Social Icons

Pages

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Tìm hiểu đầy đủ về côn nhị khúc ở Việt Nam và Bài Quyền Nhị Khúc Vovinam



I. Tìm hiểu đầy đủvề côn nhị khúc ở Việt Nam.

Côn nhị khúc, côn hai khúc hay lưỡng tiết côn, song tiết côn là loại vũ khí được rất nhiều môn sinh yêu mếm và luyện tập và sử dụng để tự vệ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đầy đủ về côn nhị khúc ở Việt Nam ta.

1. Lịch sử côn nhị khúc ở Việt Nam.

Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống hóa các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn thể thao nghệ thuật.
Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam (từ 12/9/2011 đã đổi tên thành Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên thể thao Việt Nam), gọi tắt là Trung tâm MIC đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô - giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo - riêng biệt của mỗi thí sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ thuật khác.

2. Khái niệm.

– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí gọn nhẹ, dễ mang theo trong người một cách bán hợp pháp.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí rất nguy hiểm vì có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong một cách bất ngờ và nhanh chóng mà không gây ra tiếng động lớn.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí giết người mà nạn nhân không bị đổ máu và không kịp kêu cứu.

3. Hình dáng và kích thước.

– Gồm 2 đoản côn hình trụ được nối với 1 dây xích. Có tổng chiều dài trung bình là 80 cm.
- Mỗi đoản côn có chiều dài được đo từ giữa lòng bàn tay đến mút cùi chỏ ( trung bình 32 cm ).
- Mặt cắt của đoản côn hình đa giác đều ( 7 cạnh )
- Đường kính của mặt cắt bằng 1 vòng tròn kép kính giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ ( khoảng 3 cm).- Đoản côn được làm bằng 1 loại gỗ cứng chắc và bền ( gỗ,căm xe, …) hoặc bằng kim loại ( nhôm, sắc, inox…)
- Đoạn dây xích nối 2 đầu côn có chiều dài trung bình từ 16 à 20cm tùy theo vòng bụng của người sử dụng.

4. Công dụng.

– Phòng thủ : Đỡ, chặn, bắt, khóa, xiết, trói… Tất cả các loại vũ khí khác ( Dao găm, Kiếm, Đao, Côn, Thương, Mã tấu)
- Tấn công : Phóng, Đập , Đánh, Bổ, Mỗ, Gõ, Tạt, Vớt, Quất, Đâm, Thọc, Quét…

5. Cách sử dụng.

– Nhị Khúc Côn được sử dụng 1 tay hoặc cùng lúc cả 2 tay và có thể chuyển đổi từ tay này qua tay kia
- Người sử dụng Nhị Khúc Côn có thề linh hoạt di chuyển bàn tay từ đầu côn đến cán côn tùy theo thế đánh đở và loại vũ khí mà đối phương tấn công mình (trung bình ngón cái nằm ở chính giữa côn kể từ 2 đầu).
- Các thế phòng thủ và tấn công phải kết hợp với bộ pháp (bao gồm : Thân pháp, Tấn pháp, Thủ pháp).
- Các đòn đánh ra phải được thu về theo đúng các định luật Vật Lý và Chuyển Động Học .
- Tấn công bằng đoản côn và phòng thủ bằng dây xích .
- Phải liên tục chuyển đổi thế thủ và chuyển côn từ tay này qua tay kia để đánh lạc hướng và làm cho đối phương không phán đoán được hướng tấn công.

6. Tính khoa học và hiện đại.

– Nhị khúc côn dựa trên các nguyên lý định luật và vật lý. Trong chuyển động học như : Lực, Phản lực, Lực ly tâm, Định luật quán tính, Sự cân bằng, Trọng tâm, Gia tốc, Chuyển động tròn, Chuyển động sin, Đòn bẩy…
- Nhị Khúc Côn là 1 loại vũ khí mới, mang tính cận đại, không có suất xứ đặc thù riêng của một quốc gia nào.
- Nó phù hợp với tất cả mọi người già trẻ Nam Nữ Âu Á …
- Nó được xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 cùng với Tài Tử Lý Tiểu Long (Người Trung Hoa nhưng sống và sử dụng Nhị Khúc Côn ở Mỹ).
- Nó được khá nhiều người mang theo trong người để phòng thân dù ít ai biết cách sử dụng và khai thác triệt để.
- Đến nay các võ sư và HLV của các võ phái đều tự luyên riêng cho mình những thế đánh đỡ nhị khúc côn và truyền dạy cho môn sinh nhưng chưa có võ Phái nào hình thành và hệ thống hóa các đòn thế thành một bài bản đầy đủ mang tính thuyết phục đại bộ phận quần chúng.

