Social Icons

Pages

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Có nên đưa kỹ thuật vật vào thi đấu đối kháng Vovinam?

Một thế vật của Vovinam


Môn phái Vovinam dựa trên nền tảng võ và vật cổ truyền Việt Nam, nhưng trong hệ thống  luật thi đấu đối kháng hiện nay chưa cho phép sử dụng các đòn vật. Vậy có nên đưa kỹ thuật vật vào thi đấu đối kháng Vovinam hay không? và lộ trình đưa vào ra sao? Xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết của võ sư Châu Minh Hay về vấn đề này.

Triết lý kỹ thuật và tinh thần của Vovinam – Việt Võ đạo

Kỹ thuật đòn chân đẹp mắt của Vovinam


Điều gì sẽ xảy ra?

“Môn phái Vovinam dựa trên nền tảng võ và vật cổ truyền Việt Nam” . Đó là câu nói đầu tiên khi người môn đồ của Vovinam được người hướng dẫn truyền đạt cho lý thuyết võ đạo cơ bản ngay từ thời gian mới bước chân vào ngưỡng cửa môn phái. Điều này đã nói lên rằng hệ thống kỹ thuật của Vovinam chứa đựng 2 phần võ và vật, thể hiện qua chương trình huấn luyện các cấp.

Vovinam được khai sinh trong bối cảnh đất nước đang cơn binh biến, cho nên bản thân nó là một môn võ quân sự, nhằm đáp ứng các tình huống tự vệ và chiến đấu xuyên suốt nhiều thập kỷ. Người học Vovinam sau một thời gian nhất định sẽ có thể tự vệ tốt, sau đó chuyên cần theo đuổi chương trình cấp cao hơn thì có thể thực hiện các biện pháp chiến đấu hết sức hữu hiệu khi đối diện với tình huống hiểm nguy.



Vật cổ truyền dân tộc
Sau năm 1992, Vovinam được biết đến như một môn võ thể thao! Chú trọng về biểu diễn nhiều hơn là tính chiến đấu. Và dần dần với sự hội nhập cùng thể thao thế giới thì Vovinam hoàn toàn chuyển mình phục vụ mục đích thể thao nhằm nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Cũng từ đó, sự đơn giản hóa trong các bài huấn luyện cũng được thể hiện khá rõ! Tuy đã được tinh giản nhưng trong chương trình vẫn tồn tại và phổ biến 18 thế vật căn bản được huấn luyện thường xuyên.

Trước 1975 và sau đó một thời gian vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, thì một số nơi vẫn áp dụng chương trình thi thăng cấp cũ . Thí sinh thi lên cấp Huyền đai (Hoàng đai trơn), ngoài đòn thế căn bản và quyền, thì các thí sinh đều phải thực hiện 3 hiệp đấu tự do (đối kháng) và một hiệp vật tự do. (không găng, không giáp) nếu có cũng chỉ găng mỏng (găng tập). Thời đó không có thảm đấu như bậy giờ, thảm đấu vật là một thứ xa xỉ chỉ được thực hiện vào các kỳ thi lên cấp Trung đẳng bằng chất liệu mùn cưa và vỏ trấu, bên trên phủ một lớp vải bao cát hay bao bột mì.

Xét về tính thực dụng thì vật là một môn chiến đấu khá gần gũi với sinh hoạt đời thường. Vật là một phản xạ tự nhiên đã hình thành rất sớm cho con người.

Quan sát cho thấy, 2 đứa bé con chỉ 1, 2 tuổi, không ai dạy cho chúng võ thuật, nhưng khi túm lấy nhau thì chúng đã biết ghì lấy và vật nhau. Cũng từ những phản xạ mang tính bẩm sinh mà người xưa đã khai thác và sáng tạo ra những thế vật tùy thuộc vào các tư thế, các tình huống khác nhau. Sáng tổ môn phái Vovinam đã không bỏ lỡ món quà thiên phú ấy.

Nếu trong các trận đấu đối kháng của Vovinam, không đưa một vài, (vâng, chỉ một vài đòn chân tấn công bắt buộc, thời gian vài năm trở lại đây) thì khó có thể người xem nhận ra đó là các võ sĩ của môn Vovinam!

Họ thi đấu hoàn toàn với các đòn căn bản của võ thuật mà môn võ nào cũng có. Nếu xem một trận đối kháng của môn Pencak Silat chúng ta chưa hiểu về luật của môn này thì trông có vẻ rất nhạt nhẽo! Hay môn Taekwondo họ thuần thi đấu bằng chân và Juodo thì toàn quăng quật…Đó là những nét đặc trưng của các môn võ ấy.

VĐV môn Pencak Silat đầu trần tay không

Còn Vovinam thì sao? không có nét đặc thù nào nếu không đưa vài đòn chân vào áp dụng! Tuy nhiên hiệu quả không cao và thường thì chỉ có thể áp dụng 3 – 4 trong số 21 đòn chân tấn công! Phải chăng chúng ta chưa khai thác hết nét đặc trưng của môn phái “lấy võ và vật cổ truyền làm nền tảng căn bản” ?

Võ thì thấy rồi, chỉ những đòn căn bản chung chung mà môn võ nào cũng sử dụng. Còn vật thì ở đâu chẳng thấy ?

VĐV môn Judo vật trên thảm

Từ giải đấu mang tính cả nước (giải Vovinam toàn quốc năm 1992) đến nay, người xem chỉ nhìn thấy võ sĩ Vovinam thi đấu với các đòn hết sức cơ bản của võ thuật, họ chưa thấy có gì gọi là đặc trưng của Vovinam! Vì vậy nên chăng, Vovinam nghiên cứu lại luật thi đấu, đưa hệ thống vật vào áp dụng trong thi đấu đối kháng.

Áp dụng thế nào?

Vài nét tham khảo sau đây sẽ cho chúng ta hình dung một trận đấu đối kháng “mới” của môn Vovinam.

Trước hết là quy định lại luật.

1- không được ra đòn vào phần mặt và đầu dù đấm hay đá. Chỉ được phép ra đòn từ vùng vai trở xuống.
Như vậy VĐV sẽ không cần thiết có trang bị nón bảo hộ (như luật thi đấu cho võ sĩ môn Pencak Silat áp dụng, không đội nón BH).

2- Chúng ta cũng nên thay giáp bảo hộ bằng loại giáp mỏng hơn như giáp bên Pencak Silat cho dễ cơ động.

3- Không sử dụng găng đấm (để tay trần) vì không được ra đòn trên vùng mặt nên không cần găng đấm.

Từ yếu tố tay trần này, võ sĩ sẽ có thể chụp kéo, nắm bắt nhằm thực hiện đòn vật của Vovinam đã được học.

Tất nhiên, nhà nghiên cứu luật cần phải nghiên cứu luật sao cho phù hợp. Chẳng hạn như VĐV vào đòn trong thời gian bao lâu mà không thực hiện được ý đồ thì trọng tài sẽ can thiệp. Khi VĐV vào được đòn vật, nếu áp dung hiệu quả thì được tính điểm (điểm thế nào thì còn tùy luật quy định). Nếu đè được đối phương đúng cách và sau thời gian được quy định là bao nhiêu giây thì sẽ được công nhận thắng tuyệt đối.

Về thời gian thi đấu thì vẫn áp dụng 3 hiệp đối kháng như luật cũ. Nhưng nếu một trong hai VĐV áp dụng được đòn vật đúng cách và đè hiệu quả theo thời gian quy định, thì được công nhận thắng tuyệt đối. Cho dù diễn biến này ở hiệp thứ mấy! có thể ngay phút đầu tiên của hiệp thứ nhất !

Về mức độ an toàn.

Ngày xưa các thí sinh thi lên đai không có thảm thi đấu chất lượng cao như ngày nay, nhưng vật tự do vẫn được đem ra áp dụng. Thảm thi đấu hiện nay đã phục vụ cho các cuộc thi của các môn như Vật hay Judo thì Vovinam không có gì ngoại lệ mà không sử dụng được. Có chăng là các nhà nghiên cứu luật thi đấu cần phải xem xét luật cho phù hợp với hình thức thi đấu mới cho môn Vovinam.

Có vậy thì người xem mới thấy được nét mới và thực dụng, đặc trưng của các trận thi đấu đối kháng môn Vovinam. Nếu không thì người xem sẽ chẳng thấy có gì với các môn võ khác trong các trận đấu, ngoài bộ võ phục màu xanh và dòng chữ Vovinam –Việt Võ Đạo.

Theo Blog Châu Minh Hay

Trailer hoành tráng giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015



  


Giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015 vừa tung ra đoạn trailer đầy ấn tượng quảng bá cho giải đấu sắp diễn ra.



Giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015 được chia ra 3 nhóm vận động viên tham dự: Từ 9 – 12 tuổi, 13 – 15 tuổi, 16 – 18 tuổi. Gồm hai nội dung thi quyền và đối kháng. Về thi quyền các VĐV sẽ thi đấu ở các nội dung: Nhập môn quyền, thập tự quyền, Song luyện 1, Long Hổ Quyền, Tinh hoa Lưỡng Nghi kiếm Pháp, quyền Đồng đội…Ở đối kháng thì sẽ thi đấu theo từng hạng cân từ 40 kg đến 60kg.


Giải đấu dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/11/2015 tại Bỉ.


Xem Trailer hoành tráng giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015


 

Võ đường một học sinh, tôi vẫn lên lớp

Võ sư Quan Vân Triều – trưởng môn phái võ phái Nam Tông

Không ai nghĩ người đàn ông có hình dáng mảnh khảnh, nhỏ con lại là một võ sư vang bóng một thời của giới Võ lâm Sài Gòn – Chợ Lớn. Ông là võ sư Quan Vân Triều (66 tuổi), trưởng môn phái Nam Tông.

Võ sư Quan Vân Triều lúc nào cũng thân thiện, gần gũi với các học trò

Ông đến với võ thuật đến nay đã 50 năm. Trải qua bao thăng trầm trong làng võ, ông vẫn luôn giữ được phong độ và phẩm chất đạo đức, tư chất của con nhà võ cho đến nay mà trong giới võ thuật ai cũng biết tiếng.

Tuy vậy, nhưng ông có một cuộc sống lặng lẽ và âm thầm, không ồn ào, phô trương. Với ông, danh tiếng cũng chỉ làm con người ta tự mãn, tự cao, tự đại rồi từ từ quên đi cái gốc của con nhà võ nên ông chọn cho mình cuộc sống thầm lặng, cống hiến và chỉ truyền dạy cho những ai thực sự yêu nghề. Đó cũng là chính là đức tính mà ông được thừa hưởng từ võ sư Lê Văn Kiển, người thầy mà ông hết mực tôn sùng.

Trong mỗi lớp học, chỉ khoảng 20 em, ai cũng yêu mến vì ông có tấm lòng yêu thương trẻ vô hạn. Ông chưa một lần la mắng hay phạt các em nhưng ai cũng một mực nghe lời bởi cái uy và phong thái của một người thầy luôn làm các em kính trọng…

Với ông, sự thành công của học trò chính là niềm vinh dự, tự hào lớn nhất của một người thầy. Những thành viên trong võ đường luôn gắn bó và yêu thương nhau như một gia đình thứ hai.

Trải qua 50 năm trong làng võ và hơn 20 năm đi dạy võ, ông luôn tâm niệm “người ta dạy chữ, còn mình dạy võ – không thành danh thì cũng phải thành nhân”.

Lớp võ tại Nhà thiếu nhi Q.3 của võ sư Quan Vân Triều
Lớp học tuy chỉ có hơn 1h cho mỗi buổi tập, nhưng chất lượng cũng không kém, nhiều em tham gia giải trong và ngoài nước đã mang về rất nhiều thành tích, huy chương cho võ đường. Thành tích vinh dự nhất là em Dương Quốc Cường đã đạt Huy chương vàng võ thuật cổ truyền thế giới năm 2014 tại Hàn Quốc.
Cùng suy nghĩ như những phụ huynh khác, là một phụ huynh đã từng đưa con đi theo học 15 năm nay.

Anh Dương Vũ có con theo học đã 15 năm chia sẻ: “Trong tôi luôn đặt trong lòng mình một sự kính trọng bởi thầy là người có lòng nhân ái, đức độ, luôn hướng các em làm những việc thiện, thầy luôn nhắc nhở các học trò vè sự lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi và biết yêu thương mọi người xung quanh…”

Hình ảnh về võ đường Võ phái Nam Tông:

Hơn 20 em

Chỉnh từ những thế cơ bản nhất cho các học trò

Những bài quyền thầy truyền cho các em


Bài siêu được thầy biểu diễn



Những binh khí được thầy dạy rất kỹ để làm sao đánh có uy và chính xác nhất


Anh Dương Vũ – phụ huynh đã cho con theo học 15 năm luôn đặt trong lòng sự thành kính với thầy Triều.
Theo Đinh Quang Tuấn/VietNamnet


Sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long

Người tình tin đồn Đinh Phối và Lý Tiểu Long

Sau 41 năm im lặng, mới đây mỹ nhân nổi tiếng một thời Hồng Kông Đinh Phối đã lên truyền hình tiết lộ sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long.

Vì sao Đinh Phối nói dối?

Tối ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long và Trâu Văn Hoài - chủ Hãng phim Gia Hòa - cùng đến nhà riêng của Đinh Phối để thảo luận công việc. Do cảm thấy mệt nên anh vào phòng nằm nghỉ sau khi uống vài viên thuốc và không lâu sau đó, mọi người phát hiện Lý Tiểu Long đã mất.

Ngay sáng hôm sau, Trâu Văn Hoài công bố với giới truyền thông tin Lý Tiểu Long qua đời với địa điểm được cho là tại nhà riêng. Thế nhưng, nhiều người khẳng định huyền thoại võ thuật đã trút hơi thở cuối cùng ở nhà tình nhân Đinh Phối, để rồi hàng loạt những thông tin thêu dệt được dựng lên quanh cái chết đột ngột của anh. Với riêng Đinh Phối, cô bị khán giả mắng chửi là kẻ nói dối.

Cách đây vài ngày, chia sẻ trong buổi ghi hình chương trình talkshow Có hẹn với Lỗ Dự (Lỗ Dự là tên nữ MC nổi tiếng ở Trung Quốc), Đinh Phối - bây giờ đã là người phụ nữ 67 tuổi - cho biết: "Lúc ấy, tôi không có quyền làm chủ lời nói của mình. Ông Trâu Văn Hoài bảo rằng gia đình Lý Tiểu Long không muốn công bố ra ngoài chuyện anh ấy mất tại nhà tôi nên đã nói dối là qua đời ở nhà riêng, có vợ bên cạnh. Sau đó, Linda - vợ Lý Tiểu Long và anh trai Lý Tiểu Long cũng xác định điều ấy. Suốt hơn 40 năm qua, tôi bị oan mà không biết giãi bày với ai. 

“Lý Tiểu Long chết vì tình dục, Lý Tiểu Long chết vì sử dụng thuốc kích thích quá liều,… là những gì tôi đã nghe suốt 40 năm qua. Áp lực của tôi khi đó mới 26 tuổi thật không thể tưởng tượng được. Quả thật anh ấy đã chết trên giường nhà tôi, nhưng đó là tai nạn bất ngờ do chứng phù não gây ra, không liên quan đến tôi”, người đẹp Đinh Phối nói.

“Tôi thấy Lý Tiểu Long thật có phúc, anh ấy đã ra đi trong giấc mơ của mình. Suốt 40 năm qua, có vài lần tôi gặp anh Lý trong mộng, anh ấy chẳng có gì thay đổi cả vẫn như xưa, có điều là anh ấy không nói gì cả”, Đinh Phối chia sẻ.

Hơn 40 năm ngậm ngùi làm "hồ ly tinh"? 

Chưa bao giờ sùng bái bất cứ một diễn viên võ thuật nào nên ngay lần đầu gặp mặt, Đinh Phối chỉ có ấn tượng tốt về Lý Tiểu Long, trong khi Lý Tiểu Long bị "tiếng sét ái tình". Để có thể tiếp cận người đẹp, anh đã mời Đinh Phối đóng phim. Sau nhiều lần tiếp xúc, tình cảm 2 người nảy sinh. 

Khi quen Lý Tiểu Long, Đinh Phối biết rõ anh đã có vợ và 2 con nhưng trước sự tấn công của Lý Tiểu Long, một cô gái trẻ không thể nào dửng dưng trước phong thái lịch lãm, hài hước của người đàn ông từng trải, lại nổi tiếng. Suốt mấy chục năm qua, minh tinh một thời gánh trên vai 3 chữ "hồ ly tinh". Đó là điều Đinh Phối cảm thấy oan ức vì tình cảm ngày xưa giữa bà và Lý Tiểu Long không ghê gớm như mọi người tưởng tượng.


Nữ minh tinh Đinh Phối (phải) năm nay đã 67 tuổi,
nhận lời tham gia talkshow của MC Lỗ Dự (trái)

Theo lời kể của Đinh Phối, khoảng 2 tháng trước khi qua đời, sức khỏe Lý Tiểu Long rất yếu, đã từng đột quỵ một lần tưởng không qua khỏi: "Chuyện này vợ anh ấy biết, Trâu Văn Hoài biết nhưng chẳng ai nói cho tôi biết", Đinh Phối chua chát nói.

Đinh Phối sinh 19/2/1947, cô từng là diễn viên nổi tiếng và là mỹ nhân một thời của làng giải trí xứ Cảng thơm. Tuy nhiên, tên tuổi và sự nghiệp của cô đã tan theo mây khói sau khi ngôi sao võ thuật nổi tiếng thế giới Lý Tiểu Long đột ngột qua đời.

Báo chí Hồng Kông, Trung Quốc trước đó đã tốn không ít giấy mực khi viết về cái chết của ông vua Kungfu Lý Tiểu Long. Sự việc diễn ra vào ngày 20/7/1973 khi ngôi sao họ Lý 32 tuổi đột ngột qua đời trên giường của người tình tin đồn Đinh Phối.

Theo nhiều nguồn tin, Lý tới nhà diễn viên Đinh Phối để bàn về vai diễn của cô trong phim Trò chơi tử thần. Khi đó, Lý nói anh bị đau đầu và lên giường nằm nghỉ chờ Đinh Phối đem thuốc giảm đau cho anh, điều khó hiểu là ông vua Kungfu vốn rất khỏe mạnh trước đó đã không bao giờ tỉnh lại sau khi uống thuốc giảm đau.

Việc ngôi sao võ thuật họ Lý chết trên giường của diễn viên Đinh Phối làm dấy lên nghi vấn xung quanh cái chết của anh, nhiều người cho rằng ông vua Kungfu đã chết khi đang “mây mưa” với người tình Đinh Phối. Có người lại nói Đinh Phối đã cho Lý uống “thuốc kích thích” quá liều dẫn tới tử vong.

Tuy nhiên, kết quả pháp y cho thấy ông vua Kungfu chết vì chứng phù não. Thế nhưng, dư luận và các ngôi sao võ thuật trong làng giải trí Hoa ngữ vẫn không tin khi rõ ràng Lý Tiểu Long chết trên giường của mỹ nhân Đinh Phối.

Khi đó, trước những áp lực và búa rìu dư luận, Đinh Phối một mực khẳng định cô không hại chết Lý Tiểu Long.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Bài học từ người thầy dạy võ




Bài học từ người thầy dạy võ


Cần phải biết đứng lên


CÂU CHUYỆN NGƯỜI VÕ SĨ 


VI DEO & HÌNH ẢNH 21 ĐÒN CHÂN TẤN CÔNG VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

21 đòn chân tấn công

1. Đòn chấn từ 01 đến 04.

 

 

2. Đòn chân từ 05 đến 06.

 

3. Đòn chân từ 07 đến 09.

 

4. Đòn chân số 10.


 5. Đòn chân số 11.


 6. Đòn chân số 12


 7. Đòn chân số 13.


 

 8. Đòn chân số 14

 

10. Đòn chân số 15.



 11. Đòn chân số 16.


 12. Đòn chân số 17.


 13. Đòn chân số 18.

 

14. Đòn chân số 19.
 


 15. Đòn chân số 20.

16. Đòn chân số 21.

Đời Doanh Nhân (Năng lượng cho người có tham vọng)


Một đời doanh nhân đắng cay và thăng trầm Một đời sóng gió lái con thuyền đi tới Một đời người lính chiến chinh thương trường Một đời nghệ sĩ khát khao kiếm tìm Đồng tiền biến hình có đây mà trắng tay Thuyền không lớn sao vội ra khơi Chí không cao sao cùng thế giới Dân không giàu sao mà nước mạnh Lòng không bền sao làm doanh nhân Bao nhiêu năm để có một ngày Hạnh phúc nhìn cơ đồ hôm nay Bao nhiêu năm cạn chén rượu này Chợt thấy mình tóc bạc không hay. Một đời doanh nhân bước chân về muôn trùng Lạnh lùng hào hoa giấu đi niềm sâu kín Một đời nước mắt nhớ thương quê nghèo Một đời cười vui mỹ nhân bạn bè Đêm đêm bước về bóng ta lại với ta. Thuyền không lớn sao vội ra khơi Chí không cao sao cùng thế giới Dân không giàu sao mà nước mạnh Lòng không bền sao làm doanh nhân Bao nhiêu năm để có một ngày Hạnh phúc nhìn cơ đồ hôm nay Bao nhiêu năm cạn chén rượu này Chợt thấy mình tóc bạc không hay.

 Bài hát: Đời Doanh Nhân
(Năng lượng cho người có tham vọng)




VIDEO 30 THẾ CHIẾN LƯỢC VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO


Chiến lược số 1: 

Bước chân trái lên đinh tấn trái, đồng thời chém tay trái lối 1 
Thấp người xuống vẫn đinh tấn trái, đấm thấp tay phải 
Bước chân phải lên, đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 1 từ trên xéo xuống.


                                         

Chiến lược số 2: 

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Ðá chém tay phải, chân phải.




Chiến lược số 3:

Bước chân phải lên đinh tấn phải, đồng thời đấm móc tay phải 
Bước chồm tới trước đấm bật ngang tay phải 
Ðá chém tay trái, chân trái.



Chiến lược số 4:

Rút chân trái lên, đấm thẳng vào đầu, đạp ngang chân trái (thấp)
Rút chân trái lên lần nữa, đấm thẳng trái vào đầu, đạp ngang chân trái (cao)
Xoay người đạp ngang chân phải.



Chiến lược số 5:

Ðá thẳng chân phải vào mặt
Ðặt chân phải xuống đinh tấn phải, đấm thẳng tay phải 
Ðấm bật ngược tay phải.



Chiến lược số 6:

Đinh tấn trái, tay trái chém lối 2
Đinh tấn trái tay phải chém lối 2
Đứng trung bình tấn ngang, đấm thấp tay trái 
Xoay người đạp ngang chân phải. 



Chiến lược số 7:

Ðinh tấn trái: 2 tay chém song song về hướng trái (tay trái úp chém vào màng tang, tay phải ngữa chém vào cổ)
Bước chân phải lên đứng trung bình tấn, tay phải đánh chỏ số 7 vào ngực hoặc cổ, tay trái chém (hoặc xỉa) vào ngực hất văng ra.



Chiến lược số 8:

Ðá hốt chân phải, đạp ngang chân phải, Ðá tạt chân trái.

 



Chiến lược số 9:

Bước chéo chân phải lên, đá tạt chân trái,, Ðá tạt chân phải, Xoay ra sau đạp hậu chân trái.




Chiến lược số 10: 

(mới tập có thể cho đứng đinh tấn, nhưng khi ráp vào bài quyền thì cho trảo mã tấn đoạn giữa)
Ðứng đinh tấn trái đấm thẳng tay trái 
Bước chân phải lên đinh tấn trái (chân phải trước) đấm lao phải 
Bước chân trái lên đinh tấn phải (chân trái trước) đấm múc trái 
Bước chân phải lên đinh tấn trái (chân phải trước) đấm móc phải 
Bước dài chân phải lên đinh tấn phải, đấm bật ngang phải 
Bước chân trái ra sau đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2.




Chiến lược số 11:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Xoay sau đạp ngang chân phải 
Ðinh tấn phải, đấm thẳng tay phải 
Xoay sau đạp ngang chân trái.



Chiến lược số 12:

Ðá tạt phải xong bỏ chân xuống đứng đinh tấn phải
Xoay chuyển người ra sau, tay trái chém về trước lối 1
Xoay chuyển đinh tấn phải, tay phải chém lối 1 về trước 
Ðá tạt trái, bỏ chân xuống đứng đinh tấn trái 
Xoay chuyển người ra sau,tay phải chém về trước lối 1
Xoay chuyển đinh tấn trái, tay trái chém lối 1 về trước. 





Chiến lược số 13:

Ðá tạt chân phải 
Xoay sau đạp hậu chân trái
Ðặt chân trái xuống, lết lên đá tạt trái 
Xoay sau đạp hậu chân phải.



 

Chiến lược số 14:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái,
Đánh bật tay trái, tay phải che mặt
Bước chân phải ra sau đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 2
Bước chân trái ra sau đinh tấn trái , đánh chỏ trái lối 2. 




Chiến lược số 15:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái. 
Lướt chân trái tới trước vẫn đinh tấn trái, đấm móc tay trái 
Lướt chân trái lên tiếp tục đấm bật ngang tay trái ra 
Bước chân phải lên đinh tấn, đấm múc tay trái 
Ðứng trụ chân phải, hốt chém tay trái , chân trái. 



Chiến lược số 16: 

Ðá chân phải, đấm bật phải, xong đá thẳng chân trái 
Ðặt chân trái xuống đinh tấn, đấm thẳng trái 
Lướt người lên vẫn đinh tấn trái đấm móc tay trái 
Lướt người lên Vẫn đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2 cắm từ trên xuống. 





Chiến lược số 17:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Bước chân phải lên đinh tấn phải, đấm múc tay trái
Bước chân trái lên trảo mã, đấm thẳng tay phải 
Ðá chém tay phải chân phải.




Chiến lược số 18:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái
Bước chân phải lên trung bình tấn, đánh chỏ phải ngang vào hông. 
Chồm người tới đinh tấn phải, đánh chỏ phải lối 2 từ trên cấm xuống.
Rút chân trái về sau, xoay người đánh chỏ lối 2 tay trái.



Chiến lược số 19:

Ðinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 1 từ trên xéo xuống
Bước chân phải lên trảo mã, đấm chỏ tay phải lối 3 từ dưới đánh bật lên
Xoay người ra sau, trảo mã trái, đánh chỏ trái lối 2 từ sau ra trước.
Xoay đạp chân trái. 




Chiến lược 20:

Bước chân phải sang trái đứng trảo mã, 2 tay gạt song song đở cú đá tạt.
Bước dài chân phải lên đinh tấn, chém tay phải lối 1. Xoay sau đạp trái 
Ðặt chân trái xuống đinh tấn, chém tay trái lối 1.
Ðá chém tay phải chân phải 
Hạ chân phải xuống đánh chỏ phải, triệt chân phải. 





Chiến lược số 21:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng trái, thấp người xuống đấm thấp phải 
Bước chân phải lên trảo mã đấm móc phải
Chuyển đinh tấn phải đấm bật ngang ra 2 tay. 
Ðá thẳng chân trái, đinh tấn trái đấm thẳng trái
Sau đó đấm bật trái, tay phải xỉa  (hoặc che mặt)
Bước chân phải lên đinh tấn phải đánh chỏ phải số 1 vào ngực.

Chiến lược số 22:

Ðinh tấn trái, chém phải lối 2, chém trái lối 2, đấm thấp phải, xoay người đạp ngang (giống chiến lược số 6 nhưng ngươc tay)
Ðinh tấn phải, lao phải 
Ðinh tấn phải đấm bật phải, tay trái xỉa 
Bước chân trái lên trảo mã. đấm múc trái 
Lên gối xuống chỏ (đòn chân số 6).

Chiến lược số 23:

Ðá thẳng chân trái 
Ðá chém tay trái chân phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn đánh chỏ phải lối 1
Bước chân trái lên trung bình tấn, đấm múc tay trái 
Ðá chém tay trái chân trái 
Trảo mã chân phải trước, đấm múc phải 
Bước chân trái lên đinh tấn, 2 tay chém song song vào màng tang
Bước chân phải lên trung bình tấn đánh chỏ phải vào bụng (như chiến lược số 7). 

Chiến lược số 24:

Ðá thẳng chân trái,
Ðạp ngang chân phải đồng thời dấm lao tay phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn, chém, đấm về bên phải (tay phải đấm ở trên, tay trái chém ở dưới)
Bước chân trái lên đinh tấn, chém, đấm về bên trái (tay trái đấm ở trên, tay phải chém ở dưới)
Ðá chém chân phải tay phải 
Ðá chém chân trái tay trái 
Bước chân phải lên đứng trảo mã, đấm thấp phải 
2 tay vòng bắt phản đòn móc 2 tay số 3 (tay trái tóm, tay phải đập vào mặt, chân trái móc vào nhượng chân).

Chiến lược số 25:

Rút chân trái về với chân phải, đồng thời rút chân phải lên đứng độc cước tấn chân trái, tay trái bắt cú đá, tay phải đấm bật vào mặt 
Bước chân phải lên đinh tấn, đồng thời đánh chỏ phải lối 1
Ðinh tấn phải, chém tay phải lối 1
Xoay đấm, đạp ngang chân trái, xong bỏ chéo chân trái qua chân phải, rút chân phải về sau, đứng thế thủ đinh tấn trái 
Bước chân phải lên trảo mã tay trái gạt đồng thời đánh chỏ phải lối 1 xéo từ trên xuống
Chồm người lên đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 2 
Xoay người ra sau rút chân trái về trảo mã, đánh chỏ trái lối 2 
Xoay đạp hậu ngang chân trái. 




Chiến lược số 26:

Bước chân trái lên trước trảo mã, đấm thẳng trái 
Bước dài chân trái lên đinh tấn trái đấm bật trái, xỉa tay phải 
Bước chân phải ra sau đánh chỏ phải lối 2
Bước chân trái ra sau đánh chỏ trái lối 2 (giống chiến lược số 14)
Xoay người đinh tấn trái đấm thấp phải 
Ðá tạt phải, đá tạt trái, bay đạp chân phải (đòn chân số 7).

Chiến lược số 27:

Bước chân trái tới trước trảo mã đấm móc tay trái 
Bước dài chân trái lên đinh tấn trái, đấm bật ngang cả 2 tay ra 
Xoay người đạp hậu ngang chân phải
Nhảy chuyển trảo mã trái tới trước đấm thấp trái 
Ðá tạt phải, bay đá đạp ngang phải 
Xoay sau đạp hậu chân trái 
Lên gối chân phải, xuống chỏ cả 2 tay.

Chiến lược số 28:

Ðá tạt chân phải, xong hạ chân xuống đứng đinh tấn.
Xoay sau chém tay trái lối1, xong xoay về trước chém phải lối 
Xoay người đinh tấn trái, đấm thấp phải 
Ðá chém bên chân phải, tay phải 
Ðá chém chân trái tay trái 
Bước chân phải tới trước trảo mã tay phải chém chận đấm múc tay phải 
Bước dài chân phải lên đinh tấn, tay phải chém bật ngược từ dưới lên
Ðá tạt chân trái, xoay sau đạp hậu chân phải.

Chiến lược số 29:

Nhảy đổi trảo mã chân phải trước, 2 tay gạt ngang đở đấm móc 2 tay
Ðổi trảo mã trái, tay trái chém ngang vào cổ, tay phải đấm múc vào bụng
Ðá chân phải, đấm bật tay phải 
Ðá thẳng chân trái 
Hạ chân trái xuống đinh tấn, 2 tay chém ngang vào lườn (lối 4)
Vẫn đinh tấn trái, tay trái chém lối 1 vào cổ 
Xoay sau đạp hậu ngang chân phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn, cấm chỏ phải từ trên xuống vào cổ
Rút chân phải về trảo mã, tay phải chém vào hạ bộ từ trái qua 
Bước dài chân phải lên đinh tấn, tay phải xỉa từ ngoài vào lườn.

Chiến lược số 30:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng trái 
Bước chân phải lên đinh tấn phải, tay phải gạt cú đấm múc, đồng thời đấm múc trái 
Trảo mã trái đấm thẳng tay phải 
Ðá chém tay phải chân phải 
Rút chân phải về sau đứng thủ đinh tấn trái 
Bước chân phải lên đinh tấn, 2 tay đánh vào kẹp cú đấm thẳng 
Ðinh tấn phải chém tay phải lối 1
Lòn người, bước chân trái sang tam giác tấn trái 
Ðá chém chân phải tay phải
Hạ chân phải xuống đinh tấn, triệt chân phải đánh chỏ phải.



ĐĂNG KÝ THAM GIA TẬP LUYỆN TẠI CÁC CLB VOVINAM HÀ NAM


   Nhằm tạo điều kiện cho các bạn thanh niên, học sinh và sinh viên trong tỉnh có nhu cầu tham gia tập luyện võ thuật, thể dục thể thao  rèn luyện sức khoẻ. Câu lạc bộ võ thuật Vovinam nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam liên tục mở lớp tuyển sinh võ sinh học Vovinam.

HLV và các võ sinh clb nhà thiếu nhi tỉnh  tại đền thờ nữ tướng Lê Chân

1. Đối tượng chiêu sinh: 

- Cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên, thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh.

2. Địa điểm tập luyện:

- Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam

3. Thời gian: 

- Từ 18h00 đến 19h30 thứ 2, 4, 6 hàng tuần..

4. Các kỹ năng luyện tập:

- Các thế võ,vật căn bản đến nâng cao.

- Quyền thuật, đối kháng, tự vệ...

- Dưỡng sinh, điều hoà khí cơ thể........

5. Đăng ký tại đây:

- Liên hệ: HLV Duy Vũ
-  Hotline: 0967680669

- Hoặc điền thông tin vào Form dưới đây.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Người thầy không cầm phấn


 

TTO - Thầy! Người chưa từng cầm phấn đứng trên bục giảng. Thầy! Người chưa một lần ngồi bên ô cửa sổ lật từng trang giáo án. Thầy! Người chưa bao giờ tham dự lễ mittinh chào mừng ngày nhà giáo với cương vị một nhà giáo thật sự. Bởi lẽ thầy không phải là người thầy trên những giảng đường mà là người thầy nơi võ đường.

 

Ngày hôm nay, tôi muốn viết về người thầy ấy, người thầy đã dạy tôi suốt hai năm qua. Đặt hai năm ấy bên con số 20 năm nghiệp võ của thầy thì thật chông chênh quá. Nhưng điều quan trọng là khoảng thời gian ấy thầy đã cho tôi cảm nhận được nhiệt huyết và tình yêu đối với võ thuật cũng như đối với những học sinh của mình.
Thầy tôi bảo người ta đến với võ là một cái duyên, và khi người ta đi có lẽ cũng là một sự trả duyên. Chẳng mấy ai sống được cả đời với võ; bởi vì người ta thường không chịu đựng được sự vất vả, chẳng mấy ai vượt qua được sự mệt nhoài của thân xác, cũng chẳng mấy ai đủ kiên trì và lòng quyết tâm để theo đuổi nó. Và vì một điều quan trọng nữa: “Võ không phải là một nghề!”. Có lẽ nào chính vì “không phải là nghề” như thầy vẫn nói mà ngày nhà giáo người ta chỉ nhắc tới những con người nơi bục giảng mà không bao giờ nhắc tới những người thầy vẫn đứng nơi võ đường.
Nhưng dù có là gì thì với thầy, điều quan trọng là được tập luyện và sống với võ. Cái ngày mà nơi sân trường người ta tôn vinh những người trong ngành giáo dục thì thầy vẫn miệt mài với tấn pháp, nhãn pháp, quyền cước…, vẫn tận tình chỉnh sửa cho học trò từng động tác, từng kỹ thuật; vẫn ân cần lặng lẽ nén chịu sự mệt mỏi, quên đi cái cảm giác rã rời nơi đôi bàn chân, quên đi sự đau đớn muốn rơi rụng ra nơi những khớp tay, thầy vẫn yêu thương và tận tình dạy bảo cho chúng tôi, dùng hết tâm huyết truyền đạt tất cả những gì mình có. Một lời chúc chân thành từ người học trò của mình nhân ngày nhà giáo đã là niềm hạnh phúc lớn lao. Đâu cần người ta biết đến nhiều thầy nhỉ, thầy chỉ cần những người mà mình từng dạy bảo, chăm lo trong cái ngày ấy nhớ tới mình thôi cũng đã là quá đủ, phải không thầy? Cái hư danh, cái chữ “tôn vinh” ấy đâu sánh bằng tình thầy trò chân thành, thiêng liêng cao quý.
Nhắc đến tình thầy trò em lại thấy mình có lỗi thật nhiều thầy ạ. Ngày xưa, khi còn học tập bên cạnh thầy, cuối mỗi buổi tập thầy vẫn hỏi các em có mệt không, vẫn dặn dò mọi người ra về cẩn thận, vẫn nhắc nhở mặc áo ấm vào trước khi rời khỏi lớp mỗi khi trời gió, vẫn tới động viên khi em mỗi khi mệt mỏi, muốn nghỉ học. Vậy mà suốt hai năm qua, từ chính trái tim của một học trò chưa một lần em hỏi thầy được một câu ngắn ngủi: “Thầy có mệt không?”.
Lắm lúc thấy trời mưa nên nghỉ học không tới lớp, để thầy một mình trầm ngâm nơi võ đường vắng lặng.
Lắm lúc vô tâm quên lời thầy dặn, về nhà không tập luyện, tới lớp lại lười biếng, nghịch ngợm khiến thầy buồn.
Vẫn vô tình quên nhắn tin chúc mừng thầy nhân ngày nhà giáo từ sáng sớm, mãi tới khi ngày thiêng liêng ấy sắp qua đi mới nhớ để mua vội một nhành hoa để tặng thầy. Nhìn nụ cười và niềm hạnh phúc đang đầy trên khuôn mặt thầy, lúc ấy mà em thấy lòng mình thắt lại. Mình thật vô tâm quá!
Em có lỗi thật nhiều phải không thầy? Tôi nhớ một lần trời mưa rất lớn, mà những cơn mưa, những đợt nắng nơi xứ sở miền Trung quê tôi lúc nào cũng khắc nghiệt và dai dẳng. Tôi nhìn ra ngoài trời, nhìn những giọt mưa đang xối xả ngoài hiên, từng đợt gió ầm ào thốc mạnh. Một cơn mưa thật lớn! Tôi quay vào nhà, mặc áo mưa. Bà tôi cản tôi:
- Lại đi tập hả? Mưa rồi đấy! Nghỉ đi con!
- Hôm nay lớp vẫn học bà ạ - Tôi nói rồi đạp xe tới lớp.
Thầy đã tới, nhưng… chỉ một mình thầy. Tôi bước vào, chào thầy và hai thầy trò cùng nhìn ra ngoài cửa sổ. Mưa vẫn chưa dứt, vẫn xối xả…!
- Em vẫn tới à?
- Dạ. Mọi người chưa tới hả thầy?
- Mấy đứa này thấy trời mưa chắc lại nghỉ rồi. Chắc tối nay sẽ không ai tới nữa đâu! - gương mặt thầy thoáng buồn.
Năm phút, mười phút… đã quá giờ vào học, vậy mà cũng chỉ tôi, thầy và một chị nữa tới. Mọi người đã bị cơn mưa kia giữ chân.
Buổi tập hôm sau, trời nắng nhẹ. Lớp học đông đủ hơn. Những con gió đầu hạ tuy chưa mang theo cái hơi nồm nóng bức nhưng cũng đủ khiến người ta cảm thấy có một cảm giác oi nồng. Mọi người vẫn thản nhiên cười đùa…
- Những ai buổi trước nghỉ tập đứng dậy cho thầy xem.
- …
- Tại sao các em lại nghỉ tập? - giọng thầy vẫn đều đều.
- …
Các em tới đây không phải chỉ để luyện tập thể lực bản thân, mà hãy nhớ, tới đây, khi đã mang trên mình bộ võ phục thì phải thể hiện đúng tư cách một võ sinh. Mai này, trên đường đời, các em còn phải đối mặt với vô vàn sóng gió. Nó cũng như cơn mưa hôm trước. Các em đã trốn tránh! Nghỉ một buổi tập sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các em, nhưng trốn tránh gian nan trên đường đời lại là một sai lầm lớn. Lẽ ra các em phải biết vượt qua nó, phải đối đầu với nó! Người học võ không được ngại khó, ngại khổ, phải biết vươn lên.
Mọi người nhìn nhau không nói…
Ngày xưa tới với phòng tập này, em không tin lắm về cái duyên mà thầy nói, bởi vì em chỉ nghĩ một điều rằng “mình chỉ tới đây để luyện tập thôi mà!”. Nhưng không biết từ bao giờ cái ý nghĩ ấy đã hoàn toàn biến mất, bởi vì cái thầy dạy cho tôi không chỉ là những bài tập thông thường mà là những bài tập về ý chí và bản lĩnh của một người võ sinh, bài tập về lương tâm, đạo đức và cách sống!
Ngày võ đường chuyển đi nơi khác, phải rời khỏi nơi đã gắn bó suốt 20 năm qua, thầy nuối tiếc… Những kỷ niệm, những niềm vui, những nỗi buồn gắn liền với căn phòng ấy… sắp phải chia xa. Ngày ấy, em cũng không còn tiếp tục theo học nữa, em phải tập trung vào việc học văn hóa của bản thân. Thầy buồn…
Thầy ơi, có thể ngày hôm nay em không còn được tiếp tục bên cạnh thầy nữa, không còn được thầy hướng dẫn những động tác, những kỹ thuật. Những bài tập ấy có thể ngày mai, ngày kia… khi không còn rèn luyện thường xuyên sẽ mai một nhưng những lời thầy dặn em sẽ không bao giờ quên. Người thầy đâu cứ phải đứng trên giảng đường, phấn, bảng và giáo án, thầy nhỉ!

NGUYỄN THỊ MAI LINH (Nguồn www.netbuttrian.vn)

(Cám ơn tuổi trẻ Online, đã đăng bài viết này, tôi cũng là một Huấn luyên viên võ thuật môn phái Vovinam nhân ngày 20/11/2015 tôi được học trò Vovinam quê ở Nghệ An chia sẻ bài viết này, kèm với chú thích "Thầy tôi cũng như thế - Em cám ơn thầy". Một bài viết thật hay và ý nghĩa và là động lực với những người thầy huấn luyện võ thuật như tôi tiếp tục đào tạo các môn sinh thấm nhuần tinh thần thượng võ, đem tài trí và sức khoẻ của mình cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương, đất nước).

HLV Trần Thanh Sơn (Trưởng bộ môn Vovinam - Việt Võ Đạo tỉnh Hà Nam)

Hội thi võ thuật tỉnh Hà Nam năm 2015 (Nội dung Bộ môn Vovinam đăng cai tổ chức chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020).


Đồng chí Trương Minh Côn - Phó giám đốc Công an tỉnh
trao Huy chương và giải thưởng cho các vận động viên đạt thành tích tại hội thi
      Tham gia Hội thi có gần 200 vận động viên thuộc 4 bộ môn và 10 câu lạc bộ đến từ các huyện thành phố trong tỉnh. Các vận động viên sẽ tranh tài 08 bộ huy chương với 3 nội dung biểu diễn và 6 hạng cân đối kháng (trong đó, 3 hạng cân nam và 2 hạng cân nữ).
 
Đồng chí Trần Thanh Sơn - Phó trưởng ban tổ chức Hội thi - Trưởng bộ môn Vovinam tỉnh Hà Nam
trao Huy chương và giải thưởng cho các vận động viên đạt thành tích tại hội thi
     Đây là một nội dung thi đấu chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và là hoạt động mang tính cổ động trực quan, nêu cao lòng tự tôn Dân tộc, phát huy truyền thống thượng võ và động viên phong trào võ thuật trên địa bàn toàn tỉnh. 

      
      
     




      Thời gian tổ chức hội thi diễn ra vào trung tuần tháng 11 sau thời gian các võ sinh đã kết thúc kỳ nghỉ hè và bước vào năm học mới, tuy gặp nhiều khó khăn về số lượng võ sinh tham gia, nhưng với sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Thường trực Liên đoàn võ thuật, Ban chấp hành bộ môn Vovinam, và sự đoàn kết, nhất trí cao của các bộ môn, tổ chức trực thuộc Liên đoàn, cùng với sự hăng say rèn đức, luyện tài, tham gia của các võ sinh đã góp phần lớn vào sự thành công chung của giải và được UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đánh giá cao.




         Các vận động viên đến từ các câu lạc bộ trong tỉnh đã cống hiến cho khán giả những trận đấu căng thẳng, kịch tính và những màn biểu diễn võ thuật hết sức hấp dẫn. Ở nội dung thi biểu diễn và thi đấu đối kháng Ban tổ chức đã trao huy chương cho các cá nhân có thành tích thi đấu xuất sắc. 
         



Kết quả chung cuộc:

- Giải Nhất toàn đoàn thuộc về CLB Karatedo Nhà thiếu nhi tỉnh;
- Giải Nhì toàn đoàn thuộc về CLB Vovinam Nhà thiếu nhi tỉnh;
- Giải Ba toàn đoàn thuộc về CLB Vovinam xã Tân Sơn huyện Kim Bảng;

Nguồn Vovinam - Hà Nam

Hội thi Võ thuật tỉnh Hà Nam năm 2015

Đại diện Sở VH&TTDL trao tài trợ cho Hội thi
Sáng 15/11, tại Nhà thiếu thi tỉnh Hà Nam Liên đoàn võ thuật tỉnh tổ chức lễ khai mạc Hội thi Võ thuật tỉnh Hà Nam ( lần thứ VII) năm 2015 chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, hướng tới Đại hội đại biểu Liên đoàn Võ thuật tỉnh năm 2016. Đến dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch cùng 200 võ sinh đến từ 10 CLB võ thuật của các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.


Tham gia hội thi, các CLB tranh tài ở 4 bộ môn: Võ cổ truyển, Vovinam, Karatedo và Taekwondo với các nội dung: Quyền đồng đội, Đa luyện, đơn luyện. Trong đó, có 3 hạng cân dành cho nam và 2 hạng cân dành cho nữ. Ngoài ra, để làm phong phú thêm các tiết mục và chương trình, hội thi còn có các màn biểu diễn công phu của các võ sư đến từ Hội võ Thiên Môn Đạo, TP Hà Nội; Võ đường Đăng Sơn tỉnh Quảng Trị...





Phần thi đấu của các võ sinh
Đây là hoạt động thường xuyên của Liên đoàn võ thuật tỉnh Hà Nam nhằm đánh giá về chất lượng, quy mô, hệ thống của phong trào võ thuật trong toàn tỉnh. Động viên, khuyến khích các võ sinh hăng say tập luyện, thúc đẩy phong trào võ thuật của tỉnh nhà. Đồng thời, khẳng định vai trò của việc tập luyện võ thuật trong việc nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân cách cho các võ sinh; góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết, tinh thần thượng võ và nâng cao lòng tự hào dân tộc Việt Nam cũng như phát huy hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về "Xã hội hóa TDTT" và chỉ đạo về "Bảo tồn, phát huy các môn thể thao truyền thống của dân tộc".


Tiết mục múa lân và biểu diễn công phu tham gia giao lưu tại hội thi

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia

Thu Thảo