Social Icons

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin vovinam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin vovinam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu nhận báu kiếm núi Nưa



Tối 6/10, ông Lê Văn Nam – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá đã trao thanh Kiếm lệnh núi Nưa cho võ sư Nguyễn Văn Chiếu – Chánh Chưởng quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo/Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam.


Ông Lê Văn Nam – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá
đã trao thanh Kiếm lệnh núi Nưa cho võ sư Nguyễn Văn Chiếu
Đây là phiên bản của thanh được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1961 ở căn cứ khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) tại chân núi Nưa, xã Tân Ninh, H.Triệu Sơn (Thanh Hóa). Thanh kiếm báu núi Nưa được dân gian liên tưởng đây là thanh Kiếm lệnh của Bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phương Bắc. Với thanh kiếm lệnh này, Bà Triệu uy mãnh xuất trận trên bành voi, khiến lũ giặc Ngô phải kinh hồn bạt vía. Kiếm núi Nưa được chế tác bằng đồng, có lưỡi dài 46,5 cm, rộng 5 cm, chuôi kiếm dài 18 cm, nặng 620 gr, được chế tác theo hình lá tre mang đặc trưng phong cách sông Mã.

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu với thanh kiếm do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trao tặng
Theo sử sách, vùng núi Nưa xưa kia vốn là nơi Bà Triệu cùng với người anh trai là Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có thế lực trong vùng đã dấy binh khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phương bắc. Tại đây vào năm 248, Bà Triệu đã tập hợp nghĩa sĩ, luyện tập võ nghệ, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn. Dù cuộc khởi nghĩa đã thất bại sau đó và Bà Triệu phải tuẫn tiết ở núi Tùng (xã Triệu Lộc, H.Hậu Lộc, Thanh Hóa ngày nay), nhưng hình ảnh người phụ nữ anh hùng Triệu Thị Trinh là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.



Cho tới nay, đã có rất nhiều người theo đuổi võ Vovinam, một phần đó là nhờ công sức của VS Chiếu, người đã dành hơn bốn thập kỷ để bồi dưỡng phát triển truyền bá tinh hoa võ Việt. Trong đó có sự phát triển lớn mạnh của vovinam Thanh Hóa (chủ nhà giải vô địch vovinam toàn quốc lần thứ 23). Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quyết định gởi tặng cho vị võ sư này thanh kiếm báu núi Nưa với ý nghĩa mong muốn võ sư Nguyễn Văn Chiếu sẽ tiếp tục đưa môn võ Vovinam phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, với thanh Kiếm lệnh của Bà Triệu trên tay giúp ông cùng Vovinam chiến thắng mọi khó khăn và chiếm lấy trái tim của mọi người yêu võ thuật trên thế giới.

Giang Thanh

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Trailer hoành tráng giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015



  


Giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015 vừa tung ra đoạn trailer đầy ấn tượng quảng bá cho giải đấu sắp diễn ra.



Giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015 được chia ra 3 nhóm vận động viên tham dự: Từ 9 – 12 tuổi, 13 – 15 tuổi, 16 – 18 tuổi. Gồm hai nội dung thi quyền và đối kháng. Về thi quyền các VĐV sẽ thi đấu ở các nội dung: Nhập môn quyền, thập tự quyền, Song luyện 1, Long Hổ Quyền, Tinh hoa Lưỡng Nghi kiếm Pháp, quyền Đồng đội…Ở đối kháng thì sẽ thi đấu theo từng hạng cân từ 40 kg đến 60kg.


Giải đấu dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/11/2015 tại Bỉ.


Xem Trailer hoành tráng giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015


 

ĐĂNG KÝ THAM GIA TẬP LUYỆN TẠI CÁC CLB VOVINAM HÀ NAM


   Nhằm tạo điều kiện cho các bạn thanh niên, học sinh và sinh viên trong tỉnh có nhu cầu tham gia tập luyện võ thuật, thể dục thể thao  rèn luyện sức khoẻ. Câu lạc bộ võ thuật Vovinam nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam liên tục mở lớp tuyển sinh võ sinh học Vovinam.

HLV và các võ sinh clb nhà thiếu nhi tỉnh  tại đền thờ nữ tướng Lê Chân

1. Đối tượng chiêu sinh: 

- Cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên, thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh.

2. Địa điểm tập luyện:

- Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam

3. Thời gian: 

- Từ 18h00 đến 19h30 thứ 2, 4, 6 hàng tuần..

4. Các kỹ năng luyện tập:

- Các thế võ,vật căn bản đến nâng cao.

- Quyền thuật, đối kháng, tự vệ...

- Dưỡng sinh, điều hoà khí cơ thể........

5. Đăng ký tại đây:

- Liên hệ: HLV Duy Vũ
-  Hotline: 0967680669

- Hoặc điền thông tin vào Form dưới đây.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Người thầy không cầm phấn


 

TTO - Thầy! Người chưa từng cầm phấn đứng trên bục giảng. Thầy! Người chưa một lần ngồi bên ô cửa sổ lật từng trang giáo án. Thầy! Người chưa bao giờ tham dự lễ mittinh chào mừng ngày nhà giáo với cương vị một nhà giáo thật sự. Bởi lẽ thầy không phải là người thầy trên những giảng đường mà là người thầy nơi võ đường.

 

