Social Icons

Pages

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

THÔNG BỐI QUYỀN "DÀI THÊM MỘT TẤC, MẠNH THÊM MỘT TẤC"

Thông bối quyền  là một bộ môn quyền thuật của võ thuật Trung Hoa. Ra đời tại Trung Quốc khá sớm, tương truyền từ thời nhà Tống dưới triều của Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn đã có vị danh tướng là Hàn Thông Hựu rất giỏi kỹ kích của Thông Bối quyền và tiếng tăm khắp dải Hà Bắc.

Thông Bối quyền có lịch sử phát triển từ rất lâu đờiSau này các môn đồ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đã tích hợp và cải biến theo phong cách Thiếu Lâm quyền và gọi tên là Thông tý quyền gồm hai quyền lộ: Tiểu Thông Tý quyền và Đại Thông Tý quyền có nội dung kỹ pháp hoàn toàn khác biệt với Thông bối quyền lưu truyền trong dân gian.
Về mặt ý nghĩa của quyền “Thông bối” trong Thông bối quyền thì bối là lưng và tý là tay đều bao hàm cùng nghĩa, lấy sự thông suốt giữa tay và lưng làm chủ tựa như không có nguyên tắc khác nhau. Thông bối quyền phần lớn nhấn mạnh và lấy lưng vượn (viên bối) hay tay vượn (viên tý) để thủ thế nên xưa còn gọi là “Thông bối viên hầu” (suốt lưng khỉ vượn), “Bạch viên Thông tý” (Vượn trắng suốt tay).
Theo Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc thống nhất tên gọi là Thông bối quyền bao gồm sự kết hợp Thông bối quyền trong dân gian và Thông tý quyền của Thiếu Lâm quyền. Do đó Thông tý quyền của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (với hai bài Tiểu Thông tý quyền và Đại Thông tý quyền) có nội dung không giống hoàn toàn Thông bối quyền của viện và Thông bối quyền đang lưu truyền trong dân gian.
Thông bối quyền lưu truyền khá rộng, lưu phái cũng lắm. Từ Bạch Viên Thông bối ra, còn Ngũ Hành Thông bối, Lục hợp Thông bối, Phách quải Thông bối, Lưỡng Dực (hai cánh) Thông bối, Thông bối 24 thức v.v… Lưu truyền tương đối sớm nhất ở Sơn Tây là Hồng Động Thông bối cũng là một lưu phái thuộc hệ thống Thông bối quyền.
 

Thông Bối quyền trú trọng đánh tầm xa
Về tên gọi thì có 3 cách gọi tên:
Thông tý quyền: tý là tay. Gọi là tý vì ám chỉ việc sử dụng cánh tay là chính, các động tác thủ pháp (đòn tay) thường chuyển động theo vòng tròn theo hai bên hông trông như tay vượn vươn ra ngoài.
Thông bối quyền: bối là bối tích tức chỉ vùng lưng. Gọi là bối bao hàm ý nghĩa là tay quyền phải liên thông và phát kình lực từ lưng, tay và lưng thông nhau một dải khi xuất thủ tấn công để có thể vươn dài ra đến cự ly xa.

Thông bị quyền: bị tức là chuẩn bị. Gọi là bị vì hình ý thông thần đạt hóa, giữa thể (phần bài tập) và dụng (phần thực hành) kiêm bị đầy đủ.
Đặc điểm kỹ pháp
Ba cách gọi này tam hành cùng tồn tại cho đến năm 1983 trong phiên bản mới nhất của tài liệu Trung Quốc Đại Bách khoa Toàn thư đã thống nhất tên gọi Thông Bối quyền vì tên gọi này thể hiện hết nội dung phong cách, đặc điểm của nó là kình lực liên thông một dải eo lưng và tay. Trong dân gian có nhiều tên gọi khác nhau cùng tồn tại tùy theo đặc điểm phong cách từng vùng.
Thông Bối quyền thuộc loại quyền pháp trường kích (đánh trường trận, tầm xa) điển hình nhất trong tất cả các loại quyền pháp thuộc miền Bắc Trung Hoa, chú trọng tầm xa đánh rộng, chủ về tấn công cự ly xa dựa trên nguyên tắc nhất thốn trường, nhất thốn cường nghĩa là dài thêm một tấc, mạnh thêm một tấc trong các môn phái võ Trung Hoa lên đến đỉnh cao nhất.


Trong vấn đề khống chế khoảng cách và không gian chiến đấu, đấu pháp sở trường của Thông Bối quyền là viễn tắc trường kích, cận tắc lãnh trừu nghĩa là xa thì đánh dài, gần thì rút ngắn, có thể phóng có thể thâu, có thể dài có thể ngắn.
2 nhà sư biểu diễn Thông Bối quyền
Thông Bối quyền lưu hành đến nay đã hình thành nên rất nhiều lưu phái phong cách đa dạng, nội dung kỹ pháp phong phú, quyền thuật và khí giới đều hoàn chỉnh trên nguyên tắc phóng trường kích viễn nghĩa là di chuyển dài và đánh tầm xa.
Đặc điểm kỹ pháp của thông bối quyền là: thế thức động tác mở rộng khép lớn, liên hoàn dày đặc, vươn hông hất lưng (yêu bạt bối), phóng dài đánh xa, lắc bả vai rung cổ tay, phát kình lãnh đạm, đánh đòn nhanh nhẹn âm thanh vang lừng, né tránh linh hoạt, bộ pháp khép chân, mắt ưng thần vượn, khí thế hoàn chỉnh.
Các lưu phái chủ yếu là: Bạch Viên Thông bối quyền, Kỳ Thị Thông bối quyền, Ngũ Hành Thông bối quyền, Lưỡng Dực Thông bối quyền, Hồng Động Thông bối quyền, Ngũ Hầu (5 khỉ) Thông bối quyền, ngoài ra còn có Hoạt Diệp Thông bối quyền, Phách quải Thông bối quyền, Thái Cực Thông bối quyền,v.v…
Ở Trung Quốc ba vùng Đại Liên, Thương Châu và Bắc Kinh thịnh hành Ngũ Hành Thông Bối quyền và Bạch Viên Thông Bối quyền.
Một bài biểu diễn của Thông Bối quyền:


Thông Bối quyền thuộc loại quyền pháp trường kích (đánh trường trận, tầm xa) điển hình nhất trong tất cả các loại quyền pháp thuộc miền Bắc Trung Hoa, chú trọng tầm xa đánh rộng, chủ về tấn công cự ly xa dựa trên nguyên tắc nhất thốn trường, nhất thốn cường nghĩa là dài thêm một tấc, mạnh thêm một tấc trong các môn phái võ Trung Hoa lên đến đỉnh cao nhất.

 

Trong vấn đề khống chế khoảng cách và không gian chiến đấu, đấu pháp sở trường của Thông Bối quyền là viễn tắc trường kích, cận tắc lãnh trừu nghĩa là xa thì đánh dài, gần thì rút ngắn, có thể phóng có thể thâu, có thể dài có thể ngắn.
Thông Bối quyền lưu hành đến nay đã hình thành nên rất nhiều lưu phái phong cách đa dạng, nội dung kỹ pháp phong phú, quyền thuật và khí giới đều hoàn chỉnh trên nguyên tắc phóng trường kích viễn nghĩa là di chuyển dài và đánh tầm xa.
Đặc điểm kỹ pháp của thông bối quyền là: thế thức động tác mở rộng khép lớn, liên hoàn dày đặc, vươn hông hất lưng (yêu bạt bối), phóng dài đánh xa, lắc bả vai rung cổ tay, phát kình lãnh đạm, đánh đòn nhanh nhẹn âm thanh vang lừng, né tránh linh hoạt, bộ pháp khép chân, mắt ưng thần vượn, khí thế hoàn chỉnh.
Các lưu phái chủ yếu là: Bạch Viên Thông bối quyền, Kỳ Thị Thông bối quyền, Ngũ Hành Thông bối quyền, Lưỡng Dực Thông bối quyền, Hồng Động Thông bối quyền, Ngũ Hầu (5 khỉ) Thông bối quyền, ngoài ra còn có Hoạt Diệp Thông bối quyền, Phách quải Thông bối quyền, Thái Cực Thông bối quyền,v.v…

 
Thông Bối quyền là một môn võ xuất xứ từ chốn dân gian ở miền Bắc Trung Hoa và ban đầu không phải của Thiếu Lâm, đây là môn võ thuần chủng nội địa được sản xuất tạiTrung Hoa đại lục (made in China), nhưng lại không được người đời sau xếp vào Nội gia quyền thì mới biết là sự phân chia võ phái Nội gia và Ngoại gia là không có cơ sở thống nhất rõ ràng mà do quan điểm và ý thích cá nhân.
Sự phát triển của Thông Bối quyền do vậy cũng lưu hành trong dân gian, không hề có sự tham gia của các võ quan trong chốn quan trường như một số môn võ khác (chẳng hạnPhiên tử quyền, Ưng trảo quyền và Hình Ý Linh Thú quyền của Nhạc Phi, một danh tướng thời Nam Tống hay như Yến Thanh quyền và Bát quái chưởng cũng đã từng lưu lạc trong chốn quan viên).
Trường võ thuật dạy Thông Bối quyền đầu tiên là Trung Ương Quốc Thuật Quán thành lập tại Nam Kinh năm 1928 bởi Tưởng Giới Thạch sau vụ các thuộc hạ của ông ta phóng hỏa đốt chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam [1]. Người chủ nhiệm chương trình này là Thượng tướng lục quân Trương Chi Giang dưới thời Trung Hoa Dân Quốc, từ đó võ thuật Trung Quốc mới được vinh danh là Quốc thuật. Sự thành lập tổ chức này đã đẩy phong trào luyện võ lên cao chưa từng thấy trong lịch sử võ thuật Trung Hoa và kéo dài cho đến thời kỳ sau này của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo.
Trong thời kỳ hưng thịnh của Trung Ương Quốc Thuật Quán, cơn sốt võ thuật lan rộng khắp Trung Hoa, nhiều cuộc khảo thí các bộ môn quyền thuật được tổ chức khắp nơi, Thông bối quyền và các môn quyền thuật khác cũng được phát triển mạnh trong thời kỳ này. Danh gia Tu Kiếm Si người tỉnh Hà Nam được mời làm trọng tài Quốc thuật năm 1933, ông vừa làm trọng tài vừa truyền thụ Thông bối quyền nhiều năm làm cho Thông bối quyền trở nên phát triển rộng ra sau này.
Sau khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập (1949), võ thuật (Wushu) được Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhà nước coi trọng và xem là tài sản văn hóa của quốc gia, các chương trình huấn luyện và tổ chức thi đấu được đưa vào phạm vi chương trình giáo dục thể thao toàn quốc. Thông bối quyền chính thức được đưa vào nội dung thi đấu các bộ môn quyền thuật truyền thống.
 

Năm 1977 Thông bối quyền được đưa vào mục thi đấu võ thuật truyền thống toàn quốc. Năm 1980, võ thuật được phân loại thành các nhóm bộ môn quyền thuật và xếp theomục tổ chức thi đấu theo loại nhóm quyền, có hai nhóm được phân chia ra theo truyền thống võ thuật Trung Hoa cổ điển: Trường quyền gồm các môn quyền của miền Bắc vàNam quyền gồm các môn quyền của miền Nam. Thông bối quyền, Phách quải quyền, và Phiên tử quyền có phong cách giống nhau nên được phân loại vào mục thi đấu thứ hai (thi đấu theo nhóm quyền), động tác được chỉnh lý qui phạm hóa theo qui định của Qui tắc thi đấu võ thuật của Ủy ban Thể dục Thể thao Toàn quốc.
 

Từ năm 1980 trở đi, Thông bối quyền được phát triển theo hai hướng: một là xuất phát từ võ thuật truyền thống được phát triển và lưu truyền trong dân gian, hai là phát triển theo hướng nâng cao hiệu suất biểu diễn nghệ thuật để tạo ấn tượng trong thi đấu bài quyền chính thức, tức là các Sáo lộ (Taolu), hai hướng này dần dà xa cách nhau về ý thức chủ đạo, kết cấu bài quyền và kỹ thuật, cũng như mục đích huấn luyện. Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với Thông bối quyền mà ở tất cả các bộ môn quyền thuật khác.
Còn tiếp …
Tô Thiện (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét