Social Icons

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn kien thuc vovinam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kien thuc vovinam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Tìm hiểu đầy đủ về côn nhị khúc ở Việt Nam và Bài Quyền Nhị Khúc Vovinam



I. Tìm hiểu đầy đủvề côn nhị khúc ở Việt Nam.

Côn nhị khúc, côn hai khúc hay lưỡng tiết côn, song tiết côn là loại vũ khí được rất nhiều môn sinh yêu mếm và luyện tập và sử dụng để tự vệ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đầy đủ về côn nhị khúc ở Việt Nam ta.

1. Lịch sử côn nhị khúc ở Việt Nam.

Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống hóa các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn thể thao nghệ thuật.
Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam (từ 12/9/2011 đã đổi tên thành Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên thể thao Việt Nam), gọi tắt là Trung tâm MIC đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô - giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo - riêng biệt của mỗi thí sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ thuật khác.

2. Khái niệm.

– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí gọn nhẹ, dễ mang theo trong người một cách bán hợp pháp.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí rất nguy hiểm vì có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong một cách bất ngờ và nhanh chóng mà không gây ra tiếng động lớn.
– Nhị khúc côn là 1 loại vũ khí giết người mà nạn nhân không bị đổ máu và không kịp kêu cứu.

3. Hình dáng và kích thước.

– Gồm 2 đoản côn hình trụ được nối với 1 dây xích. Có tổng chiều dài trung bình là 80 cm.
- Mỗi đoản côn có chiều dài được đo từ giữa lòng bàn tay đến mút cùi chỏ ( trung bình 32 cm ).
- Mặt cắt của đoản côn hình đa giác đều ( 7 cạnh )
- Đường kính của mặt cắt bằng 1 vòng tròn kép kính giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ ( khoảng 3 cm).- Đoản côn được làm bằng 1 loại gỗ cứng chắc và bền ( gỗ,căm xe, …) hoặc bằng kim loại ( nhôm, sắc, inox…)
- Đoạn dây xích nối 2 đầu côn có chiều dài trung bình từ 16 à 20cm tùy theo vòng bụng của người sử dụng.

4. Công dụng.

– Phòng thủ : Đỡ, chặn, bắt, khóa, xiết, trói… Tất cả các loại vũ khí khác ( Dao găm, Kiếm, Đao, Côn, Thương, Mã tấu)
- Tấn công : Phóng, Đập , Đánh, Bổ, Mỗ, Gõ, Tạt, Vớt, Quất, Đâm, Thọc, Quét…

5. Cách sử dụng.

– Nhị Khúc Côn được sử dụng 1 tay hoặc cùng lúc cả 2 tay và có thể chuyển đổi từ tay này qua tay kia
- Người sử dụng Nhị Khúc Côn có thề linh hoạt di chuyển bàn tay từ đầu côn đến cán côn tùy theo thế đánh đở và loại vũ khí mà đối phương tấn công mình (trung bình ngón cái nằm ở chính giữa côn kể từ 2 đầu).
- Các thế phòng thủ và tấn công phải kết hợp với bộ pháp (bao gồm : Thân pháp, Tấn pháp, Thủ pháp).
- Các đòn đánh ra phải được thu về theo đúng các định luật Vật Lý và Chuyển Động Học .
- Tấn công bằng đoản côn và phòng thủ bằng dây xích .
- Phải liên tục chuyển đổi thế thủ và chuyển côn từ tay này qua tay kia để đánh lạc hướng và làm cho đối phương không phán đoán được hướng tấn công.

6. Tính khoa học và hiện đại.

– Nhị khúc côn dựa trên các nguyên lý định luật và vật lý. Trong chuyển động học như : Lực, Phản lực, Lực ly tâm, Định luật quán tính, Sự cân bằng, Trọng tâm, Gia tốc, Chuyển động tròn, Chuyển động sin, Đòn bẩy…
- Nhị Khúc Côn là 1 loại vũ khí mới, mang tính cận đại, không có suất xứ đặc thù riêng của một quốc gia nào.
- Nó phù hợp với tất cả mọi người già trẻ Nam Nữ Âu Á …
- Nó được xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 cùng với Tài Tử Lý Tiểu Long (Người Trung Hoa nhưng sống và sử dụng Nhị Khúc Côn ở Mỹ).
- Nó được khá nhiều người mang theo trong người để phòng thân dù ít ai biết cách sử dụng và khai thác triệt để.
- Đến nay các võ sư và HLV của các võ phái đều tự luyên riêng cho mình những thế đánh đỡ nhị khúc côn và truyền dạy cho môn sinh nhưng chưa có võ Phái nào hình thành và hệ thống hóa các đòn thế thành một bài bản đầy đủ mang tính thuyết phục đại bộ phận quần chúng.

II. Bài Quyền Nhị Khúc Vovinam. 

Côn nhị khúc, côn hai khúc hay lưỡng tiết côn, song tiết côn (âm romanji tiếng Nhật là nunchaku) là một dạng đoản côn có hai khúc được nối với nhau bởi một đoạn dây mềm. Sử dụng thịnh hành trong võ phái Karatedo Nhật Bản và hiện nay, do tính chất tiện lợi của nó, côn nhị khúc đã được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng trong luyện tập và tự vệ.
Do trong quá trình tôi luyện tập Vovinam, võ sư cấm tập côn nhị khúc (chỉ ở chỗ tôi bị cấm), nhưng do đam mê với dòng vũ khí này nên tôi quyết định tìm hiểu và trời không phụ lòng người, tôi đã tìm được bài côn nhị khúc của vovinam, tài liệu khá hiếm, lại không có clip nên tôi xin chia sẻ tài liệu lý thuyết...tôi sẽ cố gắng hoàn thành bài này thành 1 clip hoàn chỉnh và chia sẻ với các bạn...mong các bạn ủng hộ :)
Côn nhị khúc là binh khí hài hòa cương – nhu, công thủ toàn diện. Bài Nhị Khúc Côn của Vovinam đã khai thác triệt để thế mạnh của loại binh khí này.
Sau đây là nội dung bài quyền được giới thiệu bởi võ sư Nguyễn Văn Hóa.
Nghiêm lễ, bái tổ thu quyền (Nhị khúc dắt bên hông trái)
1. Lui chân phải chảo mã, tay phải rút nhị khúc côn kéo cao lên trước trán, tay trái vòng chém đứng ra phía trước (mặt tiền).
2. Chân phải bước lên đồng thời tay phải phóng côn về phía trước, sau đó chuyển trọng tâm về chảo mã trái. Tay phải quay côn tròn bên phải ngược chiều kim đồng hồ.
3. Phóng chân phải tới trước, bổ côn từ trên xuống. Rút chân phải về chảo trái. Theo đà đưa côn về kẹp cứng ở nách phải.
4. Phóng chân phải tới trước, bổ côn từ trên xuống. Rút chân phải về chảo trái. Hất ngược côn ra sau, tay trái đón bắt côn dưới nách phải.
5. Chuyền đổi tay qua lại nhiều lần rồi về thế thủ căn bản.

Phản thế số 1 (có thể quay vài vòng trước khi bổ xuống).

– Xoay lại (mặt sau) bước chân phải lên chảo mã trái, quay số 8 xuống vài vòng.
– Phóng chân phải tới, đinh tấn phải. Đánh xéo từ trên xống 3 lần chuyển bộ về đinh trái. Tay trái đón bắt côn.
– Kéo chân phải, thủ chảo mã trái, lui chân phải ra sau, thủ chảo mã phải (cơ bản).

Phản thế số 2 (có thể quay côn bên phải vài lần trước khi tay trái đón bắt).

– Chuyền côn sau thắt lưng, chảo trái chuyền côn xéo sau lưng (mặt hữu) xoay lại chảo phải chuyền côn xéo sau lưng (mặt tả).
– Quay tròn côn trên đầu vài vòng theo chiều kim đồng hồ
– Quất ngang vào (lên chân phải). Hai chân xoắn lại xích tấn. Hai tay đan chéo trước ngực, côn vòng ra sau lưng, tay trái đón bắt.
– Chuyền côn sau thắt lưng, chảo trái chuyền côn dưới nách phải. Lui chảo phải chuyền côn dưới nách trái. Thủ cơ bản.

Phản thế số 3 (động tác xiết cổ dừng lại ở thế thủ chữ T bên phải)

– Xoay lại (mặt hữu) đổi tay thủ chữ T bên trái, thủ cơ bản
– Quay tròn côn trên đầu vài vòng theo chiều kim đồng hồ
– Bước dài chân phải tới trước, đinh tấn phải thấp. Quét tròn dưới chân. Hai chân xoắn lại, xích tấn thấp. Hai tay chéo trước bụng. Tay trái đón bắt.
– Chuyền côn sau thắt lưng,chuyền côn xéo sau lưng, chuyền côn nách phải lui chân phải thủ cơ bản.

Phản thế số 4 (động tác đánh xéo lên có thể quay số 8 lên vài vòng)

– Chuyền côn nách phải, quay ra trước (mặt tiền)
– Lên chân phải, bổ côn xuống, lót chân trái theo sau chân phải, hất ngược côn về vai phải, tay trái bắt dưới nách.
– Lên đinh tấn phải, thọc côn phải vào bụng.
– Rút phải về chảo mã trái quay số 8 lên vài vòng rồi bắt côn xéo sau lưng chuyền nách trái, chuyền nách phải. Lui chân phải về thủ cơ bản.

Phản thế số 5– Quay lại (mặt hậu) chảo mã trái, phóng côn kẹp nách lui chân phải, chảo mã phải, hất ngược côn xéo sau lưng, tay trái bắt.

- Lên đinh tấn phải đánh xéo xuống 2 lần (có thể quay số 8 xuống)
- Vòng côn sau thắt lưng, tay trái đón bắt
- Chuyền nách trái, chuyền nách phải. Thủ cơ bản.

Phản thế số 6 (động tác xiết cổ dừng lại ở trung bình tấn, giăng côn ngang trước ngực).

– Bước chân phải qua (mặt hửu) chảo mã trái, đan chéo côn chận trước gối phải.
– Lên đinh tấn phải, đỡ côn ngang trên đầu. Quay lại (mặt tả) hai tay thu côn ngang sau cổ. Chảo mã phải.
– Lên đinh phải quất côn vòng ngang đầu, chuyển bộ quất vòng ngược lại vào hông. Theo đà vòng ra sau thắt lưng, tay trái đón bắt.
34. Chuyền nách trái, chuyền nách phải, thủ cơ bản.

Phản thế số 7 (động tác xiết cổ dừng lại ở thế thủ chữ T bên trái).

– Xoay lại (mặt hữu), đổi tay thủ chữ T bên phải. Thủ cơ bản.
– Lên tam giác tấn trái, quét vào chân.
- Lên tam giác tấn phải, quét vào chân ngược lại. Vòng bắt côn sau thắt lưng.
39. Chuyền xéo sau lưng, chuyền xéo sau lưng, chuyền nách trái. Thủ cơ bản.

Phản thế Số 8

– Chuyền côn sau thắt lưng, chuyền côn nách phải, kẹp côn nách phải (mặt tiền).
– Phóng chân phải tới, bổ côn xuống, lòn chân trái theo sau chân phải. Bắt côn dưới nách phải, thọc côn dưới bụng
– Lên đinh phải, thọc côn xéo lên cao
– Rút phải về chảo trái, kẹp côn nách phải, bắt côn nách phải. Thủ cơ bản.

Phản thế số 9 (động tác khóa tay vắt số 3 dừng lại ở đinh tấn phải. Hai tay đan chéo trước bụng, côn giăng ngang).

– Bước chân trái chéo sau chân phải, lật 2 tay lại, thọc côn phải.
– Xoay lại (mặt hậu). Thủ treo côn sau vai phải. Chảo mã phải.
– Bước chân lên chảo mã trái phải, quất xéo lên 2 lần (có thể quay số 8 lên). Lên phải đinh tấn, vòng côn qua đầu phạt ngang vào. Tay trái đón bắt.
– Lui chân phải, chảo phải, thủ cơ bản

Phản thế số 10

– Chuyền côn về nách phải lùi chân phải, chuyền côn về nách trái. Xoay qua (mặt tả) chuyền côn xéo sau lưng
– Lên đinh tấn phải, đánh xéo xuống 2 lần (quay số số 8 xuống). Lên chân trái sau chân phải, hất ngược côn bắt dưới nách
– Lên đinh tấn phải, thọc côn vào bụng.
– Lui chân phải về sau. Thủ cơ bản.

Phản thế số 11 (khóa tay vắt số 6 dừng lại trung bình tấn, côn trái thẳng đứng trước ngực, côn phải vuông góc với côn trái)

– Rút chân phải về chảo mã trái. Vòng tay thủ chữ trái bên phải (mặt tả)
– Xoay chéo chân (mặt hữu), căng côn ngang trên đầu (quay tròn)
– Lên đinh phải, quất vòng ngang vào cổ, chuyển tam giác tấn phải, quét ngang cổ chân. Chuyển đinh tấn phải, móc ngược từ dưới lên. Bắt dưới nách.
– Lui chân phải về thủ cơ bản

Phản thế số 12 (động tác trói binh khí là đập côn xuống đất)

– Động tác quật ngược phóng binh khí là quay cổ tay rồi quất ngang về phía đối phương. Quay lại (mặt tả) qụy tấn phải đập côn xuống đất. Đứng lên, giật ngược thu 2 côn về một tay, giắt trở lại vào hông trái.
Quay về (mặt tiền) bái tổ. Nghiêm lễ.

Võ sư Nguyễn Văn Hóa

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Bổ sung chương trình Huấn luyện Vovinam - Việt Võ Đạo

Võ sư Huỳnh Khắc Nguyên thực hiện bài Khởi Quyền



Bài Khởi quyền do Liên đoàn Vovinam Việt Nam 
thực hiện được chính thức áp dụng kể từ ngày 01/12/2015

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

VI DEO & HÌNH ẢNH 21 ĐÒN CHÂN TẤN CÔNG VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

21 đòn chân tấn công

1. Đòn chấn từ 01 đến 04.

 

 

2. Đòn chân từ 05 đến 06.

 

3. Đòn chân từ 07 đến 09.

 

4. Đòn chân số 10.


 5. Đòn chân số 11.


 6. Đòn chân số 12


 7. Đòn chân số 13.


 

 8. Đòn chân số 14

 

10. Đòn chân số 15.



 11. Đòn chân số 16.


 12. Đòn chân số 17.


 13. Đòn chân số 18.

 

14. Đòn chân số 19.
 


 15. Đòn chân số 20.

16. Đòn chân số 21.

VIDEO 30 THẾ CHIẾN LƯỢC VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO


Chiến lược số 1: 

Bước chân trái lên đinh tấn trái, đồng thời chém tay trái lối 1 
Thấp người xuống vẫn đinh tấn trái, đấm thấp tay phải 
Bước chân phải lên, đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 1 từ trên xéo xuống.


                                         

Chiến lược số 2: 

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Ðá chém tay phải, chân phải.




Chiến lược số 3:

Bước chân phải lên đinh tấn phải, đồng thời đấm móc tay phải 
Bước chồm tới trước đấm bật ngang tay phải 
Ðá chém tay trái, chân trái.



Chiến lược số 4:

Rút chân trái lên, đấm thẳng vào đầu, đạp ngang chân trái (thấp)
Rút chân trái lên lần nữa, đấm thẳng trái vào đầu, đạp ngang chân trái (cao)
Xoay người đạp ngang chân phải.



Chiến lược số 5:

Ðá thẳng chân phải vào mặt
Ðặt chân phải xuống đinh tấn phải, đấm thẳng tay phải 
Ðấm bật ngược tay phải.



Chiến lược số 6:

Đinh tấn trái, tay trái chém lối 2
Đinh tấn trái tay phải chém lối 2
Đứng trung bình tấn ngang, đấm thấp tay trái 
Xoay người đạp ngang chân phải. 



Chiến lược số 7:

Ðinh tấn trái: 2 tay chém song song về hướng trái (tay trái úp chém vào màng tang, tay phải ngữa chém vào cổ)
Bước chân phải lên đứng trung bình tấn, tay phải đánh chỏ số 7 vào ngực hoặc cổ, tay trái chém (hoặc xỉa) vào ngực hất văng ra.



Chiến lược số 8:

Ðá hốt chân phải, đạp ngang chân phải, Ðá tạt chân trái.

 



Chiến lược số 9:

Bước chéo chân phải lên, đá tạt chân trái,, Ðá tạt chân phải, Xoay ra sau đạp hậu chân trái.




Chiến lược số 10: 

(mới tập có thể cho đứng đinh tấn, nhưng khi ráp vào bài quyền thì cho trảo mã tấn đoạn giữa)
Ðứng đinh tấn trái đấm thẳng tay trái 
Bước chân phải lên đinh tấn trái (chân phải trước) đấm lao phải 
Bước chân trái lên đinh tấn phải (chân trái trước) đấm múc trái 
Bước chân phải lên đinh tấn trái (chân phải trước) đấm móc phải 
Bước dài chân phải lên đinh tấn phải, đấm bật ngang phải 
Bước chân trái ra sau đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2.




Chiến lược số 11:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Xoay sau đạp ngang chân phải 
Ðinh tấn phải, đấm thẳng tay phải 
Xoay sau đạp ngang chân trái.



Chiến lược số 12:

Ðá tạt phải xong bỏ chân xuống đứng đinh tấn phải
Xoay chuyển người ra sau, tay trái chém về trước lối 1
Xoay chuyển đinh tấn phải, tay phải chém lối 1 về trước 
Ðá tạt trái, bỏ chân xuống đứng đinh tấn trái 
Xoay chuyển người ra sau,tay phải chém về trước lối 1
Xoay chuyển đinh tấn trái, tay trái chém lối 1 về trước. 





Chiến lược số 13:

Ðá tạt chân phải 
Xoay sau đạp hậu chân trái
Ðặt chân trái xuống, lết lên đá tạt trái 
Xoay sau đạp hậu chân phải.



 

Chiến lược số 14:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái,
Đánh bật tay trái, tay phải che mặt
Bước chân phải ra sau đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 2
Bước chân trái ra sau đinh tấn trái , đánh chỏ trái lối 2. 




Chiến lược số 15:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái. 
Lướt chân trái tới trước vẫn đinh tấn trái, đấm móc tay trái 
Lướt chân trái lên tiếp tục đấm bật ngang tay trái ra 
Bước chân phải lên đinh tấn, đấm múc tay trái 
Ðứng trụ chân phải, hốt chém tay trái , chân trái. 



Chiến lược số 16: 

Ðá chân phải, đấm bật phải, xong đá thẳng chân trái 
Ðặt chân trái xuống đinh tấn, đấm thẳng trái 
Lướt người lên vẫn đinh tấn trái đấm móc tay trái 
Lướt người lên Vẫn đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2 cắm từ trên xuống. 





Chiến lược số 17:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Bước chân phải lên đinh tấn phải, đấm múc tay trái
Bước chân trái lên trảo mã, đấm thẳng tay phải 
Ðá chém tay phải chân phải.




Chiến lược số 18:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái
Bước chân phải lên trung bình tấn, đánh chỏ phải ngang vào hông. 
Chồm người tới đinh tấn phải, đánh chỏ phải lối 2 từ trên cấm xuống.
Rút chân trái về sau, xoay người đánh chỏ lối 2 tay trái.



Chiến lược số 19:

Ðinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 1 từ trên xéo xuống
Bước chân phải lên trảo mã, đấm chỏ tay phải lối 3 từ dưới đánh bật lên
Xoay người ra sau, trảo mã trái, đánh chỏ trái lối 2 từ sau ra trước.
Xoay đạp chân trái. 




Chiến lược 20:

Bước chân phải sang trái đứng trảo mã, 2 tay gạt song song đở cú đá tạt.
Bước dài chân phải lên đinh tấn, chém tay phải lối 1. Xoay sau đạp trái 
Ðặt chân trái xuống đinh tấn, chém tay trái lối 1.
Ðá chém tay phải chân phải 
Hạ chân phải xuống đánh chỏ phải, triệt chân phải. 





Chiến lược số 21:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng trái, thấp người xuống đấm thấp phải 
Bước chân phải lên trảo mã đấm móc phải
Chuyển đinh tấn phải đấm bật ngang ra 2 tay. 
Ðá thẳng chân trái, đinh tấn trái đấm thẳng trái
Sau đó đấm bật trái, tay phải xỉa  (hoặc che mặt)
Bước chân phải lên đinh tấn phải đánh chỏ phải số 1 vào ngực.

Chiến lược số 22:

Ðinh tấn trái, chém phải lối 2, chém trái lối 2, đấm thấp phải, xoay người đạp ngang (giống chiến lược số 6 nhưng ngươc tay)
Ðinh tấn phải, lao phải 
Ðinh tấn phải đấm bật phải, tay trái xỉa 
Bước chân trái lên trảo mã. đấm múc trái 
Lên gối xuống chỏ (đòn chân số 6).

Chiến lược số 23:

Ðá thẳng chân trái 
Ðá chém tay trái chân phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn đánh chỏ phải lối 1
Bước chân trái lên trung bình tấn, đấm múc tay trái 
Ðá chém tay trái chân trái 
Trảo mã chân phải trước, đấm múc phải 
Bước chân trái lên đinh tấn, 2 tay chém song song vào màng tang
Bước chân phải lên trung bình tấn đánh chỏ phải vào bụng (như chiến lược số 7). 

Chiến lược số 24:

Ðá thẳng chân trái,
Ðạp ngang chân phải đồng thời dấm lao tay phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn, chém, đấm về bên phải (tay phải đấm ở trên, tay trái chém ở dưới)
Bước chân trái lên đinh tấn, chém, đấm về bên trái (tay trái đấm ở trên, tay phải chém ở dưới)
Ðá chém chân phải tay phải 
Ðá chém chân trái tay trái 
Bước chân phải lên đứng trảo mã, đấm thấp phải 
2 tay vòng bắt phản đòn móc 2 tay số 3 (tay trái tóm, tay phải đập vào mặt, chân trái móc vào nhượng chân).

Chiến lược số 25:

Rút chân trái về với chân phải, đồng thời rút chân phải lên đứng độc cước tấn chân trái, tay trái bắt cú đá, tay phải đấm bật vào mặt 
Bước chân phải lên đinh tấn, đồng thời đánh chỏ phải lối 1
Ðinh tấn phải, chém tay phải lối 1
Xoay đấm, đạp ngang chân trái, xong bỏ chéo chân trái qua chân phải, rút chân phải về sau, đứng thế thủ đinh tấn trái 
Bước chân phải lên trảo mã tay trái gạt đồng thời đánh chỏ phải lối 1 xéo từ trên xuống
Chồm người lên đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 2 
Xoay người ra sau rút chân trái về trảo mã, đánh chỏ trái lối 2 
Xoay đạp hậu ngang chân trái. 




Chiến lược số 26:

Bước chân trái lên trước trảo mã, đấm thẳng trái 
Bước dài chân trái lên đinh tấn trái đấm bật trái, xỉa tay phải 
Bước chân phải ra sau đánh chỏ phải lối 2
Bước chân trái ra sau đánh chỏ trái lối 2 (giống chiến lược số 14)
Xoay người đinh tấn trái đấm thấp phải 
Ðá tạt phải, đá tạt trái, bay đạp chân phải (đòn chân số 7).

Chiến lược số 27:

Bước chân trái tới trước trảo mã đấm móc tay trái 
Bước dài chân trái lên đinh tấn trái, đấm bật ngang cả 2 tay ra 
Xoay người đạp hậu ngang chân phải
Nhảy chuyển trảo mã trái tới trước đấm thấp trái 
Ðá tạt phải, bay đá đạp ngang phải 
Xoay sau đạp hậu chân trái 
Lên gối chân phải, xuống chỏ cả 2 tay.

Chiến lược số 28:

Ðá tạt chân phải, xong hạ chân xuống đứng đinh tấn.
Xoay sau chém tay trái lối1, xong xoay về trước chém phải lối 
Xoay người đinh tấn trái, đấm thấp phải 
Ðá chém bên chân phải, tay phải 
Ðá chém chân trái tay trái 
Bước chân phải tới trước trảo mã tay phải chém chận đấm múc tay phải 
Bước dài chân phải lên đinh tấn, tay phải chém bật ngược từ dưới lên
Ðá tạt chân trái, xoay sau đạp hậu chân phải.

Chiến lược số 29:

Nhảy đổi trảo mã chân phải trước, 2 tay gạt ngang đở đấm móc 2 tay
Ðổi trảo mã trái, tay trái chém ngang vào cổ, tay phải đấm múc vào bụng
Ðá chân phải, đấm bật tay phải 
Ðá thẳng chân trái 
Hạ chân trái xuống đinh tấn, 2 tay chém ngang vào lườn (lối 4)
Vẫn đinh tấn trái, tay trái chém lối 1 vào cổ 
Xoay sau đạp hậu ngang chân phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn, cấm chỏ phải từ trên xuống vào cổ
Rút chân phải về trảo mã, tay phải chém vào hạ bộ từ trái qua 
Bước dài chân phải lên đinh tấn, tay phải xỉa từ ngoài vào lườn.

Chiến lược số 30:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng trái 
Bước chân phải lên đinh tấn phải, tay phải gạt cú đấm múc, đồng thời đấm múc trái 
Trảo mã trái đấm thẳng tay phải 
Ðá chém tay phải chân phải 
Rút chân phải về sau đứng thủ đinh tấn trái 
Bước chân phải lên đinh tấn, 2 tay đánh vào kẹp cú đấm thẳng 
Ðinh tấn phải chém tay phải lối 1
Lòn người, bước chân trái sang tam giác tấn trái 
Ðá chém chân phải tay phải
Hạ chân phải xuống đinh tấn, triệt chân phải đánh chỏ phải.



ĐĂNG KÝ THAM GIA TẬP LUYỆN TẠI CÁC CLB VOVINAM HÀ NAM


   Nhằm tạo điều kiện cho các bạn thanh niên, học sinh và sinh viên trong tỉnh có nhu cầu tham gia tập luyện võ thuật, thể dục thể thao  rèn luyện sức khoẻ. Câu lạc bộ võ thuật Vovinam nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam liên tục mở lớp tuyển sinh võ sinh học Vovinam.

HLV và các võ sinh clb nhà thiếu nhi tỉnh  tại đền thờ nữ tướng Lê Chân

1. Đối tượng chiêu sinh: 

- Cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên, thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh.

2. Địa điểm tập luyện:

- Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam

3. Thời gian: 

- Từ 18h00 đến 19h30 thứ 2, 4, 6 hàng tuần..

4. Các kỹ năng luyện tập:

- Các thế võ,vật căn bản đến nâng cao.

- Quyền thuật, đối kháng, tự vệ...

- Dưỡng sinh, điều hoà khí cơ thể........

5. Đăng ký tại đây:

- Liên hệ: HLV Duy Vũ
-  Hotline: 0967680669

- Hoặc điền thông tin vào Form dưới đây.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

CÁC LOẠI BINH KHÍ VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO



Thập bát ban binh khí
Hệ thống binh khí của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo được xây dựng trên nguyên lý một phát triển thành ba:
1. Các đòn căn bản lẻ đã được phân thế;
2. Các đòn căn bản kết hợp thành đòn chiến lược, bài đơn luyện (bài quyền);
3. Kết hợp giữa các đòn thế căn bản, thế chiến lược và đơn luyện để thành bài song luyện hoặc đa luyện;

Các Loại Binh Khí Chính Của Vovinam – Việt Võ Đạo:

DAO GĂM:

Cao Thùy Dương
Dao găm là vũ khí đầu tiên mà võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo tập luyện. Loại dao phổ biến là song dao găm (dao được ghép lại từ 2 dao găm mỏng hơn – Ảnh bên trên). Song dao găm là vũ khí lợi hại, biến hóa khôn lường. Lúc là 1 con dao đơn lẻ, lúc lại tách ra làm 2 để linh hoạt hơn trong tự vệ hoặc tấn công). Các đòn căn bản, bài quyền sử dụng dao hiện có:
12 thế tay không đoạt Dao căn bản
Song dao pháp
Song luyện Dao

KIẾM:

Vận động viên Vovinam thi triển Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp
Kiếm được mệnh danh là vua của các loại binh khi có lưỡi. Kiếm mà các võ tướng Việt Nam sử dụng ngày xưa là loại kiếm 2 lưỡi. Loại kiếm ngày nay phổ biến và thịnh hành là loại kiếm 1 lưỡi khá giống katana của Nhật Bản (có thể do ảnh hưởng từ văn hóa võ sĩ đạo Nhật Bản). Các đòn căn bản, bài quyền sử dụng kiếm hiện có:
15 thế Kiếm căn bản
Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp
Song luyện Kiếm
Tiên Long Song Kiếm
Việt Ðiểu Kiếm

CÔN:

Vận động viên Vovinam thi triển Tứ tượng côn pháp
12 thế Côn căn bản
Tứ Tượng Côn Pháp
Song luyện Côn

ÐAO:

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu thi triển Thái cực đơn đao pháp

Nhật Nguyệt Ðại Ðao Pháp

Võ sư Nguyễn Chánh Tứ hướng dẫn Nhật Nguyệt Đại Đao Pháp

Bát Quái Song Ðao Pháp

Cố Võ sư Chưởng môn Lê Sáng thi triển Bát quái song đao pháp
Võ sư Võ Đình Hiếu – Võ sư Jean Christophe Broc thi triển Bát quái song đao pháp

MÃ TẤU:

Tuyển Vovinam Indonesia luyện tập bài Song luyện mã tấu
12 thế tay không đoạt mã tấu
Mã Tấu Pháp
Song luyện Mã tấu

SÚNG LÊ:


Súng lê
9 thế tay không đoạt súng lê
9 thế súng lê chống khí giới
Thương lê pháp (bài múa súng lê)

TAY THƯỚC:


Tay thước (mộc bản)
Tay thước (mộc bản)
12 thế tay thước căn bản
Mộc bản pháp (bài múa tay thước)
Tay thước chống khí giới

BÚA RÌU:


Song đấu búa rìu
Song đấu búa rìu
12 thế tay không đoạt búa rìu
Song luyện Búa

QUẠT (phiến):

Võ sư Võ Đình Hiếu thi triển Âm dương hồ điệp phiến
vovinamhanam.com


Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

KẾT QUẢ GIẢI VOVINAM ĐẠI HỘI TDTT TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII - NĂM 2014


Môn vovinam trong chương trình ĐH TDTT toàn quốc lần thứ VII/2014 đã khép lại với vị trí dẫn đầu thuộc về đoàn TP.HCM với 9 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ.
Hôm qua (7/12) đã diễn ra các nội dung đối kháng ở hạng cân 68kg, 75kg nam và 63 kg nữ. Tâm điểm của ngày thi đấu cuối cùng thuộc về hai đoàn Quân Đội và Thanh Hóa . Vì đang bằng số HCV trên bảng tổng sắp nên Quân đội xếp thứ 3 do có nhiều hơn Thanh Hóa số HCB, chính vì thế nên trong ngày thi đấu nay, cả hai đoàn tham gia với quyết tâm cao độ để đảm bảo vị trí trong top 3 toàn đoàn.
VĐV Nguyễn Sơn Ca, đoàn Quân Đội (giáp xanh) giành HCV hạng 63kg. (ảnh Hoàng Tuân).
Tại trận chung kết ở nội dung 63 kg nữ, khán giả tại Nhà thi đấu Trần Quốc Toản – TP. Nam Định đã được chứng kiến cuộc tranh tài bất phân thắng bại giữa Nguyễn Sơn Ca (Quân đội) và Phùng Thu Hà (Công an). Cả hai đều giằng có và có những cú ra đòn thận trọng ở hiệp 1. Sang hiệp 2, VĐV của Quân Đội đã tung những đòn tấn công quyết liệt về phía đối phương nhưng gặp phải sự chống trả quyết liệt của VĐV Phùng Thu Hà của Công An. Sau 2 hiệp hòa 0-0, tổ giám định đánh giá cả hai đều không mắc lỗi nào nên phân thắng bại bằng số cân. Vì có số cân nhẹ hơn đối thủ nên Nguyễn Sơn Ca đã giành HCV.
Sau khi Quân đội giành thêm được 1 HCV nên các VĐV Thanh Hóa lại càng thi đấu quyết liệt hơn khi có tới 2 VĐV lọt vào chung kết. Tuy nhiên, may mắn đã không đến với đoàn Thanh Hóa khi Lưu Đức Hiệp đã để thua với kết quả 0-2 nhường chiếc HCV cho Trương Văn Mạo của đơn vị Nghệ An.
Trọng trách và cũng là niềm hy vọng cuối cùng được đặt vào võ sĩ trẻ Nguyễn Tiến Sơn khi anh chạm trán đối thủ Phạm Trường Sa (Bình Dương). Tuy nhiên ngay những giây đầu tiên VĐV Thanh Hóa đã đối phương tung ra những cú đòn chân hiệu quả và dẫn trước 0-1. Sau đó, với pha bắt chân đánh ngã, Trường Sa bị bắt lỗi và bị trừ 1 điểm , cùng với đó Tiến Sơn được 1 điểm. Với tâm lý hưng phấn, VĐV của Thanh Hóa thi đấu khá thoải mái, ngay sau đó anh ghi thêm 2 điểm để giành HCV.
Kết thúc lượt trận chung kết sáng 7/12, Thanh Hóa chỉ giành được 1 HCV thua số HCB và chấp nhận đứng thứ 4 toàn đoàn sau TP.HCM, Cần Thơ, Quân Đội.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

VIDEO BIỂU DIỄN VÀ GIỚI THIỆU VỀ VOVINAM


Vovinam (hay còn gọi là Việt Võ Đạo) là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania,Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,…

Lịch sử

Người sáng lập Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc.
Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng.
Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc mất.
Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Trưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. Ở Pháp giáo sư Phan Hoàng có công gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu kể từ thập niên 1970. Trong khi đó ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh , sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF).
Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran.
Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời.
Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris.
Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) diễn ra tại Campuchia.
Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26.
Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng trường,… Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.
Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ,…), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược,…) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu,…). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn: [cần dẫn nguồn]
Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã)
Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ)
Trong thời gian phong trào "Võ Thuật học đường" (1965), vì không đủ huấn luyện viên có rất nhiều huấn luyện viên của các môn phái võ nước ngoài và võ cổ truyền tham gia vào Vovinam. Họ đã mang nhiều kỹ thuật của các môn võ khác bổ sung vào Vovinam.
Ví dụ: Võ sư Nguyễn Hữu Nhạc của võ đường Sa Long Cương đã mang bài Long Hổ Quyền vào Vovinam [cần dẫn nguồn]. Đây là một trong những bài quyền được coi là rất đặc trưng của Vovinam.
Vì lý do nói trên, hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời "Võ thuật học đường" đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do võ sư Nguyễn Lộc truyền dạy.
[sửa]Võ đạo
Chủ thuyết "cách mạng tâm thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học, và không bị ảnh hưởng của nhị nguyên luận. Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về tâm và thân. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý: tâm thân phối triển, cương nhu phối triển, tri hành phối triển, việt ngã, độ tha, và thăng hóa, cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành.
Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người".
Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm người.

Võ Phục​

Từ năm 1938 đến năm 1964, Vovinam không có võ phục chính thức của mình. Sau cuộc gặp mặt các võ sư Vovinam lần đầu tiên, tổ chức vào năm 1964, màu võ phục chính thức là màu lam. Tuy nhiên phân nhánh ly khai Việt Võ Đạo Federation dùng võ phục màu đen trong những năm 1973-1990. Từ năm 1990 cho đến nay, võ phục Vovinam trên toàn thế giới dùng thống nhất màu lam.

Các loại đai đẳng

Tự vệ nhập môn: Có hai cấp là tự vệ Việt Võ Ðạo (đai xanh màu da trời) và Nhập môn VVÐ (Ðai xanh dương đậm), thời gian luyện tập mỗi cấp là 3 tháng. Danh xưng: võ sinh

Lam đai: 

Ðai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, mỗi cấp tập luyện: 6 tháng Danh xưng: môn sinh.
Huyền đai (Hoàng đai):
Đai đen (người dưới 15 tuổi có chỉ vàng dọc theo đai) 1 cấp, thời gian tập luyện 1 năm; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai.

Hoàng đai: 

Ðai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 2 năm. Danh xưng: huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ nhất đẳng, huyền đai đệ nhị đẳng, huyền đai đệ tam đẳng.

Chuẩn hồng đai: 

Ðai đỏ có 2 viền vàng, một cấp, luyện tập 3 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai. Danh xưng: võ sư chuẩn cao đẳng; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ tứ đẳng.

Hồng đai: 

Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mỗi cấp luyện tập 4 năm và trình luận án võ học khi thi thăng cấp, danh xưng: võ sư cao đẳng hồng đai đệ thất, nhị, tam,… cấp; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ ngũ, lục đẳng,…

Bạch đai: 

Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp, thời gian luyện tập: vô định. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư Chưởng Môn môn phái.
Hiện tại, các màu đai có ý nghĩa như sau: Ý nghĩa màu đai
Xanh lam:
Biểu hiện cho hy vọng.
Đen:
Màu của nước. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã chuyển thành bản thể.
Vàng:
Màu của đất. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên vững chắc như đất.
Đỏ:
Màu của lửa. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bốc cao như lửa.
Trắng:
Màu của sự thanh khiết. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên cao độ, chân tịnh, thiêng liêng nhất. Chỉ dành cho trưởng môn của môn phái.
Nhưng lúc xưa, ý nghĩa các màu đai không phải như vậy, do thời thế mà đã đổi thành như trên, việc này sẽ bàn thêm ở dưới. Và đến giờ vẫn còn nhiều người đồng ý với quan niệm lúc xưa. Rằng:
Xanh lam:
Biểu thị cho hy vọng. Giống hiện nay.
Đen:
Khi xưa không có màu đen cho đai. Nhưng từ khi Vovinam chính thức ra với quốc tế, nên các võ sư đã thống nhất cho thêm màu đai đen để có một cấp bậc tương đương với đẳng cấp quốc tế. Nghĩa là môn sinh mang đai đen Vovinam sẽ tương đương đẳng cấp với các môn sinh đai đen của các võ phái khác đã được quốc tế hóa (như đai đen của Karate-do, Taekwondo,…)
Vàng:
Màu của da. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bao trùm thân thể cho người môn sinh, bảo vệ vững chắc cho người môn sinh.
Khi xưa, Vovinam chỉ dạy cho người Việt, chưa du nhập ra quốc tế, nên màu vàng biểu thị cho màu da của người Việt, là người da vàng. Nay Vovinam chính thức quốc tế hóa, môn sinh da vàng, da trắng, da đen trên toàn thế giới, nên sửa thành "màu của đất" như trên.
Đỏ:
Màu của máu. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã tiến sâu hơn một bước: "từ ngoài da đã thấm vào trong máu" của người môn sinh.
Trắng:
Màu của xương. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã vào tận xương tủy, đã trở thành "cốt". Đã đạt đến giới hạn thâm viễn nhất dành cho người đứng đầu môn phái.




















Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

NHÂN - TRÍ - DŨNG TRONG NHO GIÁO

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay
Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng  ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bài viết đề cập đến những nội dung đạo đức chủ yếu của Nho giáo như tam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ), ngũ thường (gồm năm chuẩn mực đạo đức cá nhân bất di bất dịch là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Đó là những tiền đề để thực hiện thuyết chính danh, làm cho xã hội được ôn định, trật tự. Trên cơ sở phân tích những nội dung đạo đức nói trên, bài viết làm rõ những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế của Nho giáo đối với đạo đức con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại.
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng  ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này, được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay. Bài viết đề cập một vài nét về ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo đối với con người Việt Nam hiện nay.