Ngày hôm nay, tôi muốn viết về người thầy ấy, người thầy đã dạy tôi suốt hai năm qua. Đặt hai năm ấy bên con số 20 năm nghiệp võ của thầy thì thật chông chênh quá. Nhưng điều quan trọng là khoảng thời gian ấy thầy đã cho tôi cảm nhận được nhiệt huyết và tình yêu đối với võ thuật cũng như đối với những học sinh của mình.
Thầy tôi bảo người ta đến với võ là một cái duyên, và khi người ta đi có lẽ cũng là một sự trả duyên. Chẳng mấy ai sống được cả đời với võ; bởi vì người ta thường không chịu đựng được sự vất vả, chẳng mấy ai vượt qua được sự mệt nhoài của thân xác, cũng chẳng mấy ai đủ kiên trì và lòng quyết tâm để theo đuổi nó. Và vì một điều quan trọng nữa: “Võ không phải là một nghề!”. Có lẽ nào chính vì “không phải là nghề” như thầy vẫn nói mà ngày nhà giáo người ta chỉ nhắc tới những con người nơi bục giảng mà không bao giờ nhắc tới những người thầy vẫn đứng nơi võ đường.
Nhưng dù có là gì thì với thầy, điều quan trọng là được tập luyện và sống với võ. Cái ngày mà nơi sân trường người ta tôn vinh những người trong ngành giáo dục thì thầy vẫn miệt mài với tấn pháp, nhãn pháp, quyền cước…, vẫn tận tình chỉnh sửa cho học trò từng động tác, từng kỹ thuật; vẫn ân cần lặng lẽ nén chịu sự mệt mỏi, quên đi cái cảm giác rã rời nơi đôi bàn chân, quên đi sự đau đớn muốn rơi rụng ra nơi những khớp tay, thầy vẫn yêu thương và tận tình dạy bảo cho chúng tôi, dùng hết tâm huyết truyền đạt tất cả những gì mình có. Một lời chúc chân thành từ người học trò của mình nhân ngày nhà giáo đã là niềm hạnh phúc lớn lao. Đâu cần người ta biết đến nhiều thầy nhỉ, thầy chỉ cần những người mà mình từng dạy bảo, chăm lo trong cái ngày ấy nhớ tới mình thôi cũng đã là quá đủ, phải không thầy? Cái hư danh, cái chữ “tôn vinh” ấy đâu sánh bằng tình thầy trò chân thành, thiêng liêng cao quý.
Nhắc đến tình thầy trò em lại thấy mình có lỗi thật nhiều thầy ạ. Ngày xưa, khi còn học tập bên cạnh thầy, cuối mỗi buổi tập thầy vẫn hỏi các em có mệt không, vẫn dặn dò mọi người ra về cẩn thận, vẫn nhắc nhở mặc áo ấm vào trước khi rời khỏi lớp mỗi khi trời gió, vẫn tới động viên khi em mỗi khi mệt mỏi, muốn nghỉ học. Vậy mà suốt hai năm qua, từ chính trái tim của một học trò chưa một lần em hỏi thầy được một câu ngắn ngủi: “Thầy có mệt không?”.
Lắm lúc thấy trời mưa nên nghỉ học không tới lớp, để thầy một mình trầm ngâm nơi võ đường vắng lặng.
Lắm lúc vô tâm quên lời thầy dặn, về nhà không tập luyện, tới lớp lại lười biếng, nghịch ngợm khiến thầy buồn.
Vẫn vô tình quên nhắn tin chúc mừng thầy nhân ngày nhà giáo từ sáng sớm, mãi tới khi ngày thiêng liêng ấy sắp qua đi mới nhớ để mua vội một nhành hoa để tặng thầy. Nhìn nụ cười và niềm hạnh phúc đang đầy trên khuôn mặt thầy, lúc ấy mà em thấy lòng mình thắt lại. Mình thật vô tâm quá!
Em có lỗi thật nhiều phải không thầy? Tôi nhớ một lần trời mưa rất lớn, mà những cơn mưa, những đợt nắng nơi xứ sở miền Trung quê tôi lúc nào cũng khắc nghiệt và dai dẳng. Tôi nhìn ra ngoài trời, nhìn những giọt mưa đang xối xả ngoài hiên, từng đợt gió ầm ào thốc mạnh. Một cơn mưa thật lớn! Tôi quay vào nhà, mặc áo mưa. Bà tôi cản tôi:
- Lại đi tập hả? Mưa rồi đấy! Nghỉ đi con!
- Hôm nay lớp vẫn học bà ạ - Tôi nói rồi đạp xe tới lớp.
Thầy đã tới, nhưng… chỉ một mình thầy. Tôi bước vào, chào thầy và hai thầy trò cùng nhìn ra ngoài cửa sổ. Mưa vẫn chưa dứt, vẫn xối xả…!
- Em vẫn tới à?
- Dạ. Mọi người chưa tới hả thầy?
- Mấy đứa này thấy trời mưa chắc lại nghỉ rồi. Chắc tối nay sẽ không ai tới nữa đâu! - gương mặt thầy thoáng buồn.
Năm phút, mười phút… đã quá giờ vào học, vậy mà cũng chỉ tôi, thầy và một chị nữa tới. Mọi người đã bị cơn mưa kia giữ chân.
Buổi tập hôm sau, trời nắng nhẹ. Lớp học đông đủ hơn. Những con gió đầu hạ tuy chưa mang theo cái hơi nồm nóng bức nhưng cũng đủ khiến người ta cảm thấy có một cảm giác oi nồng. Mọi người vẫn thản nhiên cười đùa…
- Những ai buổi trước nghỉ tập đứng dậy cho thầy xem.
- …
- Tại sao các em lại nghỉ tập? - giọng thầy vẫn đều đều.
- …
Các em tới đây không phải chỉ để luyện tập thể lực bản thân, mà hãy nhớ, tới đây, khi đã mang trên mình bộ võ phục thì phải thể hiện đúng tư cách một võ sinh. Mai này, trên đường đời, các em còn phải đối mặt với vô vàn sóng gió. Nó cũng như cơn mưa hôm trước. Các em đã trốn tránh! Nghỉ một buổi tập sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các em, nhưng trốn tránh gian nan trên đường đời lại là một sai lầm lớn. Lẽ ra các em phải biết vượt qua nó, phải đối đầu với nó! Người học võ không được ngại khó, ngại khổ, phải biết vươn lên.
Mọi người nhìn nhau không nói…
Ngày xưa tới với phòng tập này, em không tin lắm về cái duyên mà thầy nói, bởi vì em chỉ nghĩ một điều rằng “mình chỉ tới đây để luyện tập thôi mà!”. Nhưng không biết từ bao giờ cái ý nghĩ ấy đã hoàn toàn biến mất, bởi vì cái thầy dạy cho tôi không chỉ là những bài tập thông thường mà là những bài tập về ý chí và bản lĩnh của một người võ sinh, bài tập về lương tâm, đạo đức và cách sống!
Ngày võ đường chuyển đi nơi khác, phải rời khỏi nơi đã gắn bó suốt 20 năm qua, thầy nuối tiếc… Những kỷ niệm, những niềm vui, những nỗi buồn gắn liền với căn phòng ấy… sắp phải chia xa. Ngày ấy, em cũng không còn tiếp tục theo học nữa, em phải tập trung vào việc học văn hóa của bản thân. Thầy buồn…
Thầy ơi, có thể ngày hôm nay em không còn được tiếp tục bên cạnh thầy nữa, không còn được thầy hướng dẫn những động tác, những kỹ thuật. Những bài tập ấy có thể ngày mai, ngày kia… khi không còn rèn luyện thường xuyên sẽ mai một nhưng những lời thầy dặn em sẽ không bao giờ quên. Người thầy đâu cứ phải đứng trên giảng đường, phấn, bảng và giáo án, thầy nhỉ!

NGUYỄN THỊ MAI LINH (Nguồn www.netbuttrian.vn)

(Cám ơn tuổi trẻ Online, đã đăng bài viết này, tôi cũng là một Huấn luyên viên võ thuật môn phái Vovinam nhân ngày 20/11/2015 tôi được học trò Vovinam quê ở Nghệ An chia sẻ bài viết này, kèm với chú thích "Thầy tôi cũng như thế - Em cám ơn thầy". Một bài viết thật hay và ý nghĩa và là động lực với những người thầy huấn luyện võ thuật như tôi tiếp tục đào tạo các môn sinh thấm nhuần tinh thần thượng võ, đem tài trí và sức khoẻ của mình cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương, đất nước).

HLV Trần Thanh Sơn (Trưởng bộ môn Vovinam - Việt Võ Đạo tỉnh Hà Nam)

Hội thi Võ thuật tỉnh Hà Nam năm 2015

Đại diện Sở VH&TTDL trao tài trợ cho Hội thi
Sáng 15/11, tại Nhà thiếu thi tỉnh Hà Nam Liên đoàn võ thuật tỉnh tổ chức lễ khai mạc Hội thi Võ thuật tỉnh Hà Nam ( lần thứ VII) năm 2015 chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, hướng tới Đại hội đại biểu Liên đoàn Võ thuật tỉnh năm 2016. Đến dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch cùng 200 võ sinh đến từ 10 CLB võ thuật của các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.


Tham gia hội thi, các CLB tranh tài ở 4 bộ môn: Võ cổ truyển, Vovinam, Karatedo và Taekwondo với các nội dung: Quyền đồng đội, Đa luyện, đơn luyện. Trong đó, có 3 hạng cân dành cho nam và 2 hạng cân dành cho nữ. Ngoài ra, để làm phong phú thêm các tiết mục và chương trình, hội thi còn có các màn biểu diễn công phu của các võ sư đến từ Hội võ Thiên Môn Đạo, TP Hà Nội; Võ đường Đăng Sơn tỉnh Quảng Trị...





Phần thi đấu của các võ sinh
Đây là hoạt động thường xuyên của Liên đoàn võ thuật tỉnh Hà Nam nhằm đánh giá về chất lượng, quy mô, hệ thống của phong trào võ thuật trong toàn tỉnh. Động viên, khuyến khích các võ sinh hăng say tập luyện, thúc đẩy phong trào võ thuật của tỉnh nhà. Đồng thời, khẳng định vai trò của việc tập luyện võ thuật trong việc nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân cách cho các võ sinh; góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết, tinh thần thượng võ và nâng cao lòng tự hào dân tộc Việt Nam cũng như phát huy hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về "Xã hội hóa TDTT" và chỉ đạo về "Bảo tồn, phát huy các môn thể thao truyền thống của dân tộc".


Tiết mục múa lân và biểu diễn công phu tham gia giao lưu tại hội thi

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia

Thu Thảo


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Ngày hội vovinam hà nam giao lưu các môn phái cổ truyền việt nam

Ngày hội Vovinam Hà Nam giao lưu các môn phái cổ truyền Việt Nam tại Nhà Thiếu Nhi tỉnh Hà Nam



 Các môn sinh võ cổ truyền chụp ảnh cùng các đồng chí Lãnh đạo Liên đoàn võ thuật tỉnh Hà Nam



Chủ tịch Hội cổ truyền tỉnh Quảng trị và Chủ tịch hội võ Thiên môn đạo Hà Nội tại Hội thi võ thuật tỉnh Hà Nam năm 2015 

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Sư huynh Việt của Lý Tiểu Long và môn Súc cốt công huyền thoại


Lão võ sư Phan Dương Bình học Vovinam
Trong giới võ Việt Nam có một cao thủ khi xuất chiêu thì mềm dẻo như bún nhưng lại có sức mạnh khủng khiếp, đó là lão võ sư Phan Dương Bình, cao đồ Vịnh Xuân và Vovinam đất Bắc.             
Kỹ năng “thần đả” và tuyệt kỹ Súc cốt công
Nói tới Phan Dương Bình, người ta không chỉ nghĩ ngay tới một đại cao thủ Vịnh Xuân và Vovinam, mà còn nghĩ ngay tới tuyệt kỹ đã gắn liền với tên tuổi của ông trong giới võ lâm – Súc cốt công.
Đây là tuyệt chiêu có nguồn gốc Thiếu Lâm tuy nhiên rất ít người có thể luyện thành, chính vì thế một số người đã gọi tuyệt kỹ này là “ngón võ của phù thủy”.
Chuyện kể rằng lão võ sư Phan Dương Bình đã luyện thành Súc cốt công, có khả năng co rút gân xương khiến người mềm oặt, dễ dàng thu nhỏ người lại.
Một lần có người đố, ông đồng ý và cuộn người vào nằm gọn trong chiếc rổ đựng bún, từ đó, biệt danh luôn gắn kèm với tên ông là Bình "bún".
Cũng có một câu chuyện khác liên quan tới biệt danh này. Có một lần trước đông đảo giới võ lâm đồng đạo, cụ Phan Dương Bình đã biểu diễn quyền cước quá uyển chuyển và mềm mại tới mức cố võ sư Đỗ Hoá đã đặt cho ông cái tên Bình “bún”, ý chỉ sự mềm mại hiếm người sánh kịp.

Đại võ sư Phan Dương Bình thi triển kiếm thuật

Về quyền cước, Phan Dương Bình được giới võ lâm kể rằng ông đã đạt tới mức “thần đả”, đỉnh giới cao siêu của võ thuật.
Đỉnh giới ấy là “tâm ứng thủ”, nghĩa là nghĩ ra đòn ở bộ phận nào thì lực đã có sẵn ở bộ phận đó, không cần vận đà nhiều.
Luyện tới đỉnh giới đó, người võ sư chỉ cần nghĩ ra động tác, chiêu thức thì ngay lập tức chân tay thực hiện chính xác, thành công chứ không cần qua tập luyện.
Đến nay trong làng võ Việt Nam, hầu như không còn cao thủ nào có thể luyện thành Súc cốt công ngoài Phan Dương Bình và những người luyện tới mức “thần đả” như cụ cũng cực kỳ hiếm hoi.
Người luyện thành Súc cốt công được cho là sẽ vô cùng lợi hại trong chiến đấu, đặc biệt trước những đối thủ thiên về cương, bởi càng mạnh mẽ bao nhiêu mà gặp phải đối thủ “mềm như bún” thì càng dễ bị phản tác dụng.

Mối liên hệ với Diệp Vấn, Lý Tiểu Long


Võ sư Phan Dương Bình sinh năm 1929, là người Việt gốc Hoa. Ông trông không giống người học võ bởi vóc dáng nhỏ nhắn, thư sinh.
Thuở nhỏ, Phan Dương Bình rất mê võ thuật và các câu truyện kiếm hiệp, ông ước ao được hoá thân thành những nhân vật trượng nghĩa như trong truyện.
Thật may mắn trong đời, ông đã được nhận làm đệ tử của một cao thủ đệ nhất: Thầy Tế Công của Trung Hoa.
Tế Công vốn là một đại cao đồ của Vịnh Xuân quyền, chính là sư huynh của tôn sư Diệp Vấn - người đứng đầu hệ phái Vịnh Xuân Hồng Kông.
Sau này cụ Tế Công sang Việt Nam truyền bá Vịnh Xuân và trở thành “ông tổ” của hệ phái Vịnh Xuân Việt Nam.
Chính vì thế đã có rất nhiều người nói vui rằng, nếu như xét về “vai vế” thì cụ Phan Dương Bình xứng đáng được coi là “sư huynh” của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long. Bởi Lý là đệ tử số một của Diệp Vấn còn Phan Dương Bình là đệ tử số một của cụ Tế Công.
Võ sư Phan Dương Bình và nhóm đệ tử nước ngoài.
Võ sư Phan Dương Bình và nhóm đệ tử nước ngoài.
Mặc dù vậy giữa Phan Dương Bình và Lý Tiểu Long cũng không có mối liên hệ nào khác. Hai nhân vật cũng chưa từng tập luyện cùng nhau.
Nhưng có một câu chuyện kể rằng, tại chi phái Vịnh Xuân Hồng Kông, ngoài Lý Tiểu Long, tôn sư Diệp Vấn còn có một đệ tử chân truyền, tiếng tăm lừng lẫy là Ngũ Sáng.
Ngũ Sáng có Trưởng tràng (người đứng ngay dưới Chưởng môn) là Trần Nghị Khiêm, một thần đồng võ thuật. Một lần, Trần Nghị Khiêm có đến Việt Nam và người đầu tiên mà Trần sư phụ muốn gặp chính là Phan Dương Bình.
Trần Nghị Khiêm là người cao lớn, quyền thuật thiên về sức mạnh. Hai người đã vài lần thử sức, nhưng bất phân thắng bại. Sau những trận tỉ thí ấy, khâm phục về nội công của người đồng môn, Trần sư phụ đã nhờ Phan Dương Bình chỉ giáo.
Lão võ sư Phan Dương Bình về sau cũng có nhiều đệ tử, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Họ là những người ngưỡng mộ Vịnh Xuân nên tìm về Hà Nội, trong đó có cả những người đã thách đấu với ông.

Từ cao đồ Vịnh Xuân đến huyền thoại Việt võ đạo


Sau khi được thầy Tế Công truyền thụ những tinh hoa của Vịnh Xuân quyền, Phan Dương Bình tiếp tục tập luyện các công phu Thiếu lâm Hồng gia từ võ sư Chung Cảnh Vân – một người bạn thân của thầy Tế Công.
Nhưng giống như một cánh chim không biết mỏi trên bầu trời võ thuật, muốn khám phá thêm những tinh tuý võ học của các môn phái khác, Phan Dương Bình quyết định bôn ba tiếp trên con đường tầm sư học đạo.
Lúc này ở Hà Nội, danh tiếng của võ sư Nguyễn Lộc, sáng tổ môn phái Vovinam - Việt võ đạo đang nổi lên như cồn.
Vovinam – Việt võ đạo được sáng tổ Nguyễn Lộc sáng lập dựa trên môn võ vật cùng các môn võ cổ truyền của Việt Nam, chắt lọc những tinh hoa của võ thuật trên thế giới, chính thức ra đời năm 1938.
Lão võ sư Phan Dương Bình đã tìm hiểu, thấy tinh thần của Vovinam và của võ sư Nguyễn Lộc rất phù hợp với mình, lập tức ông khăn gói tìm đến võ đường của cụ Nguyễn Lộc để thọ giáo và học hỏi.
Ngay buổi đầu gặp gỡ, sáng tổ Nguyễn Lộc đã vô cùng ấn tượng và mến mộ Phan Dương Bình ở khí chất và tinh thần ham học hỏi.

Lão võ sư Phan Dương Bình viết cả sách về Vịnh xuân quyền
Thấy ông đã có căn bản, quyền cước thì vô cùng uyển chuyển lại mạnh mẽ, võ sư Nguyễn Lộc đã rất ngưỡng mộ và mời ông lưu lại ngay tại nhà mình để phụ trách việc trợ giảng.
Võ sư Nguyễn Lộc hơn Phan Dương Bình 18 tuổi, tuy danh nghĩa là thầy trò nhưng do đồng chí hướng, lại rất hợp nhau nên hai người coi nhau như huynh đệ một nhà.
Khoảng đầu năm 1953, khi phong trào Vovinam đang rất sôi nổi tại mảnh đất thủ đô, có rất nhiều võ sĩ đã tìm đến để thách đấu, trong đó có hai anh em võ sư nổi tiếng ở Hồng Kông là Vương Bang Phu, Vương Bang Dân.
Trong hai anh em thì Vương Bang Phu sức khoẻ phi thường, được ví như đại lực sĩ có thể vật ngã cả con bò mộng mà gương mặt vẫn thản nhiên không hề biến sắc.
Người em Vương Bang Dân thì thân thủ nhanh nhẹn, quyền thuật biến ảo khôn lường. Tại Hồng Kông, suốt gần chục năm, hai anh em thượng đài mà vẫn chưa tìm ra đối thủ.
Đến Hà Nội, hai anh em họ Vương đã dùng kế khích tướng khi loan tin rằng, họ vừa đánh gục thần tượng của thanh niên thủ đô - võ sư Nguyễn Lộc.
Tin ấy truyền đi khắp mọi nơi khiến nhiều người, dù biết là tin vịt vẫn hết sức phẫn nộ vì dám xúc phạm tới võ sư Nguyễn Lộc và môn phái Việt võ đạo.
Vốn là người điềm đạm nên võ sư Nguyễn Lộc chẳng chút bận tâm tới sự hỗn hào của hai võ sĩ ngoại quốc. Tuy thế, các học trò của ông, đặc biệt là Phan Dương Bình thì hết sức bức xúc, đòi rửa nhục cho thầy, cho môn phái.
Sau đó, Phan Dương Bình đã tìm hai anh em họ Vương để nhận lời thách đấu. Thông tin ấy ngay lập tức thành đề tài nóng hổi của báo giới lúc bấy giờ. Dân tình sôi sục, chờ mong đến ngày thượng đài.
Tuy nhiên, chính sự căng thẳng của trận đấu trên đã khiến nhà chức trách lo lắng và ngay lập tức phải can thiệp. Ngay trước ngày thượng đài, võ sư Phan Dương Bình bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ. Kết cục, trận đấu buộc phải hủy bỏ.
Nhưng cũng chính nhờ sự việc cụ Bình bị bắt, khi biết đã đụng chạm đến tinh thần thượng võ của người Việt nên ngay sau đó, hai anh em họ Vương đã viết thư gửi lời xin lỗi chính thức đến ông, đến võ sư Nguyễn Lộc và toàn thể giới võ thuật Hà Nội.
Lời xin lỗi sau đó được đăng tải trên khắp các mặt báo khiến dư luận được một phen hả hê, phấn khích.
Về sau, cùng với võ sư Lê Sáng (Chưởng môn thứ 2 của Việt võ đạo) thì Phan Dương Bình chính là một gương mặt gạo cội, có công lao cực kỳ to lớn trong việc phát dương môn phái rộng rãi trên toàn thế giới như ngày nay.

theo Trí Thức Trẻ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trẻ nhất Việt Nam

Người phát ngôn BNG VN Lê Hải Bình còn là phó Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Việt Nam phụ trách khu vực phía Bắc và Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Hà Nội

37 tuổi được bổ nhiệm làm người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Hải Bình còn là một võ sư, mỗi tuần đi dạy võ 4 buổi tối...                   


