Social Icons

Pages

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Ý NGHĨA VÕ PHỤC MÔN PHÁI VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO


Ý nghĩa võ phục môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
Ý nghĩa võ phục môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
Trong đời sống, các hoạt động dù mang tính chất nội bộ hay công khai của một tổ chức nào đó thường mang một sắc thái, một ý nghĩa riêng biệt. Một mặt, nó vừa để phân biệt với các tổ chức, tập thể có cùng hình thức; mặt khác, nó cũng bao hàm một ý nghĩa theo triết lý hay quan niệm riêng của tổ chức đó. Những sắc thái riêng biệt này thường thể hiện qua các nghi thức, trang phục… Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo cũng thế. Các nghi thức sinh hoạt, trang phục… của môn phái vừa mang tính truyền thống nhưng cũng vừa thể hiện triết lý của riêng mình.
- Riêng về trang phục tập võ, môn sinh Vovinam ăn mặc khá đơn giản với chiếc áo thun ngắn tay và quần đùi. Đến khi Chưởng môn Lê Sáng và các môn đệ hồi phục môn phái vào khoảng đầu năm 1964, Hội đồng lãnh đạo môn phái đã quy định khá chi tiết, chặt chẽ về võ phục và màu đai cho Việt Võ Đạo sinh.
- Trong lúc đa số các môn võ khác chọn bộ võ phục màu trắng, thì Vovinam chọn màu xanh đại dương với ý nghĩa tượng trưng cho sự phóng khoáng và bao la như biển cả. Bên cạnh đó, các màu đai trong hệ thống đẳng cấp cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho quá trình rèn luyện về võ thuật và võ đạo của Việt Võ Đạo sinh. Cụ thể như: Màu Xanh (hy vọng), Vàng (đất, màu da), Đỏ (lửa, màu máu), Trắng (tinh khiết, màu xương tủy).
- Gắn liền với bộ võ phục là phù hiệu, bản tên và dây đai cũng đều mang ý nghĩa theo nguyên lý Cương Nhu phối triểnvà định lý Thường Dịch.
- Nguyên lý Cương trong võ thuật rất có giá trị, nó là biểu tượng của sự hùng mạnh, hào hùng, lòng cương quyết với ý chí sắc đá của nhà võ. Nguyên lý Nhu rất tế nhị, nó là biểu tượng của sự mềm dịu và trong nhiều trường hợp đã hóa giải được sức mạnh như vũ bão. Không chỉ thế, nó còn biểu hiện đức tính nhu hòa của người võ sĩ. Nếu có “Cương” mà không có “Nhu” có thể thiếu linh hoạt biến hóa, đôi khi đi tới cứng nhắc và do đó sẽ giảm mất sự tiến bộ. Tuy nhiên, “Nhu” chỉ có thể hóa giải chứ không khắc chế, hay nói cách khác, nó mang tính thụ động nhiều hơn tích cực. Hơn nữa, nếu không có Cương tính, môn võ sẽ mất đi cái hùng khí của đức Dũng trong võ thuật và không phát huy được đầy đủ tinh hoa của nghệ thuật cũng như tư tưởng.
- Từ quan niệm này, sau nhiều năm nghiên cứu võ học Đông-Tây, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã tìm cách tác hợp Âm-Dương để tạo thành nguyên lý CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN của Vovinam-Việt Võ Đạo ngày nay. Biểu tượng đó thể hiện nơi phù hiệu môn phái gắn trên ngực trái của võ phục. Phù hiệu gắn ở vị trí đó vĩnh viễn, bất di bất dịch, không thay đổi thì đó là sự Bất biến. Đối xứng với ngực áo phải là bản tên của người môn sinh. Nó thay đổi theo từng trình độ đẳng cấp: khi thì màu Xanh, lúc màu Vàng, lúc màu Đỏ. Đó chính là sự Thường dịch.
Cách thắt đai trong môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
Cách thắt đai trong môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
- Tương tự như vậy, 2 đầu dây đai của người môn sinh có thêu chữ: một bên là VOVINAM, một bên là VIỆT VÕ ĐẠO. Chữ VOVINAM luôn luôn nằm bên tay trái, vì VOVINAM là gốc rễ, là tên gọi từ lúc khai sinh và sẽ bất di bất dịch, tồn tại mãi mãi, không thay đổi, đó là sự Bất biến. Trong lúc đó, VIỆT VÕ ĐẠO là tên gọi có thể sẽ được thay đổi tùy theo sự phát triển của môn phái, chẳng hạn từ VIỆT VÕ ĐẠO mai sau có thể được chuyển thành NHÂN VÕ ĐẠO… Mặt khác, bên đầu đai này cũng gắn liền với biểu thị trình độ đẳng cấp như một gạch hay nhiều gạch thay đổi theo từng giai đoạn học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Đó là sự Thường dịch. Nó cũng phù hợp với tập quán quốc tế (biểu thị đẳng cấp ở bên phải).
- Thắt đai theo triết lý Âm Dương Thường Dịch
Cách thắt đai của Vovinam-Việt Võ Đạo cũng theo nguyên lý Cương Nhu phối triển: (thắt 2 vòng). Vòng trong là Âm, vòng ngoài là Dương. Nút thắt dây đai là sự phối hợp của Âm-Dương tức Cương-Nhu.
- Tóm lại, Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo thừa nhận có tuyệt đối, nhưng cũng thừa nhận có tương đối, tức là lúc nào trong cái BẤT BIẾN cũng có cái THƯỜNG DỊCH. Điều này không chỉ thể hiện trong đòn thế kỹ thuật của bản môn mà còn áp dụng trong cách hành xử, các nghi thức, trang phục…

Theo  Chauminhhay’s Blog

TÌM HIỂU LỄ VÀ NGHĨA TRONG MÔN PHÁI VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Tìm hiểu Lễ và Nghĩa trong môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
Tìm hiểu Lễ và Nghĩa trong môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
 Nghiêm lễ là cách chào đặc biệt của các thành viên gia đình Vovinam. Lối chào này được thực hiện trong phạm vi nội bộ gia đình, nên tất cả những hình thức và ý nghĩa của nghi thức cũng chỉ dành cho các thành viên Vovinam. Nghi  thức Nghiêm lễ xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1938 do võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc sáng tạo cùng với hệ thống Vật căn bản và một số qui định về chủ trương, đường lối Vovinam.Nghi thức Nghiêm lễ tuy đơn giản nhưng ẩn chứa rất nhiều nội dung cả về võ thuật lẫn tình cảm và đức hạnh mà Sáng tổ muốn truyền đạt tới học trò của ông. Với chủ trương  –  kỷ luật tự giác – Vovinam là một gia đình – không thượng đài dưới bất cứ hình thức nào, vì bất cứ lý do gì – phi chính trị và tôn giáo, nên toàn bộ căn bản kỹ thuật và lý thuyết của ông không có kỹ thuật tấn công  – không có màu sắc tôn giáo hay chính trị. Tất cả những tư tưởng kể trên của Sáng tổ Nguyễn Lộc được thể hiện bằng kỹ thuật (vì ông đã lấy võ thuật để phổ biến Vovinam) một cách chính xác, nhất quán từ bài học đầu tiên (nghi thức Nghiêm lễ) cho đến di huấn 76 chữ cuối cùng trước khi ông lìa xa cõi thế:

“Ta đã cạn nước mắt, mất tiếng cười vì cuộc đời,

Nhưng ta đã được quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu của NGƯỜI THẬT NGƯỜI,

Nhưng ta đã vượt khỏi lên trên những tối tăm, tội lỗi của NGƯỜI CHẲNG NGƯỜI,

Bao đớn đau tan hồn, nát xác, người đã gieo ở ta,

Ta đã được gặt hái, những bông hoa CAO ĐẸP nhất ở sự THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ…”

Nghiêm lễ chính là bài học đầu tiên của của mọi thành viên Vovinam. Bài học này sẽ là hành trang quý báu, hữu hiệu, một thứ cẩm nang đa dạng về võ, tình cảm lẫn đức hạnh mà bất cứ một thành viên Vovinam nào cũng cần phải có và mong muốn có. Bài học đó sẽ chắc chắn đưa người Vovinam đến với những thương yêu và tha thứ, ngày một thăng hoa hầu đạt tới cứu cánh của Vovinam là thương yêu và tha thứ vô bờ.

A. Hình thức Nghiêm lễ.

Nghi thức Nghiêm lễ hoàn hảo gồm 3 tư thế (nghiêm, nghiêm lễ, lễ), 4 động tác (nghiêm, đưa tay phải ra phía trước rồi đặt vào tim, nghiêng người thẳng về phía trước) và 3 khẩu lệnh. Như chúng ta đã biết: Con người là loài động vật duy nhất đứng thẳng bằng hai chân và 2 tay được giải phóng để họat động tự do theo trí não. Tuy vậy, trong sinh hoạt thường ngày con người ít khi đứng thẳng. Tư thế này muốn nhắc nhở và hướng dẫn các thành viên gia đình Vovinam luôn hãnh diện về khả năng thiên phú này và hãy nhớ đến nó để luôn luôn đứng thẳng.
Tư thế “Nghiêm” – khẩu lệnh: “Nghiêm”. Tư thế này gồm 8 điểm buộc phải thực hiện chính xác.
1. Hai cẳng chân sát vào nhau – hai bàn chân sát xuống mặt đất, mười đầu ngón chân bấm xuống mặt đất hướng chéo về hai bên cùng hai gót chân sát vào nhau tạo thành hình chữ V đây cũng là trọng tâm pháp (tấn) đầu tiên của Vovinam.
2. Chân thẳng, đầu gối thẳng.
3. Lưng thẳng (không ưỡn, không cong).
4. Vai thẳng, hai đầu vai cân bằng tạo thành một đường song song với mặt đất.
5. Cổ thẳng, tạo thành một góc vuông với vai.
6. Đầu thẳng, không ngửa lên, không cúi xuống.
7. Mắt nhìn thẳng, không liếc ngang liếc dọc.
8. Hai tay thẳng, buông xuôi sát thân mình, hai lòng bàn tay ép nhẹ vào đùi.
“Nghiêm” cũng là vị thế cao nhất của con người. Tư thế “Nghiêm” còn thể hiện một hình dạng Người Thật Người, với đầy đủ Chân – Thiện – Mỹ, uy dạng hiên ngang, thanh cao và hiếu hòa.
Theo văn học truyền khẩu của dân gian Việt Nam thì “Tướng tùy tâm diệt, tướng tự tâm sinh”, nhìn hình dạng bên ngoài có thể biết tính tình bên trong của mỗi con người. Tướng ở đây là những phần hữu hình bên ngoài của con người (thân). Tâm là những tảng phủ và những phần vô hình (tính tình, thần khí…) bên trong thân thể. Tâm và thân luôn luôn chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau để giúp con người thăng hoa hoặc khiến con người trụy lạc.
Tư thế “Nghiêm-lễ” – Khẩu lệnh: “Nghiêm-lễ” (hô liền nhau).
1.Từ tư thế nghiêm, tay phải từ dưới đưa lên ngang vai, thẳng góc với vai, 5 ngón tay sát nhau cùng hướng về phía trước.
2. Co tay phải lại, lòng bàn tay hướng vào trong người, cánh tay trên bất động đặt lòng bàn tay đè nhẹ sát vào ngực trái trên quả tim. Tư thế “Nghiêm-lễ” còn có tên là Bàn Tay Thép đặt trên trái tim Từ ái.
Tư thế Lễ – Khẩu lệnh: “Lễ”
Từ tư thế “Nghiêm-lễ”, nghiêng mình thẳng mình về phía trước một góc khoảng trên 30 độ (nghiêng chứ không cong), mặt và đầu hơi ngước lên đủ để mắt mình nhìn thẳng vào mắt người đối diện (ngước chứ không cúi).

B. Ý nghĩa nghi thức Nghiêm lễ

a) Ý nghĩa tư thế “Nghiêm”.
Tư thế “Nghiêm” hướng dẫn và buộc thành viên Vovinam phải cương trực và khiêm cung, thể hiện được sự uy dũng và hiên ngang nhưng thanh cao, khoáng đạt. Vì vậy,  tư thế này thể hiện bát trực (8 điều thẳng)
1. Gối thẳng : thể hiện sự kiên cường, không quỵ lụy, van xin.
2. Lưng thẳng: thể hiện sự không nịnh bợ, luồn cúi.
3. Vai thẳng: theo chiều ngang, thể hiện sự công chính, liêm minh, không phe đảng, thiên vị.
4. Cổ thẳng: thể hiện sự khẳng khái, thành thật, trung ngôn; không so vai, rụt cổ vì nó biểu hiện sự khiếp nhược, hèn nhát, không dám nhận trách nhiệm.
5. Đầu thẳng: biểu hiện sự quang minh chính đại, đường đường chính chính vì cúi đầu biểu hiện sự phạm tội, xấu hổ. Nghênh mặt là kẻ kiêu căng hợm hĩnh, khinh mạn.
6. Mắt nhìn thẳng thể hiện sự đoan chính cương nghị, bình tĩnh, trong sạch, khiêm cung, không âm mưu, không giả dối, không sợ hãi.
7. Tay thẳng: biểu hiện sự hiếu hòa, không hiếu chiến, nhưng bình tĩnh, sáng suốt, động trong tĩnh.
8. Hai bàn chân trụ theo hình chữ V: theo văn minh khoa học là một điểm tựa vững chắc mà người phương Tây gọi là Tam giác vàng và theo ngạn ngữ Việt Nam thì:
“Dù ai nói ngã nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”
Trụ tâm pháp (tấn) đầu tiên của Vovinam là một thế đứng chắc chắn nhất để trụ cả thân lẫn tâm. Vì vậy, gia đình Vovinam luôn luôn vững vàng, hạnh phúc trên hai chân trụ.
b) Ý nghĩa tư thế “Nghiêm-lễ”
Tư thế “Nghiêm-lễ” hàm chứa những khởi điểm về nền móng kỹ thuật và lý thuyết của Vovinam. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ mới biết hình thức và ý nghĩa chính một cách khái lược, tổng quát (Bàn tay thép đặt trên trái tim Từ ái, chỉ dụng võ sau khi đã đặt lên đó một tình thương). Chưa ai thắc mắc về xuất xứ cũng như chiều sâu của tư thế nghiêm-lễ.
* Tư thế “Nghiêm lễ” xuất xứ từ truyền thống lễ giáo Việt Nam
Bất cứ một người Việt Nam nào cả nam phụ lão ấu đều dùng hình thức khoanh tay trước ngực, đứng nghiêm chỉnh trước quần chúng quan khách, trong một khung cảnh trang nghiêm trước người trên hay một bậc thầy đáng kính.
Bất cứ ai cũng thấy ấm lòng và hạnh phúc trong niềm hân hoan tự đáy lòng khi nhìn thấy những đứa trẻ thơ ngây 3-4 tuổi, vụng về khoanh tay cúi đầu trước mặt các người thân. Hình thức kể trên để bày tỏ sự chào kính, sự vâng lời một cách tự nguyện, bày tỏ tính khiêm cung nhưng vẫn hiên ngang. Sự bày tỏ tính ngoan ngoãn, vâng lời này là truyền thống lễ giáo trên 4.000 năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.
Sáng tổ Nguyễn Lộc đã dùng hình thức này nhưng để phù hợp với Vovinam (dùng võ thuật phổ biến), ông đã cải biến cho đúng với tinh thần phòng thủ tự vệ của bậc thầy võ thuật là lúc yên bình phải nghĩ đến nguy khốn, muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh. Vì vậy, ông đã bỏ tay trái xuống sát thân mình để biến thế khoanh tay hòa bình kính cẩn thành vừa hòa bình (tay phải vẫn còn lại trên ngực) vừa sẵn sàng phản ứng khi bị tấn công (tay trái thấp xuống tự do).
Chúng ta có thể nói tư thế “Nghiêm-lễ” thể hiện một khung cảnh hòa bình có phòng thủ. Và đó cũng là tính cách của mỗi thành viên Vovinam.
* Tư thế “Nghiêm-lễ” là thế vật đầu tiên
Tay phải khi đưa thẳng về phía trước đã biểu trưng sự chào mời, hướng dẫn tân khách với tình thân thiết. Đây cũng là động tác vật đầu tiên trong hệ thống Vật căn bản của Vovinam – đặt tay vào gáy đối phương mỗi khi thực hiện thế vật, sau đó kéo đối phương về phía mình (dụng võ). Bởi chỉ dụng võ sau khi đặt lên đó một tình thương, nên tay kéo về đặt trên trái tim.
Đối với hầu hết các sắc dân trên toàn thế giới, trái tim tượng trưng cho tình yêu. Nhưng trong tình yêu, trái tim được gọi bằng nhiều tên (trái tim ác độc, trái tim mù lòa, trái tim băng giá, trái tim nồng cháy v.v.). Ở đây, trong Vovinam, Sáng tổ đặt tên là trái tim Từ Ái. Có nghĩa là trái tim người mẹ. Đó là một thứ tình yêu gần như không biên giới, vì nó bao la, sâu thẳm, thể hiện bằng sự hiến dâng, hy sinh tuyệt đối cho con cái của người mẹ. Trái tim Từ Ái là trái tim Vovinam.
Dụng võ của gia đình Vovinam với chủ trương không thượng đài, thì chỉ có nghĩa duy nhất là tập luyện, chơi đùa khi thực hành các thế vật. Vì vậy, Sáng tổ Nguyễn Lộc muốn học trò ông phải có tình thương của một người mẹ khi khổ luyện để giảm thiểu tối đa sự đau đớn nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Có nghĩa là “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” trong mỗi đòn thế, như một người mẹ nâng niu bế ẵm, dắt dìu con thơ.
* Tư thế “Nghiêm-lễ” là cốt lõi của Vovinam
Với chủ trương luyện cho học trò một thân thể rắn chắc, dẻo dai, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã đề xướng phương pháp luyện thân thép nên mới có bàn tay thép. Khi bàn tay thép đã đè sát trái tim Từ Ái là đã chuyển từ tinh hoa thứ nhất (võ thuật) sang tinh hoa thứ hai (tình Vovinam) – một thứ tình phát xuất từ khổ luyện bằng những thế vật hòa với hành tàng (hoạt động ẩn chứa bên trong) của trái tim Từ Ái.
Hình thức áp tay lên ngực đã thể hiện sự trấn an, sự tự vấn lương tâm trước nghịch cảnh sắp tới. Qua đó, Sáng tổ đã nhắc nhở học trò của ông phải bình tĩnh sáng suốt, phải dùng tình thương yêu, sự hy sinh bao la của người mẹ đối với con cái để hóa giải mọi tình huống xảy ra. Có nhẫn nhục, cẩn trọng thì mới mong vượt khỏi lên trên những ngang trái khó khăn có thể dẫn tới đớn đau, nguy khốn cho mình. Trong từ ngữ Hán Việt, chữ nhẫn gồm chữ đao ở trên chữ tâm ở dưới  giống như là hình thức nghiêm lễ; có nghĩa là nhịn nhục tất cả những nghịch cảnh đã từng xảy ra những đớn đau tan hồn nát xác giống như những gì Sáng tổ đã chịu đựng? Có nhịn nhục thì mới biết bao dung để tha thứ cho người, để vượt khỏi lên trên những tối tăm tội lỗi, để giống như trái tim Từ Ái miệt mài lắng trong gạn đục đưa máu nuôi nấng tâm thân. Và những dòng Từ Ái đó sẽ hội nhập với trăm ngàn nguồn thương yêu khác để tạo thành biển cả cho tròn câu Thương Yêu và Tha Thứ vô bờ. Đó là 7 chữ cuối cùng của một bậc tài hoa mạng yểu, một thiên tài trước khi trở về cõi vĩnh hằng. Bảy chữ này chính là cứu cánh của gia đình Vovinam.
Tư thế “Nghiêm-lễ” được gọi là cốt lõi của Vovinam, là bài học đầu đời của mỗi thành viên bước chân vào gia đình Vovinam và sẽ là hành trang trọn đời của mỗi thành viên.

3. Ý nghĩa tư thế “Lễ”

Nghiêng mình để bày tỏ sự khiêm cung với cả tấm lòng, mặt hơi ngước lên để bày tỏ sự quang minh, công chính. Hành động dịu dàng, uyển chuyển, linh hoạt nhưng không mất đi phong thái hiên ngang vững vàng của một con người thật người. Ngước mặt nhìn người đối diện để bày tỏ sự trang trọng, trong sáng, chính trực với ánh mắt khoan dung, hoan hỷ.
Theo truyền thống lễ giáo Việt Nam thì chữ Đức và Hạnh là căn bản của Đạo làm người (đạo ở đây có nghĩa là con đường).
Cửu đức và bát hạnh đã được lưu truyền và coi đây như là khuôn thước cho con người thời phong kiến và ngày nay vẫn còn được tôn trọng cũng như noi theo. Phàm con người muốn hoàn hảo đều phải có cửu đức. Nam chú trọng đến ngũ đức (ngũ thường) là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín và nữ giới cần tứ đức là Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Trong giới võ thuật, thiết nghĩ cần thêm đức thứ mười là Dũng.
Bên cạnh cửu đức là bát hạnh gồm Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ.
Trong nghi thức Nghiêm lễ có đầy đủ những đức hạnh chính và nhiều đức hạnh phụ khác (khiêm tốn, thanh cao, bất khuất, thành khẩn, hy sinh, nhẫn nhịn v.v.). Tùy theo không gian và đối tượng, những đức hạnh có sẵn trong người mỗi thành viên sẽ theo thói quen mà phát khởi bằng hành động bên ngoài hoặc bừng lên trong tâm não. Những ý nghĩa cụ thể về thập đức và bát hạnh cùng giá trị của nó trong xã hội hiện đại sẽ được đế cập trong một bài viết khác.
Do đó, mỗi lần Nghiêm lễ là mỗi lần trau dồi đức hạnh. Mỗi đòn thế khi tập luyện đều giúp người Vovinam thực thi đức hạnh và tình Vovinam ngày một thắm thiết, chan hòa.
Và để tạm kết thúc, không ai có thể chối cải sự thật hiển nhiên – nghi thức Nghiêm lễ là một biểu tượng tuyệt đối về sự đồng tâm nhất trí với tinh thần tự giác, tự nguyện của các thành viên Vovinam.
4. Vật là bản năng của con người.
Tưởng cũng nên trình bày rõ về hệ thống Vật cổ truyền với tất cả những tinh hoa lẫn nguy hiểm. Vật là bản năng của loài người (và một số loài động vật từ lúc còn thơ ấu đến khi lìa đời), có nghĩa là không cần học cũng biết và tất cả các hình thức gọi là võ thuật cũng do Vật ảnh hưởng để hình thành. Cổ truyền theo Sáng tổ có nghĩa là từ khi con người đầu tiên xuất hiện và tại Việt Nam thì tạm thời hiểu rằng từ thời Quốc tổ Hùng Vương dụng nước, hay trên bốn ngàn năm văn hiến truyền lại tới thời Sáng tổ.
Hai môn sinh quần vàng Nguyễn Văn Thố và Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ tại võ đường Trần Hưng Đạo cuối năm 1959

Nước nào cũng có Vật cổ truyền của tổ tiên mình truyền lại. Người nào trên thế giới này cũng biết vât từ khi biết đứng thẳng vững vàng. Chúng ta đã từng biết nước Nhật có vật Sumo được quý trọng như quốc võ, Việt Nam có truyền thống vật Liễu Đôi, và những nước nổi tiếng về vật khác như: Nga, Hy Lạp, Mông Cổ v.v. Hầu như tất cả thế giới đều đem vật lên hàng đầu.
Thiên tài Nguyễn Lộc là người duy nhất trên thế giới này đã nghiên cứu tuổi thơ, những mầm người, về những sinh hoạt (đi, đứng, nằm, ngồi), những trò chơi của chúng kể cả cách thở của hài nhi lúc còn trong bụng mẹ. Để cùng với khả năng phi thường, thiên phú, ông sáng tạo ra hệ thống kỹ thuật lẫn lý thuyết Vovinam độc nhất vô nhị mà chúng ta may mắn được là một thành viên.
Cho đến nay các phái võ trên thế giới thường lấy các con vật làm đối tượng nghiên cứu các thế chụp, mổ v.v. khi các loài động vật này tấn công con người để sáng tác ra võ (hổ quyền, xà quyền, hầu quyền, hạc quyền v.v.) hoặc bắt chước người say rượu (túy quyền) để phát minh ra các thế võ vừa lạ vừa đẹp mắt với những đòn thế sát thủ.
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu những khả năng thiên phú của loài vật để phát minh ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người. Nhưng cho đến nay chưa có giới nào chú ý đến những trò chơi phát xuất từ bản năng tuổi thơ con người. Sự xác định trồng gì được nấy, nhưng việc trồng người chỉ xoay quanh vấn đề giáo dục về tâm-trí-thể do các vĩ nhân, bác học đặt ra. Thành quả của những tư tưởng sáng kiến kể trên đã tỏ ra hữu hiệu, ngày càng tiến bộ nhưng các khả năng phi thường tiềm tàng bên trong những thân hình bé nhỏ, đã giúp con người lớn lên với xã hội trên mọi lãnh vực thì chưa có một cuộc nghiên cứu nào có kết quả đầy đủ, rõ ràng. Tất cả những gì thuộc về bản năng của các mầm người vẫn còn là còn những bí mật và khoa học kỹ thuật đang tiếp tục khám phá.
Bất cứ đứa trẻ nào đã đứng vững thường ôm nhau để vât xuống với dáng điệu thích thú, hoan hỷ trong không khí hòa bình, hạnh phúc. Hầu như trong tất cả những cuộc đụng độ dù là trò chơi giải trí hay hỗn chiến thì cuối cùng hai địch thủ cũng ôm lấy nhau… Sự ôm nhau từ ngàn xưa đến nay hầu hết đều là để bày tỏ tình cảm thân mật, thông cảm yêu thương, sau đó mới phát sinh ra những hình trạng sát phạt, chiếm đoạt khi có sự thắng thua, danh lợi xuất hiện.
Do đó, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã sáng tạo ra những thế vật tuyệt hảo đồng thời cũng đề ra phương cách hạn chế sự nguy hiểm khi con người phát sinh ác tính. Đó là công thức “Tam hoa tụ đỉnh” – vật cổ truyền, tình Vovinam và đức hạnh. Vật sẽ phát sinh tình cảm trong lúc ôm nhau, hòa với đức hạnh do rèn luyện từ các phương pháp vật mà có. Cả ba sẽ đồng hành trong suốt thời gian tập luyện võ thuật Vovinam.
5.Vật bằng chân – lối vật cao cấp và đặc thù của Vovinam.
Như trên đã nói, tuy vật là một trong những bản năng con người với bản chất bày tỏ sự thân mật của một trò chơi, nhưng nếu tập luyện thường xuyên thì đó là một môn giải trí có ích cho sức khỏe. Riêng với Vovinam, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã sử dụng tất cả phần thân thể của con người để thực hiện các thế vật mà không dùng bất cứ một vật thể phụ nào khác.
Do đó, nhằm giảm thiểu sự nguy hiểm bất khả kháng, ông đã sáng tạo những phương pháp đặc thù (nhảy cóc chữ V, chữ chi, vặn dây thừng, vặn và đẩy cây v.v.) cùng những cách té ngã an toàn về tứ phía. Ông cũng triệt để uốn nắn, chỉnh hình khung xương của con người mà quan trọng nhất là xương sống (tư thế Nghiêm).
Hệ thống vật của Sáng tổ phần lớn là ôm vật nhưng cũng có thế nhảy từ xa lao vào vật khi tình thế cho phép. Cao cấp nhất và cũng nguy hiểm nhất chỉ dùng trong những trường hợp có tính cách sinh tử đó là Vật bằng chân gồm 12 thế từ sát mặt đất lên gáy hoặc cổ đối phương.  Những thế vật này thực hiện khi ôm đối phương hoặc từ khoảng cách xa (các thế đá, đạp bằng hai chân số 7, 8, 9, 10 không thuộc hệ thống vật). Sau này, 12 thế vật bằng chân nguyên thủy được cải biến, phát triển thành 21 đòn chân cơ bản như hiện nay.

C. Thực hành nghi thức Nghiêm lễ.

Từ trước đến nay, việc thực hành nghi thức Nghiêm lễ trong mọi trường hợp, với mọi đối tượng đều chỉ có một cách và còn tùy tiện.
Từ ngày Sáng Tổ Nguyễn Lộc qua đời, nghi thức Nghiêm lễ còn được dùng làm nghi thức bái tổ. Thế nên, chúng ta cũng cần xác định nghi thức này được dùng trong các trường hợp: hành lễ bái tổ, chào kính người trên, đáp lễ, chào nhau, nhận nhau, cảm ơn hoặc xin lỗi.
1. Nghi thức bái tổ.
Hành lễ trước bàn thờ hoặc hình Sáng tổ Nguyễn Lộc và Võ sư trưởng Lê Sáng: Tất cả các thành viên Vovinam tham dự buổi lễ đứng theo tư thế nghiêm, 2 tay khoanh trước ngực thật nghiêm chỉnh. Có thể sắp hàng trước hoặc hai bên bàn thờ, cách vị trí hành lễ tối thiểu 1 mét.
Khi hành lễ, tùy theo diện tích khu vực hành lễ – từng nhóm 3-5 người hay nhiều hơn tiến lên vị trí hành lễ (từ 2 người hành lễ trở lên, người chủ lễ phải hô khẩu lệnh). Vì tất cả đang trong tư thế nghiêm nên chỉ hô hai khẩu lệnh:”Nghiêm-lễ và Lễ”.
Khi nghe khẩu lệnh:”Nghiêm-lễ”, tất cả các thành viên bỏ tay trái xuôi thẳng sát thân người (tư thế Nghiêm-lễ).
Khi nghe khẩu lệnh: “Lễ”, tất cả nghiêng người về phía trước.
Lễ xong tự động xoay về một phía và khoan thai rời khỏi vị trí hành lễ. Quay trái hay quay phải hoặc quay ra cả hai phía tùy theo địa điểm hành lễ và sự tính toán trước của Ban tổ chức.
Các nhóm kế tiếp hoặc hàng ngang hoặc hàng dọc nhịp nhàng tiến lên vị trí hành lễ thay thế nhóm trước và tuần tự cho đến hết.
Trên đây là hình thức hành lễ duy nhất, thay thế tất cả mọi nghi thức tôn giáo hoặc các nghi thức khác để nói lên sự đồng tâm nhất trí, sự đoàn kết, sự bình đẳng của gia đình Vovinam trên khắp thế giới. Việc thắp hương cũng nên chừng mực để tránh ô nhiễm môi trường, nhất là khi cử hành lễ trong phòng có máy lạnh.
2. Chào kính người trên.
Nghi thức Nghiêm lễ được dùng để chào kính trong lớp võ: trò chào thầy và thầy đáp lễ; chào kính người trên (bậc thầy, đàn anh, trình độ cao hơn, thành viên lớn tuổi v.v.) dù mặc thường phục hay võ phục. Chỉ dùng Nghiêm lễ trong khuôn viên gia đình Vovinam (tổ đường, võ đường, câu lạc bộ, tư gia thành viên). Lưu ý: Trong khi nghe bậc thầy giảng huấn, thuyết trình, tất cả các thành viên đều phải đứng ngay ngắn hoặc ngồi thẳng.
Trong lúc đang dạy võ, võ sư và huấn luyện viên không được phép bỏ lớp để hành lễ với bất cứ người trên nào. Việc tiếp đón do người phụ tá hoặc trưởng lớp đảm nhận, trừ trường hợp việc viếng thăm có báo trước. Khi người trên muốn đến thăm chính thức lớp học để giảng huấn hoặc kiểm tra cần nên hẹn trước. Trong trường hợp đặc biệt quan trọng không kịp báo trước, thì trước khi mời, chào khách, vị võ sư đang huấn luyện phải xin lỗi lớp học bằng cách nghiêm lễ trước lớp, bất kể lớp học ở trình độ nào.
Trong trường hợp hội họp, hành lễ – ngoại trừ vị chủ tọa – tất cả các thành viên khác nếu đến trễ không được tự ý vào ngang mà phải nghiêm lễ (xin lỗi đã tới trễ) và khi vị chủ tọa cho phép, thì mới được vào vị trí hội họp hoặc hành lễ. Đây là nguyên tắc chung, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể linh động hoặc sắp xếp sao cho đảm bảo tính nghiêm túc của buổi họp, buổi lễ, tốt nhất là không nên đến trễ.
3. Đáp lễ.
Bất cứ thành viên nào kể cả vị đứng đầu gia đình Vovinam cũng phải đáp lễ bằng nghi thức Nghiêm lễ một cách nghiêm chỉnh.
4. Chào nhau.
Tất cả thành viên trong gia đình Vovinam nên luôn luôn Nghiêm lễ khi gặp nhau và luôn luôn hiểu rằng mỗi lần Nghiêm lễ là mỗi lần chúng ta trau dồi ba tinh hoa của Vovinam: Võ thuật – Tình Vovinam – và Đức hạnh Vovinam. Việc nghiêm lễ trước hay sau do kỷ luật tự giác của mỗi thành viên, nhưng tuyệt đối không nên để xảy ra vấn đề đứng chờ được chào (có thể vì phản ứng chậm, chưa rõ địa vị người đối diện hoặc thậm chí đó là một hành vi hỗn xược v.v.)
Ngoài xã hội, nơi công cộng, nghi thức hành lễ được giản dị hóa bằng hình thức chỉ đặt tay phải lên tim. Đó cũng là dấu hiệu chào nhau và nhận nhau.
Vì nghi thức Nghiêm lễ chỉ dùng trong nội bộ Vovinam, nên trước cử tọa ngoài xã hội, quan khách đến dự lễ của môn phái không thuộc gia đình Vovinam hoặc không liên quan đến Vovinam, trước khán giả quần chúng v.v., các thành viên Vovinam chỉ chào theo nghi lễ xã giao bình thường (trịnh trọng, nghiêm trang, nghiêng mình về trước mà không cúi đầu hay gật đầu).
Những nguyên tắc kể trên được nêu lên nhằm nhắc nhở các thành viên gia đình Vovinam thực hiện khi dự lễ hội, khi giao tế dân sự v.v. và nhất là khi đi biểu diễn võ thuật.
Khi thực hành nghi thức Nghiêm lễ, tuyệt đối không được đeo găng tay dù mỏng hay dầy (phải tháo găng tay phải khi nghiêm lễ), cũng không được đội mũ, đeo mặt nạ, đeo kính mát, để khỏi làm giảm giá trị ý nghĩa nghi thức nghiêm lễ và khỏi thất kính với Sáng tổ Nguyễn Lộc. Trong trường hợp bất khả kháng thì tốt nhất là các thành viên Vovinam không nên thực hiện nghi thức Nghiêm lễ.

Thế Tùng

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT KHI CHƠI THỂ THAO HAY TẬP VÕ


Đây là tình trạng co rút cơ đột ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vài giây đến 15 phút, rất thường gặp trong tennis và các môn thể thao khác làm giảm phong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng.
Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay…Thường gặp ở những người lớn tuổi trên 40, trẻ em, người béo phì; mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng một số thuốc điều trị cao huyết áp, lợi tiểu…, và tập luyện quá sức hoặc chơi trong môi trường quá nóng.

* Nguyên nhân:

Cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo, hoặc teo cơ do tuổi tác.
Khởi động, làm nóng không kỹ trước khi tập luyện làm cơ dễ bị co rút phản ứng với những động tác đột ngột, và dễ ứ đọng axit lactic trong cơ làm cơ mau mệt, kích thích thần kinh tủy sống gây co rút cơ liên tục.
Mất nước, chất điện giải (kali, magie, calci) và muối, đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi.

* Xử trí tại sân:

Ngưng chơi ngay, vào nghỉ ở khu vực thoáng mát.
Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. Tránh động tác gây đau và co rút cơ.
Chườm nóng lên vùng cơ đang rút căng trước, và sau đó chườm lạnh lên vùng cơ đau.
Uống bù nước, muối và chất điện giải(nước thể thao, ăn chuối…)
Nếu chuột rút xảy ra nhiều lần nữa trong lúc tập luyện, hoặc kéo dài không đáp ứng với các biện pháp xử trí trên, bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

* Phòng ngừa:

Tập luyện sức mạnh và độ dẻo, độ bền cơ bắp thường xuyên.
Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.
Uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi chơi. Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.
Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.

CÁCH CẤP CỨU NẠN NHÂN KHI BỊ TRÚNG ĐÒN Ở BỤNG VÀ BỊ SIẾT CỔ




Khi bị trúng đòn nơi bụng và bị chết ngộp vì bị siết cổ. Khi nạn nhân chết giấc vì bị trúng đòn nơi bụng, hông, dạ dày hay bị siết cổ quá dữ dội, say nắng, ngạt thở … ta có hai phương pháp cấp cứu. 

Phương pháp thứ nhất. 

Tư thế của nạn nhân: nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm sấp, hai tay duỗi bên hông, nới lỏng tất cả những gì thắt chặt nạn nhân hay làm người ấy khó thở (cổ áo, thắt lưng …). 
Tư thế của người cứu: bên trái của nạn nhân, quỳ gối phải, đầu gối trái gập lại, bàn tay trái trên vai trái của nạn nhân để giữ người ấy, bàn tay phải ấn trên xương sống, các đầu ngón tay ở khoảng đốt xương cổ thứ bảy (đốt xương lồi ra gần tầm hai vai), bàn tay và cánh tay trước gập lại, vai đưa ra đằng trước. 
Động tác giải huyệt: bật ngửa các ngón tay lên và dùng ức bàn tay đẩy tới trước, đánh ngược từ dưới lên trên đốt xương cổ thứ bảy. Tất cả sức lực trong cánh tay trước hết phải dồn vào cú đánh, rồi rút tay về vị trí cũ và bắt đầu lại với sự nhịp nhàng của một bác thợ mộc sử dụng chiếc bào. Mỗi lần đánh, cùi chỏ phải hạ sát lưng. Khi đánh, ức bàn tay phải chà trên nơi bị đánh một khoảng dài bằng bàn tay và không được quá giới hạn đó. Những cú đánh phải dứt khoát, cú đánh trước cú đánh sau theo nhịp một giây đồng hồ. 
Hô hấp: Khi nạn nhân đã hồi tỉnh, đỡ nạn nhân ngồi dậy, chân duỗi trước mặt. Người cứu quỳ gối phải sau lưng nạn nhân, nắm hai vai nạn nhân làm những động tác vòng từ từ trước ra sau, từ dưới lên trên để làm cho nạn nhân thở thật dài hơi. Điều chỉnh những động tác đó theo nhịp thở chậm và sâu của người cứu. Bắt buộc phải cho nạn nhân thở tối thiểu từ 5 đến 6 lần. Khi nhịp thở đã điều hòa, giúp nạn nhân đứng dậy đi thong thả vài phút. Sự hô hấp và những bước đi ấy rất cần thiết để tái lập sự tuần hoàn và hô hấp, nếu bỏ qua, đôi khi nạn nhân bất tỉnh trở lại. 

Phương pháp thứ hai.

Cũng những bệnh trạng như trước, trong trường hợp nặng hơn, cần phải có một cách giải huyệt hiệu nghiệm hơn. 
Tư thế của nạn nhân: ngồi, chân duỗi trước mặt, hai cánh tay buông thõng trước ngực, hai bàn tay giữa chân, cúi đầu về phía trước. 
Tư thế của người cứu: sau lưng và bên trái nạn nhân, đầu gối phải quỳ, đầu gối trái co lại, bàn tay trái áp lên ngực nạn nhân để giữ cho nạn nhân ngồi vững … 

Động tác giải huyệt: dùng ức bàn tay phải đưa cao, đánh ngược thật mạnh từ dưới lên trên đốt xương cổ thứ bảy, cùng một cách thức với phương pháp thứ nhất, nhưng trong phương pháp này vì nạn nhân ngồi nên đốt xương cổ thứ bảy lồi ra rõ ràng hơn. “Đánh nghiêm chỉnh và nhịp nhàng”. Nếu những cú đánh ấy vẫn không đủ hiệu lực thì đánh với nắm tay quỷ của ngón giữa (nắm tay quỷ là đốt xương thứ hai của nắm tay lồi ra khỏi quả đấm từ một phân rưỡi tới hai phân. Võ cổ truyền gọi là độc giác chỉ. Luôn luôn phải đánh ngược từ dưới lên trên, những cú rõ ràng, đanh gọn, để gây chấn động, nắm tay lùi lại để lấy đà không được quá 15 phân. Nếu hai cách trên vẫn không công hiệu, xốc nách nạn nhân, co chân lên kê đầu gối phải vào lưng nạn nhân dưới đốt xương cổ thứ bảy một khoảng một bàn tay và thúc thật mạnh vào điểm đó, từ dưới lên trên. Những cú lên gối ấy phải gây ra một chấn động khắp ngực nạn nhân. Thường thì đánh 5 lần là đủ. 
Hô hấp: trong mọi trường hợp, nạn nhân đã hồi tỉnh, cũng như trong phương pháp thứ nhất và trong tất cả các thế giải huyệt, phải cho nạn nhân thở theo phương pháp đã chỉ ở trên. Sau đó giúp nạn nhân đứng dậy, đi thong thả cho đến khi bình phục. 
(trích báo Võ Thuật 09.1990)

VIDEO HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NẮN TRẬT KHỚP VAI

Chương trình tập huấn kỹ năng sơ cứu trong tập luyện Aikido lần 2. BS hướng dẫn: Bs. Nguyễn Trọng Anh & Bs. Trần Ngọc Vấn.


ĐAU CỔ TAY ĐỐI VỚI NGƯỜI TẬP LUYỆN VÕ THUẬT HOẶC CHƠI THỂ THAO

Có thể nói khớp cổ tay (wrist) là khớp phức tạp nhất cơ thể. Chính sự phức tạp đó giải thích tại sao “đôi tay vàng” của con người có thể làm nên những điều tinh vi, kỳ diệu! Trong một phạm vi cơ thể không lớn lắm, tại khớp cổ tay “tập trung” hai xương dài từ cằng tay xuống (xương trụ và xương quay), một nhóm 8 xương bé con con ở mu bàn tay (carpals). Ngoài ra còn có hàng chục đốt xương ngón tay. Do vậy, tại khớp cổ tay tồn tại một hệ thống dây chằng rất dày đặc (nối nhiều xương với nhau) nhưng lại khá mỏng manh (vì đa phần chỉ là xương nhỏ).

Chấn thương có thể chỉ có liên quan đến phần mềm (viêm dây chằng, bong gân, đứt vi thể dây chằng), hay có liên quan cả phần cứng (gãy xương). Chấn thương khớp cổ tay thường xảy ra khi cổ tay bị bẻ cong quá mức (gấp vào hay ngửa ra) một cách đột ngột (ví dụ khi té chống tay xuống đất); hay do lặp đi lặp lại động tác dùng khớp cổ tay quá sức …. 

NHỮNG MỤC TIÊU HIỂM YẾU NHẤT TRONG VÕ THUẬT

Bản chất của võ thuật là chiến đấu để sống còn. Trong đấu tranh có thể một mất một còn đó, phương thức vô hiệu hóa đối phương càng nhanh càng tốt.
Các nhà dân tộc học nghiên cứu võ thuật của con người thời xưa đã nhận định: môn giải phẫu cơ thể học phát triễn rất sớm trong các võ phái. Phái Không Động dùng đầu lâu dạy và thực tập những bộ vị hiểm yếu của cơ thể con người. Ở Tây Tạng, các vị Lạt Ma rèn luyện võ thuật phải kinh qua thời gian thực tập giải phẫu tử thi (sau đó đem điểu táng trên đồi tha ma làm mồi cho kên kên theo tập tục) để nắm bắt các bộ vị và huyệt vị. Cho nên các bộ vị và huyệt vị hiểm yếu cũng là đối tượng nghiên cứu võ thuật. Đánh trúng các chỗ hiểm yếu của đối phương là cách kết thúc cuộc chiến nhanh và hữu hiệu không tốn nhiều công sức! Các bậc võ công thượng thừa nghiên cứu các bộ vị và huyệt vị hiểm yếu với tâm bồ tát tránh ngộ sát. Còn chúng ta ngày nay học tập các bộ vị hiểm yếu để ngăn ngừa kẻ hiếu sát manh động, đánh trúng chúng ta.
Bộ vị hiểm yếu với võ thuât:
1. Mắt: để nhìn thấy, một giác quan yếu ớt không chịu đựng nổi sự va chạm dù nhỏ bé như hạt bụi, hay vật thể kích thích như hành, ớt, khói … Khi bị thương tổn mắt khép mi, nước mắt ràn rụa, thị lực kém đi hoặc mất hẳn, làm cho sức chiến đấu rối loạn. Có thể làm mờ mắt đối phương bằng hoa quyền, tung vật thể kích thích, làm thương tổn mắt bằng chỉ pháp vẩy, ấn, chọc, móc.
2. Mũi: để ngửi, mùi của vật thể kích thích làm cho chảy nước mắt, thị lực kém làm ảnh hưởng sức chiến đấu. Sóng mũi bị đau đớn khi bị đánh trúng nhẹ, nếu bị áp lực mạnh gãy xương mũi, bị thọc vào lỗ mũi gây chấn thương não.
3. Tai: để nghe và có chức năng cân bằng cơ thể. Nếu bị đánh mạnh, vỗ chưởng hai tai bị tét màng nhĩ, gây đau đớn, mất thính lực và thân thể không giữ thăng bằng nữa.
4. Hậu não: nằm sau đầu do xương đỉnh và xương chẩm (os parietale, os occipitale) cấu thành. Nếu hậu não bị va chạm nhẹ, người hôn mê, còn nặng thì tử vong. Người ta dùng cương tiên (xương cẳng tay), quyền đứng đập như chày giã gạo tấn công hậu não.
5. Cổ: phía trước có cổ họng, khí quản, chung quanh hai bên ràng rịt các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch. Nếu cổ bị sức ép ngạt thở, máu huyết tắc nghẽn không lên nuôi não bộ, người hôn mê, nặng sẽ tử vong. Phía sau cổ là xương đốt sống cổ chứa tủy gai, nếu bị va chạm mạnh, hô hấp và tiêu hóa xáo trộn rất nguy hại đến tính mạng. Người ta có hể chặt cổ bằng cạnh chưởng, siết cổ bằng cương tiên và lắc cho trật khớp đốt sống cổ.
6. Xương đòn dài: dẹt và cong chữ S nằm ngang phía trước và trên của ngực. Đầu xương phía ngoài khớp nối với mỏm cùng vai, đầu xương phía trong nối với xương ức. Khi bị chấn thương, xương đòn vì ít chuyển động được như xương vai, nên rất dễ gãy. Người ta đấm hay chặt gãy xương đòn làm cho hai chi trên mất khả năng vận động chiến đấu.
7. Tim: nằm giữa lồng ngực, trên cơ hoành và sau xương ức, giữa hai phổi, hơi lệch sang bên trái. Khi đánh trúng tim bị chấn thương thần kinh thực vật chi phối tim và phổi co rút làm cho người đau đớn, ngẹt thở, ngất xỉu có thể tử vong.
8. Nách: là tất cả phần mềm nằm ở khoảng giới hạn bởi xương cánh tay, khớp vai, vùng ngực ở trước và trong, vùng vai ở sau. Tất cả tạo nên một khoang gọi là hố nách, bên trong có bó mạch thần kinh từ cổ xuống. Khi bị tấn công thọt vào hố nách, người bị tê liệt có thể gây tử vong.
9. Hông: hợp thành hai bên lồng ngực và bụng, gồm 12 đôi là những xương sườn dài, dẹt, cong ở hai bên lồng ngực. Bảy đôi trên nối với xương ức trực tiếp gọi là xương sườn thật. Năm đôi cuối có ba đôi nối với xương ức bằng sụn sườn thứ bảy, còn lại hai đôi cuối lơ lửng. Năm đôi này gọi là xương sườn giả, yếu ớt, dễ bị gãy nếu va chạm mạnh. Người ta gõ cho gãy xương sườn hoặc chọc các khoảng gian sườn (giữa hai xương sườn) có các mạch và dây thần kinh gây đau đớn làm thương tổn gan, là lách.
10. Eo: ở dưới ngực gồm các đốt cột sống làm trục để xoay chuyển thân trên, nhờ các cơ bám các đốt sống như cơ dựng cột sống để duỗi và nghiêng cột sống; cơ ngang vai để xoay cột sống; và cơ gian khai để dãn cột sống. Nếu vùng này bị tấn công chạm mạnh làm tổn thương, các cơ và thận, thậm chí có thể trật khớp các đốt cột sống hiểm nguy đến tính mạng.
11. Bụng: là khoang chứa lục phủ ngũ tạng: dạ dày, lá lách, tá tràng và tụy, gan, ruột non, ruột già, thận, bàng quang … Phần này bị tấn công va chạm mạnh gây tổn thương các cơ quan dập nát làm đau đớn chết người.
12. Hạ âm: gồm bộ phận sinh dục, bị tấn công va chạm làm đau đớn và có thể tử vong.
Một đòn tấn công vào hạ bộ đối phương
Một đòn tấn công vào hạ bộ đối phương
13. Gối: được bảo vệ bằng xương bánh chè hình tam giác hơi tròn, rất quan trọng cho động tác duỗi gối. Khi chân đứng thẳng, gối bị tấn công trúng nhẹ thì người té, trúng mạnh thì trật khớp hay gãy làm chân không duỗi được, người không thể đứng.
14. Cẳng chân: gồm xương chày và xương mác tiếp khớp với xương đùi là nơi chịu phần lớn sức nặng từ đùi dồn xuống cẳng chân. Người ta đốn cẳng cho đối phương mất thăng bằng thân thể ngã đổ. Xương chày có mặt trong bờ và bờ trước nằm ngay dưới mặt da nên dễ tổn thương, nhẹ thì đau đớn, mạnh thì gãy, xương rất lâu lành.
15. Mắt cá và gót: đầu dưới xương chày tạo thành mắt cá trong; và đầu dưới xương mác tạo thành mắt cá ngoài. Hai khớp mắt cá trong và ngoài của xương chày và xương mác tạo thành gọng kềm giữ các xương cổ chân ở gót. Cho nên khi mắt cá bị đá trật khớp không giữ được bàn chân, người bị đổ và gây đau đớn vô cùng.

CÁCH XỬ LÝ KHI TẬP VÕ THUẬT BỊ TRẬT KHỚP CỔ CHÂN

Do sơ hở khi tham gia tập luyện, thi đấu, nhiều VĐV, vô tình bị trật khớp cổ chân dẫn đến viêm, sưng to và khó khăn trong việc di chuyển, luyện tập, tuy nhiên vẫn chưa nắm rõ kỹ năng cần thiết để đối phó với điều đó. Hãy cùng tham khảo 10 điều cần lưu ý khi bị trật khớp chân để có thể phòng tránh những tai nạn bất ngờ.
2.2
Khớp cổ chân tạo bởi 3 xương tibia, fibula, talus, và được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng (ligaments).
Các dây chằng có nhiệm vụ giúp cổ chân hoạt động trong tư thế cân bằng, vững chắc. Nếu các dây chằng quanh khớp cổ chân bị rách, cổ chân sẽ kém vững, bàn chân sẽ lệch ra ngoài hoặc vào trong, ít hay nhiều tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng. Chấn thương xảy ra nặng hơn, các xương tạo nên khớp cổ chân còn có thể bị gãy.
1.1
1. Nguyên tắc xử trí ban đầu: R – I – C – E
R (rest): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ.
I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nylon đựng nước đá.
C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.
E (elevation): Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. Chú ý không nên kê quá cao, thường khoảng 10-20cm là vừa. Cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân.
2. Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp như gãy mắt cá, gãy xương sên, trật khớp cổ chân, gãy trần chày, gãy xương gót.
3.3
3. Cho dù cơ chế chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân nhưng chớ nên xem thường. Bởi vì lực như thế cũng đủ làm bạn bị gãy xương mắt cá, toác khớp, đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa lại. Trong các trường hợp này, đa số nạn nhân thường cho rằng bị bong gân nhẹ nên hay tự điều trị theo các phương thức truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu v.v… Ðiều này thường gây ra nhiều biến chứng, hơn nữa nếu để muộn sẽ khó điều trị hơn rất nhiều.
4. Biến chứng khó chịu nhất của bó thuốc là gây viêm da. Vì ngay dưới da cổ chân là xương và máu tụ do chấn thương, do đó rất dễ phát sinh nhiễm trùng lan rộng vào trong khớp, trong xương gãy và mô lành xung quanh. Một số ca bó lá thuốc không rửa sạch có thể gây nhiễm trùng hoại thư sinh hơi rất nguy hiểm, làm thối cả chân.
4.4
5. Chấn thương vùng cổ chân đặc biệt dễ sưng hơn trên gối. Ngay dưới da là xương và bao khớp. Ðây là loại tổ chức có nhiều mạch máu nuôi. Vì vậy vùng này dễ chảy máu nhiều hơn. Quanh cổ chân còn có rất nhiều tĩnh mạch nông lớn, dễ gây hiện tượng sưng phù do ứ trệ máu trở về tim.
6. Ðau ít và không kéo dài, thường là cảm giác thốn. Ngay cả khi bị gãy xương, đau chỉ xuất hiện trong tuần lễ đầu. Ðó cũng là lý do khiến người ta ít chú ý đến tổn thương.
5.5
7. Sưng kéo dài thường là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra lại tổn thương. Ða số bệnh nhân
lo lắng không hiểu tại sao hết đau rồi nhưng vẫn còn sưng kéo dài nhiều tuần sau chấn thương.
8. Giới hạn cử động cổ chân như gấp lòng hay gấp lưng bàn chân sẽ làm người bệnh có dáng đi khập khiễng. Nếu biến chứng này xảy ra sau chấn thương, nhiều khả năng có tổn thương xương khớp ở cổ chân.
6.6
9. Ðau quanh mắt cá kèm theo sưng nhẹ có thể là dấu hiệu viêm khớp cổ chân sau chấn thương. Thường là do viêm hoạt mạc khớp dưới sên (hội chứng sinus-tarsi) sau khi bị tổn thương các dây chằng cổ chân ở đây. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu vì đã uống thuốc kháng viêm dài ngày mà không hết hẳn.



10. Nếu không gãy xương, đa số là tổn thương dây chằng cổ chân và bao khớp, còn gọi là bong gân. Cần cố định tư thế cổ chân trong một thời gian để các dây chằng lành tốt. Thường là từ 3-6 tuần. Sau đó sẽ tập cổ chân trong khoảng vài tuần nữa mới có thể phục hồi như trước chấn thương. Một số bệnh nhân nếu sốt ruột tìm đến các phương cách điều trị khác có thể gây ra nhiều biến chứng hơn. Lúc đó thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài gấp nhiều lần.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

HƯỚNG DẪN TẬP 4 ĐÒN ĐÁ CƠ BẢN TRONG VOVINAM

Các đòn đá trong Vovinam – Việt Võ Đạo được chia thành hai nhóm: Nhóm các đòn đá căn bản (Kỹ thuật đơn giản – gồm đá thẳng, đá cạnh, đá tạt, đạp ngang) và nhóm các đòn chân tấn công (Kỹ thuật khó, là đặc trưng của Vovinam – gồm 21 đòn).
Cách thực hiện 4 đòn đá căn bản trong Vovinam
Cách thực hiện 4 đòn đá căn bản trong Vovinam
Nguyên tắc khi tập đòn đá căn bản đều phải trải qua các giai đoạn sau :


1 . Chuẩn bị cho các đòn đá ở thế thủ đinh tấn



2 . Thực hiện các đòn đá phải trải qua 4 bước:



+ Rút cao đầu gối, xoay chân trụ


+ Thực hiện đá (mắt luôn luôn nhìn về mục tiêu)

+ Thu chân về tư thế rút gối như bước 1

+ Đặt chân về thế thủ ban đầu.

Sau khi đã thành thạo các đòn đá, cần phối hợp giữa việc tấn công và phòng thủ bằng cách dùng 1 tay để che hạ bộ và 1 tay che mang tai. Khi thực hiện các đòn đá không được nhón gót chân trụ. Cần tập luyện để cho các đòn đá có tốc độ và giữ được thăng bằng tốt .

Ngoài các đòn đá cơ bản, còn có các đòn đá khác như : đá lái, đạp lái, đá quét, đá móc, đá triệt … cũng cần tập luyện để nâng cao trình độ và kỹ thuật của việc dùng chân tấn công đối thủ .

Video sau đây sẽ hướng dẫn cho các bạn phương pháp tập luyện các đòn đá cơ bản trong Vovinam – Việt Võ Đạo.


Video hướng dẫn tập luyện 4 đòn đá cơ bản trong Vovinam

TỔNG HỢP CÁC HOTGIRL CỦA VOVINAM VIỆT NAM

Bộ ba của Bà Rịa – Vũng Tàu là Bảo Nhi – Bích Ngọc – Thanh Xuân

Tại giải vô địch các đội mạnh Vovinam toàn quốc đang diễn ra tại Bến Tre, sự góp mặt của những bóng hồng khiến giải thêm hấp dẫn.


Hứa Lê Cẩm Xuân - Nữ Quán Quân VoViNam thế giới

Nữ võ sĩ Phan Thị Bích Ngọc của Bà Rịa Vũng Tàu khiến nhiều khán giả ‘ngây người’ bởi nhan sắc của cô khi bước ra sàn đấu. Những đòn thế đẹp mặt mà cô trình diễn, gương mặt thanh tú cùng làn da trắng và dáng cân đối giúp cô luôn nổi bật tại các giải đấu mà mình tham dự. Hình ảnh Bích Ngọc chuẩn bị phần dự thi Tinh hoa lưỡng nghi kiếm.
Bích Ngọc luyện tập vovinam từ năm 9 tuổi, đến nay cô gái 21 tuổi này sở hữu bảng thành tích đáng nể với hai HC bạc giải vô địch Đông Nam Á các năm 2011 và 2013.
Mạnh mẽ trên sàn đấu, nhưng ngoài đời Bích Ngọc là cô gái khá dễ thương và dễ gần.
Bên cạnh Bích Ngọc, đội quyền đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu còn có hai nữ võ sĩ khả ái là Nguyễn Bảo Nhi và Hoàng Vũ Thanh Xuân cũng khiến khán giả chú ý vì vẻ đẹp trong sáng của họ. Bích Ngọc cùng hai đồng đội 17 tuổi tạo thành bộ ba chinh chiến tại giải vô địch các đội mạnh vovinam toàn quốc tranh.
Ngoài ra, hai chị em sinh đôi Lê Thị Thương và Lê Thị Thùy của Thanh Hóa với gương mặt khá dễ thương cũng khiến khán giải chú ý.
Bộ đôi sinh năm 1997 này được Thanh Hóa đầu tư để hướng đến Đại hội TDTT toàn quốc.
Nguyễn Thị Thu Thảo của Cần Thơ có một vẻ đẹp rất riêng. Cô được xem là một trong những võ sĩ nội dung quyền nổi bật của vovinam.
Mai Kim Thùy một trong những nữ võ sĩ quyền vovinam hàng đầu Việt Nam. Cô là nhà vô địch thế giới thế giới năm 2013 tổ chức tại Pháp. Tại SEA Games 27 trên đất Myanmar, Kim Thùy cũng giành được ba chiếc HC bạc.
Kim Thùy xinh tươi ngoài thảm đấu.
Kim Thùy và Bích Ngọc.