Social Icons

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn ky thuat vovinam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky thuat vovinam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Bổ sung chương trình Huấn luyện Vovinam - Việt Võ Đạo

Võ sư Huỳnh Khắc Nguyên thực hiện bài Khởi Quyền



Bài Khởi quyền do Liên đoàn Vovinam Việt Nam 
thực hiện được chính thức áp dụng kể từ ngày 01/12/2015

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

VI DEO & HÌNH ẢNH 21 ĐÒN CHÂN TẤN CÔNG VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

21 đòn chân tấn công

1. Đòn chấn từ 01 đến 04.

 

 

2. Đòn chân từ 05 đến 06.

 

3. Đòn chân từ 07 đến 09.

 

4. Đòn chân số 10.


 5. Đòn chân số 11.


 6. Đòn chân số 12


 7. Đòn chân số 13.


 

 8. Đòn chân số 14

 

10. Đòn chân số 15.



 11. Đòn chân số 16.


 12. Đòn chân số 17.


 13. Đòn chân số 18.

 

14. Đòn chân số 19.
 


 15. Đòn chân số 20.

16. Đòn chân số 21.

VIDEO 30 THẾ CHIẾN LƯỢC VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO


Chiến lược số 1: 

Bước chân trái lên đinh tấn trái, đồng thời chém tay trái lối 1 
Thấp người xuống vẫn đinh tấn trái, đấm thấp tay phải 
Bước chân phải lên, đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 1 từ trên xéo xuống.


                                         

Chiến lược số 2: 

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Ðá chém tay phải, chân phải.




Chiến lược số 3:

Bước chân phải lên đinh tấn phải, đồng thời đấm móc tay phải 
Bước chồm tới trước đấm bật ngang tay phải 
Ðá chém tay trái, chân trái.



Chiến lược số 4:

Rút chân trái lên, đấm thẳng vào đầu, đạp ngang chân trái (thấp)
Rút chân trái lên lần nữa, đấm thẳng trái vào đầu, đạp ngang chân trái (cao)
Xoay người đạp ngang chân phải.



Chiến lược số 5:

Ðá thẳng chân phải vào mặt
Ðặt chân phải xuống đinh tấn phải, đấm thẳng tay phải 
Ðấm bật ngược tay phải.



Chiến lược số 6:

Đinh tấn trái, tay trái chém lối 2
Đinh tấn trái tay phải chém lối 2
Đứng trung bình tấn ngang, đấm thấp tay trái 
Xoay người đạp ngang chân phải. 



Chiến lược số 7:

Ðinh tấn trái: 2 tay chém song song về hướng trái (tay trái úp chém vào màng tang, tay phải ngữa chém vào cổ)
Bước chân phải lên đứng trung bình tấn, tay phải đánh chỏ số 7 vào ngực hoặc cổ, tay trái chém (hoặc xỉa) vào ngực hất văng ra.



Chiến lược số 8:

Ðá hốt chân phải, đạp ngang chân phải, Ðá tạt chân trái.

 



Chiến lược số 9:

Bước chéo chân phải lên, đá tạt chân trái,, Ðá tạt chân phải, Xoay ra sau đạp hậu chân trái.




Chiến lược số 10: 

(mới tập có thể cho đứng đinh tấn, nhưng khi ráp vào bài quyền thì cho trảo mã tấn đoạn giữa)
Ðứng đinh tấn trái đấm thẳng tay trái 
Bước chân phải lên đinh tấn trái (chân phải trước) đấm lao phải 
Bước chân trái lên đinh tấn phải (chân trái trước) đấm múc trái 
Bước chân phải lên đinh tấn trái (chân phải trước) đấm móc phải 
Bước dài chân phải lên đinh tấn phải, đấm bật ngang phải 
Bước chân trái ra sau đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2.




Chiến lược số 11:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Xoay sau đạp ngang chân phải 
Ðinh tấn phải, đấm thẳng tay phải 
Xoay sau đạp ngang chân trái.



Chiến lược số 12:

Ðá tạt phải xong bỏ chân xuống đứng đinh tấn phải
Xoay chuyển người ra sau, tay trái chém về trước lối 1
Xoay chuyển đinh tấn phải, tay phải chém lối 1 về trước 
Ðá tạt trái, bỏ chân xuống đứng đinh tấn trái 
Xoay chuyển người ra sau,tay phải chém về trước lối 1
Xoay chuyển đinh tấn trái, tay trái chém lối 1 về trước. 





Chiến lược số 13:

Ðá tạt chân phải 
Xoay sau đạp hậu chân trái
Ðặt chân trái xuống, lết lên đá tạt trái 
Xoay sau đạp hậu chân phải.



 

Chiến lược số 14:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái,
Đánh bật tay trái, tay phải che mặt
Bước chân phải ra sau đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 2
Bước chân trái ra sau đinh tấn trái , đánh chỏ trái lối 2. 




Chiến lược số 15:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái. 
Lướt chân trái tới trước vẫn đinh tấn trái, đấm móc tay trái 
Lướt chân trái lên tiếp tục đấm bật ngang tay trái ra 
Bước chân phải lên đinh tấn, đấm múc tay trái 
Ðứng trụ chân phải, hốt chém tay trái , chân trái. 



Chiến lược số 16: 

Ðá chân phải, đấm bật phải, xong đá thẳng chân trái 
Ðặt chân trái xuống đinh tấn, đấm thẳng trái 
Lướt người lên vẫn đinh tấn trái đấm móc tay trái 
Lướt người lên Vẫn đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2 cắm từ trên xuống. 





Chiến lược số 17:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái 
Bước chân phải lên đinh tấn phải, đấm múc tay trái
Bước chân trái lên trảo mã, đấm thẳng tay phải 
Ðá chém tay phải chân phải.




Chiến lược số 18:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái
Bước chân phải lên trung bình tấn, đánh chỏ phải ngang vào hông. 
Chồm người tới đinh tấn phải, đánh chỏ phải lối 2 từ trên cấm xuống.
Rút chân trái về sau, xoay người đánh chỏ lối 2 tay trái.



Chiến lược số 19:

Ðinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 1 từ trên xéo xuống
Bước chân phải lên trảo mã, đấm chỏ tay phải lối 3 từ dưới đánh bật lên
Xoay người ra sau, trảo mã trái, đánh chỏ trái lối 2 từ sau ra trước.
Xoay đạp chân trái. 




Chiến lược 20:

Bước chân phải sang trái đứng trảo mã, 2 tay gạt song song đở cú đá tạt.
Bước dài chân phải lên đinh tấn, chém tay phải lối 1. Xoay sau đạp trái 
Ðặt chân trái xuống đinh tấn, chém tay trái lối 1.
Ðá chém tay phải chân phải 
Hạ chân phải xuống đánh chỏ phải, triệt chân phải. 





Chiến lược số 21:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng trái, thấp người xuống đấm thấp phải 
Bước chân phải lên trảo mã đấm móc phải
Chuyển đinh tấn phải đấm bật ngang ra 2 tay. 
Ðá thẳng chân trái, đinh tấn trái đấm thẳng trái
Sau đó đấm bật trái, tay phải xỉa  (hoặc che mặt)
Bước chân phải lên đinh tấn phải đánh chỏ phải số 1 vào ngực.

Chiến lược số 22:

Ðinh tấn trái, chém phải lối 2, chém trái lối 2, đấm thấp phải, xoay người đạp ngang (giống chiến lược số 6 nhưng ngươc tay)
Ðinh tấn phải, lao phải 
Ðinh tấn phải đấm bật phải, tay trái xỉa 
Bước chân trái lên trảo mã. đấm múc trái 
Lên gối xuống chỏ (đòn chân số 6).

Chiến lược số 23:

Ðá thẳng chân trái 
Ðá chém tay trái chân phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn đánh chỏ phải lối 1
Bước chân trái lên trung bình tấn, đấm múc tay trái 
Ðá chém tay trái chân trái 
Trảo mã chân phải trước, đấm múc phải 
Bước chân trái lên đinh tấn, 2 tay chém song song vào màng tang
Bước chân phải lên trung bình tấn đánh chỏ phải vào bụng (như chiến lược số 7). 

