Social Icons

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn y hoc voi vo thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn y hoc voi vo thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

'Thần y' người Giáy và bài thuốc gút chấn động miền Bắc

Ông lang Lục Xuân Út 

Theo ông lang Út, trong nhà lúc nào cũng có 30-40 tấn thảo dược, là nguyên liệu chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân gút (gout).

Ông lang bí ẩn


Trong nhiều lần trò chuyện với một lãnh đạo của một tập đoàn sản xuất dược phẩm lớn ở Hà Nội, anh này hay nhắc đến một vị lương y người Giáy, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Tập đoàn dược phẩm này đã sản xuất nhiều bài thuốc mà lương y của một dân tộc nhỏ bé, ít người của Việt Nam, chuyển giao cho, đặc biệt quý là những bài thuốc giải độc, làm đẹp. 
Tuy nhiên, vị lãnh đạo tập đoàn này rất tiếc nuối, khi đã nhiều lần, trong nhiều năm qua, lên tận vùng núi xa xôi, tìm đủ mọi cách, kể cả việc chi số tiền lớn, song vị lương y người Giáy kia vẫn nhất quyết không tiết lộ bài thuốc chữa gút cực kỳ hiệu quả. Theo anh, người Trung Quốc có ý thức rất cao trong việc bảo tồn bài thuốc gia truyền, nên không dễ gì họ tiết lộ, dù có dùng đến rất nhiều tiền. Anh bạn lãnh đạo tập đoàn nọ cũng giấu tịt địa chỉ, tên tuổi vị lương y kia với tôi.
Căn bệnh gút thực sự là nỗi “nhức nhối” trong xã hội hiện đại. Chúng ta ăn nhiều chất, ít vận động, lại sử dụng rượu bia nhiều, nên đại họa gút không chừa một ai. Gút gây đau nhức khủng khiếp. Một bài thuốc gút có giá trị, sẽ khiến cả xã hội quan tâm.Chính vì thế, trong mỗi chuyến đi đến vùng người Giáy, Lai Châu, sang Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, nơi có cộng đồng người Giáy đông đúc, tôi thường dò hỏi về một ông lang chữa gút tài ba. Thế nhưng, bao năm qua, ông lang chữa gút có gốc gác của người Giáy ấy vẫn bặt tăm.
Một lần, uống rượu cùng một vị lãnh đạo ở Lào Cai, tôi ngạc nhiên khi mấy năm trời kiêng rượu, giờ anh lại ăn uống thoải mái như vậy. Số là, anh này bị gút nặng, đến nỗi phải chống gậy đi làm, trông chả khác gì thương binh. Bệnh gút khiến những ngón chân của anh sưng húp, các khớp nóng bỏng, đau nhức đến nỗi anh chỉ muốn cắt béng cái chân ném đi. Bao năm rượu không dám uống, nhìn đồ ngon mà chẳng dám đụng đũa. Ấy thế nhưng, giờ đây, anh đã trở lại bình thường, căn bệnh gút tan biến đâu mất. 
Chuyện quả khó tin, nhưng đúng là sự thật hiện hữu. Cũng có thể là hợp thầy hợp thuốc, hoặc cơ duyên nào đó. Gút thực sự là căn bệnh khó chữa, đặc biệt, các chuyên gia hàng đầu thế giới cũng không dám khẳng định có thể giải quyết triệt để căn bệnh này. Hỏi lấy thuốc ở đâu, anh đưa tôi về nhà, lôi ra mấy bịch thuốc. Thuốc được băm chặt thô, đóng trong những túi nilon. Điều đặc biệt là chẳng có tên, địa chỉ, số điện thoại của ông lang. Hóa ra, một quan chức ở Tuyên Quang, chỗ quen biết, sau khi dùng thuốc gút của lang y nọ có hiệu nghiệm, đã mua thuốc rồi gửi sang Lào Cai cho anh. Bản thân anh bạn tôi cũng không biết ông lang tên gì. Nhưng có một thông tin khiến tôi quan tâm, đó là một ông lang người Giáy.
Người Giáy có mặt nhiều nhất ở Lào Cai, rồi đến Lai Châu, tiếp đó là Hà Giang. Tuyên Quang có rất ít người Giáy, nên ông lang nổi tiếng chữa gút, thuộc tộc người Giáy, lại định cư ở Tuyên Quang, nên cũng hơi lạ. Đến Tuyên Quang, thì tôi thực sự tin ông lang người Giáy có biệt tài chữa gút đang ở tỉnh này. Hầu như lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đều biết đến ông lang người Giáy, mà họ gọi ngắn gọn là lang Út. 
Một thầy lang bảo với tôi rằng, muốn tìm hiểu về bệnh gút, hoặc tìm các phương pháp chữa gút, cứ hỏi mấy ông quan chức, bởi quan chức rất hay bị gút. Và, tôi đã xác nhận được ông lang chữa gút nổi tiếng người Giáy, ở xóm Vinh Quang (xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang). 

Kho thảo dược khổng lồ


Vừa rời khỏi trung tâm thành phố Tuyên Quang, hỏi đường về xã Thái Bình, người dân ven phố đã hỏi lại: “Tìm nhà lang Út chữa gút hả. Cứ đi 8km nữa rồi hỏi, ai cũng biết”. Tiếng tăm lang Út ở miền gái đẹp này quả thực nổi như cồn. Có lẽ, quá nhiều người hỏi đường tìm đến cái địa danh ấy và phần lớn là đi lấy thuốc.

Vòng vèo trong làng, nhấp nhô lên dốc mấy lần qua những mỏm đồi thấp, thì tìm thấy nhà ông lang Út. Biển chỉ đường với cái mũi tên cắm ở những ngã rẽ hoang vắng. Căn nhà sàn của lang Út nằm trên mỏm một quả đồi, phóng tầm mắt nhìn thấy sông Lô. Sân bê tông dưới chân nhà sàn xếp sin sítô tô, đủ các loại biển xanh, đỏ, trắng, mãi Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình… Có cả xe bán tải, chất những bọc thuốc đầy thùng xe. Mấy anh tài xế bảo: “Mỗi chuyến lên đây phải chở về cả tạ thuốc, phân phối cho các quan sếp uống để trị gút”. Gõ tên ông lang Lục Xuân Út người Giáy trên google, tuyệt nhiên chẳng có kết quả nào. Danh tiếng ông lang người Giáy rất “âm thầm” mà vang xa khủng khiếp như vậy, thì cũng phải phần nào công nhận bài thuốc của ông lang này hiệu nghiệm. 

Ông lang Út và kho thảo dược khổng lồ 
Bước chân lên nhà sàn, tôi càng choáng ngợp, khi cả một gian phòng rất rộng, có tới cả trăm tải thuốc, chất ngất. Thấy tôi kêu thuốc gì mà chất như núi thế này, ông lang Út bảo còn nhiều ở chỗ khác nữa. Rồi ông tiếp tục mở kho thuốc ở phòng bào chế dưới tầng hầm ngôi nhà sàn khổng lồ cho tôi xem. Theo ông lang Út này, thì trong nhà ông lúc nào cũng có khoảng 30-40 tấn thảo dược thành phẩm, là lượng nguyên liệu chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân. Giời ạ! Đến bệnh viện đông y của một tỉnh cũng không tiêu thụ lượng thảo dược lớn khủng khiếp như thế này. 
Ông lang Út bảo: “Cậu nhìn xem, xe to xe con từng đoàn kéo nhau lên chở thuốc thế này, thì mấy tấn kia được mấy ngày thì hết. Mới có 3 tháng mà mình đã tiêu thụ hết 20 tấn rồi. Mỗi huyện có một ông quan chức bị gút biết đến mình và uống thuốc của mình khỏi, thì lập tức quan chức cả huyện ấy tìm lên. Để tiết kiệm thời gian, công sức, các ông ấy phân công một người lên lấy cho tổng thể”.
Tôi vào nhà, nói chuyện với ông lang Út một hồi. Ông cởi mở, trả lời mọi câu hỏi, mà không biết người đối diện là ai. Có lẽ, bản chất người vùng cao, lại xuất thân từ một dân tộc ít người, nên ông Út vẫn giữ được tính nết mộc mạc, dễ gần, cởi mở. Một lúc sau, mới chột dạ hỏi ngược lại tôi: “Cậu đến chữa bệnh hay làm gì mà nãy giờ hỏi mình suốt thế?”. Biết tôi là nhà báo, ông vui vẻ tiếp, nhưng có một đề nghị: Xin đừng đăng báo! Bởi vì, ông sợ, hàng ngàn người kéo nhau lên, ông chẳng còn thời gian… đi chơi. Tuy nhiên, khi tôi thuyết phục rằng, cần thiết để nhiều người biết, cứu mạng nhiều người, là điều nên làm, thì ông đồng ý tiếp chuyện.

Chưa vào câu chuyện chính, tôi trò chuyện với ông lang Út bằng mấy câu hỏi râu ria:

- Thưa anh, anh là ông lang, mà bốc thuốc nhiều như thế này, chắc phải giàu sụ nhỉ?


Cậu nhìn xem mình có giàu quá không? Mình không nghèo, nhưng không giàu. Mình chẳng có nhà cửa ở phố. Chỉ có mấy gian nhà trên quả đồi này thôi. Đồi này bố mẹ vợ chia cho. À, mìnhcó một thứ giá trị nhất, là cái ô tô, mua năm kia, gần 1 tỷ đồng.

- Ông lang tự lái xe đi khám bệnh à?


Mình thuê ông lái xe về hưu trong xóm, chở mình đi khám bệnh ở khắp nơi. Nhiều ông quan to bận quá, họ còn lo việc lớn cho đất nước, không xắp xếp lên đây được, thì mình cũng phải chạy đi giúp họ. Nhiều cụ già nằm liệt, lên đây khổ thân, mình cũng phải đi giúp tận tình.

- Khám bệnh cho quan chức thì phải giàu chứ?


Mình không thích tiền lắm đâu. Chỉ cần đủ tiêu thôi. Dùng thuốc của mình chỉ tốn bằng người thành thị ăn sáng, mỗi ngày vài chục ngàn. Mình chỉ lãi tí ti thôi, còn phần lớn là trả cho người đi thu hái. Để thu hái được một thang thuốc, người dân phải vào rừng thu hái rồi gùi về 20kg dược liệu. Một nhóm đi rừng cả ngày có khi mới thu hái được một thang. Chữa bệnh mà chặt chém thì thất đức lắm. Các cụ nhà mình xưa kia toàn tự vào rừng hái thuốc, bốc thuốc miễn phí, nhưng mình thu phí đã là khôn hơn các cụ rồi. Người khá giả thì mình lấy đúng giá, còn người nghèo mình cho không. 

- Anh cung cấp mấy bài thuốc và nguyên liệu cho tập đoàn X. phải không?


Ừ, đúng. Nhưng mình không cung cấp cho họ thuốc chữa gút. Dòng họ chỉ truyền bài thuốc gút cho mình. Mình được tổ tiên chọn, phải thề độc trước bàn thờ. Những cây thuốc này đều là bí truyền của dòng họ, không được tiết lộ. Nếu tiết lộ, tổ tiên sẽ trừng phạt.

Vậy là tôi đã tìm đúng ông lang chữa gút người Giáy, vị lang y khiến một lãnh đạo tập đoàn sản xuất dược phẩm phải nể phục, đeo đuổi nhiều năm hòng mua bài thuốc mà không được.

Thầy lang của vua Mèo


Ông lang Lục Xuân Út sinh năm 1964, là người Giáy chính cống. Tổ tiên sống ở vùng biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Hiện tại, nhà thờ tổ nằm ở huyện Phú Linh (Vân Nam), bên kia Trung Quốc, cách biên giới có 6km, từ phía Phó Bảng (Đồng Văn) đi lên. Các cụ kể lại, ngày trước, cộng đồng người Giáy sinh cư ở vùng biên giới, còn chưa phân biệt được lãnh thổ một cách rõ ràng. Vì thế, giờ đây, dòng họ của thầy lang Lục Văn Út sinh cư ở cả hai bên biên giới, vẫn đi về thường ngày.

Dòng họ Lục của ông lang Lục Xuân Út có nghề thuốc gia truyền từ xa xưa. Các cụ kể lại, thì họ Lục có nhiều bài thuốc quý. Mỗi ông lang có uy tín trong gia đình sở hữu một bài thuốc đặc trị, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Trong số những bài thuốc đó, nổi bật là các bài giải độc, trị các bệnh về gan, tiêu u và gút. 

Ông lang Út cho biết: “Ngày xưa, bệnh gút chưa phổ biến, nên mặc dù dòng họ của mình có bài thuốc trị gút tốt, song ít được dùng đến. Chủ yếu quan lang mắc gút, chứ nhân dân ít bị căn bệnh này. Chữa bệnh gút giỏi, nên tổ tiên mình giao du với tầng lớp quan lại nhiều. Ông nội, rồi đến bố mình không chỉ là thầy lang chữa gút giỏi, mà còn là thầy thuốc riêng của Vua Mèo ở Đồng Văn”.

Kho chứa thuốc đã đóng gói 
Ông nội của ông lang Lục Xuân Út lấy vợ, rồi di cư sang Đồng Văn sinh sống. Giỏi các bài thuốc quý, nên thường xuyên điều trị cho vua Mèo. Ông nội truyền nghề thuốc cho con trai Lục A Hủi, là bố đẻ của Lục Xuân Út. Cụ Hủi sinh năm 1917, vừa là thầy lang, chăm sóc sức khỏe cho vua Mèo Vương Chí Sình, vừa là thợ chăm sóc ngựa cho vua Mèo. Ông Hủi tài hoa, giỏi thuốc, lấy hai vợ và sinh được tới 10 người con. Vợ cả của ông Hủi là người Trung Quốc, có với nhau 3 người con. Vợ hai là người gốc Nghĩa Hưng (Nam Định), theo bố di cư lên Đồng Văn. Bà hai sinh cho ông 7 người con. Thầy lang Lục Xuân Út là con út của bà hai.

Ông Lục A Hủi được bác Hồ giác ngộ, trở thành Việt Minh, tham gia tiễu phỉ. Ông cũng có công động viên, thuyết phục Vương Chí Sình theo cách mạng. Khi Đồng Văn Giải phóng, ông Lục A Hủi được giữ chức Chủ tịch huyện Đồng Văn. Tuy nhiên, do không biết chữ, ngay sau đó bị xuống chức phó chủ tịch. 

Ông Lục A Hủi nắm tất cả các bài thuốc quý của dòng họ. Ngày đó, ông bốc thuốc cho nhà Vương và nhân dân trong vùng Đồng Văn, cả người Trung Quốc. Ông Hủi truyền cho con cả bài thuốc đặc trị các bệnh về gan, thận. Anh thứ 7 của ông Út học được bài thuốc khớp và dạ dày. Anh cả làm chủ tịch xã Đồng Văn. Anh thứ 7 này sống ở huyện Na Hang. Cả hai ông đều giỏi bốc thuốc, nhưng không hành nghề, mà chỉ vào rừng nhổ cây thuốc cứu người miễn phí. Bệnh nhân là những người quen biết, xóm làng. 

Truyền nhân bài thuốc gút




Ông Nguyễn Quang Lượng (Phó chủ tịch huyện Tân Yên, Bắc Giang): Tôi bị bệnh gút hành hạ suốt 8 năm trời, rất khổ sở. Cứ mỗi năm bị mấy trận đau đớn không đi nổi. Các ngón chân, tay sưng phù lên, đau như có con gì gặm trong khớp. Tôi đã dùng đủ các loại thuốc uống, thuốc tiêm, nhưng hiệu quả không cao, cứ hết thuốc lại đau. Thấy anh em trong huyện bảo uống thuốc của ông lang Út người Giáy ở Tuyên Quang khỏi, lúc đầu tôi cũng không tin lắm đâu, nhưng cứ dùng thử xem thế nào. Không ngờ, uống xong, thấy người dịu hẳn, hết đau đớn. Các khớp cũng hết nóng đỏ, xẹp đi. Tôi uống từ đầu năm nay, và đến giờ chưa thấy bệnh tái phát, lại ăn uống, tiếp khách khá thoải mái, không phải kiêng kỵ gì cả. Tháng nào tôi cũng xuống Hà Nội xét nghiệm thì các chỉ số đều bình thường, không thấy dấu hiệu bệnh. Bây giờ, để phòng bệnh, cứ mỗi tuần tôi uống một hai thang. Bài thuốc của anh Út thực sự là thần dược với bệnh gút. Tôi chỉ cho hàng trăm người và mọi người đều phản hồi rất tốt.
Lục Xuân Út tuy là con út, nhưng tính nết nhanh nhẹn, lại có đam mê cây cối, nên được bố cho đi theo hái thuốc nhiều nhất. Hồi 6-7 tuổi, Út đã trèo vách đá như khỉ để lấy thuốc. Những cây thuốc ông Hủi lấy, toàn là kỳ hoa dị thảo, mọc hoang dã trên các vách núi đá dựng đứng. Hồi lên 10 tuổi, Lục Xuân Út đã biết cả trăm cây thuốc quý. Những cây thuốc ấy đều được gọi theo tiếng Giáy, nên dù sau này nghiên cứu sách vở, anh cũng không biết tên khoa học nó là gì, đã từng được nghiên cứu hay chưa. Hầu hết các cây thuốc, khi anh mang cho các thầy thuốc Việt Nam, các nhà khoa học, nhà dược học, đều không biết chúng là cây gì.
Năm 20 tuổi, Lục Xuân Út được bố, là ông A Hủi dắt sang Trung Quốc gặp các cụ trong dòng họ. Nhà thờ tổ uy nghi, toàn mộ đắp đá rất lớn. Phải có đến gần chục cụ, râu dài đến ngực. Trước nhà thờ tổ và các cụ, Lục Xuân Út thề độc không được tiết lộ bài thuốc quý và cả đời phải lấy thuốc cứu người, giữ nghề thuốc bí truyền cho thế hệ sau của dòng họ. Bài thuốc bí truyền mà Lục Xuân Út được tổ tiên truyền lại là bài thuốc chữa gút. Lục Xuân Út phải có trách nhiệm bảo tồn bài thuốc, phát huy mạnh hơn nữa tác dụng của nó.
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Mình thề thế cho đúng thủ tục, lễ nghi, chứ ông cụ A Hủi đã chỉ cho mình bài thuốc gút lâu lắm rồi. Ngoài bài thuốc gút, mình còn biết nhiều bài chữa tê liệt, u lành phần mềm, các bệnh về khớp. Bố mình biết cây gì, đều chỉ cho mình cả thôi. Ở Trung Quốc thì phải giữ nghề như thế, không được tiết lộ cho ai. Thế nhưng, dòng họ nhà mình ở Trung Quốc lại không giữ được nghề. Mấy ông cụ râu dài đều sống trăm tuổi, nhưng giờ chết hết rồi, bọn trẻ đi học đại học, làm cán bộ, không theo nghề nữa. Trong họ, có lẽ là mình chuyên sâu theo nghề nhất”.
Hồi thanh niên trai trẻ, Lục Xuân Út lang thang trong rừng suốt ngày. Anh chàng Út nhỏ thó, lùn tẹt, nhưng trèo đèo lội suối suốt ngày không mệt. Chỉ cần con dao quắm, Lục Xuân Út có thể đi liên miên cả năm trong rừng. 20 năm trước, Lục Xuân Út đi xuyên rừng từ Đồng Văn sang Mèo Vạc, vòng xuống Bắc Mê, sang Na Hang của Tuyên Quang để tìm thuốc. Lục Xuân Út phát hiện ở Na Hang và những khu rừng lân cận của Tuyên Quang có vô số cây thuốc quý chữa gút. Hầu hết những cây thuốc này đều là cây cỏ hoang dã, không được biết đến, nên chúng không bị thu hái. Có nguồn thuốc lớn, Lục Xuân Út đã có điều kiện để giúp đỡ nhiều người bệnh hơn. Tại đây, anh gặp thiếu nữ người Kinh, là Phan Thị Thu Hiền (sinh năm 1973), nên lấy làm vợ. Chàng trai người Giáy theo vợ về làng Vinh Quang (xã Thái Bình, huyện Yên Sơn) để sinh cư. 
Được bố mẹ vợ chia cho một quả đồi cao nhất làng, Lục Xuân Út bắt đầu âm thầm hành nghề. Lúc đầu, anh bốc thuốc miễn phí cho người bệnh quanh vùng. Tiếng lành đồn xa, những bài thuốc của anh, đặc biệt là thuốc chữa gút, đã lan rộng khắp cả nước. Anh trở thành ông lang dân dã, nhưng cực kỳ bí ẩn.

Những vị thuốc lạ


Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông lang Lục Xuân Út vẫn làm hoàn toàn thủ công. Mỗi lần bốc thuốc, ông lang Út mở 5 chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau. Mỗi túi thuốc nặng tới 4kg, gồm 15 gói nhỏ, uống trong 1 tháng. Cứ đóng thuốc đến đâu, là có người đến khuân đi hết.

Dây nhức xương - một nguyên liệu trong bài thuốc gút 
Tôi lại hỏi: “Nếu thái thuốc thô thế này, anh không sợ bị người khác học mất bí quyết à?”. Thầy lang Lục Văn Út cười nói: “Những cây thuốc của mình đều là thứ chỉ trong dòng họ mình biết thôi, nên có nhìn cây khô cũng không biết được đâu. Cũng vì không ai biết, mà những cây thuốc này không bị khai thác, còn nhiều trong rừng. Đấy cũng là lý do mình bán thuốc với giá rẻ, ai cũng có thể dùng được”. 
Khi tôi hỏi 5 vị trong bài thuốc chữa gút, thì ông thầy lang Lục Xuân Út chẳng giấu giếm gì. Ông Út mở từng bao nguyên liệu, bốc lên và khoe các vị gồm: Cơm lênh, bầu khai, nhức xương, dau dáu, huyết đằng… Tôi bảo: “Cây cơm lênh, bầu khai, dau dáu thì chưa nghe bao giờ, nhưng dây nhức xương và huyết đằng thì nhiều người biết rồi…”. 
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thưa nhà báo, dây nhức xương có mấy chục loại, mình chỉ dùng đúng một loại mà thôi. Huyết đằng là dây leo bổ máu, nhưng có 6 loại khác nhau. Có loại huyết đằng trị ngứa và dị ứng, có loại trị dạ dày, có loại trị về gan. Loại huyết đằng giải độc gan, điều hòa cơ thể, chính là loại bổ trợ cho các thảo dược trị gút. Loại huyết đằng này dây nhỏ, kỳ quái như con rắn, nó chỉ có ở rừng già. Mới đây, mình vào rừng hái thuốc, thấy có dây huyết đằng mọc ở lối vào rừng, vắt lên vách đá, mình hỏi ông cụ chăn trâu, thì ông cụ bảo ông đã 80 tuổi, mà hồi 9-10 tuổi đã thấy dây huyết đằng mọc ở đây, to như bắp tay rồi. Tức là, đã 70 năm qua, dây huyết đằng này không hề lớn. Tuổi của nó có lẽ phải trăm năm”. 


Một cây thuốc lạ trong bài thuốc gút 



Nói rồi, thầy lang Lục Xuân Út trèo lên đống thuốc chất trong kho, lôi từ trên mái nhà xuống một đoạn dây leo, to bằng cổ tay, trông như con rắn. Dây huyết đằng to bằng cái phích, như con trăn, bò loằng ngoằng trong rừng, có tuổi trăm năm thì tôi gặp nhiều trong các chuyến đi rừng, nhưng dây huyết đằng cổ thụ mà rất nhỏ và hình thù quái dị thế này thì chưa gặp.
Theo thầy lang Lục Xuân Út, vị quý nhất, chủ đạo trong bài thuốc trị gút gia truyền của dòng họ, là cây cơm lênh. Tôi tra một số sách thuốc, thì có thấy nhắc đến thảo dược cơm lênh, còn gọi là: trâu cổ, vảy ốc, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn. Tuy nhiên, đây lại là tầm gửi, mọc trên thân cây gỗ, lá hình vảy ốc, có quả bằng quả sung… Như vậy, cây cơm lênh mô tả trong sách không phải thảo dược mà ông lang Lục Xuân Út sử dụng. Cây cơm lênh có lá như lá lúa, nhưng ngắn hơn. Theo thầy lang Út, đây là một loại lan, mọc hoang dã trên vách đá cao, chứ không mọc trên cây. Loại lan này chỉ sống ở rừng già, trong các khe đá ẩm ướt, tối tăm. Ông Út đã mang cây lan này cho nhiều thầy lang miền núi, nhưng không ai biết dùng để làm thuốc, chỉ mỗi dòng họ của ông dùng, nên trong rừng vẫn còn nhiều. Loài lan có tên cơm lênh ra hoa đỏ pha vàng, nhìn không đẹp, lại khó trồng làm cảnh, nên không bị tận diệt. 
Ngoài tác dụng trị gút, thì cơm lênh có nhiều kháng sinh tự nhiên. Xưa kia, ông nội, rồi bố ông thường hái cơm lênh tắm cho trẻ mới sinh. Các cụ bảo tắm bằng nước cơm lênh trẻ sẽ khỏe, tăng sức đề kháng, không bị ốm vặt, nhiễm lạnh… Ngoài ra, trẻ con bí đái, tiểu rắt, chỉ cần ngâm mình trong nước cơm lênh là hết bệnh. 
Cùng với cơm lênh, dây dau dáu có tác dụng thẳng vào xương khớp. Dây dau dáu chỉ bằng ngón tay cái, nhưng cực bền. Người miền núi thường lấy dây này làm thừng trâu để cày bừa, thậm chí dùng trâu kéo gỗ. Không ai biết dùng dây dau dáu để làm thuốc ngoài dòng họ của lang y Lục Xuân Út.
Thầy lang người Giáy Lục Xuân Út bảo: “Mình cũng muốn tiết lộ những cây thuốc này cho một nhà nghiên cứu nào đó để phân tích, rồi nghĩ cách cứu nhiều người, nhưng lại sợ lộ bài thuốc, làm mất nghề gia truyền, rồi người ta vào rừng nhổ hết cây thuốc quý thì gay lắm”. 

Hiện có rất nhiều độc giả liên lạc với tòa soạn và tác giả xin số điện thoại của ông lang Lục Xuân Út. Tòa soạn xin cung cấp số điện thoại để độc giả cả nước tiện liên lạc, nghe tư vấn về bệnh gout: 016 33 68 1111. Địa chỉ: xóm Vinh Quang, Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang.

Lương y Nguyễn Thị Hiền, bài thuốc 4 đời chữa bệnh trĩ


Lương y Nguyễn Thị Hiền đang bốc thuốc cho bệnh nhân

Gia đình có truyền thống bốc thuốc cứu người, bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ gia truyền của lương y Nguyễn Thị Hiền đã đứng vững 400 năm qua.


Tìm đến căn nhà nhỏ (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nép mình khiêm tốn giữa làng quê yên bình, đón tiếp chúng tôi là vị nữ Lương y có khuôn mặt tròn đầy phúc hậu. Bằng những kiến thức, hiểu biết của chính mình, Lương y Nguyễn Thị Hiền giải thích rất cặn kẽ về bệnh trĩ với chúng tôi.
Điều khác biệt trong bài thuốc gia truyền của Lương y Nguyễn Thị Hiền
Bệnh trĩ gây rất nhiều phiền toái cho những người không may mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tế nhị này thường là do cơ thể bị nóng trong dẫn đến táo bón hay việc tăng áp lực đột ngột lên ổ bụng, đặc biệt là việc sinh nở.
Chính vì vậy mà phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất do vừa trải qua quá trình rặn đẻ. Thời gian sau sinh là quãng thời gian mà cả mẹ và em bé đều rất nhạy cảm nên các mẹ thường ngại chữa trị bởi lo lắng việc dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và em bé.
Để chữa trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh, Lương y Nguyễn Thị Hiền chú trọng vào việc bồi bổ mà vẫn thanh nhiệt bằng cách gia giảm các vị thuốc có lợi cho người mẹ và cả sức khỏe của em bé. Do đó, uống thuốc của Lương y Hiền, không những cả mẹ và bé đều không bị ảnh hưởng mà cơ thể người mẹ còn được bồi bổ, sữa mẹ được nâng cao dinh dưỡng giúp các bé hấp thu tốt hơn.

Rất nhiều người đã đến từ sớm chờ lương y khám bệnh
Kể về một ví dụ điển hình thì Lương y Nguyễn Thị Hiền nghĩ ngay đến chị Lan (Ba Đình, Hà Nội). Sau khi trải qua kỳ sinh nở, búi trĩ của chị bị sa ra ngoài một chút và có xu hướng ngày một nặng hơn. Sau nhiều đắn do, chịu đựng, chị quyết định đi cắt bỏ.
Đến nay đã hơn nửa năm nhưng cảm giác đau rát vẫn đeo bám chị. Đồng thời, quá trình uống kháng sinh sau khi cắt bỏ búi trĩ khiến chị bị mất sữa, em bé phải ăn sữa ngoài từ rất sớm. Biết và tìm đến Lương y Nguyễn Thị Hiền qua một số diễn đàn, tuy nhiên lúc này, Lương y Hiền chỉ có thể giúp chị thanh nhiệt, cắt cơn đau mà khó có thể khiến chị tiết sữa trở lại bởi thời gian ngừng sữa đã quá lâu.

Nhà Lương y Hiền thường chật kín bệnh nhân
Trên cương vị một người phụ nữ, Lương y Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: được thực hiện thiên chức làm mẹ là một điều vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên thì đau đớn, bất tiện do trĩ gây ra thì không phải ai cũng có thể chịu đựng. Trường hợp của chị Lan khiến Lương y Hiền suy nghĩ rất lâu khi thấy bản thân không giúp được gì nhiều cho mẹ con chị. Chị Lan sau đó cũng luôn tự trách bản thân vội vã, không tìm đến Lương y Hiền sớm hơn.

Cái tâm của người thầy thuốc


Ít ai biết Lương y Nguyễn Thị Hiền chính là con gái của nột vị Lương y nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, Lương y Hiền đã sớm được tiếp xúc với đủ các loại cây. Chị sớm bộc lộ tài năng trong nghề khi chỉ mới 6 - 7 tuổi đã có thể giúp cha đọc vị, chế biến thuốc một cách chính xác.
Không phụ mong ước của cha, Lương y Hiền theo học và tốt nghiệp Học viện Y học cổ truyền. Bằng tài năng của chính mình, Lương y Nguyễn Thị Hiền đã vượt ra khỏi cái bóng của cha, của dòng họ để có một chỗ đứng nhất định trong nghề.
Là một người phụ nữ, một người mẹ, Lương y Hiền rất hiểu đau đớn mà những người mẹ phải chịu sau khi trải qua kỳ sinh nở. Vì vậy, bằng cái tâm của người thầy thuốc, chị đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu dựa trên cơ sở bài thuốc gia truyền của dòng họ. Thậm chí, vị nữ danh y này còn không ngại thân gái dặm trường đi đến các khu vực của người Nùng, người Mường,… để tận tay tìm hái những cây thuốc quý.
Chúng tôi liên hệ với chị Mã Thị Tâm Quyên - một bệnh nhân ở vùng cao nguyên Đà Lạt đã được Lương y Nguyễn Thị Hiền chữa khỏi hẳn bệnh trĩ chỉ với một tháng uống thuốc.
Sau kỳ sinh thường, vợ chồng chị còn chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc thì chị Quyên tiếp tục phải đối mặt với đau đớn khi búi trĩ của chị bị sa ra ngoài rất nhiều trong quá trình rặn đẻ. Liên tục đi ngoài ra máu, chị không cách nào làm giảm bớt đi sự đau rát vì không dám dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào, sợ ảnh hưởng đến con.


Rất nhiều gói thuốc đã được chuyển qua đường bưu điện
Khi cơn đau trở nên không thể chịu nổi, nhờ người quen giới thiệu, vợ chồng chị tìm đến Lương y Nguyễn Thị Hiền.
Tuy chỉ "bắt" bệnh bằng đường điện thoại nhưng chỉ qua vài câu miêu tả, Lương y Hiền lập tức tư vấn và gửi thuốc vào Đà Lạt. Đúng một tuần sau, nhận điện thoại từ chị Quyên, Lương y Hiền vui mừng khi chị thông báo bệnh đã đỡ hẳn mà cơ thể vẫn tiết sữa đều cho bé ăn, một tháng sau thì bệnh khỏi hoàn toàn.
Tâm sự với chúng tôi về nghề thầy thuốc, Lương y Nguyễn Thị Hiền cười phúc hậu. Đối với bất cứ bệnh nhân nào chị cũng đều hết sức tận tâm.
Đối với những bệnh nhân của căn bệnh tế nhị này, chị luôn đặt mình vào vị trí người bệnh để nắm bắt được tâm lý, đồng thời có thể đưa ra những lời khuyên, lời tư vấn tốt nhất. Bởi vì, với Lương y Nguyễn Thị Hiền, bốc thuốc là đam mê và quan trọng hơn là chị được góp một phần công sức để giúp đỡ mọi người.
Sau khi tòa soạn đăng loạt bài về Lương y Nguyễn Thị Hiền. Chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, email, phản hồi xin địa chỉ liên lạc nhờ lương y Hiền tư vấn, chữa bệnh. Tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của lương y Hiền để bạn đọc tiện liên lạc.

Lương y: Nguyễn Thị Hiền
Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh - Huyện Hoài Đức – Hà Nội
Điện Thoại: 0906.298.985 hoặc 0967.2468.74



Chữa khỏi bệnh gout bằng bài thuốc bí truyền



Chữa khỏi bệnh gout cho hàng ngàn bệnh nhân, lương y Nguyễn Thị Hường được biết đến với bài thuốc quý từ thảo mộc trên vùng núi Hoà Bình.



Với bài thuốc quý được lấy từ những loài thảo mộc trên vùng núi Hoà Bình, lương y Nguyễn Thị Hường (Tổ 1, khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã chữa khỏi bệnh gout cho hàng ngàn người, nhiều trường hợp trong số đó bị gout cấp tính, mãn tính…
Chua khoi benh gout bang bai thuoc bi truyen hinh anh

Ba đời chữa bệnh gout


Dù chúng tôi đã hẹn lương y Hường từ trước và đến từ sáng sớm. Nhưng chúng tôi cũng đành phải đợi cuối buổi mới gặp được chị, bởi hôm nay lương y Hường phải đón tiếp quá nhiều bệnh nhân.
Lương y Hường cho biết: Gia đình chị có truyền thống chữa bệnh cứu người lâu đời, đến đời chị là đời thứ 3 làm nghề. Từ nhỏ, chị đã được bố mẹ dẫn lên các dãy núi tìm các vị thuốc để chữa bệnh. Với ước mong trở thành thầy thuốc cứu chữa bệnh nhân, lương y Hường đã không ngừng trau dồi kiến thức, nghiệp vụ Đông y. Những năm qua, chị đã dành nhiều thời gian theo học nhiều lớp học về Đông y. Hiện tại chị đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, nhờ thế mà chị có thêm nhiều kiến thức về Tây y để giải thích hướng dẫn cho người bệnh đến khám chữa.
Lương y Hường bảo, tuy nghề thuốc là nghề gia truyền của gia đình, nhưng thực tế không phải ai cũng làm được nghề. Bởi trước đây, bố chị từng truyền nghề cho con cháu khác trong nhà, nhưng họ học cũng chỉ ở mức độ biết nghề, chữa trị hiệu quả không cao. Vì thế, phải là người có cơ duyên và “mát tay” chữa bệnh mới hiệu quả.
Theo lương y Hường, gia đình chị có nhiều bài thuốc của cha ông để lại, nhưnghiệu quả nhất vẫn là bài thuốc chữa khỏi bệnh gout.

Hàng trăm lượt người khỏi gút


Tôi được may mắn gặp nhiều thầy thuốc chữa bệnh, nhưng cái cách chị khám cho người bệnh thật gần gũi. Chị giải thích cặn kẽ từng triệu chứng, biểu hiện bệnh của mỗi người.

Chữa khỏi bệnh gout bằng bài thuốc bị truyền hình

Lương y Hường đang khám cho một bệnh nhân bị gút mãn tính rất nặng không thể đi lại được. 
Theo lương y Hường, gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh gout.
Bình thường, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/ l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai qua trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong máu. Được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thươờng (tuỳ theo chỉ số của mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0 mg/l ( 360 micromol/l )
Hiện nay có một thực tế là rất nhiều người, kể cả các bác sỹ không phải chuyên khoa, cho rằng cứ tăng acid uric máu là bệnh gout và cho điều trị luôn. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin ( gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua ) uống nhiều rượu bia, béo phì đặc biệt là ít vận động. Lương y Hường cho biết trong giai đoạn đầu của bệnh không có biến chứng gì nguy hiểm ngoại trừ cơn đau khớp cấp tính, khi bệnh trở nên mãn tính thì gút có 3 biến chứng nặng ( hư khớp gối, cổ chân và ngón chân. Sỏi thận dẫn đến suy thận. U tophi dẫn đến những ổ loét nhiễm trùng lâu lành ).
Bên cạnh đó, bệnh gút phản ánh tình trạng suy yếu chức năng gan và thận sẽ bộc phát gây nhiền biến chứng nặng nề hơn. Người ta thấy gút thường đi kèm cùng các bệnh lý khác như béo phì, thiếu máu, tăng cholesterol, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…. Do đó nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Lương y Hường cho biết, trong những năm qua, chị đã chữa khỏi bệnh goutcho hàng nghìn người. Người bệnh của chị có khắp nơi, trong Nam, ngoài Bắc có cả. Giở cuốn sổ ghi chép các bệnh nhân đến chữa, chị kể: Rất nhiều bệnh nhân nặng, nhưng chị nhớ nhất là anh Nguyễn Văn Hùng ( huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Năm ngoái, người thân phải dùng cáng khiêng anh đến nhờ chị Hường khám. Trước đó, anh Hùng đưa đi chữa trị khắp nơi, nhưng không khỏi. Ban đầu, chị Hường không muốn nhận điều trị cho anh Hùng, nhưng khi nghe người thân anh nói giờ đã hết cách chữa trị cho anh ấy, nếu chị không chữa anh ấy sẽ tàn phế suốt đời. Nghe người thân nói chị Hường đã rớt nước mắt vì thương cảm. Chị quyết định nhận anh ở lại điều trị.
“Anh Hùng uống khoảng 5 thang thuốc ban đầu, thấy các vị trí khớp bị sưng, tấy đỏ. Nhưng khoảng vài thang sau, những chỗ đó xẹp xuống, tình trạng đau nhức giảm dần. Anh điều trị tại gia đình tôi khoảng một tháng đã có thể tập đi lại. Tôi cắt thuốc cho anh về nhà uống một thời gian, căn bệnh gout của anh đã khỏi hẳn. Cách đây hơn một tháng, anh cùng người thân về gia đình tôi để tạ ơn. Họ vui sướng vì bệnh của anh đã khỏi”, lương y Nguyễn Thị Hường kể.
Tại nhà thuốc lương y Hường, chúng tôi gặp anh Bùi Văn Nghĩa ( xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa). Anh Nghĩa kể, anh từng bị bệnh gout hàng chục năm trời. Do bệnh của anh đã mạn tính nên chữa trị nhiều nơi không khỏi. Không những thế, do uống nhiều thuốc Tây y nên cơ thể anh bị nhiều bệnh. Nhờ người quen giới thiệu, anh đã tìm về nhờ lương y Hường chữa trị. Anh rất hài lòng về cách khám, cắt thuốc của chị Hường.Ban đầu anh lấy 10 thang thuốc,uống đỡ dần. Chân tay, các khớp ban đầu sưng húp, đi lại tập tễnh, nhưng chỉ thời gian sau uống thuốc đã có thể đi lại được, không còn đau nữa” anh Nghĩa vui mừng cho biết.

Bài thuốc bí truyền chữa khỏi bệnh gout lên đến 90%


Lương y Hường cho hay, bài thuốc chữa bệnh gout gia đình chị đã thẩm định qua 3 đời. Mỗi đời đúc rút kinh nghiệm, năng cao hiệu quả khám chữa người bệnh. Bài thuốc tổng hợp quy tụ rất nhiều vị thuốc, thuốc Bắc có, thuốc Nam có. Nếu tính cả có vài chục vị.
Những năm qua lương y Hường đã chữa khỏi cho hàng trăm lượt bệnh nhân bị gút
Khi chúng tôi gặng hỏi các vị thuốc đó, chị Hường tiết lộ vài vị như: đương quy, bạch truật, hoàng cầm, cam thảo, đại hoàng, hoàng ma, tỳ giải... Những vị thuốc đó đều có sẵn trên những cánh rừng nguyên sinh. Có vị thuốc là thân cây, có vị thuốc là củ cây. Kể cả chị có cung cấp tất cả các vị thuốc đó, người ngoài cũng không thể nào áp dụng chữa bệnh được. Lương y Hường khẳng định chắc nịch: Bệnh nhận đến chữa trị, không phải ai cũng khỏi, nhưng qua kết quả thực tế thì có tới 90% bệnh nhân đến chữa khỏi bệnh. Thuốc tốt, nhưng quá trình điều trị , bệnh nhân phải thực hiện đúng quy định của thầy thuốc thì nhanh khỏi. Đặc biệt, thuốc của gia đình chị còn lợi gan, thận. Người bệnh không sợ có tác dụng phụ.
Lương y Hường bảo: “ Những người bệnh đến nhờ chị chữa, toàn bệnh nhân ở xa đến. Trong đó có nhiều người bị bệnh gút kinh niên, mạn tính. Do gia đình nghèo, nên họ ít có điều kiện chữa trị. Có nhiều người do chủ quan với bệnh tật, khi đi chữa đã chuyển sang mạn tính. Nhìn thấy người bệnh như thế, tôi thương họ lắm. Vì thế, khi họ nhờ tôi chữa, tôi cố gắng tận tình cứu chữa cho họ và không lấy tiền. Làm nghề này không phải để kiếm tiền mà làm phúc cho đời”.
Lương y Hường chia sẻ, để bài thuốc chữa gout phát huy hiệu quả, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sắc thuốc uống đều đặn theo đúng liều lượng chỉ định, đặc biệt, lương y Hường khuyên các bệnh nhân bị gút tuyệt đối không uống rượu, bia, ăn thịt chó, đồ hải sản, thịt bò và nội tạng động vật vì đây là những thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, khiến bệnh nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, uống nước và tăng cường vận động phù hợp với thể trạng để khí huyết lưu thông.
Sau khi báo Khoa học và Đời sống đăng loạt bài về lương y Nguyễn Thị Hường. 
Tòa soạn nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, email, phản hồi xin địa chỉ liên lạc nhờ lương y tư vấn, chữa bệnh. Tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của lương y Hường để bạn đọc tiện liên lạc (Lương y Nguyễn Thị Hường – Số nhà 3 – Tổ 1 – Khu Tân Bình – TT Xuân Mai – Huyện Chương Mỹ - Hà Nội / Điện Thoại: 0902. 184.389.





Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

TÁC DỤNG CỦA VIỆC ĐỔ MỒ HÔI

Vận động để đồ mồ hôi cũng là phương pháp hữu ích giúp đào thải những độc tố ra ngoài cơ thể. (Ảnh minh họa)

Tác dụng của mồ hôi

Cuộc sống hiện đại làm cho con người trở nên sống vội vàng và gấp hơn hơn, không còn thời gian để vận động và luyện tập. Ngày nay, con người cũng không còn phải làm những công việc năng nhọc thay vào đó là máy móc, rô-bốt… Điều này đã làm cho con người không còn đổ mồ hôi trong các công việc. Tuy nhiên, khi cơ thể không ra mồ hôi, nó có thể dẫn đến một loạt các bệnh.
Toát mồ hôi có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Ảnh: Getty Images.

Vậy, mồ hôi của con người nó có tác dụng gì?

Mồ hôi là hệ thống làm mát của cơ thể khi nó trở nên quá nóng, như lúc bị sốt, tập luyện, làm việc nặng nhọc hay ăn uống đồ cay nóng. Mồ hôi chủ yếu là sự kết hợp của muối và một lượng nhỏ “chất thải” được tiết qua những tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên bề mặt da. Khi mồ hôi đọng trên bề mặt da và bắt đầu bốc hơi, nó sẽ làm mát cơ thể.

1. Đẩy lùi ung thư.

Theo một công trình nghiên cứu của bác sĩ Ernst, một chuyên gia về giáo dục thể chất người Đức thì ông không phát hiện thấy vận động viên chạy marathon nào bị mắc bệnh ung thư.
Khi phân tích mồ hôi của họ, ông phát hiện nó có chứa cadmium, chì và nikel. Từ đó, bác sĩ Ernst kết luận rằng, những vận động viên này đã tiết ra khỏi cơ thể những chất có thể gây ung thư tiềm tàng nêu trên. Ông và các nhà khoa học khác cũng kết luận rằng, một người đổ mồ hôi ít nhất một lần/ngày sẽ duy trì sức được khỏe tốt.

2. Giúp giảm đau.

Tiến sĩ James Ting, chuyên gia về y học thể thao cho biết, hormone endorphin sản sinh trong khi tập luyện đóng vai trò như liều thuốc giảm đau tự nhiên. Endorphin là một loại hormone có tác dụng giảm đau, khi nó được sản sinh ra nhiều hơn tức là khả năng chịu đau của bạn cũng tăng lên, cơn đau cũng từ đó giảm đi đáng kể.
“Nếu bạn thấy đau nhức trong người, hãy thử chạy bộ vài vòng hoặc tham gia một lớp học khiêu vũ. Khi đã quen với việc luyện tập, chắc chắn bạn sẽ không cần đến những loại thuốc giảm đau liều cao”, TS. Ting khẳng định.

3. Cải thiện tâm trạng.

Cũng theo ông James Ting, không phải tự nhiên mà chúng ta thường có cảm giác vui vẻ và thư giãn sau khi chơi một môn thể thao nào đó. Nguyên nhân là trong quá trình chơi thể thao, nhiệt độ trong cơ thể chúng ta tăng lên, giúp kích thích mạch thần kinh trong não có nhiệm vụ kiểm soát tâm trạng, từ đó có cảm giác thư giãn tuyệt đối, tinh thần phấn chấn hơn.

4. Liều thuốc chữa lành vết thương.

Những năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động và tác dụng của tuyến mồ hôi trên cơ thể người. Nhà nghiên cứu Laure Rittie đến từ Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện ra rằng, tuyến mồ hôi chứa tế bào gốc trưởng thành, đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình làm khô vết thương. “Chúng tôi hy vọng điều này sẽ khởi đầu cho những nghiên cứu đầy hứa hẹn”, Rittie nói.
Đặc biệt, mồ hôi còn có tác dụng như một chất kháng sinh hiệu quả. Nếu vùng bị tổn thương bởi vết cắt nhỏ, vết xước, muỗi cắn, các chất kháng sinh được tiết ra trong tuyến mồ hôi như dermcidin sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng và chữa lành vết thương.

5. Điều hòa cơ thể.

Do nhiều yếu tố khác nhau, cơ thể chúng ta có thể phải tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ liên tục. Nhờ có cơ chế “điều hòa thân nhiệt” do việc đổ mồ hôi mà cơ thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi về nhiệt độ. Sự bay hơi của mồ hôi qua da cũng giúp giảm nhiệt độ trong cơ thể trong quá trình tập luyện, vận động nhất là vận động với cường độ cao. Trong trường hợp cơ thể không đổ mồ hôi do vận động, tập luyện thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột bên trong cơ thể sẽ dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như chóng mặt, phát ban da, hoặc ngất xỉu…

6. Phòng ngừa sỏi thận.

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập luyện để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao…
Việc thường xuyên đổ mồ hôi trong quá trình tập thể dục sẽ giúp đào thải bớt lượng muối ra khỏi cơ thể nhưng giữ lại canxi trong xương. Muối và canxi là hai chất đều đi qua thận mới chuyển tới nước tiểu, nếu không được lọc thải hết sẽ dẫn tới sỏi thận.
Nhờ quá trình đổ mồ hôi mà lượng muối được lọc hết qua thận, canxi được chuyển vào xương, nhờ đó nguy cơ sỏi thận cũng giảm. Những người thường xuyên đổ mồ hôi cũng có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn, nhờ đó cơ chế trao đổi chất, lọc thải chất độc cũng diễn ra tốt hơn.

7. Làm sạch da, ngăn ngừa mụn.

Theo các chuyên gia làm đẹp, khi đổ mồ hôi, lỗ chân lông trên da sẽ nở ra, từ đó, các chất bụi bẩn trên da cũng dễ dàng được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng để trị mụn hiệu quả, không nên để mồ hôi tự làm trôi đi các chất bụi bẩn trên da. Nên rửa sạch mặt, đặc biệt là khi thường xuyên ra mồ hôi để loại bỏ hết chất bụi bẩn trên da, tránh trường hợp chất bụi bẩn kết hợp với mồ hôi, tích tụ lại thành vi khuẩn, gây hại cho da.

8. Đào thải độc tố.

Thông qua quá trình ăn uống hàng ngày, trong cơ thể của mỗi người thường tích tụ độc tố có hại cho sức khỏe. Vận động để đồ mồ hôi là phương pháp hữu ích giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Khi cơ thể đổ mồ hôi, các chất thải độc cũng theo mồ hôi thoát ra ngoài, hạn chế tích tụ trong cơ thể nên sẽ làm cho cơ thể bạn “sảng khoái” hơn.

9. Tốt cho hệ tuần hoàn.

Sau khi luyện tập với cường độ cao hay xông hơi, da chúng ta thường ửng đỏ. Các nhà khoa học lý giải hiện tượng da ửng hồng lên là do máu tuần hoàn nhanh hơn và lượng máu bơm đi khắp cơ thể cũng tăng lên, giúp tăng cường hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Thông qua quá trình bài tiết mồ hôi, tốc độ lưu thông máu của chúng ta sẽ được cải thiện đáng kể.

10. Tốt cho da.

Da đẹp một phần là nhờ chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, mồ hôi cũng góp phần làm đẹp da. Lý do là trong giọt mồ hôi có chứa một lượng nhỏ chất kháng sinh mà có thể chống lại một số vi khuẩn có hại trên da.
Mồ hôi cũng giúp khơi thông các lỗ chân lông từ đó giúp da sáng sủa và mịn màng. Mồ hôi đổ ra nhiều cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và làm giảm những tác động làm tổn thương tới da.
Thực ra, mồ hôi không có mùi khó chịu, chỉ khi nó ra khỏi cơ thể và gặp phản ứng với vi khuẩn trên bề mặt da hay trong không khí thì mới có mùi hôi. Do vậy, sau khi mồ hôi đã ra hết, bạn cần tắm rửa hoặc lau đi.

11. Giúp kích thích vị giác. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tiết mồ hôi là một quá trình rất quan trọng và cần thiết của cơ thể. Nếu không đổ mồ hôi, máu sẽ lưu thông chậm, khí huyết trì trệ ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Kết quả dẫn đến việc ăn không ngon miệng, hấp thụ kém... Ngược lại, khi ta hoạt động, việc tiết mồ hôi sẽ kích thích vị giác, giúp cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất hiệu quả.

12. Tăng cường trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu y tế của Hoa Kỳ đã thực nghiệm trên 20.000 học sinh trung học và nhận thấy rằng: việc tích cực hoạt động để tăng bài tiết mồ hôi sẽ giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung cao độ. Nguyên nhân là do khi các độc tố không được đào thải, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể gây tổn hại tới não, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất tập trung và trí nhớ kém.

13. Hỗ trợ giảm cân. 

Khi hoạt động thể thao hay làm việc tích cực, đến một mức độ nào đó, các chất béo sẽ đốt cháy thành nhiệt và bài tiết qua tuyến mồ hôi. Vì thế, quá trình này đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm cân của chúng ta. Thậm chí, qua thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định, việc tiết mồ hôi có thể giúp giảm tới 300 calo trong 1 giờ.

14. Loại bỏ căng thẳng.

Mồ hôi có thể không trực tiếp làm giảm căng thẳng hay giúp tinh thần sảng khoái, tuy nhiên, khi làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng làm việc tay chân, tập luyện hoặc xông hơi, nó có tác động tích cực đối với tinh thần và sự căng thẳng.
Endorphine và các chất hóa học khác được phóng ra trong quá trình vận động của cơ thể. Hơn nữa, làm nóng các cơ trên cơ thể bằng nhiều phương pháp khác nhau cũng giúp cơ thả lỏng, từ đó hạ thấp mức độ căng thẳng.

15. Giảm huyết áp.

Cao huyết áp là hiện tượng do mạch máu bị co lại, làm cho lượng máu lưu thông bị giảm đột ngột. Điều này có thể làm tổn thương đến mạch máu và những cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, khi vận động ra mồ hôi, nó sẽ giúp giãn nở mao mạch, giúp máu lưu thông đều đặn và tăng thêm tính đàn hồi cho thành động mạch. Kết quả là giúp làm giảm huyết áp.

16. Giúp xương chắc khỏe.

Theo các chuyên gia y học lâm sàng ở Bệnh viên Bắc Kinh, Trung Quốc thì chỉ có vitamin tan trong nước mới có thể làm mất đi theo dịch mồ hôi. Canxi mặc dù tan trong nước nhưng độ hòa tan rất thấp nên không theo mồ hôi thoát ra ngoài. Ngược lại, nếu chủ động ra mồ hôi, nó sẽ giúp bạn lưu giữ canxi trong cơ thể và giúp xương chắc khỏe hơn.

17. Hấp dẫn phụ nữ.

Theo nghien cuu cua cac nha khoa hoc, mui mo hoi cua dan ong co the khien nu gioi cam thay thich thu va duoc thu gian.

18. Liều thuốc chữa lành vết thương.

Những năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động và tác dụng của tuyến mồ hôi trên cơ thể người. Nhà nghiên cứu Laure Rittie đến từ Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện ra rằng, tuyến mồ hôi chứa tế bào gốc trưởng thành, đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình làm khô vết thương. “Chúng tôi hy vọng điều này sẽ khởi đầu cho những nghiên cứu đầy hứa hẹn”, Rittie nói.
Đặc biệt, mồ hôi còn có tác dụng như một chất kháng sinh hiệu quả. Nếu vùng bị tổn thương bởi vết cắt nhỏ, vết xước, muỗi cắn, các chất kháng sinh được tiết ra trong tuyến mồ hôi như dermcidin sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng và chữa lành vết thương.

CÁCH PHÂN BIỆT RAU SẠCH - BẨN


Mẹo hay để phân biệt rau sạch - bẩn cực đơn giản
Hãy sở hữu những mẹo dưới đây để chọn cho gia đình bạn những loại rau bổ dưỡng, không thuốc trừ sâu, an toàn nhất.
Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ.
Mướp đắng
Những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.
Rau muống
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn.
Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau có cọng to bất thường.
Cũng không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.
Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.
Cà chua
Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.
Rau cải
Non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh và đều tăm tắp thì đó là  rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.
Rau ngót
Để lựa chọn rau an toàn, bạn nên tránh những bó rau ngót có lá quá non, to, mỏng. Hãy chọn những bó lá dày vừa phải, sẫm màu.

QUẢ SUNG HẦM THỊT LỢN CHỮA VIÊM KHỚP

Căn bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn, có rất nhiều cách để chữa căn bệnh khớp này. Trong đó, có phương thức chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả, đó là chữa đau khớp bằng quả sung hầm thịt lợn nạc
Tinh dịch giúp phòng ngừa ung thư đường ruột
Ngáp ngủ nhiều giúp tăng trí nhớ
Mận giúp giải độc, thanh nhiệt hiệu quả

Đau khớp





Căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). 
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai, đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.
Để loại bỏ căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn, có rất nhiều cách để chữa căn bệnh khớp này. Trong đó, có phương thức chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả, đó là chữa đau khớp bằng quả sung.

Chữa đau khớp bằng quả sung

Dược liệu tốt.
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi...
Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa... 
Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da... Theo "Bản thảo cương mục" thì nó trị được các chứng như trĩ, đau cổ họng. 
Còn "Giang Tô thực vật chí" cho rằng, chất nhựa trắng trong quả sung tươi có thể bôi ngoài da trị khỏi mụn cóc. Theo Vân Nam trung thảo dược thì sung bổ tỳ vị, chữa đi ngoài, tiêu viêm, thông khí...
Lấy quả sung hầm với thịt lợn nạc ăn trị chứng viêm khớp
Cách chế biến: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Ăn hằng ngày có thế chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả!

CHỮA BỆNH GOUT BẰNG CẢI BẸ XANH


Bệnh gút (gout) hay còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới (trong đó phần lớn là nam giới tuổi trung niên và có uống rượu thường xuyên).
Nguyên nhân sâu xa của bệnh gút nằm ở những trục trặc về gien. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gien liên quan đến bệnh gút (2 gien có trong gan và 3 gien có trong tinh hoàn). Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do các gien bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.
Ngoài ra, các yếu tố khác như béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và việc sử dụng một số thuốc (như Aspirin, thuốc lợi tiểu) cũng là nguyên nhân của bệnh này. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Phần lớn bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong.
Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Cách chữa bệnh gút đơn giản bằng cải bẹ xanh:
Cải bẹ xanh tính ôn, vị cay, nhẩn nhẩn (còn được gọi là cải đắng, không phải là cải ngọt), lá màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối; có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí..., có chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, abumin... Trong bữa ăn gia đình, cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách.

Cải bẹ xanh

Mỗi ngày đều nấu cải bẹ xanh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gút. Bạn hãy kiên trì nấu cải bẹ xanh uống mỗi ngày (còn xác cải thì ăn để khỏi phí), thì sẽ không bị bệnh gút hành hạ nữa. Nhưng cho dù thấy bệnh đã khả quan, bạn cũng nên tiếp tục uống nước cải bẹ xanh để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa.
Rất nhiều người Á châu ở Mỹ và Canada đã chữa lành được bệnh gút bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.
(Tổng hợp từ Internet)

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT TRỊ BỆNH GOUT, TIỂU ĐƯỜNG



Ngày 22/09/2014, Cây nở ngày đất được đăng trên báo Tuổi trẻ & Đời sống số 323 thì Cây nở ngày đất chữa khỏi bệnh GOUT. Bất ngờ Cây Nở ngày đất trở nên "Hot" trên thị trường.
Giá bán: ( Giao hàng miễn phí tại TPHCM).
Tươi: 100.000đồng/kg - Khô: 200.000đ/kg )
Website: http://caynongaydat.vn - http://cay-no-ngay-dat.blogspot.com
 

Anh Phan Chí Hiến ( Mã Lò ) chia sẻ kinh nghiệm sử dụng "cây nở ngày đất" nêu trên báo Tuổi trẻ & Đời sống đã chữa khỏi bệnh Gút bằng cách:
Cây tươi: Nhặt lá tươi ra để riêng say nhuyễn phần lá đó rồi say nhuyễn uống cả nước lẫn cái, còn thân hoa rễ đem nấu nước cho vào chai để tủ lạnh uống thay nước hằng ngày. Nếu tiết kiệm thì lấy bả đó nấu lại nước lần 2, uống hằng ngày cũng có tác dụng.
Nếu bị gout nặng thì mỗi ngày uống 2 lạng lá tươi say nhuyễn, lấy thân hoa rễ nấu nước uống mát uống hằng ngày. Nếu thấy giảm thì không cần uống say nhuyễn mà chuyển qua uống nước mát hằng ngày.

 
Nở Ngày Đất không có tác dụng phụ, uống càng nhiều thì bệnh càng giảm.
Ngày thứ 1 và thứ 2 uống thuốc nở ngày đất có cảm giác bình thường, đến ngày thứ 3 và thứ 4 thì có kết quả, giảm đau nhức, và kết quả nhất là vào thứ 5.
Uống trong vòng 1 tháng sẽ có cảm giác thoải mái, tự tin.
Sau khi ăn hải sản hoặc chất đạm nhiều, nên dùng Nở Ngày Đất ngay, để tránh bệnh tái phát.
Lưu ý: cây này có tính nóng, sau khi uống Nở Ngày Đất nên bổ sung các loại nước mát giải nhiệt ( Có thể sử dụng Cây chùm ngây làm trà liên hệ tai đây: http://www.caychumngay.com )
Theo Đông Y:
Cây nở ngày đất là cây cỏ sống lâu, mọc nằm rồi đứng, phân nhánh nhiều; rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm. Lá không cuống, đầy lông nằm trăng trắng ở mặt dưới. Cụm hoa bông hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng. Quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu. Nở Ngày Đất thuộc cây cỏ thân mềm, mọc thành bụi, phân nhiều nhánh, có hoa màu trắng cánh hoa cứng, cây mọc quanh năm, hoa nở theo chu kỳ phát triển của cây.
 

Đặc điểm Cây nở ngày đất

Cây mọc hoang dọc theo các đường đi và trên đất khô ở nhiều nơi. Thu hái toàn cây quanh năm. Nở ngày đất mọc ở những vùng đất khô cằn, nhất là ở Bình Thuận thì đặc biệt có dinh dưỡng tốt hơn.
Ngoài ra, trong dân gian vùng Bình Thuận, cây Nở ngày đất được nhân dân và các thầy thuốc Nam sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời, người ta dùng rễ sắc uống trị ho, cảm cúm và toàn cây sắc uống tiêu độc.
Tên khoa học là Gomphrena thuộc họ rau dền Amaranthacease, Bộ Cẩm chướng Caryophyllales, Cây mọc hoang thân thảo, có phiến lá dầy mọc đối xứng nhau, nhiều lông, và cuống lá nhỏ, một cành thường cho ra 5 -7 lá. Hoa màu trắng, giống hoa cỏ lau nhưng nhỏ, cánh hoa cứng và thon ngọn, nhụy có màu nâu, cây ra hoa quanh năm, và cho nhiều quả. Cây được phân bố nhiều trên thế giới, điển hình khu vực Châu á, như Trung Quốc, Thái Lan, Camphuchia... Tại việt nam cây mọc hoang ở nhiều khu vực khô, đồi núi phổ biến là phía Tây Nam và miền trung.

Công dụng Cây nở ngày đất

Chứa nhiều flavones, flavonoïdes glycosides, gomphrenol giúp làm giảm các triệu trứng sốt, cảm cúm do virut gây ra, giúp ức chế các Acid uric trong máu, thải các độc tố ra ngoài, cây được dân gian sử dụng phổ biến và cũng chính từ bài thuốc đó mà khoa học đã tìm ra được dược tính từ cây để chiết xuất một số dược tính từ cây ra làm thuốc, Trên thị trường Điều đáng ngạc nhiên là tinh dầu từ lá giúp tán phong, tiêu viêm tốt cho phụ nữ sau sinh.
Hiện một số lương y đang sử dụng cây thân thảo này để điều trị bệnh Gout trong thời gian điều trị sớm nhất, trong rễ cây có thành phần flavonoïdes và saponines làm giảm đau các triệu chứng cơ bắp va chạm gây ra, Người sử dụng nhiều chất đạm dẫn đến khớp, Gout qua tác dụng từ dược tính ở rễ, lá cây giúp điều trị hoàn toàn loại bệnh này.
Ngoài các công dụng trên Cây nở ngày đất có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra hai thành phần Anti và cancereux giúp ức chế chống lại các tế bào ung thư gây ra, nó còn làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và cải thiện lưu thông tim mạch vành.

Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý:

Cây Nở ngày đất có tính nóng, sau khi uống nên bổ sung các loại nước mát giải nhiệt. Ví Dụ: Cây chùm ngây Công ty Lê Hoàng, cà gai leo ... ( Xem thêm tại: http://caychumngay.com - http://caychumngay.com.vn -http://caychumngayvn.com - http://caythuocviet.com )
Dùng sắc thuốc uống trị sốt, cảm cúm, tiêu độc : Lá, Thân, rễ, 30gr sắc với 1lit nước uống sau bữa ăn
Dùng điều trị Gout, khớp : Dùng 200gr cây nở ngày đất tươi ( cả hoa ) sắcvới 1500 ml nước cạn còn 500ml , uống khi thấy khát, sắc lại khi nào thấy nhạt thì thôi, uống khi nào thấy bệnh khỏi hẳn thì giảm lượng thuốc còn 100g/ ngày, sắc uống thay nước hàng ngày, nếu dùng khô thì sắc lâu hơn một chút, lưu ý, phủ nử cho con bú, phụ nữ có thai, người huyết áp thấp thì không nên dùng.
- Hoa Nở Ngày Đất có thể phơi khô hoặc để tươi. Hoa nở ngày đất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề.
- Lá cây Nở Ngày Đất: phơi khô, ngâm trong 1 tách nước nóng, áu đó uống như uống trà. Lá có tác dụng cho người bệnh huyết áp, ho, tiểu đường.
- Toàn cây Nở Ngày Đất: ngâm trong nước sôi, hoặc đun sôi lấy nước uống, được để nghị như một đơn thuốc cho bệnh tiểu đường.
- Rễ cây nở ngày đất: có thể phơi khô ngâm rượu, hay xay nhuyễn thành bột để dành pha nước uống hay trộn bổ sung vào thức ăn, có khả năng làm giảm đau, an thần, giúp ngủ ngon.
Mùi vị thơm thơm như nước trà, để tủ lạnh uống càng ngon.
uống bình thường ngâm trong nước đun sôi khoảng 10 phút( 9- 10 bông) tương đương 3 -9g.
Trị mỡ trong máu: say toàn cây uống hằng ngày, kết hợp với diệp hạ châu càng tốt.
Trị gout: sử dụng nước uống đậm nhạt tùy mức độ bệnh và nhu cầu người sử dụng.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

VÕ SƯ NGUYỄN CHÁNH TỨ NẶNG LÒNG VỚI DƯỠNG SINH VOVINAM

Nhiều năm qua, thời khóa biểu đó không thay đổi, ngoại trừ những khi trời mưa hoặc ông đi công tác hay chấm thi thăng đai nơi xa. Ông là võ sư Nguyễn Chánh Tứ, nguyên Phó giám đốc công viên Văn hóa Đầm Sen và là Tổng thư ký Hội Việt Võ Đạo TPHCM, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học Liên đoàn Vovinam Việt Nam, ủy viên Ban Kiểm tra Liên đoàn Vovinam thế giới.
Thời niên thiếu vất vả. Sinh năm 1952 tại Quảng Nam, võ sư Nguyễn Chánh Tứ vào Sài Gòn lúc 8 tuổi. Xa gia đình, ông phải trải qua những tháng ngày niên thiếu cực nhọc. Ở bậc tiểu học, ông nấu cơm cho vài gia đình khá giả và khi lên bậc trung học thì giữ xe ở trường đua Phú Thọ, rạp hát Hồng Bàng, Nam Việt… để có thêm chút tiền ăn học. Về cơ duyên đến với võ nghệ, ông cho biết: “Lúc còn học ở trường tiểu học Cầu Kho, có lần tôi bị mấy anh lớn bắt nạt và giật mất cây bút mực hiệu Pilot mà tôi dành dụm khá lâu mới mua được. Trong bụng ức lắm mà chẳng biết làm sao vì các anh ấy to hơn rất nhiều…
Năm 1966, khi tôi đang học ở trung học Petrus Ký (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) thì môn Vovinam cũng được dạy ngoại khóa tại đây. Những lúc đứng ngoài hành lang xem anh em tập, tôi thường nghe HLV giảng về tinh thần võ đạo, đặc biệt là mục đích học võ của người võ sinh Vovinam là để khỏe mạnh và tự vệ. Nhớ lại chuyện mình bị bắt nạt hồi nhỏ, tôi ghi danh theo học. Không ngờ mối lương duyên đó gắn bó đến hôm nay”. Lúc đầu ông học với võ sư Trần Tấn Vũ, vài năm sau được thọ giáo trực tiếp với Chưởng môn Lê Sáng. Năm 1970, ông dạy Vovinam tại trường tư thục Trần Hưng Đạo, Kỹ thuật Cao Thắng…
Thử võ trên đất Liên Xô. Đất nước thống nhất, võ sư Nguyễn Chánh Tứ tham gia lực lượng Công an và phục vụ trong ngành cho đến năm 1992 mới xin chuyển ngành. Trong thời gian này, bên cạnh công tác nghiệp vụ chuyên môn, ông còn huấn luyện Vovinam cho một vài đơn vị thuộc Công an TPHCM. Năm 1985, ông được sang Liên Xô bồi dưỡng nghiệp vụ khoảng nửa năm và có dịp huấn luyện Vovinam cho một lớp đang theo học tại trường. Ông hồi tưởng: “Học được chừng 2 tháng, qua giới thiệu của vài đồng nghiệp cùng đi với tôi, HLV võ thuật của lớp bảo tôi biểu diễn một số đòn thế. Có lẽ thấy tôi đấm đá xem cũng được nên ông đề nghị tôi huấn luyện cho một lớp khác 3 tối/tuần, trong suốt 4 tháng cho đến khi về nước”.
Cũng tại lớp học đó, có lần một học viên người Nga nặng khoảng 85kg đề nghị thử tài với võ sư Chánh Tứ. Tuy chỉ nặng có 53kg, nhưng tôi vẫn đánh ngã anh ta bằng một một đòn Vovinam mà tôi thường tập luyện.“Đây là một trong vài kỷ niệm đáng nhớ nhất trong võ nghiệp của tôi. Từ khi về nước đến khi Liên Xô thay đổi thể chế nhưng hầu như năm nào tôi cũng nhận được một vài món quà nhỏ hoặc thiệp chúc Tết Dương lịch của các anh em lớp võ ngày đó gửi sang…”, võ sư Chánh Tứ chia sẻ.
Chuyên gia vovinam dưỡng sinh. Về công tác tại khách sạn Phú Thọ, bên cạnh việc huấn luyện võ thuật cho các nhân viên bảo vệ của công ty, ông phối hợp cùng CVVH Đầm Sen tổ chức CLB Vovinam dưỡng sinh miễn phí từ cuối tháng 12/1998. Khởi đầu, CLB chỉ có 17 học viên rồi tăng dần có lúc trên 100 người. Hiện nay, CLB vẫn duy trì khoảng 60 người (2/3 học viên trên 60 tuổi) thường xuyên tập luyện cũng như biểu diễn trong những ngày lễ hội.
Không chỉ giảng dạy trong nước, võ sư Chánh Tứ từng được Vovinam Pháp, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Algerie mời sang hướng dẫn về kỹ thuật tự vệ, chiến đấu hoặc dưỡng sinh vào các năm 2003, 2006, 2008, 2011, 2012.
 
Tạp chí võ thuật nổi tiếng Karate Bushido của Pháp số tháng 4-2008 đã dành 3 trang giới thiệu về ông cùng những hình ảnh kỹ thuật tự vệ do chính ông trình bày. Những năm gần đây, một số HLV vovinam người nước ngoài đến TPHCM cũng thường đến Đầm Sen thọ giáo ông. Kể từ khi nghỉ hưu (đầu năm 2013), ông đã đến các tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận… để tập huấn vovinam dưỡng sinh cho người cao tuổi, đồng thời là Chủ biên của Tủ sách tham khảo Vovinam.
Tính tình hiền hòa, dễ mến, võ sư Chánh Tứ đang mang Hồng đai đệ IV cấp (tương đương đai đen 8 đẳng) và hàng tuần đều dành 3 buổi tự ôn luyện. Chẳng những rất vững vàng về kỹ thuật tự vệ và chiến đấu, ông còn chuyên tâm nghiên cứu về dưỡng sinh nên thường được đồng môn gọi vui là “chuyên gia Vovinam dưỡng sinh”…    
                                                                                                                                                            (Theo Báo Mới)


TẠO HÓA CHO TA 9 CÁCH THỞ TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY


Tạo hóa cho ta nhiều cách thở đặc biệt để sửa chữa bổ sung, thúc đẩy việc thở khi bị trở ngại hay cung cấp oxy không đủ tiêu dùng cho cơ thể, hoặc để giải quyết cho cuộc khủng hoảng trong việc thở khi bị cảm xúc mạnh, các cách thở đặc biệt ấy rất phong phú:

1. Ngáp:

Ta ngáp khi buồn ngủ xong ta cũng ngáp khi chán đời, khi nghe một diễn giả nói chuyện không hấp dẫn, khi ngồi trong phòng đông người, thiếu oxy. Trong lúc ngáp, miệng há to, cơ hoành và cơ hít vô ở ngực, co dần dần rất mạnh đến lúc làm cho ngực nở, bụng phình và cứng, ngưng lại ít giây rồi thở ra một cách tự do, thoải mái. Vậy ngáp, ngoài việc báo hiệu ta mệt cần ngủ, còn để vận động cho thần kinh bớt chán, làm cho khí huyết lưu thông, cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Vươn vai:

Là kết hợp cái ngáp và động tác tay chân đưa thẳng ra, lưng ưỡn cứng, cho khí huyết chạy khắp người, năng lượng phân bổ đều trong cơ thể làm cho con người nghe dễ chịu.

3. Rên:

Nhiều cụ già hễ đau thì bắt rên. Rên là thở ra có tiếng kêu làm rung động trong cơ thể. Người bệnh nhân rên như thế nghe dễ chịu, có lẽ tiếng rung động phát ra từ thanh quản đều đều có tác dụng an thần trong cơn bệnh.

4. Tróc lưỡi:

Là cái lưỡi để sát ổ gà, bịt đường thông ra miệng, màn hầu (lưỡi gà) bịt đường thở ra lỗ mũi, các cơ thở ở ngực kéo xương sườn lên và các cơ co bụng co thắt làm cứng bụng. Để tạo thể tích lớn hơn trong phổi và bụng thì áp suất trong ngực (p) và bụng (p’) thấp hơn áp suất không khí (P). Trong lúc ấy lưỡi tách ra khỏi ổ gà đập mạnh xuống sàn miệng, hơi ào vào, tạo ra tiếng kêu “tróc lưỡi”.
Động tác này xoa bóp cả ngực, bụng và cả tạng phủ bên trong.

5. Nấc cục (Hoquet):

Là do cơ hoành co thắt, đồng thời thanh quản đóng lại, chỉ một ít hơi ùa vào kẽ thanh quản, tạo ra tiếng kêu “nấc cục”.
Đây là một phản xạ, có dây thần kinh hướng tâm và dây thần kinh ly tâm là dây thần kinh cơ hoành. Thần kinh hướng tâm bị kích thích ở vùng dạ dày (trẻ em bú quá no, người lớn ăn no quá, dạ dày đầy hơi, uống quá nóng hoặc quá lạnh), giun sán ở ruột, viêm màng bụng kích thích ở vùng ngực như viêm màng phổi, viêm màng tim hay u trung thất (médiastin). Thần kinh ly tâm là dây thần kinh cơ hoành làm cơ hoành co thắt.
Động tác này giải quyết một rối loạn về thần kinh bị kích thích.

6. Hắt hơi (nhảy mũi):

Động tác phản xạ gồm hít vô chậm và sâu, liền lúc đó một động tác giật thắt mạnh cơ ngực và bụng, xịt hơi ra mạnh có tiếng kêu “hắt xì” kéo theo các thứ gì đã chui vào mũi. Nhiều khi không khí lạnh, bụi, trong bệnh dị ứng mũi ... cũng làm hắt hơi.
Hắt hơi nhờ sức mạnh của luồng không khí làm thông được lỗ mũi, khí quản, phế quản. Thầy thuốc dùng bột bồ kết thổi vào lỗ mũi, làm cho bệnh nhân hắt hơi để cứu người bệnh khỏi cơn hôn mê.

7. Khóc:

Là để giải quyết một cơn khủng hoảng thần kinh do cảm xúc, buồn rầu, uất ức, khóc được rồi thì cơn khủng hoảng bớt một phần.

8. Cười:

Do hoàn cảnh bên ngoài hay tư tưởng bên trong làm cho ta có cảm giác vui thì ta cười. Động tác cười là nhiều cơ chung quanh miệng co thắt như: Cơ vòng môi (orbiculaire des lèvres), cơ cười (risorius), cơ nanh (canin), cơ mút (buccinateur) và dồng thời nhiều cơ khác nhau tham gia tùy mức độ cười làm cho ta thở ra có đứt đoạn thành tiếng. Cười rất nhiều cách, biểu hiện tình cảm tâm lý của người cười. Tiếng cười gây hưng phấn và tạo ra không khí vui tươi lạc quan, yêu đời. “Một trận cười bằng mười thang thuốc bổ”.

9. Ho:

Ho để khạc đờm ra ngoài. Muốn ho đem lại kết quả là phải hít vô hơi cho đầy phổi rồi đóng thanh quản, nén hơi cho có áp suất, mở thanh quản chớp nhoáng cho hơi ra rất mạnh, có sức kéo đờm ra ngoài.
 Bs.Nguyễn Văn Hưởng, Bs.Huỳnh Uyển Liên.
Trích “Làng võ Việt Nam” tháng 12/92.

UỐNG NƯỚC NHIỀU CÓ THỂ GÂY TỬ VONG


Các chuyên gia y khoa thể thao vừa đưa ra cảnh báo về việc luyện tập trong thể thao, có liên quan đến hiện tượng hạ Natri máu. Theo đó, các vận động viên uống quá nhiều nước trong khi luyện tập sẽ rất nguy hiểm do giảm lượng Natri trong máu.
Các chuyên gia cho biết: Phụ nữ và các vận động viên mới tham gia luyện tập hoặc có trọng lượng thấp thường có nguy cơ bị hạ Natri máu đặc biệt cao hơn các đối tượng khác.
Điều chủ yếu để ngăn chặn hiện tượng này là tránh việc uống một lượng nước quá nhiều hơn lượng nước mất đi của cơ thể qua mồ hôi và nước tiểu.
Ngay cả các loại nước dành cho vận động viên thể thao hay viên muối bổ sung cũng không làm giảm được nguy cơ này cho những người uống nước quá nhiều trong quá trình tập luyện.
(Theo SK&ĐS)