1. Khái quát nội dung tư tưởng đạo đức Nho giáo.

Nho giáo được ra đời ở thời Xuân Thu do Khổng Tử  (551 – 479 TCN) sáng lập. Sau khi ông mất, tư tưởng của ông đã được các thế hệ học trò kế thừa. Đến thế kỷ II TCN, Nho giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã tồn tại trong suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước.
Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội. Vì vậy, nội dung quan trọng của Nho giáo là luận bàn về đạo đức.
Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con, chồng  - vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương -  ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức chính là các phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương - thường.
Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người. Một mặt, đạo cương - thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương - thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử. Mặt khác, đạo cương - thường với nội dung “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu) là sợi dây trói buộc con người, làm cho con người thụ động trong cả suy nghĩ và hành động. Tư tưởng này là lực cản sự phát triển của xã hội và là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội phương Đông trì trệ.
Phạm trù đạo đức đầu tiên, cơ bản nhất trong đạo cương - thường là Nhân (đức nhân). Tất cả các phạm trù đạo đức khác đều xoay quanh phạm trù trung tâm này. Từ đức nhân mà phát ra các đức khác và các đức khác lại quy tụ về đức này. Cả cuộc đời mình, Khổng Tử đã dành nhiều tâm huyết để làm cho đức nhân trở thành hiện thực. Ông mong muốn các học trò rèn luyện để đạt được đức nhân và ứng dụng nó trong thực tiễn. Đức nhân được Khổng tử bàn đến với nội dung cơ bản sau:
- Nhân có nghĩa là yêu người : “Phàn Trì hỏi về người nhân, Khổng Tử nói: (đó là người biết) yêu người” (Phàn Trì vấn nhân, Tử viết: “ái nhân”)(1).
- Nhân có nghĩa là trung và thứ. Bàn về chữ trung, ông giải thích:“Người nhân là người mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt” (Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân)(2). Về chữ thứ, ông viết: “Điều gì mình không muốn, chớ thi hành cho người khác” (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân)(3). Như vậy, trung thứ tức là từ lòng mình suy ra lòng người, phải giúp người. Khổng Tử khuyên rằng nên làm cho người những cái mà mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn.
- Đối với bản thân mình,  người có đức nhân là phải thực hiện đúng lễ: “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân” (Khắc kỉ phục lễ vi nhân)(4). Lễ là hình thức thể hiện nhân và cũng là một chuẩn mực của Ngũ thường.
Phạm trù đức nhân tuy bao chứa nhiều nội hàm khác nhau, song cái gốc và cốt lõi của nhân là hiếu đễ. Theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh em với nhau (quan hệ gia đình) là những tình cảm tự nhiên, vốn có thuộc về bản tính con người. Từ cách hiểu này, ông cho rằng, trong gia đình nếu người cha đứng đầu thì mở rộng ra trong nước có ông vua đứng đầu. Khổng Tử hình dung quốc gia là một gia đình lớn, ông vua là người cha của gia đình ấy. 
Nho giáo đặt vua đứng đầu trong tam cương và ngũ luân. Vì vậy, đạo làm người phải tận hiếu với cha mẹ, tận trung với vua. Một người biết yêu thương kính trọng cha mẹ mình thì mới biết yêu thương người ngoài. Khổng Tử bàn đến đạo đức từ xuất phát điểm đầu tiên là gia đình, từ đó suy rộng ra đến quốc gia và thiên hạ. Coi trọng vai trò gia đình trong việc hình thành và tu dưỡng đạo đức của con người ở Nho giáo là một khía cạnh hợp lý và vẫn còn có ý nghĩa nhất định đối với ngày nay, bỡi lẽ, gia đình là một tế bào của xã hội, xã hội không thể ổn định, thịnh trị nếu các gia đình lục đục và vô đạo. Vì vậy, người cầm quyền nếu không “tề gia” (cai quản gia đình) của mình thì cũng không thể “trị quốc” (cai trị đất nước) được.
Nhân còn gắn liền với Nghĩa (nghĩa vụ, thấy việc đúng cần phải làm để giúp người). Khổng Tử cho rằng người quân tử cần chú ý đến nghĩa và coi thường lợi. Muốn thực hiện nhân, nghĩa thì cần có lòng dũng cảm (dũng) và có Trí (trí tuệ). Có trí mới biết cách giúp người mà không làm hại đến người, đến mình, mới biết yêu và ghét người, mới biết đề bạt người chính trực và gạt bỏ người không ngay thẳng. Tuy nhiên, trí theo Khổng Tử và các môn đệ của ông không phải là những tri thức phản ánh thực tại khách quan của tự nhiên và xã hội để từ đó chỉ đạo hành động của con người mà là những tri thức mang tính giáo điều, chỉ gói gọn trong sự hiểu biết sách vở của Nho giáo (Tứ thư và Ngũ kinh).
Như vậy, đối với Khổng Tử, nhân chính là đạo lý làm người, vừa thương người (ái nhân), vừa phải giúp người (cứu nhân). Ông cho rằng, khi thi hành điều nhân phái phân biệt thân sơ, trên dưới. Nếu ở Khổng Tử đức nhân mang tính phức tạp rất khó thực hiện, nó vừa là lý tưởng nhưng lại mang yếu tố không tưởng thì đến thời Hán, đức nhân lại được khoác thêm cái vỏ tôn giáo thần bí, do vậy càng không tưởng hơn.
Về phạm trù Lễ, theo Nho giáo, lễ là quy định về mặt đạo đức  trong quan hệ ứng xử giữa người với người. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bè phải giữ được lòng tin. Những quy tắc này là bất di bất dịch mà ai cũng phải tuân theo. Lễ là sợi dây buộc chặt con người với chế độ phong kiến tập quyền. Khổng Tử yêu cầu, từ vua cho đến dân phải rèn luyện và thực hiện theo lễ. Đến Đổng Trọng Thư, lễ đã được đẩy lên đến cực điểm của sự khắt khe. Chỉ vì giữ lễ mà dẫn đến những hành vi ngu trung, ngu hiếu một cách mù quáng ở không ít người trong xã hội trước đây.
Tư tưởng lễ của Nho giáo có tính hai mặt. Về ý nghĩa tích cực, tư tưởng lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo, đánh giá phẩm hạnh con người. Sự giáo dục con người theo lễ đã tạo thành một dư luận xã hội rộng lớn, biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. Lễ không dừng lại ở lý thuyết, ở những lời giáo huấn mà đã đi vào lương tâm của con người. Từ lương tâm đã dẫn đến hành động đến mức trong các triều đại phong kiến xưa, nhiều người thà chết chứ không bỏ lễ: chết đói là việc nhỏ, nhưng thất tiết mới là việc lớn (Chu Hy). Nhờ tin và làm theo lễ mà các xã hội theo Nho giáo đã giữ được yên ổn trong gia đình và trật tự  ngoài xã hội trong khuôn khổ của chế độ phong kiến. Lễ trở thành điều kiện bậc nhất trong việc quản lý đất nước và gia đình. Yếu tố hợp lý này chúng ta có thể học tập.
Về mặt hạn chế, lễ là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ; lễ đã kìm hãn sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trì trệ. Điều này nói lên rằng, tư tưởng Nho giáo mang tính bảo thủ, tiêu cực, phản lịch sử. Khổng Tử đã từng nói: “ Ta theo lễ của nhà Chu vì lễ đó rực rỡ lắm thay” và ông luôn mong xã hội lúc đó quay về thời đại Nghiêu, Thuấn. Khách quan mà đánh giá, thì hạn chế trên của Nho giáo có nguyên nhân từ thực tế lịch sử. Bởi vì, Khổng Tử sống trong thời đại xã hội loạn lạc, người ta tranh giành nhau, chém giết nhau không từ một thủ đoạn tàn ác nào để tranh bá, tranh vương, để có bổng lộc chức tước. Ông hoài cổ, muốn quay ngược bánh xe lịch sử cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chính mặt hạn chế này của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ít người ở các nước phương Đông, nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Tín là đức tính thứ năm trong Ngũ thường. Tín có nghĩa là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, là lòng tin của con người với nhau. Tín góp phần củng cố lòng tin giữa người với người. Trong ngũ luân thì tín là điều kiện đầu tiên trong quan hệ bè bạn. Tuy nhiên, nội hàm của đức tín không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ duy nhất này mà nó còn bao gồm cả lòng tin vô hạn vào đạo lý của bậc thánh hiền và các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ. Theo quan niệm của Nho giáo thì đức tín là nền tảng của trật tự xã hội.
Để thực hiện nhân và lễ, Khổng tử đã nêu ra tư tưởng chính danh (danh nghĩa là tên gọi, danh phận, địa vị; chính có nghĩa là đúng, là chấn chỉnh lại cho đúng tên gọi và danh phận). Do đó, chính danh là làm cho mọi người ai ở địa vị nào, danh phận nào thì giữ đúng vị trí và danh phận của mình, cũng không dành vị trí của người khác, không lấn vượt và làm rối loạn. Ông cho rằng nguyên nhân hỗn loạn ở thời Xuân Thu là do thiên tử nhà Chu không làm tròn trách nhiệm (không làm đúng danh) để quyền lợi vào tay chư hầu; chư hầu không làm đúng danh nên sĩ đã lấn át. Vì vậy, để xã hội ổn định thì mọi người cần làm đúng danh phận. Theo ông, “Danh không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói không thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử trí ra sao” (danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc)(5). Riêng đối với người cầm quyền vua- thiên tử được thay trời cai trị thì càng phải làm đúng danh của mình, như vậy mọi người mới noi theo. Đặc biệt, trong việc chính sự (việc nước), điều đầu tiên nhà vua phải làm là lập lại chính danh, phải xác định vị trí, vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng người để họ hành động cho đúng. Khổng tử cho rằng không ở chức vị ấy thì không được bàn việc của chức vị đó, không được hưởng quyền lợi, bổng lộc của chức vị ấy.
Mục đích của chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định xã hội, suy cho cùng là để bảo vệ quyền của thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp. Chính danh không những chỉ là nội dung tư tưởng chính trị của Nho giáo, mà còn mang ý nghĩa đạo đức, là một yêu cầu về mặt đạo đức của con người. Chúng ta biết rằng, một trong những phạm trù đạo đức đó là lương tâm, trách nhiệm. Nếu xét theo nghĩa này thì một người làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của mình tức là người đó có đạo đức.
Ý nghĩa tích cực của tư tưởng chính danh là làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội. Con người tồn tại trong vô vàn các quan hệ xã hội đan xen, ở mỗi mối quan hệ đó con người có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Điều này là cần thiết ở mọi chế độ xã hội, ở mọi thời đại. Tư tưởng chính danh yêu cầu con người thực hiện một cách đúng mức nghĩa vụ của bản thân trước cộng đồng và  xã hội trong khuôn khổ danh phận, góp phần vào duy trì bình ổn xã hội. Tư tưởng này còn kìm hãm tự do của nhân cách tới mức không chấp nhận bất kì sáng kiến nào của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác” (chỉ làm theo mà không sáng tác gì thêm). Tư tưởng chính danh đã quá đề cao danh phận, làm cho con người luôn có tư tưởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức nhiều người vì hám danh quên phận mà quên cả luân thường đạo lý.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhấn mạnh đức này hay đức khác của con người nhưng nói chung, các nhà nho đều cho rằng con người cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

2. Ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo ở nước ta  hiện nay.

Nho giáo được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo…. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trò chính yếu, nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam và ngày nay ảnh hưởng của nó vẫn còn.
Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.
Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền). G.S. Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế là những người trong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được nhân dân. Cho nên đạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòng dân. Theo Nho giáo, đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức. Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng ngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng người, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua quan. Thiết nghĩ, ngày nay tư tưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Người cán bộ trong bộ máy nhà nước phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu, kính phục. Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn “tu, tề, trị, bình”.
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng có một số tác động tiêu cực, cụ thể là:
Một số người do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý các công việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật. Coi trọng đạo đức là cần thiết nhưng vì tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức mà quên pháp luật là sai lầm. Tiếp thu truyền thống trọng đức của phương Đông, nhấn mạnh quan hệ đạo đức “thân thân”, “thân hiền” của Nho giáo, nhiều người khi có chức quyền đã kéo bè kéo cánh, đưa người thân, anh em họ hàng vào cơ quan mình đang quản lý. Sắp xếp và bố trí cán bộ không theo năng lực, trình độ và đòi hỏi của công việc mà dựa vào sự thân thuộc, gần gũi trong quan hệ tông tộc, dòng họ. Trong công tác tổ chức cán bộ, vì đề cao quan hệ thân thích dẫn đến tư tưởng cục bộ địa phương. Nhiều người vì quan hệ thân thuộc mà không dám đấu tranh với những sai lầm của người khác. Do quan niệm sai lệch về đức Nhân Nghĩa với nội dung đền ơn trả nghĩa mà trong thực tế một số cán bộ có thái độ ban ơn, cố tình lợi dụng kẽ hở của chính sách và luật pháp để trục lợi, móc ngoặc, hối lộ, cửa quyền….Thậm chí, một số người dùng tư tưởng gia trưởng để giải quyết các công việc chung. Một trong những phẩm chất của người lãnh đạo là tính quyết đoán. Nhưng quyết đoán theo kiểu độc đoán, chuyên quyền là biểu hiện của thói gia trưởng.
Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc, bảo thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, coi thường lớp trẻ, trọng nam khinh nữ… hiện nay vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của không ít người. Những tư tưởng trên phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội phong kiến phụ quyền gia trưởng: Đứng đầu gia đình là người cha, người chồng gọi là gia trưởng, đứng đầu dòng họ là trưởng họ, đại diện cho cả làng là ông lý, cả tổng là ông chánh, hệ thống quan lại là cha mẹ dân và cao nhất là vua (thiên tử - gia trưởng của gia đình lớn – quốc gia, nước). Vì vậy, mọi người có nghĩa vụ theo và lệ thuộc vào “gia trưởng”.
Thực chất đạo cương – thường của Nho giáo là bắt bề dưới phải phục tùng bề trên đã tạo nên thói gia trưởng. Thói gia trưởng biểu hiện ở quan hệ xã hội, ở tổ chức nhà nước. Trong gia đình là quyền quyết định của người cha, người chồng :”cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; “phu xướng phụ tòng” (chồng đề xướng, vợ phải theo). Ở cơ quan là quyền duy nhất là của lãnh đạo. Ở đâu vẫn còn có cán bộ mang tư tưởng gia trưởng, bè phái thì ở đó quần chúng nhân dân sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động được. Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang rất cần những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Cũng từ việc coi trọng lễ giáo, coi trọng quan hệ gia đình thân thuộc nên nhiều người đã đưa quan hệ gia đình vào cơ quan hình thành nên quan hệ “chú cháu”, “anh em” khiến cho người cấp dưới không dám góp ý và đấu tranh với khuyết điểm của họ vì vị nể bậc cha chú. Từ việc xem xét và giải quyết các vấn đề của xã hội thông qua lăng kính gia đình nhiều khi dẫn đến những quyết định thiếu khách quan, không công bằng. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến một số người lãnh đạo không tin vào khả năng của phụ nữ, ngại tiếp nhận nữ giới vào cơ quan hoặc cho rằng họ chỉ là người thừa hành mà không được tham gia góp ý kiến…là những trở ngại cho việc đấu tranh vì quyền bình đẳng giới. Vì quan hệ thứ bậc đã tạo nên quan niệm chạy theo chức quyền. Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn gắn với danh vọng và quyền lợi. Địa vị càng cao thì quyền và lợi càng lớn. Hơn nữa, khi có chức, không những bản thân được vinh hoa phú quý mà “một người làm quan cả họ được nhờ”. Hám danh, tìm mọi cách để có danh, để thăng quan, tiến chức đã trở thành lẽ sống của một số người. Thạm chí việc học tập theo họ cũng là “học để làm quan”.
Sự giáo dục và tu dưỡng đạo đức của Nho giáo còn mang tính cứng nhắc đã tạo nên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động. Những tàn dư tư tưởng trên đang làm cản trở và gây khó khăn cho việc xây đựng đạo đức mới và xã hội mới ở nước ta hiện nay.
Qua những điều phân tích ở trên có thể thấy rằng, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã có ảnh hưởng đáng kể ở nước ta. Sự tác động, ảnh hưởng này ở hai mặt vừa có tính tích cực, vừa có những hạn chế nhất định.
Để xây dựng đạo đức mới cho cơn người Việt Nam hiện nay chúng ta cần kế thừa mặt tích cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức Nho giáo. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì và lâu dài.
NGUYỄN THỊ THANH MAI