II. Bài Quyền Nhị Khúc Vovinam. 

Côn nhị khúc, côn hai khúc hay lưỡng tiết côn, song tiết côn (âm romanji tiếng Nhật là nunchaku) là một dạng đoản côn có hai khúc được nối với nhau bởi một đoạn dây mềm. Sử dụng thịnh hành trong võ phái Karatedo Nhật Bản và hiện nay, do tính chất tiện lợi của nó, côn nhị khúc đã được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng trong luyện tập và tự vệ.
Do trong quá trình tôi luyện tập Vovinam, võ sư cấm tập côn nhị khúc (chỉ ở chỗ tôi bị cấm), nhưng do đam mê với dòng vũ khí này nên tôi quyết định tìm hiểu và trời không phụ lòng người, tôi đã tìm được bài côn nhị khúc của vovinam, tài liệu khá hiếm, lại không có clip nên tôi xin chia sẻ tài liệu lý thuyết...tôi sẽ cố gắng hoàn thành bài này thành 1 clip hoàn chỉnh và chia sẻ với các bạn...mong các bạn ủng hộ :)
Côn nhị khúc là binh khí hài hòa cương – nhu, công thủ toàn diện. Bài Nhị Khúc Côn của Vovinam đã khai thác triệt để thế mạnh của loại binh khí này.
Sau đây là nội dung bài quyền được giới thiệu bởi võ sư Nguyễn Văn Hóa.
Nghiêm lễ, bái tổ thu quyền (Nhị khúc dắt bên hông trái)
1. Lui chân phải chảo mã, tay phải rút nhị khúc côn kéo cao lên trước trán, tay trái vòng chém đứng ra phía trước (mặt tiền).
2. Chân phải bước lên đồng thời tay phải phóng côn về phía trước, sau đó chuyển trọng tâm về chảo mã trái. Tay phải quay côn tròn bên phải ngược chiều kim đồng hồ.
3. Phóng chân phải tới trước, bổ côn từ trên xuống. Rút chân phải về chảo trái. Theo đà đưa côn về kẹp cứng ở nách phải.
4. Phóng chân phải tới trước, bổ côn từ trên xuống. Rút chân phải về chảo trái. Hất ngược côn ra sau, tay trái đón bắt côn dưới nách phải.
5. Chuyền đổi tay qua lại nhiều lần rồi về thế thủ căn bản.

Phản thế số 1 (có thể quay vài vòng trước khi bổ xuống).

– Xoay lại (mặt sau) bước chân phải lên chảo mã trái, quay số 8 xuống vài vòng.
– Phóng chân phải tới, đinh tấn phải. Đánh xéo từ trên xống 3 lần chuyển bộ về đinh trái. Tay trái đón bắt côn.
– Kéo chân phải, thủ chảo mã trái, lui chân phải ra sau, thủ chảo mã phải (cơ bản).

Phản thế số 2 (có thể quay côn bên phải vài lần trước khi tay trái đón bắt).

– Chuyền côn sau thắt lưng, chảo trái chuyền côn xéo sau lưng (mặt hữu) xoay lại chảo phải chuyền côn xéo sau lưng (mặt tả).
– Quay tròn côn trên đầu vài vòng theo chiều kim đồng hồ
– Quất ngang vào (lên chân phải). Hai chân xoắn lại xích tấn. Hai tay đan chéo trước ngực, côn vòng ra sau lưng, tay trái đón bắt.
– Chuyền côn sau thắt lưng, chảo trái chuyền côn dưới nách phải. Lui chảo phải chuyền côn dưới nách trái. Thủ cơ bản.

Phản thế số 3 (động tác xiết cổ dừng lại ở thế thủ chữ T bên phải)

– Xoay lại (mặt hữu) đổi tay thủ chữ T bên trái, thủ cơ bản
– Quay tròn côn trên đầu vài vòng theo chiều kim đồng hồ
– Bước dài chân phải tới trước, đinh tấn phải thấp. Quét tròn dưới chân. Hai chân xoắn lại, xích tấn thấp. Hai tay chéo trước bụng. Tay trái đón bắt.
– Chuyền côn sau thắt lưng,chuyền côn xéo sau lưng, chuyền côn nách phải lui chân phải thủ cơ bản.

Phản thế số 4 (động tác đánh xéo lên có thể quay số 8 lên vài vòng)

– Chuyền côn nách phải, quay ra trước (mặt tiền)
– Lên chân phải, bổ côn xuống, lót chân trái theo sau chân phải, hất ngược côn về vai phải, tay trái bắt dưới nách.
– Lên đinh tấn phải, thọc côn phải vào bụng.
– Rút phải về chảo mã trái quay số 8 lên vài vòng rồi bắt côn xéo sau lưng chuyền nách trái, chuyền nách phải. Lui chân phải về thủ cơ bản.