* Được bổ nhiệm làm người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi 37 tuổi, anh là người trẻ nhất trong số những người từng giữ vị trí này?
- Khi được bổ nhiệm, báo chí viết rằng tôi là người trẻ nhất, có tờ báo đã dẫn lại danh sách những người từng giữ vị trí này và chia ra số tuổi trung bình thì tôi mới biết rằng mình cũng khá trẻ.

* Mười năm trước, ở tuổi 27 anh đã là thư ký của Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, rồi sau đó ở tuổi 31, khi đang làm thư ký cho Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, anh được bổ nhiệm phó vụ trưởng, lúc ấy nhiều người đồn rằng anh thuộc diện con ông cháu cha nên mới được cất nhắc sớm thế. Xin hỏi anh đã vào Bộ Ngoại giao bằng cách nào?
- Tôi lớn lên và học tập ở Nha Trang nhưng quyết tâm thi vào Học viện Quan hệ quốc tế ở Hà Nội. Rồi tôi thi đỗ vào Bộ Ngoại giao, vì sự quyết tâm và duyên may chứ không phải là quan hệ hay nhờ vả gì. Còn nói rằng tôi có phải con ông cháu cha không thì tôi nghĩ rằng ai trên đời này cũng phải là con của người nào đó và cháu của một ai đó. Ý tôi muốn nói đến cái mơ ước, đam mê, lý tưởng của mình thì thật sự do ông bà, bố mẹ xây dựng, bồi đắp cho. Ông ngoại tôi không làm việc trong Bộ Ngoại giao nhưng từng có công việc liên quan đến ngoại giao, đó là khi ông giữ nhiệm vụ phó trưởng đoàn đàm phán Paris về VN (giai đoạn 1968-1973). Những câu chuyện liên quan đến cuộc đời làm cách mạng, làm ngoại giao của ông đã hình thành cho tôi một lý tưởng, ước mơ và con đường đi.

Ông Lê Hải Bình trên cương vị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

* Trong thực tế có những tình huống cụ thể, vấn đề đối ngoại cụ thể có khoảng cách giữa cách xử lý chính thức với mong muốn người dân nên phần nào gây bức xúc trong dư luận, anh nghĩ gì về điều này?
- Tôi tin rằng mọi người VN, bất kể giữ vị trí nào trong cơ quan nhà nước hay người dân bình thường, đều có chung mong muốn đất nước phát triển mạnh mẽ, hùng cường, không bị thế lực nào bắt nạt. Nhưng thực tiễn cũng có lúc xảy ra tình huống như bạn nói, đó là một thực tế buộc chúng ta phải chấp nhận, dù không mong muốn.
Khi thực thi nhiệm vụ, phát ngôn chính thức lập trường đối ngoại thì người làm công vụ phải cân đo đong đếm, thật sự tỉnh táo, cân nhắc trước sau, bảo đảm giữ vững lợi ích quốc gia. Mà việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định cũng là lợi ích quốc gia.
Tôi nghĩ trong phạm trù yêu nước, không có khoảng cách giữa nhà nước và nhân dân. Có thể coi cả dân tộc là một thể thống nhất, là một con người.
Con người ấy có gia thế vinh quang, có ý chí, có phẩm chất và năng lực. Qua thăng trầm lịch sử, hiện giờ gia cảnh đang còn nghèo, đối mặt với hoàn cảnh xung quanh phức tạp, con người ấy chỉ có một con đường là kiên nhẫn, nhẫn nhịn để học tập, rèn luyện, làm lụng để vươn lên.
Trong quá trình ấy, có lúc bị người này, người kia chèn ép, trái tim thì sục sôi muốn phản ứng mạnh mẽ, nhưng khối óc thì nghĩ về tương lai để kiềm chế, nhẫn nhịn, để có cách ứng xử phù hợp. Tôi nghĩ một cách hình tượng như vậy thôi.
Với vị trí của một người phát ngôn, tôi mong có sự cảm thông, chia sẻ trong những tình huống nhất định. Còn về mặt ý thức, tình cảm thì mình vẫn là người dân Việt, cũng dòng máu ấy, trái tim ấy, sự sục sôi ấy.
* Anh còn là một võ sư, thầy dạy võ, tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Hà Nội, võ thuật có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống của anh?
- Võ là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của tôi. Tôi mê võ thuật và tập từ năm 12 tuổi, cũng đã tập qua nhiều môn võ trước khi gắn bó với vovinam.
Tôi gắn bó với vovinam vì trước hết đây là môn võ chú trọng dạy võ đi liền với dạy đạo, có giá trị quy tụ và giáo dục thanh niên rất tốt. Vovinam có thế mạnh riêng trong việc truyền bá văn hóa VN ra nước ngoài, có chân rết ở khắp thế giới nên khi lập liên đoàn Đông Nam Á, liên đoàn châu Á, châu Âu, châu Phi... đều không gặp nhiều khó khăn.
Tôi đã dạy võ được gần mười năm, cũng đã dạy khắp nơi ở Hà Nội, số lượng học trò đến giờ chắc cũng hơn nghìn. Câu lạc bộ chính ở Học viện Ngoại giao thường xuyên có khoảng 100 võ sinh luyện tập.
Tôi không thu học phí, và đội ngũ huấn luyện viên do tôi xây dựng cũng theo đúng tôn chỉ mình học võ để dạy lại cho người khác chứ không bán võ...
Bên cạnh những chuyến đi phục vụ lãnh đạo cấp cao trong bang giao quốc tế, áo trắng cổ cồn, thì những chuyến đi cùng các em võ sinh nằm lăn lóc trên ghế cứng tàu hỏa, đối với tôi đều mang lại những giây phút hạnh phúc. Đôi khi tôi vẫn nghĩ đơn giản rằng nếu sự nghiệp không thành công thì mình về dạy võ cũng rất thoải mái.

... và khi là một người thầy dạy võ (bên trái)
* Tiếp xúc nhiều với các võ sinh, anh nghĩ gì về các bạn trẻ ngày nay?
- Nếu không đi công tác nước ngoài thì đều đặn bốn buổi tối mỗi tuần tôi đi dạy võ. Mong muốn của tôi là qua tập võ, các em võ sinh hiểu được lịch sử, biết về đất nước mình, từ đó tôn thêm lòng yêu nước với những điều rất cụ thể.
Hằng năm câu lạc bộ tổ chức khoảng hai chuyến đi hành hương về các địa chỉ lịch sử như thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, đi thăm khu an dưỡng thương bệnh binh nặng ở Thuận Thành, ra đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ, đến các đồn biên phòng để giao lưu với bộ đội...
Như từng bộc bạch khi được bổ nhiệm, tôi tin thế hệ trẻ ngày nay vẫn luôn yêu nước, đủ lý tưởng, đủ trăn trở và đủ cầu thị. Vấn đề là có những đường hướng phù hợp để lôi cuốn họ, rèn luyện họ.
Xin tặng bạn đọc báo Tuổi Trẻ một đoạn trong bài thơ tôi viết khi cùng các em võ sinh ra thăm đảo Lý Sơn, lúc đó tôi cũng vừa điTrường Sa về, chúng tôi đã bật khóc khi hát Quốc ca dưới chân tượng đài đội hùng binh Hoàng Sa:

... Ôi đêm nay Lý Sơn đẹp lạ thường
Ru em ngủ yên bằng lời sóng nước
Rồi sẽ có nhiều đêm thao thức
Sống thế nào cho Tổ quốc hôm nay
Để “Bản quốc hải cương” vững chãi xứ này
Hồn dân Việt ngàn năm tươi sáng mãi.

theo Tuổi trẻ

"Quốc võ" Việt Nam triệt hạ đối thủ trong chớp mắt


Là “Quốc võ” của Việt Nam, Việt võ đạo - Vovinam sở hữu nhiều sát chiêu có thể khiến đối thủ gục ngã trong chớp mắt.

Đòn chân tấn công


Đây được coi là “đặc sản” nổi bật nhất của Vovinam.
Tuy nhiên khả năng áp dụng ngoài thực chiến khó hơn so với các kỹ thuật phản đòn và khóa gỡ (đề cập ở dưới), đòi hỏi người thực hiện phải tập luyện một cách cực kỳ thuần thục và linh hoạt.
Hệ thống đòn chân tấn công của Vovinam chia làm 21 chiêu, thực chất là dùng chân để tấn công vào điểm yếu hoặc quật ngã đối phương.

Vovinam có nhiều đòn chân đẹp mắt 
Đòn chân có thể dùng để đánh vào khớp cổ chân, khớp gối, bụng, mặt, gáy hoặc kẹp cổ để quật ngã đối thủ.
Nhìn chung các đòn chân của Vovinam bao gồm cả ưu và khuyết điểm. Ưu điểm rõ ràng nhất chính là tính chất bất ngờ và tạo ra lực tác động mạnh.
Tuy nhiên nhược điểm lại là khó thực hiện và trong thực tế có thể sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” nếu không thực hiện thành công.
Giả sử nếu bay người lên kẹp cổ đối phương mà… trượt thì rất dễ tạo cơ hội cho đối phương thực hiện các đòn phản công.

Vật và chỏ


Nhờ tính hiệu quả, vận dụng vào thực chiến tốt nên Vovinam ngày càng được đào tạo một cách rất bài bản ở các lực lượng vũ trang Việt Nam (quân đội và cảnh sát).
Trong đó đoàn Vovinam Quân đội được đánh giá rất mạnh trên cả nước.
Vật và chỏ là hai vũ khí được đánh giá rất lợi hại của Vovinam. Theo nhiều nhà nghiên cứu võ thuật, Vovinam có vật hiệu quả như Judo và chỏ như Muay Thái.
Mặc dù có bắt nguồn từ vật cổ truyền nhưng vật trong Vovinam được đúc kết và phát triển đi kèm với một số thế võ để trở nên “hiểm” hơn.
Thông thường khi luyện tập, các võ sinh sẽ được tập các thế vật riêng biệt sau đó tập ghép lại thành những bài đối luyện.
Trong khi đó các đòn đánh bằng cùi chỏ của Vovinam cũng rất đa dạng. Thông thường các võ sinh mới nhập môn đã bắt đầu được học về các thế chỏ (được tổng hợp thành bộ chỏ).
Các đòn đánh chỏ của Vovinam thường tấn công vào những vùng “nhạy cảm” và dễ tổn thương của đối thủ như thái dương, mặt, yếu hầu, cằm, hay đỉnh đầu…
Do tính chất sát thương cao của các đòn chỏ nên giống với Muay Thái, đòn này hoàn toàn bị cấm trong thi đấu thể thao.
Tuy nhiên nếu áp dụng ngoài thực chiến thì đây lại là đòn mang lại hiệu quả rất lớn.
Vật trong Việt võ đạo

Hệ thống phản đòn


Nhiều người lầm tưởng rằng, Vovinam – Việt võ đạo là môn thiên về biểu diễn.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác khi đây là môn võ được đánh giá rất cao ở khả năng thực chiến với rất nhiều đòn hiểm.
Trong đó, phải kể tới một hệ thống phản đòn cực kỳ hiệu quả. Phản đòn của Vovinam được chia làm 3 cấp độ, từ dễ đến khó.
Có hàng chục các kỹ thuật phản đấm, phản đòn đá, đạp, phản đòn khi đối phương dùng vũ khí…

Phản đòn đấm trong Vovinam
Hệ thống phản đòn của Vovinam thực tế không quá khó tập, có thể áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, độ tuổi và thể trạng sức khỏe.
Từ một em nhỏ đến một cụ già hoàn toàn có thể áp dụng các chiêu thức phản đòn của Vovinam.
Hệ thống này bắt nguồn từ nguyên lý liên hoàn của môn phái. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn có tối thiểu 3 động tác theo nguyên tắc “một phát triển thành ba”.
Giả sử, muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né.
Sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt, mặt hay yết hầu và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương.
Hoặc muốn phản lại đòn đá tạt, ta chủ động xoay người, đan chéo chân và dùng hai tay để bắt chân đối phương, sau đó thực hiện đòn “quét chém triệt” sở trường của môn phái.


Phản đòn chống vũ khí trong Việt võ đạo
Nói chung, có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay kết hợp với đòn chân (chém quét, triệt ngã…).
Lối ra đòn này nhằm tạo lợi thế khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể trạng nhỏ bé nhưng nhanh lẹ và linh hoạt của người Việt Nam.
Đồng thời đây cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích.
Phản đòn của Vovinam được đánh giá rất thực chiến và nếu thực hiện đúng kỹ thuật và đủ lực, hoàn toàn có thể gây ra những chấn thương rất nặng cho đối thủ.

Khóa gỡ


Không giống các môn phái cổ truyền khác, Vovinam bao gồm hẳn một hệ thống các kỹ thuật khóa gỡ. Đó là những chiêu thức hóa giải và phản công khi bị đối phương khống chế.
Tương tự như hệ thống phản đòn, khóa gỡ cũng được chia làm 3 cấp độ tùy theo trình độ của từng học viên và cũng không quá khó để áp dụng ngoài thực chiến.
Thông thường ngay khi nắm vững các kỹ thuật căn bản (tấn, đấm, đá, té ngã…), các môn sinh Vovinam sẽ được tập luyện các kỹ thuật khóa gỡ (khi bị đối phương thực hiện các động tác khống chế như nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…).
Để thực hiện một đòn khóa gỡ, giả sử khi bị đối phương bóp cổ từ phía sau, ta thực hiện hóa giải và phản công bằng cách:
Bước chân phải ra sau gài phía sau chân trái đối phương; tay phải đưa lên cao, cúi đầu và xoay người sang bên phải đồng thời chém mạnh tay xuống về hướng trái cho 2 tay đối phương bật ra.
Chân trái đứng trụ, đá chém tay phải chân phải (chém vào cổ và đá quét vào gót chân trái đối phương)…
Nhìn chung các đòn khóa gỡ tuy nhìn không hề đẹp mắt nhưng lại hiệu quả, có một số điểm khá giống với một số chiêu thức của các môn võ của phương Tây.

 Lê Sơn 

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VIỆT NAM VÀ ALGERIA

Thủ tướng tiếp Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria

VTV.vn-Thủ tướng tiếp Nghị sỹ Quốc hội Algeria, Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam và Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria.

Tiếp Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam Hocine Maaloum, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai dân tộc, hai nước có quan hệ hữu nghị lâu đời, đều ủng hộ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Hiện mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển trên nhiều lĩnh vực nhưng chưa xứng tầm mà còn có nhiều dư địa để phát triển tốt hơn, đặc biệt là hợp tác về kinh tế thương mại, đầu tư và du lịch.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Thượng viện và Hạ viện Algeria mà nòng cốt là Nhóm nghị sỹ hữu nghị hai nước ủng hộ những nỗ lực tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Algeria trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chính trị, ngoại giao và thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam cho biết, hai nước đã từng trải qua nhiều gian khổ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, do vậy, Algeriađón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như đón người anh em từ xa trở về. Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị cũng khẳng định, Quốc hội Algeria sẽ luôn ủng hộ việc hai tăng nước tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, như thỏa thuận đã đạt được trong cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam
Chiều nay (2/6), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam Cherfaoui Tayeb. Tại buổi tiếp Chủ tịch Cherfaoui Tayeb cho biết, thế hệ người Algeria hiện nay và mai sau luôn coi Việt Nam là đất nước anh em. Hiện nay, Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân của hai nước theo hướng liên doanh, liên kết trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, dệt may, sản xuất xe đạp, xe máy, thủy sản và da giày. Thậm chí, hai nước cần tính đến việc hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, hàng hải và hàng không để hỗ trợ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam cũng cho rằng, cả Algeria và Việt Nam đều có chủ nghĩa anh hùng và vì lý do đó Algeria và Việt Nam cần chung tay để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn thông qua các dự án hợp tác cụ thể. Đánh giá cao các đề xuất của Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam, Thủ tướng đề nghị Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam sẽ tích cực là cầu nối để doanh nghiệp hai nước thiết lập các mối quan hệ đầu tư và kinh doanh.
Tại buổi tiếp Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria và xem màn trình diễn Vovinam của các võ sư Algeria, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ việc phát triển môn võ này tại Algeria, đồng thời chúc Liên đoàn tiếp tục phát triển và tiếp tục đóng góp thiết thực vào việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời tốt đẹp giữa hai nước. Năm 2013, Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria đã được thành lập, quy tụ khoảng 15.000 võ sinh Algeria đang tham gia phong trào tập luyện và thi đấu chuyên nghiệp tại gần 200 câu lạc bộ Vovinam ở khắp các tỉnh, thành của Algeria.
Trước đó, tại buổi gặp mặt thân mật với đại diện cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc ở Algeria và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, từ mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, sự tin cậy về chính trị cũng như những thỏa thuận cấp cao vừa đạt được trong chuyến thăm này, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria cần trở thành cầu nối cho các Bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, cũng như các lĩnh vực xây dựng, dệt may, nông nghiệp và cả an ninh, quốc phòng.
Thủ tướng cũng mong muốn, cộng đồng người Việt Nam tại Algeria sẽ luôn là một sứ giả và nhịp cầu góp phần quảng bá về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, đưa hai nước Việt Nam - Algeria ngày càng gần gũi.
Theo Trung Kiên - Lê Tuấn

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

VOVINAM LÊN PHIM HOLLYWOOD

Bá tước Rat Sakhorn tại lễ khai mạc Giải vovinam các đội mạnh toàn quốc Cúp Vinatex 2015 - Ảnh: N.K.

TT - Với niềm đam mê vovinam, bá tước của Campuchia và là phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) Rat Sokhorn không chỉ góp công lớn quảng bá vovinam ra thế giới mà còn chuẩn bị đưa võ Việt tiến vào thế giới phim hành động của Hollywood.

Theo đó, đòn thế vovinam sẽ được sử dụng chủ đạo trong bộ phim hành động Fight for life (tạm dịch Chiến đấu để sống còn) do bá tước Rat Sakhorn lên ý tưởng kịch bản và kết hợp với đạo diễn kiêm diễn viên Ace Cruz đang hành nghề tại Hollywood sản xuất.
Đó cũng là lý do cả hai có mặt tại VN để theo dõi Giải vovinam các đội mạnh toàn quốc 2015 đang diễn ra tại Bình Dương nhằm tiến đến sự chuẩn bị cuối cùng. Phim đã chọn xong diễn viên, trong đó đáng chú ý có sự tham gia của diễn viên hành động khá nổi tiếng Michael Madsen (Mỹ) và cựu võ sĩ quyền anh hạng nặng thế giới Evander Holyfield (Mỹ).

Phim hành động “thương hiệu” vovinam

Đạo diễn Ace Cruz cho biết bộ phim dự kiến có kinh phí 2-10 triệu USD và ông sẽ làm hết sức mình để có thể đưa vovinam “tấn công” vào Hollywood. Ông nói: “Lần sang VN này là dịp để tôi chứng kiến tận mắt môn võ vovinam trước khi về lại Mỹ làm việc với các diễn viên và hoàn thiện kịch bản”.
Trong khi đó, bá tước Rat Sakhorn chia sẻ: “Chúng tôi sẽ về bàn với đội quay phim ở Mỹ và dự kiến bấm máy vào cuối năm nay. 10 triệu USD hơi nhiều, tôi nghĩ 4 triệu USD trở lại thì không thành vấn đề. Phim sẽ được quay tại Campuchia, VN, Thái Lan, Philippines và Mỹ. Trong đó, chúng tôi sẽ phải bàn thêm với phía VN để có thể cấp phép cho việc quay phim cũng như tư vấn thêm cho phù hợp để có thể chiếu tại VN cũng như phát đi khắp thế giới. Tôi nghĩ qua bộ phim này, vovinam sẽ càng được quảng bá rộng khắp hơn”.
Không chỉ cơ bản đã đồng ý tham gia phim hành động Chiến đấu để sống còn, cựu võ sĩ quyền anh Evander Holyfield cũng 90% sẽ đồng ý tham gia một đoạn clip ngắn quảng bá cho vovinam sẽ quay trước phim hành động. Cụ thể, Holyfield sẽ mặc trang phục truyền thống của vovinam do võ sư Nguyễn Văn Chiếu ký tặng và sau đó nhận xét về môn võ truyền thống của VN này.
Bá tước Rat Sakhorn cho biết: “Do võ sư Nguyễn Văn Chiếu bị bệnh không thể sang Mỹ quay phim nên chúng tôi sẽ ghi lại clip ông ký tặng lên trang phục vovinam rồi ghép với clip Holyfield mặc trang phục này và nói về vovinam. Holyfield sẽ nói rằng tôi rất tự hào gia nhập đại gia đình vovinam và tôi tin chúng ta sẽ cùng nhau đưa vovinam phát triển”.
Ngoài ra, bá tước Rat Sakhorn còn cho biết hãng phim của ông và đạo diễn Ace Cruz sẽ còn làm một bộ phim cổ tích nhắm đến trẻ em với tên gọi Bạch Tuyết và 12 chú lùn để quảng bá cho vovinam. Kịch bản của phim cũng tương tự như truyện Bạch Tuyết và 7 chú lùn, nhưng cái khác ở phim này là làng của các chú lùn sẽ phải đấu vovinam với nhau để chọn ra 12 chú lùn giỏi võ nhất đi theo bảo vệ Bạch Tuyết. Phim sẽ quay ở những cảnh đẹp tại Campuchia và VN (có thể là ở động Phong Nha).
Cuộc gặp gỡ tình cờ cho võ Việt tiến vào Hollywood
Bá tước Rat Sakhorn và đạo diễn Ace Cruz quen nhau tại SEA Games 27 ở Myanmar vào năm 2013. Khi đó, bá tước Rat Sakhorn đang ngồi trên khán đài danh dự xem các võ sĩ vovinam Campuchia thi đấu đối kháng. Còn đạo diễn Ace Cruz (đi xem người cháu thi đấu nhảy cao cho đội tuyển điền kinh Philippines) lần đầu đi xem môn võ vovinam vì tò mò.
Chứng kiến cảnh bá tước Rat Sakhorn xuống thảm tư vấn cho các võ sĩ Campuchia, Ace Cruz khá ngạc nhiên và sau đó đi hỏi các võ sĩ Campuchia. Khi biết đây là người giỏi vovinam và phát triển vovinam tại Campuchia, Ace Cruz quyết định gặp mặt tìm hiểu. Sau đó cảm thấy ăn ý, họ bắt tay hợp tác với nhau thành lập công ty sản xuất phim tại Hollywood và Chiến đấu để sống còn chính là bộ phim hợp tác đầu tiên của cả hai.
Nói về việc hợp tác với đạo diễn Ace Cruz, bá tước Rat Sakhorn nói: “Tuy chỉ là đạo diễn trung bình ở Hollywood nhưng Ace Cruz phù hợp với tôi và vovinam. Nói vậy bởi đạo diễn nổi tiếng sẽ không nhận làm phim về vovinam hoặc không có thời gian và sẽ đòi chi phí rất cao. Mặt khác, Ace Cruz là đạo diễn ở Hollywood nên sẽ biết thị hiếu của người Mỹ như thế nào về phim hành động để có thể “chinh phục” họ bằng một bộ phim về môn võ vovinam”.
Về phần mình, võ sư Nguyễn Văn Chiếu tỏ ra khá hào hứng khi nói về ý tưởng của bộ phim với các tư thế chiến đấu của vovinam cũng như đoạn clip ngắn quảng bá cho vovinam với sự tham dự của cựu võ sĩ quyền anh Evander Holyfield.
Ông Chiếu nói: “Nếu bộ phim có thể ra mắt, vovinam sẽ càng được nhiều người trên thế giới biết đến. Đó thật sự là điều hạnh phúc”.

Vài nét về bá tước Rat Sakhorn và đạo diễn Ace Cruz

Bá tước Rat Sakhorn sinh tại Phnom Penh, có cha là người Campuchia và mẹ là người Việt. Trong gần 10 năm ở VN, bá tước Rat Sakhorn đã học và tập luyện vovinam dưới sự hướng dẫn của võ sư Nguyễn Văn Chiếu. Năm 2004, ông được Hoàng gia Campuchia phong bá tước nhờ những đóng góp của mình.
Ông hiện là bộ trưởng cố vấn cho chủ tịch Quốc hội Campuchia về kinh tế và đầu tư. Ông cũng là phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới, chủ tịch Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á và Campuchia.
Đạo diễn Ace Cruz lớn lên ở Los Angeles (Mỹ). Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Sân khấu và Đại học Mỹ thuật, ông bắt đầu sự nghiệp của mình như là một diễn viên sân khấu và sau đó dấn thân vào một số bộ phim Hollywood.
Sau 10 năm trong thế giới sân khấu, Cruz đi học viết kịch bản và làm phim ở Trường USC. Cruz từng làm sáu bộ phim Hollywood trong vai trò viết kịch bản, sản xuất, đạo diễn, diễn viên... Cruz từng đoạt giải tại Liên hoan phim hành động quốc tế ở Hollywood vào năm 2009 với phim Outrage có sự tham gia của diễn viên hành động nổi tiếng Michael Madsen.

Nội dung phim Fight for life

Bộ phim xoay quanh cậu bé người Campuchia có một tuổi thơ bất hạnh và sau này thành danh trên võ đài nhờ vovinam. Mẹ bị một người đốn gỗ lậu của Thái Lan xâm hại có thai khi chỉ mới 17 tuổi và người bố không mong muốn ấy sau đó lại bị một nhóm đốn gỗ lậu khác giết chết. Không có tiền nuôi con, mẹ cậu bé buộc phải đi làm gái phục vụ nhóm khai thác gỗ lậu đó.
Sống trong bối cảnh như thế, cậu bé này đã không tránh khỏi hư hỏng khi lập băng nhóm trộm cắp. Trong một lần lấy trộm máy ảnh của một du khách người Mỹ (Michael Madsen đóng), cuộc đời cậu bé đã thay đổi. Vị du khách này đã cho cậu bé đi học văn hóa nhưng vẫn không thay đổi được cậu bé. Vì vậy, ông gửi cậu bé đến một doanh nhân người Campuchia (bá tước Rat Sakhorn đóng) biết võ thuật với ý nghĩ nhờ “đạo trong võ” giúp cậu bé thay đổi.
Doanh nhân này đã dạy vovinam và sau đó gửi cậu bé sang VN trau dồi thêm với người đứng đầu môn phái (do chánh chưởng quản môn phái vovinam và là phó chủ tịch WVVF - võ sư Nguyễn Văn Chiếu - đóng và chỉ đạo võ thuật cho phim) vì thấy cậu bé lãnh ngộ rất nhanh môn võ này. Tại VN, phim sẽ quay nhiều về võ đường - nơi có nhiều võ sĩ từ các nước trên thế giới tìm đến đất tổ vovinam để học.
Sau khi học thành tài, cậu bé lúc này đã lớn bắt đầu tham gia thi đấu trên các võ đài tự do ở Campuchia, Philippines, Thái Lan rồi sang cả Mỹ thi đấu dưới sự giới thiệu của du khách người Mỹ từng bị trộm máy ảnh và có hẳn một ông bầu (đạo diễn Ace Cruz đóng). Trong những lần cậu bé thi đấu tại Mỹ, một HLV võ đài tự do (do Evander Holyfield đóng) đã rất ấn tượng và có những lần còn ngồi vào ghế chỉ đạo cho cậu bé.
Trong những cuộc nói chuyện sau đó, cậu bé đã thuyết phục vị HLV này đến Campuchia và VN để làm từ thiện với mình cũng như với vovinam.

NGUYÊN KHÔI



Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

SỰ LÔI CUỐN "KỲ DIỆU" CỦA VÕ THUẬT

 

Tự thân võ thuật đã có một sức hút rất lớn đối với con người, nhất là thanh thiếu niên. Võ thuật đáp ứng và thoả mãn được tính hiếu động, nâng cao thể trạng, phát triển năng lực tự vệ, tấn công cho người tập. Ngoài ra sự trình diễn mang tính chất thẩm mỹ cao hoặc các công phu đặc dị cũng chinh phục cảm quan của đại đa số quần chúng nhân dân, các giới, các ngành …

Đi sâu vào lãnh vực mênh mông của võ học, tri thức ta tăng tiến dần lên, quan điểm về võ thuật được đúng đắn hơn, đời sống tinh thần phong phú thêm… Thế là sức hút đã đưa ta vào quỹ đạo nhất định, khó thay đổi. Nhiều người thầy võ cho đó là “Nghiệp” phải theo đuổi mãi, dù rằng trên đường lưu chuyển đã từng gặp không ít khó khăn trở lực.
Võ thuật là một chuyên khoa sâu, một ngành văn hoá nghệ thuật do con người tạo ra và di dưỡng. Võ thuật chỉ được xây dựng trên một chủ thể duy nhất, đó là con người và chính con người sẽ làm cho võ học ngày càng một cao rộng phong phú hơn – Sự tương tác hỗ căn.
Lịch sử phát triển của võ thuật gắn liền với đà tiến hoá của loài người. Thuở ban đầu các động tác chiến đấu rất thô sơ, chỉ là những cái tát, vồ, chụp, đấm, đá đơn giản, dần dần được tinh vi hoá sao cho từng tư thế phát đòn phải được hoàn thiện, thuận lợi nhất, nhanh mạnh nhất, hiểm hóc nhất, che giấu được chỗ hở tốt nhất…
Tùy theo vị trí địa lý, nhân chủng và lịch sử đấu tranh của mỗi dân tộc, mà các trường phái võ thuật được hình thành và có vóc dáng riêng, hoặc thiên về quyền, hoặc thiên về cước, có phái chuyên về vũ khí, hoặc phát triển sâu về khí công, nội công, ngạch công, nhuyễn công v.v.
Về mặt lý luận môn nào cũng có lý lẽ riêng; về mặt huấn luyện, phái nào cũng có chương trình và các phương thức tập luyện đặc thù. Nhìn chung tất cả đều hay, chỉ tiếc đời người không đủ thời gian và điều kiện để tập hết các môn; thế nên tùy hoàn cảnh, tùy sở thích, tùy cơ duyên mà người tập môn nầy, kẻ khác tập môn khác, tạo nên bầu không khí sinh hoạt võ thuật đặc sắc lan rộng khắp nơi.
Tuy nhiên thời gian cũng sàng lọc để loại bỏ những gì không phù hợp, không đúng hướng với đà tiến bộ con người. Có những môn võ mất dần sức hút đến nỗi không còn cần thiết trong đời sống nhân loại, người ta không quan tâm mặc dù môn ấy được dựng thành phim như huyền thoại; xem để giải trí thì được, chứ không ai muốn phải mất thời gian công sức tập luyện những công phu chẳng phù hợp với xu thế thời đại nữa.

                                   
Đáng buồn hơn, ở trường hợp một số môn phái mạnh khác cũng đang kiệt dần sức hút vì mất đoàn kết do mâu thuẫn nội bộ; họ mãi lo tranh giành với nhau các tư lợi nhỏ nhen, những hư danh rỗng tuếch. Thời gian và tâm trí bị mất mát qua các cuộc đấu đá bôi bẩn nhau thay vì lo tập trung tìm tòi, nghiên cứu, hội thảo, bàn luận, chen vai góp sức để làm giàu tài sản chung, khiến cho tinh hoa thui chột, nghệ thuật bị xa dần nguồn cội. Người ngoài nhìn vào vừa chê cười vừa mất lòng tin, người cùng môn phái chỉ biết thở dài ngao ngán.
Bất kỳ loại tài sản nào muốn tồn tại truyền đời cũng đều trông cậy vào thế hệ kế thừa, nhất là dạng tài sản về văn hoá nghệ thuật. Một môn phái võ đạo cũng không vượt qua qui luật ấy. Thế hệ đi sau phải được tiếp nhận đầy đủ các tinh hoa của nghệ thuật đề làm hành trang tiếp bước cha anh. Ví dụ: Dạy cho đệ tử một miếng võ không những chỉ dạy cho thuộc mà còn phải biết cách dạy để trở thành phản xạ, biết triển khai sử dụng sao cho có hiệu quả. Dạy múa một bài quyền ngoài việc thuộc bài ra, phải hướng dẫn cách bộc lộ được ý nghĩa thâm sâu tàng ẩn, để các động tác được thể hiện bằng sự thông minh trí tuệ, trong khuôn phép Kí Hoà, Tâm Định, Thần Minh. Giống như việc dạy hát của khoa Thanh Nhạc; thuộc bài hát và hát có kỹ năng như phát âm tròn vành rõ chữ, cách ngân nga nhấn nhá đúng cao độ, trường độ dòng nhạc và cường độ biểu lộ tình cảm trong bài hát.
Nếu dạy hời hợt, không tránh khỏi học cũng hời hợt, nghệ thuật bị phôi pha sau từng đợt kế thừa, sức hút bị yếu dần trước khi mất hẳn, người trong cuộc cũng bị mất phương hướng trước một thứ nghệ thuật phi nghệ thuật.
Để làm tốt công việc giảng dạy, ông thầy võ cần trang bị cho môn sinh ba thứ chất: Tố Chất, Tính Chất, Phẩm Chất – gọi là : Tam Chất đồng tập – để làm vốn liếng cơ bản cần có ngõ hầu đủ bản lĩnh nhận lãnh trách nhiệm vụ kế thừa .

1.TỐ CHẤT:

Đó là năm tố chất thể lực: – Nhanh – Mạnh – Bền – Khéo – Dẻo.
* Nhanh: Các động tác võ thuật được tập trở thành phản xạ, phát ra với tốc độc cao, phù hợp với tình huống diễn biến, đúng thời điểm, chính xác như ý muốn. Cần chú ý các bài tập bổ trợ về phản xạ có điều kiện, phản xạ tự nhiên.
* Mạnh: Sức phát đòn có cường lực lớn, các cú đấm, ngọn đá thể hiện được uy lực dũng mãnh. Lực phát được bắt nguồn từ đan điền, lan ra tay chân bởi các yếu tố hợp lực và các yếu quyết dụng nội lực.
* Bền: Khả năng thực hiện một khối lượng vận động lớn, kéo dài sự duy trì năng lượng cơ và các trạng thái sinh hoá của cơ thể. Mức độ sung sức ban đầu được nâng cao theo ngày tháng tập luyện (tất nhiên có mức bão hoà).
* Khéo: Sự phối hợp đồng bộ của nhiều động tác vi tế phức tạp, nói lên khả năng thực hiện độ khó, sự luyện tập dày công và làm chủ thần kinh.
* Dẻo: Sự mềm dẻo uyển chuyển, vận động có nghệ thuật nhờ vào khả năng mở khớp ở biên độ rộng trên toàn thân thể.
    

Các tố chất thể lực nêu trên rất cần thiết cho người luyện võ. Có những trường hợp bẩm sinh đã hội đủ cả năm tố chất, người ta gọi đó là thiên bẩm, hay năng khiếu; nếu được luyện tập đúng mức có thể đạt tớiđỉnh cao võ thuật. Trong trường hợp không hội đủ cả năm, vẫn có thể thành công với điều kiện luyện tập thật chuyên cần – Cần cù bù năng khiếu – tuy nhiên vầt vả hơn là tỉ lệ đạt thấp hơn. Tiếc thay có những trường hợp – Tiên Thiên Toàn Túc, Hậu Thiên Bất Túc – sinh ra đã có những tiền tố nhưng không được đào tạo đúng hướng, đúng cách, đành hoài phí đi một nhân tố đầy đủ khí chất, gân cốt tốt tươi.
Tóm lại cái giỏi của ông thầy võ là biết phát triển năng khiếu, và cũng biết biến sự Bất Túc thành Toàn Túc. Sức hút trở nên mạnh mẽ cũng từ chỗ này, vì đã mang được võ thuật đúng nghĩa đến cho mọi người bằng tâm đức và tài năng chân chính.

2.TÍNH CHẤT:

Sự hiểu biết về lý luận võ học: Chính là nền tảng vững chắc cho sự thành đạt trong lãnh vự võ thuật. Có người theo tập luyện nhiều năm nhưng vẫn còn mù mờ vì không thông hiểu được các ý nghĩa chiều sâu mang tính uyên thâm, chỉ nắm bắt đường nét rồi suy diễn theo nghĩa thông thường để rồi bỏ qua những đặc trưng qúy giá vế tính triết học, tính sinh học, tính mỹ học, tính võ học của những bài bản, kỹ thuật, hay bài tập trong môn phái. Hiểu biết không cao, tất nhiên tính chất cũng tầm thường, mất phương hướng, lệc qũy đạo vì thiếu lực hút của một nghệ thuật đúng nghĩa.
Xác định quan điểm đúng đắn về võ thuật: Là điều cần thiết để người tập võ thấy được đích đến và ý nghĩa thành tựu. Quan điểm sai, luyện tập sẽ chệch hướng, thay vì đi thẳng vào trọng tâm của chủ đề, nhanh chóng nắm bắt cái cốt lõi tinh túy, thì họ chỉ đi những vòng hời hợt bên ngoài, uổng phí thời gian công sức, cuối cùng mang tâm trạng chán nản, thiếu tự tin vì càng học tập càng bị lẫn quẩn.

                            

Sự đam mê và niềm tin: Là nguồn động lực đẩy ta vượt những khó khăn trên hành trình đến với võ đạo. Thiếu đam mê và niềm tin, ý chí sẽ không vững, nghị lực sẽ không bền, dễ bỏ cuộc nửa chừng và nuối tiếc đoạn đường đã qua.
Nhiệt huyết và năng động: Là lòng hăng hái, không ngại việc, không sợ khó và tháo vát tạo ra nhiều cơ hội để đến thành công. Tuổi trẻ thiếu nhiệt huyết, năng động cũng vô ích như ông già thiếu kinh nghiệm. Cuộc sống không chờ đợi hay thiên vị kẻ lười nhác. Hãy sống thật, sống hết mình, biết chọn đích sống và phấn đấu với sự nỗ lực toàn tâm toàn trí.

3.PHẨM CHẤT:

Tính kỷ luật trong tập thể: Là đức tính cần thiết của con nhà võ, nói lên sự hoà mình, khiêm tốn, biết tự chế, tôn trọng cộng đồng. Sinh hoạt võ thuật rất trọng nghi thức (nhưng không hình thức cứng ngắt) nhắm mục đích giáo dực tính trọng kỷ luật cho môn đồ. Giữ môn qui nghiêm cẩn, là giữ giếng mối cho môn phái được tồn tại và phát triển lâu dài. Vô kỷ luật, ngang tàng ương bướng, gây rối đều là tánh xấu, là tai họạ của tập thể, cộng đồng.
Hàm dưỡng tu tập tinh thần võ đạo: Điều nầy ta phải làm cả đời bằng ý thức và sự nghiêm túc, vì tinh thần võ đạo luôn hiện diện trong đời thường. Những kinh điển, giáo điều giúp ta nắm vững các mẫu mực nhưng cuộc sống lại cho ta kinh nghiệm. Thiện ác tốt xấu luôn song hành và cọ sát, đôi khi nẩy lửa và đổ vỡ, nhưng nhờ đó mới hiểu được thế nào là võ đạo để chiêm nghiệm, để ngộ và sùng bái.
Cách đối nhân xử thế: Dù ta mạnh nhưng không được phép cho mình là kẻ mạnh vì người có võ dễ bị ngộ nhận là võ phu, võ biền. Đừng để mờ lương tri hầu phân biệt cho rõ đúng, sai, thiện, ác mà dẫn dắt hành động. Hãy trọng nhân nghĩa và công bằng với mọi người; khi cần phải biết thể hiện tính hiệp sĩ cứu nhân độ thế.
Đức bao dung, lòng nhân ái: Đây là phẩm hạnh tốt đẹp và cao cả nhất, là chất liệu thu phục, cảm hoá người tốt nhất. Hãy thực hiện thường xuyên trong đời sống dù là những việt nhỏ nhặt, chắc chắn sẽ có một lực hút rất lớn đối với mọi người chung quanh.
Muốn thành công trong lãnh vực võ thuật, phải luyện tập một cách nghiêm cẩn. Ranh giới giữa đúng và sai rất mong manh. Tập chệch một tí thôi, sẽ hình thành thói quen theo hướng lệch lạc, rất khó chỉnh sửa về sau, ngày càng xa rời đích đến.
Tố chất, tính chất và phẩm chất không thể đứng độc lập riêng lẻ, mà phải giao thoa, hỗ tương để làm trụ cột vững vàng xây nền nghệ thuật, phát sức hút mãnh liệt với tha nhân đào tạo tốt các thế hệ kế thừa tiếp nối thừa kế một tài sản có giá trị thật sự, gieo nhân tốt cho công cuộc phát triển ở tương lai mai sau.

(Vovinamhanam.com)


Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

KẾT QUẢ GIẢI VOVINAM ĐẠI HỘI TDTT TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII - NĂM 2014


Môn vovinam trong chương trình ĐH TDTT toàn quốc lần thứ VII/2014 đã khép lại với vị trí dẫn đầu thuộc về đoàn TP.HCM với 9 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ.
Hôm qua (7/12) đã diễn ra các nội dung đối kháng ở hạng cân 68kg, 75kg nam và 63 kg nữ. Tâm điểm của ngày thi đấu cuối cùng thuộc về hai đoàn Quân Đội và Thanh Hóa . Vì đang bằng số HCV trên bảng tổng sắp nên Quân đội xếp thứ 3 do có nhiều hơn Thanh Hóa số HCB, chính vì thế nên trong ngày thi đấu nay, cả hai đoàn tham gia với quyết tâm cao độ để đảm bảo vị trí trong top 3 toàn đoàn.
VĐV Nguyễn Sơn Ca, đoàn Quân Đội (giáp xanh) giành HCV hạng 63kg. (ảnh Hoàng Tuân).
Tại trận chung kết ở nội dung 63 kg nữ, khán giả tại Nhà thi đấu Trần Quốc Toản – TP. Nam Định đã được chứng kiến cuộc tranh tài bất phân thắng bại giữa Nguyễn Sơn Ca (Quân đội) và Phùng Thu Hà (Công an). Cả hai đều giằng có và có những cú ra đòn thận trọng ở hiệp 1. Sang hiệp 2, VĐV của Quân Đội đã tung những đòn tấn công quyết liệt về phía đối phương nhưng gặp phải sự chống trả quyết liệt của VĐV Phùng Thu Hà của Công An. Sau 2 hiệp hòa 0-0, tổ giám định đánh giá cả hai đều không mắc lỗi nào nên phân thắng bại bằng số cân. Vì có số cân nhẹ hơn đối thủ nên Nguyễn Sơn Ca đã giành HCV.
Sau khi Quân đội giành thêm được 1 HCV nên các VĐV Thanh Hóa lại càng thi đấu quyết liệt hơn khi có tới 2 VĐV lọt vào chung kết. Tuy nhiên, may mắn đã không đến với đoàn Thanh Hóa khi Lưu Đức Hiệp đã để thua với kết quả 0-2 nhường chiếc HCV cho Trương Văn Mạo của đơn vị Nghệ An.
Trọng trách và cũng là niềm hy vọng cuối cùng được đặt vào võ sĩ trẻ Nguyễn Tiến Sơn khi anh chạm trán đối thủ Phạm Trường Sa (Bình Dương). Tuy nhiên ngay những giây đầu tiên VĐV Thanh Hóa đã đối phương tung ra những cú đòn chân hiệu quả và dẫn trước 0-1. Sau đó, với pha bắt chân đánh ngã, Trường Sa bị bắt lỗi và bị trừ 1 điểm , cùng với đó Tiến Sơn được 1 điểm. Với tâm lý hưng phấn, VĐV của Thanh Hóa thi đấu khá thoải mái, ngay sau đó anh ghi thêm 2 điểm để giành HCV.
Kết thúc lượt trận chung kết sáng 7/12, Thanh Hóa chỉ giành được 1 HCV thua số HCB và chấp nhận đứng thứ 4 toàn đoàn sau TP.HCM, Cần Thơ, Quân Đội.