với kỹ thuật, chỉ được sẵn sàng tự vệ, cấm tuyệt bừa bãi theo huyết khí riêng có hành động hiếu dũng ham đấu đá. Kẻ phạm lỗi làm ngược lại thanh quy cùng tội". "Thường ngày đối đãi với sư trưởng (chỉ thầy và người trên như sư bá, sư thúc, sư huynh, v.v..) phải biết kính cẩn làm việc, không được có hành vi chống trả ngạo mạn", "cứu nguy phò khốn, nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu", "nữ sắc nam phong(tính), phạm phải tất trời trách mà cửa Phật ta cũng khó dung tha. Phàm các đệ tử của Thiền Tông ta phải theo điều răn cấm sáng này chớ đừng chú ý...".
Như trên đã nói võ đức bao giờ cũng đứng hàng đầu. "Đức còn trước nghệ", đúng y như khuôn vàng thước ngọc ở các nghề nghiệp khác.

TÔI SẼ ĐỨNG LÊN TỪ CHÍNH NƠI TÔI VẤP NGÃ!


Có một chàng trai năm nay đã mười sáu, mười bảy tuổi, nhưng chẳng có chút khí chất gì của một trang nam tử cả. Cha của cậu cảm thấy rất buồn vì điều đó,sau khi đã suy nghĩ rất lâu ông đã quyết định đưa con mình đi gặp một võ sư, nhờ võ sư luyện tập cho con, với mong muốn sẽ giúp con trai trở thành một đấng mày râu thật sự
Vị võ sư đó nói:”Ông hãy để con trai lại đây với tôi nửa năm, trong thời gian đó, ông không không được gặp con, đảm bảo sau nửa năm con trai ông sẽ trở thành một người đàn ông đích thực!”
Nửa năm sau, cha của chàng trai đến đón con mình, vị võ sư nọ đã bố trí một trận thi đấu, để cho cha cậu xem thành tích mà cậu đã học tập được trong nửa năm qua, người đánh cặp với chàng trai chính là một huấn luyện viên võ thuật, nhưng không ngờ khi vị huấn luyện viên đó ra đòn, chàng trai đã ngã gục xuống ngay. Nhưng sau khi ngã, cậu ta đã đứng dậy ngay và lập tức đối mặt với thách thức mới…Cứ như vậy cậu đã đứng lên, ngã xuống tất cả hơn 20 lần.
Vị võ sư hỏi người đàn ông kia rằng:” Ông thấy con trai mình đã phải là một người đàn ông thực sự chưa?”
“ Tôi thật chẳng còn mặt mũi nào nữa, nghĩ rằng khi đưa con đến đây để cho ông luyện tập nửa năm nó sẽ giỏi giang, ai ngờ bây giờ bị người khác đánh nhẹ một cái đã ngã xuống, làm gì có chí khí của kẻ nam nhi chứ!” - Ông bố hết sức thất vọng nói với vị võ sư.
Vị võ sư trả lời với một đạo lý hết sức sâu sắc rằng: ” Tôi rất tiếc rằng ông chỉ nhìn được sự thắng thua ở bên ngoài, mà không nhìn thấy nghị lực và dũng khí đã giúp con trai ông đứng ngay dậy sau mỗi lần vấp ngã. Đó mới chính là khí chất mà một người đàn ông chân chính phải có!"

CHỮ "ĐỨC" ĐỐI VỚI "CON NHÀ VÕ"