Phản thế số 5– Quay lại (mặt hậu) chảo mã trái, phóng côn kẹp nách lui chân phải, chảo mã phải, hất ngược côn xéo sau lưng, tay trái bắt.

- Lên đinh tấn phải đánh xéo xuống 2 lần (có thể quay số 8 xuống)
- Vòng côn sau thắt lưng, tay trái đón bắt
- Chuyền nách trái, chuyền nách phải. Thủ cơ bản.

Phản thế số 6 (động tác xiết cổ dừng lại ở trung bình tấn, giăng côn ngang trước ngực).

– Bước chân phải qua (mặt hửu) chảo mã trái, đan chéo côn chận trước gối phải.
– Lên đinh tấn phải, đỡ côn ngang trên đầu. Quay lại (mặt tả) hai tay thu côn ngang sau cổ. Chảo mã phải.
– Lên đinh phải quất côn vòng ngang đầu, chuyển bộ quất vòng ngược lại vào hông. Theo đà vòng ra sau thắt lưng, tay trái đón bắt.
34. Chuyền nách trái, chuyền nách phải, thủ cơ bản.

Phản thế số 7 (động tác xiết cổ dừng lại ở thế thủ chữ T bên trái).

– Xoay lại (mặt hữu), đổi tay thủ chữ T bên phải. Thủ cơ bản.
– Lên tam giác tấn trái, quét vào chân.
- Lên tam giác tấn phải, quét vào chân ngược lại. Vòng bắt côn sau thắt lưng.
39. Chuyền xéo sau lưng, chuyền xéo sau lưng, chuyền nách trái. Thủ cơ bản.

Phản thế Số 8

– Chuyền côn sau thắt lưng, chuyền côn nách phải, kẹp côn nách phải (mặt tiền).
– Phóng chân phải tới, bổ côn xuống, lòn chân trái theo sau chân phải. Bắt côn dưới nách phải, thọc côn dưới bụng
– Lên đinh phải, thọc côn xéo lên cao
– Rút phải về chảo trái, kẹp côn nách phải, bắt côn nách phải. Thủ cơ bản.

Phản thế số 9 (động tác khóa tay vắt số 3 dừng lại ở đinh tấn phải. Hai tay đan chéo trước bụng, côn giăng ngang).

– Bước chân trái chéo sau chân phải, lật 2 tay lại, thọc côn phải.
– Xoay lại (mặt hậu). Thủ treo côn sau vai phải. Chảo mã phải.
– Bước chân lên chảo mã trái phải, quất xéo lên 2 lần (có thể quay số 8 lên). Lên phải đinh tấn, vòng côn qua đầu phạt ngang vào. Tay trái đón bắt.
– Lui chân phải, chảo phải, thủ cơ bản

Phản thế số 10

– Chuyền côn về nách phải lùi chân phải, chuyền côn về nách trái. Xoay qua (mặt tả) chuyền côn xéo sau lưng
– Lên đinh tấn phải, đánh xéo xuống 2 lần (quay số số 8 xuống). Lên chân trái sau chân phải, hất ngược côn bắt dưới nách
– Lên đinh tấn phải, thọc côn vào bụng.
– Lui chân phải về sau. Thủ cơ bản.

Phản thế số 11 (khóa tay vắt số 6 dừng lại trung bình tấn, côn trái thẳng đứng trước ngực, côn phải vuông góc với côn trái)

– Rút chân phải về chảo mã trái. Vòng tay thủ chữ trái bên phải (mặt tả)
– Xoay chéo chân (mặt hữu), căng côn ngang trên đầu (quay tròn)
– Lên đinh phải, quất vòng ngang vào cổ, chuyển tam giác tấn phải, quét ngang cổ chân. Chuyển đinh tấn phải, móc ngược từ dưới lên. Bắt dưới nách.
– Lui chân phải về thủ cơ bản

Phản thế số 12 (động tác trói binh khí là đập côn xuống đất)

– Động tác quật ngược phóng binh khí là quay cổ tay rồi quất ngang về phía đối phương. Quay lại (mặt tả) qụy tấn phải đập côn xuống đất. Đứng lên, giật ngược thu 2 côn về một tay, giắt trở lại vào hông trái.
Quay về (mặt tiền) bái tổ. Nghiêm lễ.

Võ sư Nguyễn Văn Hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét