Social Icons

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin vo thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin vo thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

ĐĂNG KÝ THAM GIA TẬP LUYỆN TẠI CÁC CLB VOVINAM HÀ NAM


   Nhằm tạo điều kiện cho các bạn thanh niên, học sinh và sinh viên trong tỉnh có nhu cầu tham gia tập luyện võ thuật, thể dục thể thao  rèn luyện sức khoẻ. Câu lạc bộ võ thuật Vovinam nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam liên tục mở lớp tuyển sinh võ sinh học Vovinam.

HLV và các võ sinh clb nhà thiếu nhi tỉnh  tại đền thờ nữ tướng Lê Chân

1. Đối tượng chiêu sinh: 

- Cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên, thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh.

2. Địa điểm tập luyện:

- Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam

3. Thời gian: 

- Từ 18h00 đến 19h30 thứ 2, 4, 6 hàng tuần..

4. Các kỹ năng luyện tập:

- Các thế võ,vật căn bản đến nâng cao.

- Quyền thuật, đối kháng, tự vệ...

- Dưỡng sinh, điều hoà khí cơ thể........

5. Đăng ký tại đây:

- Liên hệ: HLV Duy Vũ
-  Hotline: 0967680669

- Hoặc điền thông tin vào Form dưới đây.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

"Quốc võ" Việt Nam triệt hạ đối thủ trong chớp mắt


Là “Quốc võ” của Việt Nam, Việt võ đạo - Vovinam sở hữu nhiều sát chiêu có thể khiến đối thủ gục ngã trong chớp mắt.

Đòn chân tấn công


Đây được coi là “đặc sản” nổi bật nhất của Vovinam.
Tuy nhiên khả năng áp dụng ngoài thực chiến khó hơn so với các kỹ thuật phản đòn và khóa gỡ (đề cập ở dưới), đòi hỏi người thực hiện phải tập luyện một cách cực kỳ thuần thục và linh hoạt.
Hệ thống đòn chân tấn công của Vovinam chia làm 21 chiêu, thực chất là dùng chân để tấn công vào điểm yếu hoặc quật ngã đối phương.

Vovinam có nhiều đòn chân đẹp mắt 
Đòn chân có thể dùng để đánh vào khớp cổ chân, khớp gối, bụng, mặt, gáy hoặc kẹp cổ để quật ngã đối thủ.
Nhìn chung các đòn chân của Vovinam bao gồm cả ưu và khuyết điểm. Ưu điểm rõ ràng nhất chính là tính chất bất ngờ và tạo ra lực tác động mạnh.
Tuy nhiên nhược điểm lại là khó thực hiện và trong thực tế có thể sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” nếu không thực hiện thành công.
Giả sử nếu bay người lên kẹp cổ đối phương mà… trượt thì rất dễ tạo cơ hội cho đối phương thực hiện các đòn phản công.

Vật và chỏ


Nhờ tính hiệu quả, vận dụng vào thực chiến tốt nên Vovinam ngày càng được đào tạo một cách rất bài bản ở các lực lượng vũ trang Việt Nam (quân đội và cảnh sát).
Trong đó đoàn Vovinam Quân đội được đánh giá rất mạnh trên cả nước.
Vật và chỏ là hai vũ khí được đánh giá rất lợi hại của Vovinam. Theo nhiều nhà nghiên cứu võ thuật, Vovinam có vật hiệu quả như Judo và chỏ như Muay Thái.
Mặc dù có bắt nguồn từ vật cổ truyền nhưng vật trong Vovinam được đúc kết và phát triển đi kèm với một số thế võ để trở nên “hiểm” hơn.
Thông thường khi luyện tập, các võ sinh sẽ được tập các thế vật riêng biệt sau đó tập ghép lại thành những bài đối luyện.
Trong khi đó các đòn đánh bằng cùi chỏ của Vovinam cũng rất đa dạng. Thông thường các võ sinh mới nhập môn đã bắt đầu được học về các thế chỏ (được tổng hợp thành bộ chỏ).
Các đòn đánh chỏ của Vovinam thường tấn công vào những vùng “nhạy cảm” và dễ tổn thương của đối thủ như thái dương, mặt, yếu hầu, cằm, hay đỉnh đầu…
Do tính chất sát thương cao của các đòn chỏ nên giống với Muay Thái, đòn này hoàn toàn bị cấm trong thi đấu thể thao.
Tuy nhiên nếu áp dụng ngoài thực chiến thì đây lại là đòn mang lại hiệu quả rất lớn.
Vật trong Việt võ đạo

Hệ thống phản đòn


Nhiều người lầm tưởng rằng, Vovinam – Việt võ đạo là môn thiên về biểu diễn.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác khi đây là môn võ được đánh giá rất cao ở khả năng thực chiến với rất nhiều đòn hiểm.
Trong đó, phải kể tới một hệ thống phản đòn cực kỳ hiệu quả. Phản đòn của Vovinam được chia làm 3 cấp độ, từ dễ đến khó.
Có hàng chục các kỹ thuật phản đấm, phản đòn đá, đạp, phản đòn khi đối phương dùng vũ khí…

Phản đòn đấm trong Vovinam
Hệ thống phản đòn của Vovinam thực tế không quá khó tập, có thể áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, độ tuổi và thể trạng sức khỏe.
Từ một em nhỏ đến một cụ già hoàn toàn có thể áp dụng các chiêu thức phản đòn của Vovinam.
Hệ thống này bắt nguồn từ nguyên lý liên hoàn của môn phái. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn có tối thiểu 3 động tác theo nguyên tắc “một phát triển thành ba”.
Giả sử, muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né.
Sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt, mặt hay yết hầu và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương.
Hoặc muốn phản lại đòn đá tạt, ta chủ động xoay người, đan chéo chân và dùng hai tay để bắt chân đối phương, sau đó thực hiện đòn “quét chém triệt” sở trường của môn phái.


Phản đòn chống vũ khí trong Việt võ đạo
Nói chung, có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay kết hợp với đòn chân (chém quét, triệt ngã…).
Lối ra đòn này nhằm tạo lợi thế khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể trạng nhỏ bé nhưng nhanh lẹ và linh hoạt của người Việt Nam.
Đồng thời đây cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích.
Phản đòn của Vovinam được đánh giá rất thực chiến và nếu thực hiện đúng kỹ thuật và đủ lực, hoàn toàn có thể gây ra những chấn thương rất nặng cho đối thủ.

Khóa gỡ


Không giống các môn phái cổ truyền khác, Vovinam bao gồm hẳn một hệ thống các kỹ thuật khóa gỡ. Đó là những chiêu thức hóa giải và phản công khi bị đối phương khống chế.
Tương tự như hệ thống phản đòn, khóa gỡ cũng được chia làm 3 cấp độ tùy theo trình độ của từng học viên và cũng không quá khó để áp dụng ngoài thực chiến.
Thông thường ngay khi nắm vững các kỹ thuật căn bản (tấn, đấm, đá, té ngã…), các môn sinh Vovinam sẽ được tập luyện các kỹ thuật khóa gỡ (khi bị đối phương thực hiện các động tác khống chế như nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…).
Để thực hiện một đòn khóa gỡ, giả sử khi bị đối phương bóp cổ từ phía sau, ta thực hiện hóa giải và phản công bằng cách:
Bước chân phải ra sau gài phía sau chân trái đối phương; tay phải đưa lên cao, cúi đầu và xoay người sang bên phải đồng thời chém mạnh tay xuống về hướng trái cho 2 tay đối phương bật ra.
Chân trái đứng trụ, đá chém tay phải chân phải (chém vào cổ và đá quét vào gót chân trái đối phương)…
Nhìn chung các đòn khóa gỡ tuy nhìn không hề đẹp mắt nhưng lại hiệu quả, có một số điểm khá giống với một số chiêu thức của các môn võ của phương Tây.

 Lê Sơn 

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Tác dụng đặc biệt của võ thuật với những trẻ em tự kỉ


Các bậc phụ huynh thường rất quan tâm cần biết có những môn thể thao đồng đội nào hoặc hoạt động thể chất mà con cái họ có thể tham gia tập luyện. Đặc biệt là đối với những trẻ tự kỉ, sẽ có rất ít hứng thú và khả năng tham gia các hoat động tập thể và thể thao cộng đồng vì những trở ngại chúng phải đối mặt với việc giao tiếp xã hội, cụ thể là với bạn bè đồng trang lứa.

Đến nay, Robert Fox đã có thể thấy được những trải nghiệm thành công của nhiều đứa trẻ trong lớp võ Taekwondo của anh tại Trung tâm TDTT Thống nhất (USTC) ở Downingtown.
Fox cũng nói thêm: “Chúng tôi cố gắng làm thật nhiều thứ để giúp cải thiện những đứa trẻ đang rèn luyện mình tại đây. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là giúp các bậc cha mẹ hoàn thiện con cái của họ thành những thế hệ tốt đẹp hơn”.

Taekwondo giúp trẻ hoàn thiện hơn
Lợi ích của môn Taekwondo, cũng như bất kì môn võ thuật nào khác, thì còn lâu mới biết hết được. Chương trình huấn luyện của Fox tại USTC tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho học viên đạt được mục tiêu của mình và được thăng cấp đai. Theo Fox, trong quá trình này, trẻ em sẽ học hỏi phát triển được nhiều hơn là tập luyện võ thuật, bên cạnh đó còn có thể trải nghiệm những điều khác biệt với bạn bè, rèn luyện sự tự tin, thiết lập quan hệ và tình đồng đội, cũng như nâng cao tính độc lập tự chủ của mình.
Cũng là một người cha có đứa con tự kỷ, Fox cho biết anh thấu hiểu những nỗi đau mà mỗi đứa trẻ cũng như cha mẹ nó phải gánh chịu, đặc biệt là những trở ngại khi tham gia các môn thể thao đồng đội. Phần lớn những học viên của Fox đều được bố trí chương trình huấn luyện đặc biệt IEP để giúp điều trị, cải thiện một số hội chứng như “rối loạn tăng động – giảm chú ý” (ADHD) hay rối loạn thính giác và thăng bằng liên quan đến rối oạn tiền đình.
Đó có thể làm đau tim nhưng trong võ thuật, một đứa trẻ có thể rèn luyện sự tự tin hay không chính là một quá trình luyện tập phát triển cá nhân lâu dài, không quan trọng xuất thân của nó.


Võ thuật sẽ rèn luyện sự tự tin cho trẻ
Fox đã chia sẻ một câu chuyện về sự tiến bộ vượt bật của một cậu học trò bắt đầu tham gia lớp võ Lupo TKD lúc mới 4 tuổi. Từ đầu, em này đã cần hỗ trợ tâp luyện riêng vì khả năng bị hạn chế trong việc kích thích tính nhạy bén trong hoạt động nhóm theo kế hoạch.
Nhưng đến năm ngoái, em đã có thể tham gia vào các nhóm tập luyện của lớp một cách bình thường và trở thành một nhân tố quan trọng, gương mẫu cho bạn bè cùng lứa.
Khóa học Lupo TKD tại United Sports được mở từ tháng 2/2011. Fox cho biết, CLB sẽ huấn luyện cấp đai đen taekwondo được chứng nhận trên 200 quốc gia trên thế giới, một lợi thế quan trọng của đơn vị khi đa số trường đào tạo võ thuật khác chỉ có thể cấp chứng chỉ được công nhận nội bộ trong trường hoặc một địa phương nhỏ.
taekwondo kids
USTC có địa chỉ tọa lạc tại 1426 Marshallton-Thorndale Road ở Downingtown, định kỳ tổ chức hoạt động chiếu phim ngoài trời vào thứ Sáu cuối cùng mỗi tháng vào dịp hè. Lupo TKD cũng sẽ có mặt từ lúc 6:30 đến 8:00 chiều để biểu diễn võ thuật và phát vé mời tham gia miễn phí một số lớp tập. Ngoài ra, Lupo TKW cũng tổ chức các” lớp học gia đình”, là một hoạt động đặc biệt của trung tâm USTC.


Theo diễn đàn Bệnh tự kỷ, một tổ chức luôn tích cực ủng hộ, tài trợ cho các nghiên cứu về chứng tự kỉ tại Hoa Kì thì bệnh tự kỉ này tác động đến 1 trong 68 trẻ em (trong đó tỉ lệ nam là 1 trong 42 em trai).

Thế Hiển

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

ĐỘC CÔ CẦU BẠI CỦA LÀNG SAMURAI NHẬT BẢN

Miyamoto Musashi- Độc cô cầu bại của làng Samurai Nhật Bản

Trong truyện kiếm hiệp Trung Quốc chắc chắn các nhân vật KIều Phong, Độc Cô Cầu Bại, Đông Phương Bất Bại,... dù tốt hay xấu, gian tà hay nghĩa hiệp vẫn để lại trong tâm trí chúng ta một vài ấn tượng nhất định nhờ võ công cái thế của họ. Nhưng rất nhiều nhân vật như vậy, chúng ta tự hỏi liệu chuỗi bất bại như vậy có tồn tại, nhất là trong thời đại ngày nay, bảng phong độ thi đấu của các võ sĩ boxing, mma luôn nói điều ngược lại (một vài võ sĩ boxing, mà có chuỗi trận bất bại rất dài tuy nhiên đều dưới 20 trận).

Bài viết hôm nay xin được giới thiệu về một võ sĩ đã làm nên tên tuổi của mình trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt Samurai. Ông đánh bại đối thủ trưởng thành năm 13 tuổi. Là tac giả của cuốn Ngũ Luận Thư nổi tiếng trong giới võ học.
Có lẽ điển tích sau đây đủ nói về uy danh của Miyamoto Musashi trong giới Samurai Nhật Bản.
Một ngày nọ, có bốn kiếm sĩ đi vào một quán rượu, họ một võ sĩ khác rách rưới nhưng mang hai thanh gươm tuyệt đẹp, bốn người họ mưu việc với nhau là sẽ tìm cách kiếm được một gia tài nhỏ từ hai thanh kiếm. Họ uống rượu giả vờ nói móc để nhử Musashi đấu kiếm nhưng vị võ sĩ rách rưới chẳng để tâm. Sau một hồi im lặng vị võ sĩ rách rưới cầm đũa lên và gắp liên tiếp 4 con ruồi. Bốn kiếm sĩ kia sau đó lập tức nhanh chân thoát khỏi quán. Sau này họ mới biết được vị võ sĩ kia chính là Musashi tên tuổi và mừng vì Musashi đã để họ đi.
Kiếm sĩ huyền thoại Miyamoto Musashi được sinh ra ở tỉnh Harima tên sinh thời của ông là Shinmen Takezo. Trong tự truyện ông rất ít đề cập đến tiểu sử bản thân. Thay vào đó là nhũng chiến công trong các cuộc đọ kiếm tay đôi. Ông đánh bại đối thủ đầu tiên vào năm 13 tuổi. Theo sau đó, ông đánh bại một võ sĩ nổi tiếng Akiyama của tỉnh Tajima. Sau năm 1600, ông lưu lạc tới Tokyo và dính vào cuộc chiến nổi tiếng với trường phái Yoshioka và giành chiến thắng. Ông kể lại mình đã tham gia vào 60 cuộc đấu tay đôi và luôn giành chiến thắng và điểm nối bật là ông rất điêu luyện trong việc dùng cả hai thanh kiếm trong khi giao đấu. Một là thanh trường kiếm quen thuộc, thanh thứ hai là một thanh kiếm tre gọn nhẹ, nhưng rất lợi hại trong tay ông.
Về sự nghiệp nhà Binh, Ông từng tham gia vào cuộc bảo vệ lâu đài Osaka thời chiến, ngoài ra ông còn tham dự cuộc nổi loạn Shimabara, điều này rất khó chứng minh. Tuy nhiên, sự nghiệp võ thuật và các trận đấu của ông là có căn cứ, đặc biệt cuộc đối đầu của ông với thương sĩ nổi tiếng Inei và cuộc đối đầu với kiếm sĩ tên tuổi khác Sasaki Kojiro. Ngoài tài năng với thanh gươm ông còn vẽ tranh.
Ông ít tập trung vào vẽ bề ngoài của mình, làn da ông chịu nhiều dị dạng là kết quả của nhiều trận giao đấu. Sau trận đấu với Sasaki ông tập trung vào việc hoàn thiện mình với tư cách là kiếm sĩ. Ông dành thời gian để du ngoạn và suy ngẫm về võ thuật.
Tác phẩm nối tiếng trong giới võ học của ông là Ngũ Luận Thư. Ông hoàn thành nó vào năm 1645 và mất trong năm đó.

Vovinamhanam.com



VÕ THUẬT TRONG TRÁI TIM TÔI

 

Tập luyện võ thuật học sinh sinh viên sẽ rèn tâm, mở trí, tự tin vào bản thân, tự tôn, tự tin tự hào dân tộc, gắn kết và gần gũi nhau hơn, nâng cao tinh thần tự lực dân tộc trong thời đại mới.

Khi tôi 9 tuổi thì cha tôi ra đi. Tất nhiên lũ bạn nhanh chóng gắn cho tôi cái mác “thằng chết non”. Thật nhục nhã và đau đớn nhưng chưa bao giờ tôi nói với người mẹ lam lũ của tôi một lời. Một buổi tối, mẹ gọi tôi lại vừa khóc vừa nói “con à, các bác mày bảo bố mày chết rồi chúng mày không ai dạy”. Tôi chưa đủ tuổi để ngấm nhưng chắc chắn một điều câu nói đó đã đi cùng tôi đến hôm nay và sẽ đi tới hết cuộc đời này, nó sẽ là động lực để chứng minh sự trưởng thành của một đứa trẻ mồ côi cha sớm.
Năm 1998 tôi thấy các bạn đi tập võ tại một võ đường của huyện cách nhà tôi 5km mang tên Võ Đường Phúc Thọ Môn phái Bình Định Gia. Tuy sinh ra không phải là con nhà nòi về võ thuật nhưng tôi đã bắt đầu thấy thích võ từ đó. Tôi thường nói dối mẹ đi đá bóng vào những buổi chiều để dành thời gian đó vào tập luyện võ thuật. Khi đó hai thầy dạy tôi là HLV Lê Trung Đông và HLV Nguyễn Quang Đồng của môn phái Bình Định Gia.
Một thời gian dài luyện tập, tôi được thầy cho đi biểu diễn các bài quyền tập thể tại Hội diễn võ thuật Hà Nội, niềm kiêu hãnh với đông đảo các môn phái đã khiến chúng tôi tan vào những bài trình diễn và giành Huy chương Vàng.
Tháng 9 năm 2002, thầy gọi tên tôi lên đứng lớp và bắt đầu từ lúc đó tôi trở thành trợ giáo võ đường đi dạy các em vào tập sau. Lần đầu tiên tôi đứng trước một tập thể lớp võ khoảng 60 người hô hét cho các võ sinh tập luyện. Tôi luôn nhắc nhở học viên về những triết lý tiền bối để lại như “Văn không có võ thì văn nhu nhược – võ không có văn thì võ bạo tàn”. Hoặc “Quyền cước tinh thông chưa phải đủ – Rèn đức luyện tài phải song đôi”.
Tôi cảm thấy tự hào khi mình là người đầu tiên đưa võ thuật vào chương trình hội diễn chào mừng các ngày lễ lớn của Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trực thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam. Là người đầu tiên xây dựng tinh hoa văn hóa võ thuật học đường truyền dạy võ thuật cho HSSV nhà trường dưới sự quản lý của Hội sinh viên. Đặc biệt hơn nữa là tham gia biểu diễn tại sân chơi chúng tôi là chiến sỹ năm 2010. Trong 6 năm tham gia chương trình sinh viên tình nguyện thì võ thuật của trường tôi như một thương hiệu để quảng bá hình ảnh của nhà trường. Những vùng quê dù là vùng cao hay đồng bằng, người kinh hay người dân tộc thiểu số họ cũng đều chào đón chúng tôi bằng những tình cảm nồng hậu mà chan chứa tình người.
Tôi biết, dù ai có nói về hoàn cảnh của tôi đi nữa, nhưng không bao giờ tôi để xảy ra chuyện “mất dạy”. Tôi đã cố gắng đi ngược lại với những nhận định người dân tự đưa ra và họ tự cho rằng nó đúng. Tôi học võ, học đạo, tôi chăm sóc mẹ và em trai tôi. Và tôi vẫn luôn là một người thầy gương mẫu.
Với mong ước tinh túy của võ thuật cổ truyền là triết lý nhân văn sống được duy trì và tập luyện ở mỗi người dân Việt Nam, làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc. Tôi đã và đang xây dựng đề tài nghiên cứu phát triển võ thuật trong tuổi trẻ học đường và mong rằng sau một gian ngắn khi đề tài của tôi hoàn thiện đề tài thì võ thuật sẽ có cơ hội thay thế cho các trò chơi game vô bổ.
Tôi cũng hy vọng các cấp, ban, ngành, Chính phủ và Bộ giáo dục đào tạo điều kiện quan tâm nhiều hơn nữa tới vấn đề phát triển võ thuật tập luyện tại các nhà trường như những giờ thể dục. Tập luyện võ thuật học sinh sinh viên sẽ rèn tâm, mở trí, tự tin vào bản thân, tự tôn, tự tin tự hào dân tộc, gắn kết và gần gũi nhau hơn, nâng cao tinh thần tự lực dân tộc trong thời đại mới.
Qua tập luyện võ thuật học sinh sinh viên sẽ có sức khỏe sung mãn để học tập, rèn luyện và đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới. Tất cả quý vị và các bạn khi đọc bài này xin ủng hộ nhiệt tình để đề tài võ thuật của tôi sớm được đưa vào giảng dạy tại các trường học các bạn nhé.
Khuất Quang Trung/ Vĩnh Phúc