Đức trọng nhân trường thọ - Tâm khoan phúc tự lai        

Võ cổ truyền Việt Nam có một cụm từ rất đặc biệt, đó là cụm từ "Con nhà võ". Cụm từ này được sử dụng, không phải để nói đến những người con, cháu trong một dòng võ mà là bao gồm tất cả những người đã chọn con đường võ nghiệp để đi theo suốt đời.
Khi nói đến con nhà võ, người ta nghĩ ngay đến những người nghĩa khí, có lòng dạ ngay thẳng, "ăn to nói lớn", giữ chữ "tín", và đề cao lòng tự trọng.
Người nghĩa khí là người hào hiệp, người sẵn sàng chấp nhận hy sinh cho việc nghĩa.
Việc nghĩa ở phạm vi hẹp là việc ra tay cứu giúp người khác đang gặp khó khăn, hoạn nạn, đang sa cơ thất thế, việc ra tay đó được gọi là "nghĩa cử". Khi người nghĩa khí đã ra tay nghĩa cử thì họ không sợ gian nguy, chỉ nghĩ đến hy sinh cho người khác.
Việc nghĩa ở phạm vị rộng là công việc đại sự, lớn lao, mang lợi ích đến cho nhiều người, việc đại sự đó được gọi là "đại nghĩa". Khi người nghĩa khí đã tham gia đại nghĩa thì họ sẵn sàng dấn thân, gánh vác công việc nặng nhọc, tự nguyện chấp nhận hy sinh, thiệt thòi về phần mình.
Đối với con nhà võ, nếu làm thầy thì việc đại nghĩa là tận tụy dạy dỗ cho học trò nên người hữu dụng mà không ngại hao tâm tổn trí, là bảo tồn, lưu truyền, phát triển môn võ cổ truyền cuả dân tộc cho võ lâm chứ không chỉ cho riêng mình, là nâng cao uy danh của môn võ cổ truyền trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt mà không kể công lao.
Người nghĩa khí cũng là người "trọng nghĩa khinh tài", tức là xem trọng việc nghĩa, xem nhẹ tiền bạc. Người có chức vụ càng cao, có trọng trách càng lớn thì nghĩa khí càng phải đặt nặng. Đối với con nhà võ, không vì thế lực đồng tiền mà hạ mình làm việc thấp hèn, làm trái lại mục đích, ý nghĩa, lý tưởng của công việc đại nghĩa mà võ lâm đã ủy thác cho mình, không vì háo danh, hám lợi mà làm phương hại đến uy danh của môn võ cổ truyền dân tộc.
Người có lòng dạ ngay thẳng thì làm việc gì cũng đường đường chính chính, ân oán rõ ràng. "Ruột thẳng như ruột ngựa" là câu nói được nhân gian gắn cho con nhà võ, bởi vì con nhà võ không làm điều mờ ám, khuất tất, mang ơn thì phải ra sức đền đáp, gây oán thì phải tìm cách trả nợ cho người. Con nhà võ không xu nịnh người trước mặt, không ám hại người sau lưng.
Người "ăn to nói lớn" là người bộc bạch thẳng thắng, thấy chi nói nấy, thấy sai thì cải lại. Con nhà võ được thừa hưởng đức tính của người thầy qua nề nếp "dạy trực tiếp, dạy từng người" (cầm tay nắn thế, dĩ giáo khai tâm, dụng ngôn khải thị) nên có được tâm tính khoáng đạt, nói năng lưu loát.
Con nhà võ nói năng lưu loát nhưng không khoác loác, khoe khoang, không ma mị để lừa dối người khác và cũng không chịu để cho người khác tâng bốc mình bằng cách "thêm muối, dặm đường", chuyện không dựng lên nói có.
Con nhà võ không để cho báo chí viết về mình là "đệ nhất thiên hạ", là "người vàng, người ngọc", là "người duy nhất còn nắm giữ thập bát ban võ nghệ", là "võ sĩ thóp bụng giữ chặc đầu đối phương rồi phình ra cho đối phương ngã ngửa trên võ đài phải chở vào bệnh viện cấp cứu", ..v.v.. và ...v.v.
Bởi vậy cổ nhân mới khen tặng người có năng lực mà khiêm tốn là "hữu xạ tự nhiên hương", người có thực tài mà ẩn mình là "ngọc trong đá", và chê người dùng xảo ngôn để thổi phồng mình là  "tự vẻ bùa mà đeo".
Người giữ chữ "tín" là người chỉ hứa khi chắc chắn làm được điều đã hứa và đã hứa rồi thì phải nổ lực thực hiện cho được điều mình hứa.
Ngày xưa, người ta rất xem trọng lời hứa. Năm 545 trước công nguyên, Quý Trát là hoàng tử nước Ngô, lĩnh mệnh đi sứ các nước trung nguyên để mở rộng bang giao. Trước khi lên trung nguyên, Quý Trát qua nước Từ. Vua nước Từ thấy thanh kiếm của Quý Trát đeo bên mình đẹp quá, thích lắm nên nhìn mãi. Quý Trát biết ý vua nước Từ thích thanh kiếm, trong lòng muốn tặng nhưng vì trên đường đang đi sứ chưa thể tặng được. Khi từ nước Tấn trở về, Quý Trát qua lại nước Từ để tặng kiếm nhưng vua Từ đã qua đời. Quý Trát bèn ra mộ thắp hương, khấn vái rồi cởi thanh kiếm treo lên bia mộ, quay về. Qua câu chuyện ấy, ta thấy Quý Trát chưa từng mở lời hứa nhưng khi trong lòng đã từng nghĩ đến việc tặng kiếm cho vua nước Từ thì ông tự xem là mình đã hứa rồi, và nhất quyết phải giữ chữ tín với người đã khuất .
Đối với con nhà võ thì việc giữ chữ tín hết sức quan trọng. Nó là thước đo phẩm chất của từng con người. Con nhà võ không thể nói "huyên thuyên chi địa" đầy rẫy những lời hứa hẹn. Thực tế thì những lời huyên thuyên, hứa hẹn  ấy chỉ để đề cao cá nhân, để chứng tỏ là mình đang nắm nhiều quyền lực và để phỉnh dụ người khác ủng hộ những việc đang làm của mình. Những lời huyên thuyên ấy không bao giờ là sự thật.
Người có lòng tự trọng là người không để bị người khác xem thường, thậm chí là khinh khi, sỉ nhục. Muốn giữ được lòng tự trọng  thì hơn ai hết, con nhà võ phải trung thực, thật thà, làm việc gì cũng phải quang minh, chính đại, không làm điều trái ngược đạo lý, giàu không thay lòng, nghèo không đổi dạ, đứng trước quyền uy không khuất phục, gặp cảnh ngộ nào cũng phải giữ phong thái "chân đạp đất, đầu đội trời".
Con nhà võ không tu dưỡng, rèn luyện để trở thành thần thánh, cũng không để thành bậc đại trượng phu. Họ chỉ rèn luyện cái "Đức" cả đời để xứng đáng với mỹ từ "Con nhà võ" mà nhân gian tôn tặng ./.
                       Tác giả: Võ sư Trần Xuân Mẫn - Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Nam        

VÕ SƯ NGUYỄN CHÁNH TỨ NẶNG LÒNG VỚI DƯỠNG SINH VOVINAM

Nhiều năm qua, thời khóa biểu đó không thay đổi, ngoại trừ những khi trời mưa hoặc ông đi công tác hay chấm thi thăng đai nơi xa. Ông là võ sư Nguyễn Chánh Tứ, nguyên Phó giám đốc công viên Văn hóa Đầm Sen và là Tổng thư ký Hội Việt Võ Đạo TPHCM, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học Liên đoàn Vovinam Việt Nam, ủy viên Ban Kiểm tra Liên đoàn Vovinam thế giới.
Thời niên thiếu vất vả. Sinh năm 1952 tại Quảng Nam, võ sư Nguyễn Chánh Tứ vào Sài Gòn lúc 8 tuổi. Xa gia đình, ông phải trải qua những tháng ngày niên thiếu cực nhọc. Ở bậc tiểu học, ông nấu cơm cho vài gia đình khá giả và khi lên bậc trung học thì giữ xe ở trường đua Phú Thọ, rạp hát Hồng Bàng, Nam Việt… để có thêm chút tiền ăn học. Về cơ duyên đến với võ nghệ, ông cho biết: “Lúc còn học ở trường tiểu học Cầu Kho, có lần tôi bị mấy anh lớn bắt nạt và giật mất cây bút mực hiệu Pilot mà tôi dành dụm khá lâu mới mua được. Trong bụng ức lắm mà chẳng biết làm sao vì các anh ấy to hơn rất nhiều…
Năm 1966, khi tôi đang học ở trung học Petrus Ký (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) thì môn Vovinam cũng được dạy ngoại khóa tại đây. Những lúc đứng ngoài hành lang xem anh em tập, tôi thường nghe HLV giảng về tinh thần võ đạo, đặc biệt là mục đích học võ của người võ sinh Vovinam là để khỏe mạnh và tự vệ. Nhớ lại chuyện mình bị bắt nạt hồi nhỏ, tôi ghi danh theo học. Không ngờ mối lương duyên đó gắn bó đến hôm nay”. Lúc đầu ông học với võ sư Trần Tấn Vũ, vài năm sau được thọ giáo trực tiếp với Chưởng môn Lê Sáng. Năm 1970, ông dạy Vovinam tại trường tư thục Trần Hưng Đạo, Kỹ thuật Cao Thắng…
Thử võ trên đất Liên Xô. Đất nước thống nhất, võ sư Nguyễn Chánh Tứ tham gia lực lượng Công an và phục vụ trong ngành cho đến năm 1992 mới xin chuyển ngành. Trong thời gian này, bên cạnh công tác nghiệp vụ chuyên môn, ông còn huấn luyện Vovinam cho một vài đơn vị thuộc Công an TPHCM. Năm 1985, ông được sang Liên Xô bồi dưỡng nghiệp vụ khoảng nửa năm và có dịp huấn luyện Vovinam cho một lớp đang theo học tại trường. Ông hồi tưởng: “Học được chừng 2 tháng, qua giới thiệu của vài đồng nghiệp cùng đi với tôi, HLV võ thuật của lớp bảo tôi biểu diễn một số đòn thế. Có lẽ thấy tôi đấm đá xem cũng được nên ông đề nghị tôi huấn luyện cho một lớp khác 3 tối/tuần, trong suốt 4 tháng cho đến khi về nước”.
Cũng tại lớp học đó, có lần một học viên người Nga nặng khoảng 85kg đề nghị thử tài với võ sư Chánh Tứ. Tuy chỉ nặng có 53kg, nhưng tôi vẫn đánh ngã anh ta bằng một một đòn Vovinam mà tôi thường tập luyện.“Đây là một trong vài kỷ niệm đáng nhớ nhất trong võ nghiệp của tôi. Từ khi về nước đến khi Liên Xô thay đổi thể chế nhưng hầu như năm nào tôi cũng nhận được một vài món quà nhỏ hoặc thiệp chúc Tết Dương lịch của các anh em lớp võ ngày đó gửi sang…”, võ sư Chánh Tứ chia sẻ.
Chuyên gia vovinam dưỡng sinh. Về công tác tại khách sạn Phú Thọ, bên cạnh việc huấn luyện võ thuật cho các nhân viên bảo vệ của công ty, ông phối hợp cùng CVVH Đầm Sen tổ chức CLB Vovinam dưỡng sinh miễn phí từ cuối tháng 12/1998. Khởi đầu, CLB chỉ có 17 học viên rồi tăng dần có lúc trên 100 người. Hiện nay, CLB vẫn duy trì khoảng 60 người (2/3 học viên trên 60 tuổi) thường xuyên tập luyện cũng như biểu diễn trong những ngày lễ hội.
Không chỉ giảng dạy trong nước, võ sư Chánh Tứ từng được Vovinam Pháp, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Algerie mời sang hướng dẫn về kỹ thuật tự vệ, chiến đấu hoặc dưỡng sinh vào các năm 2003, 2006, 2008, 2011, 2012.
 
Tạp chí võ thuật nổi tiếng Karate Bushido của Pháp số tháng 4-2008 đã dành 3 trang giới thiệu về ông cùng những hình ảnh kỹ thuật tự vệ do chính ông trình bày. Những năm gần đây, một số HLV vovinam người nước ngoài đến TPHCM cũng thường đến Đầm Sen thọ giáo ông. Kể từ khi nghỉ hưu (đầu năm 2013), ông đã đến các tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận… để tập huấn vovinam dưỡng sinh cho người cao tuổi, đồng thời là Chủ biên của Tủ sách tham khảo Vovinam.
Tính tình hiền hòa, dễ mến, võ sư Chánh Tứ đang mang Hồng đai đệ IV cấp (tương đương đai đen 8 đẳng) và hàng tuần đều dành 3 buổi tự ôn luyện. Chẳng những rất vững vàng về kỹ thuật tự vệ và chiến đấu, ông còn chuyên tâm nghiên cứu về dưỡng sinh nên thường được đồng môn gọi vui là “chuyên gia Vovinam dưỡng sinh”…    
                                                                                                                                                            (Theo Báo Mới)


VÕ TA - VÕ TÀU VÕ NÀO HAY HƠN?

Vật cổ truyền Việt Nam
Có người cho rằng võ ta chắc chắn phải hay hơn, bằng chứng là suốt quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, võ ta đã luôn mang lại chiến thắng sau cùng cho dân tộc Việt. Trong khi đó, một số người khác lại nói võ Tàu nhất định phải hay hơn võ ta, bởi lẽ Thiếu Lâm, Vịnh Xuân… đều lừng danh bốn cõi. Vậy sự thật Võ ta – Võ tàu võ nào hay hơn?
Bên cạnh những môn võ nước ngoài mà ngày nay gần như trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, như: Taekwondo, Judo, Karate, Aikido…, trong dân gian Việt Nam còn có hai từ “Võ Ta” và “Võ Tàu” dùng để chỉ chung các môn võ có nguồn gốc tại Việt Nam (võ Ta), và Trung Quốc (võ Tàu). Đề cập đến sự hữu dụng của hai môn võ này, Võ sư Hồ Tường có một số chia sẻ sau:
Võ ta là các môn võ có xuất xứ từ Việt Nam, do chính con người Việt Nam sáng tạo, một mặt đáp ứng nhu cầu chiến đấu để sinh tồn, mặt khác vừa để rèn luyện sức khỏe cũng như hun đúc tinh thần thượng võ. Trước đây, người ta thường chia võ ta làm hai loại chính: Võ kinh và võ lâm. Võ kinh là loại võ ta được các triều đại phong kiến đúc kết lại dể huấn luyện và khảo thí cho binh lính ở kinh đô, kết hợp với binh thơ, đồ trận, nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi. Còn võ lâm là loại võ phổ biết trong nhân dân cả nước. Sỡ dĩ gọi võ lâm là vì ngày xưa, ngoài kinh đô là làng mạc tiếp giáp với rừng rậm, cho nên võ của dân chúng sử dụng chủ yếu là nơi rừng rậm, mà rừng còn gọi là lâm theo chữ Nho. Cả võ kinh và võ lâm đều bao gồm đủ các môn: quyền cước, binh khí, vật và công phu.
Võ sư Trần Tiến – Nội gia quyền
Quyền cước của võ ta bao gồm những đòn tay, đòn chân tấn công hay phòng thủ, cộng với việc sử dụng các bộ phận khác của cơ thể như: dầu, vai, hông, mông… theo chiều hướng khác nhau để tạo thêm hiệu quả – hầu hết các môn võ ta đều có những bài tập tổng hợp toàn bộ các căn bản nói trên gọi là bài quyền (hay quờn, thảo) theo từng trình độ thấp lên cao. Binh khí của võ ta vô cùng phong phú, cũng đủ loại trường đoản khác nhau. Có người nói rằng võ ta có 18 loại binh khí giống như võ Tàu, và gọi là thập bát ban võ nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng binh khí của võ ta xem ra nhiều hơn 18 loại; trong đó có nhiều loại khá đặc sắc, như: sợi dây thừng, chiếc khăn dài… Võ ta còn có vật. Môn vật trong võ ta cũng có đủ các tư thế vật như các môn Judo, Sambo, Sumo. Đặc biệt, trong võ ta, môn vật đã phát triển mạnh và trở thành một bộ môn riêng. Riêng môn công phu trong võ ta, cho đến nay, vẫn chưa thể thống kê được là có bao nhiêu môn. Một số môn vẫn thường được nhắc tới như: xỉa mũi bàn tay xuyên thủng qua thân cây chuối, nhảy cao lên ngang (hay vượt qua) nóc nhà tranh…
Võ ta phát triển suốt chiều dài lịch sử, từ Bắc vào Nam, tạo nên những vùng đất võ khá nổi tiếng như: Yên Thế ở Bắc bộ, Bình Định ở Trung bộ, Tân Khánh Bà Trà ở Nam bộ… Tuy vậy, võ ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những bài quyền, bài binh khí giống nhau từ tên gọi, bài thiệu (tức những câu thơ chỉ tên đòn thế trong bài) cho đến các đòn thế kỷ thuật chính yếu trong bài. Chẳng hạn như các bài: Ngọc Trản Quyền, Lão Mai Quyền, Siêu Xung Thiên… Đặc biệt, từ năm 1938, một môn võ ta mới được hình thành bằng cách lấy võ và vật Việt Nam làm nòng cốt, hóa giải và thái dụng một số tinh hoa của các môn võ khác để cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên tắc Cương Nhu Phối Triển, đó là mônVovinam – Việt Võ Đạo. Đặc trưng kỹ thuật của môn võ ta mới này là các đòn đá bay dùng hai chân kẹp cổ đối phương để quật ngã.

Vovinam
Trong khi đó, võ Tàu dùng để chỉ các môn võ có gốc gác từ Trung Quốc du nhập sang Việt Nam. Võ Tàu có rất nhiều môn phái, bên cạnh hai môn Thiếu Lâm và Võ Đang, còn có các môn khác như: Vịnh Xuân, Đường Lang, Thái Lý Phật, Hồng Quyền, Hồng Gia Quyền, Thái Gia Quyền… Riêng về môn phái Võ Đang mà nhiều người cho rằng biểu trưng của nó là Thái Cực Quyền, thực ra thì bản thân Thái Cực Quyền đã phân chia ra vô số hệ phái: Trần gia, Dương gia, Trịnh gia, Triệu gia, Ngô gia… với những kỹ thuật đặc trưng hầu như khác nhau hoàn toàn. Ngoài ra, võ Tàu còn có một môn khá mới mà nhiều người hâm mộ võ thuật của thế giới đều biết – đó là Wushu. Môn võ mới này tập trung tất cả những tinh hoa của võ thuật Trung Quốc với các bài quyền, bài binh khí (gọi là Taolu) cũng như kỹ thuật đối kháng (gọi là Shanshou hay tán thủ).
Cũng như võ Ta, các môn phái của võ Tàu đều có vô số những bài quyền, bài binh khí các loại hoàn toàn khác nhau. Mỗi bài như vậy cũng có những bài thiệu ghi tên đòn thế như trong võ ta. Về mặt kỹ thuật, mỗi một môn phái trong võ Tàu có những dặc trưng riêng thể hiện trong các bài quyền, bài binh khí của môn phái đó. Chẳng hạn như hầu hết các trường phái Thái Cực Quyền đều thể hiện bài quyền và bài binh khí của mình thật chậm rãi và vô lực, trong khi đó Hồng quyền thì đặc biệt chú trọng đến việc nén khí trong lồng ngực kết hợp với các dộng tác vận chuyển những cơ bắp ở tứ chi khi thi triển quyền pháp… Bên cạnh các kỹ thuật quyền cước, binh khí, võ Tàu còn nổi tiếng với các môn công phu như: khí công, nội công, ngoại công, điểm huyệt.. mà trong võ ta ít nghe nói tới.
Thế thì võ ta và võ Tàu khá nhau ra sao? Việc nhận diện những điểm khác nhau giữa võ Ta và võ Tàu khó có thể kể hết được trong phạm vi một bài viết ngắn. Trong bài này, với những kinh nghiệm bình thường của bản thân, chúng tôi xin nêu lên một vài điểm dị biệt giữa võ Ta và võ Tàu dễ nhận biết nhất. Đó là:
Các bài thiệu của võ Ta thường là một bài thơ (tứ tự, ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát), trong khi đó bài thiệu của võ Tàu là các nhóm từ gọi tên đòn thế, nằm rời rạc, không bắt vần nhau.
Bài quyền và bài binh khí võ Ta thường chỉ triển khai chủ yếu theo một đường thẳng; trong khi đó các bài võ Tàu phát triển theo khá nhiều hướng (ba hướng, bốn hướng, tám hướng…). Kỹ thuật ra đòn trong bài quyền hay bài binh khí của võ Ta thường liên hoàn, tạo thành các mắt xích liền nhau. Còn kỹ thuật ra đòn trong các bài võ Tàu hầu hết đều có những điểm dừng nhất định, như để tạo hình cho từng đòn thế và thể hiện sự phát lực.
Võ cổ truyền Việt Nam
Vậy giữa võ Ta và võ Tàu, môn nào hay hơn? Phải nói ngay rằng cả hai môn võ đều có những kỹ thuật hay, vì nếu không thì chúng đã không tồn tại đến ngày nay, mà đã bị loại bỏ theo qui luật đào thải của xã hội loài người. Còn việc so sánh để xem môn nào hay hơn môn nào thì thực ra trong lãnh vực võ thuật, không ai có khả năng thực hiện được, bởi mỗi một môn võ được hình thành và phát triển từ những con người và hoàn cảnh xã hội, địa lý khác nhau. Người ta chỉ có thể so sánh một người học võ Ta với một người khác học võ Tàu hơn hay kém nhau do mức độ luyện tập và phản
Tóm lại, không thể nào so sánh môn võ này hơn môn võ kia được, mà chỉ có người học môn võ này hay hơn, hay kém hơn người học võ kia, do kỹ thuật và kinh nghiệm của chính bản thân người này hơn hay kém người kia mà thôi!
Nguồn: Hội những người yêu Võ Cổ Truyền Việt Nam










VOVINAM VÀ ĐÒN ĐẤM MÚC

Đấm múc

Một đòn đấm múc (upper cut) theo chiều dọc (hoặc xiên) được tung từ dưới lên trên bằng tay phải (hoặc trái). Đấm múc thường được sử dụng để phá thế phòng thủ 2 tay che chắn trước mặt hoặc thái dương của đối phương.

Từ vị trí phòng thủ, võ sinh Vovinam thân hơi xoay về bên phải, tay phải hạ thấp xuống dưới tầm ngực của đối phương và đầu gối hơi cong ra phía sau. Tay phải đẩy mạnh lên cằm hay thân của đối phương tạo thành hình vòng cung. Đồng thời, đầu gối đẩy lên nhanh chóng, thân và hông xoay ngược chiều kim đồng hồ và gót chân sau xoay ra ngoài, bắt chước những chuyển động cơ thể của đòn đấm thẳng tay sau.

Tác dụng mang tính chiến lược của đòn đấm múc lên nằm ở hiệu quả của việc “xốc” đối thủ lên, làm cho đối thủ mất thăng bằng để tung ra những đòn đấm tiếp theo.
Đòn đấm múc lên bằng tay phải, tiếp sau đó là cú móc ngang bằng tay trái, một sự kết hợp chết người. Đòn đấm múc lên sẽ nâng cằm của đối thủ vào một vị trí dễ bị tổn thương, sau đó cú đấm móc ngang (hook) sẽ loại bỏ đối thủ ra khỏi trận đấu. Ngoài ra, đích đến của đòn đấm múc còn ở các vị trí: chấn thủy và bụng.
Theo dõi các trận đấu boxing để tìm hiểu kỹ hơn về đòn đấm múc (Upper Cut)!

TẠO HÓA CHO TA 9 CÁCH THỞ TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY


Tạo hóa cho ta nhiều cách thở đặc biệt để sửa chữa bổ sung, thúc đẩy việc thở khi bị trở ngại hay cung cấp oxy không đủ tiêu dùng cho cơ thể, hoặc để giải quyết cho cuộc khủng hoảng trong việc thở khi bị cảm xúc mạnh, các cách thở đặc biệt ấy rất phong phú:

1. Ngáp:

Ta ngáp khi buồn ngủ xong ta cũng ngáp khi chán đời, khi nghe một diễn giả nói chuyện không hấp dẫn, khi ngồi trong phòng đông người, thiếu oxy. Trong lúc ngáp, miệng há to, cơ hoành và cơ hít vô ở ngực, co dần dần rất mạnh đến lúc làm cho ngực nở, bụng phình và cứng, ngưng lại ít giây rồi thở ra một cách tự do, thoải mái. Vậy ngáp, ngoài việc báo hiệu ta mệt cần ngủ, còn để vận động cho thần kinh bớt chán, làm cho khí huyết lưu thông, cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Vươn vai:

Là kết hợp cái ngáp và động tác tay chân đưa thẳng ra, lưng ưỡn cứng, cho khí huyết chạy khắp người, năng lượng phân bổ đều trong cơ thể làm cho con người nghe dễ chịu.

3. Rên:

Nhiều cụ già hễ đau thì bắt rên. Rên là thở ra có tiếng kêu làm rung động trong cơ thể. Người bệnh nhân rên như thế nghe dễ chịu, có lẽ tiếng rung động phát ra từ thanh quản đều đều có tác dụng an thần trong cơn bệnh.

4. Tróc lưỡi:

Là cái lưỡi để sát ổ gà, bịt đường thông ra miệng, màn hầu (lưỡi gà) bịt đường thở ra lỗ mũi, các cơ thở ở ngực kéo xương sườn lên và các cơ co bụng co thắt làm cứng bụng. Để tạo thể tích lớn hơn trong phổi và bụng thì áp suất trong ngực (p) và bụng (p’) thấp hơn áp suất không khí (P). Trong lúc ấy lưỡi tách ra khỏi ổ gà đập mạnh xuống sàn miệng, hơi ào vào, tạo ra tiếng kêu “tróc lưỡi”.
Động tác này xoa bóp cả ngực, bụng và cả tạng phủ bên trong.

5. Nấc cục (Hoquet):

Là do cơ hoành co thắt, đồng thời thanh quản đóng lại, chỉ một ít hơi ùa vào kẽ thanh quản, tạo ra tiếng kêu “nấc cục”.
Đây là một phản xạ, có dây thần kinh hướng tâm và dây thần kinh ly tâm là dây thần kinh cơ hoành. Thần kinh hướng tâm bị kích thích ở vùng dạ dày (trẻ em bú quá no, người lớn ăn no quá, dạ dày đầy hơi, uống quá nóng hoặc quá lạnh), giun sán ở ruột, viêm màng bụng kích thích ở vùng ngực như viêm màng phổi, viêm màng tim hay u trung thất (médiastin). Thần kinh ly tâm là dây thần kinh cơ hoành làm cơ hoành co thắt.
Động tác này giải quyết một rối loạn về thần kinh bị kích thích.

6. Hắt hơi (nhảy mũi):

Động tác phản xạ gồm hít vô chậm và sâu, liền lúc đó một động tác giật thắt mạnh cơ ngực và bụng, xịt hơi ra mạnh có tiếng kêu “hắt xì” kéo theo các thứ gì đã chui vào mũi. Nhiều khi không khí lạnh, bụi, trong bệnh dị ứng mũi ... cũng làm hắt hơi.
Hắt hơi nhờ sức mạnh của luồng không khí làm thông được lỗ mũi, khí quản, phế quản. Thầy thuốc dùng bột bồ kết thổi vào lỗ mũi, làm cho bệnh nhân hắt hơi để cứu người bệnh khỏi cơn hôn mê.

7. Khóc:

Là để giải quyết một cơn khủng hoảng thần kinh do cảm xúc, buồn rầu, uất ức, khóc được rồi thì cơn khủng hoảng bớt một phần.

8. Cười:

Do hoàn cảnh bên ngoài hay tư tưởng bên trong làm cho ta có cảm giác vui thì ta cười. Động tác cười là nhiều cơ chung quanh miệng co thắt như: Cơ vòng môi (orbiculaire des lèvres), cơ cười (risorius), cơ nanh (canin), cơ mút (buccinateur) và dồng thời nhiều cơ khác nhau tham gia tùy mức độ cười làm cho ta thở ra có đứt đoạn thành tiếng. Cười rất nhiều cách, biểu hiện tình cảm tâm lý của người cười. Tiếng cười gây hưng phấn và tạo ra không khí vui tươi lạc quan, yêu đời. “Một trận cười bằng mười thang thuốc bổ”.

9. Ho:

Ho để khạc đờm ra ngoài. Muốn ho đem lại kết quả là phải hít vô hơi cho đầy phổi rồi đóng thanh quản, nén hơi cho có áp suất, mở thanh quản chớp nhoáng cho hơi ra rất mạnh, có sức kéo đờm ra ngoài.
 Bs.Nguyễn Văn Hưởng, Bs.Huỳnh Uyển Liên.
Trích “Làng võ Việt Nam” tháng 12/92.

UỐNG NƯỚC NHIỀU CÓ THỂ GÂY TỬ VONG


Các chuyên gia y khoa thể thao vừa đưa ra cảnh báo về việc luyện tập trong thể thao, có liên quan đến hiện tượng hạ Natri máu. Theo đó, các vận động viên uống quá nhiều nước trong khi luyện tập sẽ rất nguy hiểm do giảm lượng Natri trong máu.
Các chuyên gia cho biết: Phụ nữ và các vận động viên mới tham gia luyện tập hoặc có trọng lượng thấp thường có nguy cơ bị hạ Natri máu đặc biệt cao hơn các đối tượng khác.
Điều chủ yếu để ngăn chặn hiện tượng này là tránh việc uống một lượng nước quá nhiều hơn lượng nước mất đi của cơ thể qua mồ hôi và nước tiểu.
Ngay cả các loại nước dành cho vận động viên thể thao hay viên muối bổ sung cũng không làm giảm được nguy cơ này cho những người uống nước quá nhiều trong quá trình tập luyện.
(Theo SK&ĐS)

XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG TRONG VÕ THUẬT


Cựu vô địch Quyền Anh tự do Bill Wallace đã bị một vết thương đáng sợ trong đợt tập huấn Judo năm 1966: bị đứt dây chằng đầu gối chân phải. Các bác sĩ y khoa bảo chỉ có 50% hy vọng sử dụng lại chân phải thôi. Không nản chí, Bill vẫn tiếp tục luyện tập. Càng tập, ông càng thấy đau dữ dội. Nhưng với ý chí phi thường, Bill cuối cùng đã tập Judo lại như thường. Và rồi vào năm 1971, tai họa lại đến, Bill bị chấn thương ngay đầu gối phải- Vết thương cũ, và phải nghỉ  tập. Tất cả những điều đó không khuất phục nổi Bill Wallace; sau một thời gian khổ luyện không ngừng, ông đã trở lại thảm tập, dù phải mang một miếng nối khớp gối khá nặng. Bây giờ, ông đã có thể đi, đứng bình thường và sử dụng được cả đòn chân. Sau đây là những kinh nghiệm quý báu của Bill Wallace về xử lý chấn thương trong võ thuật.
Có ai tập võ mà không bị chấn thương ít nhiều đâu, phải không các bạn? Vấn đề là làm sao chữa lành mà không để lại những di chứng tai hại về sau. Đó chính là hành trang không thể thiếu của tất cả những ai say mê võ thuật.
Trước hết phải kể đến  các ngón chân, nhất là với môn Karaté bởi bạn phải tập chân không. Mà dù có mang giày đi nữa, các ngón chân vẫn có nguy cơ trật khớp, bong gân và đôi khi bị gãy xương khi bạn đá trúng cùi chỏ, đầu gối v.v… của đối thủ. Đó là chuyện xảy ra thường xuyên trên sàn tập.
Kế đến là bong gân, chảy máu và tụ máu bầm, thường xảy ra khi bạn tung những đòn quá cương mãnh hoặc bị va chạm mạnh. Bạn phải cẩn thận với vùng quanh mắt và mũi, chỉ cần trúng đòn hơi mạnh là chảy máu rồi. Các mảnh xương xương nhọn vùng mắt dễ làm toạc da bạn lắm.
Phần dễ bị thương nữa là bàn tay. Bởi vậy khi tập đấm bao cát nặng, bạn nên băng tay lại hoặc đeo găng. Nhưng rồi khi đấm hăng quá, bạn sẽ quên mất là cổ tay có thể bị trật khớp, bong gân và tay có thể tuột da.
Chấn thương trầm trọng hơn nhiều là vẹo vách ngăn mũi. Như ta biết, cấu tạo của mũi gần 99% là sụn, mà sụn thì rất dễ bị méo mó và chẳng bao giờ thẳng lại được. Đó là lý do tại sao các võ sĩ quyền Anh, quyền Thái (Thai boxing) và Kickboxing, mũi họ trông khá bằng phẳng (mũi tẹt). Về mũi của tôi thì quả là một kỷ niệm tệ hại nhất trong những năm tập luyện. Lúc đó tôi đang luyện song đấu, với một đối thủ khó nuốt. Dù vậy vẫn dồn anh ta vào một góc, và ung dung tung những đòn đẹp mắt. Bất thình lình, anh ta bật lên và đầu anh ta đánh cốp ngay giữa mũi tôi. Máu tuôn ra như vòi phun nước vậy. Thật tệ, tôi phải mất 15 phút để cầm máu. Về nhà tôi không thấy đau lắm, nhưng mũi cứ giựt giựt hoài. Soi gương thấy mũi vẫn thẳng, tôi hơi an tâm, chứng tỏ nó chưa gãy. Nhưng rồi khi ngửa đầu ra sau, tôi thấy vách ngăn mũi méo đi một cách thảm hại, cho đến tận ngày nay.
Tất cả các chấn thương đó xảy ra quá thường xuyên, bởi vậy cách chữa lành chúng là điều thật quan trọng. Làm sao đây? Thưa các bạn, nghỉ ngơi. Đó chính là bí quyết. Vâng, nghỉ ngơi. Bạn cần thời gian để dưỡng thương. Và dĩ nhiên không phải chỉ 1, 2 ngày. Cơ thể chúng ta là một bộ máy tuyệt diệu. Khi có những vấn đề trục trặc, nó báo cho bạn ngay, bằng cách gây đau đớn. Và lúc đó, khôn ngoan nhất là nghỉ ngơi để vết thương đủ thời gian lành hẳn. Một tuần, hai tuần hoặc đôi khi cả tháng cũng không sao. Nghỉ ngơi một tháng còn hơn, vâng! Còn hơn phải giã từ võ thuật vì những hậu quả tai hại của chấn thương, các bạn đồng ý chứ?
Khương Duy
(Lược dịch theo A World of  Hurt của Bill Wallace, tạp chí Black Belt)

TẬP LUYỆN VÕ THUẬT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO CƠ THỂ?


Có người cho rằng tập luyện võ thuật, do chú trọng luyện tập đứng tấn quá nhiều, có thể làm hạn chế sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Điều này có đúng không? Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu qua về sự phát triển của xương trong cơ thể người, đặc biệt là những xương góp phần trực tiếp vào sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể.
Theo “Giải phẫu người” của trần Xuân Nhi và Nguyễn Quang Vinh (nhà xuất bản giáo dục 1987), trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cơ thể, bộ xương người làm bằng mô liên kết. Về sau, mô liên kết biến thành mô sụn, ngoại trừ một số mô đặc biệt. Mô sụn hay mô liên kết phát sinh ra những điểm hóa xương. Những xương phát sinh từ mô liên kết gọi là xương màng, như nhiều xương ở hộp sọ. Còn lại phần lớn các xương khác trong cơ thể đều được phát triển bằng cách thay thế các sụn, gọi là xương thứ sinh hoặc là xương thay thế. Có hai cách hóa xương thay thế các sụn: hóa xương trong sụn khi sự hóa xương bắt đầu trong lòng sụn và hóa xương ngoài sụn khi sự hóa xương bắt đầu ở bề mặt sụn.
Đối với xương dài, sự hóa xương bắt đầu từ phần giữa của thân xương theo cách hóa xương ngoại sụn.  Sự hóa xương trong sụn bắt đầu chậm hơn và được nối liền với với phần hóa xương ngoại sụn. Các điểm hóa xương ngoại sụn dần dần được nối liền với nhau ở dưới lớp màn xương và tạo nên mô xương. Đồng thời với sự hóa xương, trong lòng xương xảy ra một sự phân hủy các chất xốp để hình thành  ống xương rỗng chứa tủy xương. Sự phát triển theo chiều dài bằng cách phát triển thêm mô sụn ở hai đầu xương, các đầu xương giữ mô sụn rất lâu. Những điểm hóa xương trong sụn tiếp tục phát triển ở đầu xương trong khoảng 10 năm (ở nam thì khoảng 10-15 tuổi đến 20-25 tuổi, ở nữ thì khoảng 8-10 tuổi đến 18-20 tuổi). Từ tuổi thiếu niên bước qua tuổi thanh niên có nhiều sự tăng trưởng nhất.
Sự phát triển bộ xương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, yếu tố vận động  tạo điều kiện các sụn giãn dài ra trong thời gian 10 năm phát triển thành sụn hóa thành xương cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng.
Từ sự trình bày khoa học trên đây về sự phát triển và tăng trưởng của xương, chúng ta có thể thấy rằng việc tập luyện võ thuật sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển chiều dài của xương, tức phát triển chiều dài của cơ thể, cũng như góp phần hóa xương nhanh của các sụn đầu xương, tức hạn chế chiều cao của cơ thể, tùy thuộc vào giáo trình huấn luyện võ thuật cho các võ sinh trong độ tuổi 10 năm sụn phát triển thành xương như đã nói ở trên. Thật vậy, đối với các võ sinh đang trong độ tuổi phát triển, một giáo trình huấn luyện võ thuật biết kích thích tạo điều kiện giãn dài các đầu sụn của xương, nhất là xương dài, chắc chắn sẽ giúp cho võ sinh tăng nhanh sự phát triển chiều cao của cơ thể. Ngược lại, cùng một đối tượng, nhưng giáo trình huấn luyện võ thuật khác lại chú trọng quá nhiều đến các thế tấn trụ người, làm cho tăng nhanh sự hóa xương của các đầu sụn, dĩ nhiên sẽ làm hạn chế sự phát triển của chiều cao cơ thể của người võ sinh.
Kinh nghiệm một số năm huấn luyện võ thuật của bản thân tôi cho thấy sự phân tích việc luyện tập võ thuật sẽ góp  phần phát triển chiều cao của cơ thể cũng như góp phần hạn chế  sự phát triển chiều cao của cơ thể là hiện thực.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi tập luyện võ thuật từ những lứa tuổi mà cơ thể bắt đầu phát triển (tức khoảng từ 8-10 tuổi đến 16-18 tuổi), tập trong thời gian liên tục từ 3 năm đến 5 năm hoặc 6 năm, với một giáo trình chú trọng những động tác kéo giãn dài tứ chi và toàn thân, tránh những động tác trì nặng trên hai chân, hai vai và đầu, thì kết quả ắt sẽ toại ý.
Võ sư HỒ TƯỜNG.


Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

CHÂN DUNG VÕ SƯ VOVINAM TRÊN TRUYỀN HÌNH MỸ

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu trên trang tin của CNN. Ảnh: CNN.
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu trả lời kênh truyền hình nổi tiếng CNN về quãng đường học tập và truyền bá môn võ dân tộc Việt Nam.
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu được kênh CNN chọn làm nhân vật cho chương trình "Human to Hero" (Từ người thường thành người hùng) với chủ đề về môn Vovinam. Ông là chánh chưởng quản môn phái và là phó chủ tịch phụ trách chuyên môn Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF). Võ sư Nguyễn Văn Chiếu từng đi dạy Vovinam tại 20 nước và có công quảng bá bộ môn võ thuật của Việt Nam trên toàn thế giới.
Trong phóng sự của CNN mang tên "Nguyễn Văn Chiếu: Người truyền võ Việt Nam", võ sư 65 tuổi được miêu tả như người cống hiến cả cuộc đời để đưa môn võ truyền thống của Việt Nam tới mọi người. Ông có thể nghỉ ngơi sau bốn thập niên cống hiến nhưng cho rằng vẫn còn nhiều điều phải làm cho Vovinam.
"Giấc mơ của tôi là mở một học viện Vovinam thật lớn cho tất cả mọi người trên thế giới có thể tới theo học và nghiên cứu môn võ này", võ sư Nguyễn Văn Chiếu nói trên kênh CNN. "Vovinam phù hợp với tất cả mọi người, có thể đào tạo trong lực lượng vũ trang cũng như dùng để phòng thân".
Vovinam được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội vào năm 1938. Đến nay Vovinam được quảng bá và giảng dạy trên 50 quốc gia, thu hút hàng triệu môn sinh theo tập. Theo võ sư Nguyễn Văn Chiếu thì Vovinam là môn võ hoàn chỉnh, có cương nhu phối hợp bên trong các đòn thế đa dạng.
Lớp học của võ sư Chiếu ở TP HCM. Ảnh: CNN.
Không chỉ sử dụng các đòn ném, quật, đấm, đá mà Vovinam còn có thể phối hợp khi dùng vũ khí. Chiêu thức đặc trưng của môn võ là đòn khóa bằng chân có thể vô hiệu hóa đối thủ bằng việc kẹp một phần cơ thể, thường thấy nhất là cổ. Đây là chiêu thức có cả sự đẹp mắt và hiệu quả. Tuy sở hữu các chiêu thức đa dạng nhưng Vovinam vẫn đề cao sự điềm tĩnh và ý chí của bản thân. Triết lý của môn võ là đào tạo một công dân tốt cho xã hội, không phải một người chuyên chiến đấu.

Phóng sự Nguyễn Văn Chiếu: Người truyền võ Việt Nam

 

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu theo tập Vovinam từ năm 16 tuổi và bắt đầu công tác giảng dạy từ những năm 1970. Sau đó ông trở thành giám đốc một trung tâm đào tạo tại Bình Định.
Sau khi đất nước thống nhất, ông là người đầu tiên gây dựng lại môn võ Vovinam tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1978. Thành công tại quê hương trong những năm 1980 khiến võ sư Nguyễn Văn Chiếu hướng ánh nhìn ra nước ngoài. Ông tổ chức các hoạt động biểu diễn võ thuật ở hơn 20 quốc gia, bắt đầu tại Belarus năm 1990. Đến nay có khoảng một triệu người theo tập Vovinam tại Việt Nam và hơn nửa triệu người ở 52 quốc gia khác trên thế giới.
Tính riêng tại Pháp đã có 10 nghìn người học mới chỉ trong đầu năm 2014. Thành phố Paris cũng vừa đăng cai giải vô địch thế giới Vovinam lần thứ tư. Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Pháp, Nguyen Hung nói: "Vovinam xuất phát từ Việt Nam và giờ trở thành môn võ cho mọi người".
Sự lớn mạnh của Vovinam dần được công nhận trên toàn thế giới. Năm 2009, Vovinam được đưa vào thi đấu tại Đại hội thể thao trong nhà châu Á trước khi lần đầu có mặt ở SEA Games hai năm sau.
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu cùng các thành viên đội tuyển Vovinam TP Hồ Chí Minh. Ảnh: CNN.
Ngồi trong võ đường nhà thi đấu Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, võ sư Nguyễn Văn Chiếu có thể nhìn lại chặng đường dài mà ông đi qua với niềm tự hào.
"Tôi đã dành cả cuộc đời cho môn võ này dù nó không mang lại cho tôi sự giàu có. So với những người làm công việc khác thì tôi thậm chí còn nghèo hơn", ông nói. "Tôi làm bởi đam mê và tinh thần võ học của Vovinam. Tôi đã theo học để rồi dạy lại mọi người như trả món ân huệ cho những người thầy của mình. Đây là số phận".
Dù ở tuổi gần thất thập nhưng ông vẫn đủ dẻo dai để thực hiện các bài tập. Đối với võ sư Nguyễn Văn Chiếu thì Vovinam lúc này như một người bạn giúp ông giữ sức khỏe, tinh thần minh mẫn và tránh những thói quen có hại.
Bảo Lam - VnExpress

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN MỘT BÀI QUYỀN

Võ sư  Nguyễn Văn Chiếu trong một tư thế của bài Long Hổ quyền

Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay không và vũ khí đều theo nguyên tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản lẽ, được ghép lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song luyện, song đấu) nhằm giúp cho người môn sinh có nhiều hình thức ôn tập thuần thục và dễ nhớ, phát triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự gắn bó, xuyên suốt, có tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy. Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền còn được đưa vào thi đấu, tranh giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài quyền (đơn luyện) đều phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như : phải thuộc đòn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng trình tự, chính xác từng động tác, dứt khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp.
1. Trước khi huấn luyện bài quyền cần giới thiệu qua. Tên gọi bài quyền, xuất xứ, ý nghĩa, nội dung chính trong bài quyền (ghép các thế chiến lược, các động tác lẻ, đòn cơ bản của từng trình độ trong chương trình). Số động tác của toàn bài, đồ hình, phương hướng và 1 số đặc điểm chung trong bài quyền. Yêu cầu phải đạt: Đánh nhanh, mạnh, dứt khoát, chính xác từng động tác, thời gian thực hiện, khả năng chịu đựng, giữ thăng bằng, tấn bộ pháp vững chắc, thân thái tốt (biểu hiện nét mặt, nhãn thần).
2. Phương pháp huấn luyện. Huấn luyện các thế tấn: Các thế tấn có trong bài quyền đều phải được tập trước. cần chú ý làm cho võ sinh nắm vững vị trí bàn chân, vị trí đùi, tư thế của thân. Huấn luyện cách chuyển tấn: Chú ý nắm vững sự vận động của chân khi chuyển tấn, chân chuyển luôn luôn phải trở về chân trụ. Hướng dẫn cụ thể, rành mạch cách chuyển tấn. Huấn luyện cách đá: Gồm các loại đá, đạp. Hướng dẫn võ sinh hiểu rõ cách lấy sức bật ở hông, ở đầu gối, cách lầy đà, đá ra và rút chân về. Huấn luyện vị trí vận động của 2 cánh tay: Chú ý đến tác dụng: Che thân, che mặt, đầu, biên độ rộng thì hở sườn, hở bụng, hạ bộ, mặt. Chú ý cách vận động cổ tay, bàn tay. Huấn luyện cách phối hợp giữa thế tấn, tay, chân, hướng mặt, mắt nhìn: Trong từng động tác, làm thế nào cho có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối trong từng động tác. Trong giai đoạn chuyển thế, Huấn luyện viên phải coi trọng tính chính xác của động tác, thế võ, sự phối hợp, cùng lúc giữa cử động chân tay với đầu, mắt và hơi thở.
Võ sư: Nguyễn Văn Chiếu