Chiến lược số 24:

Ðá thẳng chân trái,
Ðạp ngang chân phải đồng thời dấm lao tay phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn, chém, đấm về bên phải (tay phải đấm ở trên, tay trái chém ở dưới)
Bước chân trái lên đinh tấn, chém, đấm về bên trái (tay trái đấm ở trên, tay phải chém ở dưới)
Ðá chém chân phải tay phải 
Ðá chém chân trái tay trái 
Bước chân phải lên đứng trảo mã, đấm thấp phải 
2 tay vòng bắt phản đòn móc 2 tay số 3 (tay trái tóm, tay phải đập vào mặt, chân trái móc vào nhượng chân).

Chiến lược số 25:

Rút chân trái về với chân phải, đồng thời rút chân phải lên đứng độc cước tấn chân trái, tay trái bắt cú đá, tay phải đấm bật vào mặt 
Bước chân phải lên đinh tấn, đồng thời đánh chỏ phải lối 1
Ðinh tấn phải, chém tay phải lối 1
Xoay đấm, đạp ngang chân trái, xong bỏ chéo chân trái qua chân phải, rút chân phải về sau, đứng thế thủ đinh tấn trái 
Bước chân phải lên trảo mã tay trái gạt đồng thời đánh chỏ phải lối 1 xéo từ trên xuống
Chồm người lên đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 2 
Xoay người ra sau rút chân trái về trảo mã, đánh chỏ trái lối 2 
Xoay đạp hậu ngang chân trái. 




Chiến lược số 26:

Bước chân trái lên trước trảo mã, đấm thẳng trái 
Bước dài chân trái lên đinh tấn trái đấm bật trái, xỉa tay phải 
Bước chân phải ra sau đánh chỏ phải lối 2
Bước chân trái ra sau đánh chỏ trái lối 2 (giống chiến lược số 14)
Xoay người đinh tấn trái đấm thấp phải 
Ðá tạt phải, đá tạt trái, bay đạp chân phải (đòn chân số 7).

Chiến lược số 27:

Bước chân trái tới trước trảo mã đấm móc tay trái 
Bước dài chân trái lên đinh tấn trái, đấm bật ngang cả 2 tay ra 
Xoay người đạp hậu ngang chân phải
Nhảy chuyển trảo mã trái tới trước đấm thấp trái 
Ðá tạt phải, bay đá đạp ngang phải 
Xoay sau đạp hậu chân trái 
Lên gối chân phải, xuống chỏ cả 2 tay.

Chiến lược số 28:

Ðá tạt chân phải, xong hạ chân xuống đứng đinh tấn.
Xoay sau chém tay trái lối1, xong xoay về trước chém phải lối 
Xoay người đinh tấn trái, đấm thấp phải 
Ðá chém bên chân phải, tay phải 
Ðá chém chân trái tay trái 
Bước chân phải tới trước trảo mã tay phải chém chận đấm múc tay phải 
Bước dài chân phải lên đinh tấn, tay phải chém bật ngược từ dưới lên
Ðá tạt chân trái, xoay sau đạp hậu chân phải.

Chiến lược số 29:

Nhảy đổi trảo mã chân phải trước, 2 tay gạt ngang đở đấm móc 2 tay
Ðổi trảo mã trái, tay trái chém ngang vào cổ, tay phải đấm múc vào bụng
Ðá chân phải, đấm bật tay phải 
Ðá thẳng chân trái 
Hạ chân trái xuống đinh tấn, 2 tay chém ngang vào lườn (lối 4)
Vẫn đinh tấn trái, tay trái chém lối 1 vào cổ 
Xoay sau đạp hậu ngang chân phải 
Hạ chân phải xuống đinh tấn, cấm chỏ phải từ trên xuống vào cổ
Rút chân phải về trảo mã, tay phải chém vào hạ bộ từ trái qua 
Bước dài chân phải lên đinh tấn, tay phải xỉa từ ngoài vào lườn.

Chiến lược số 30:

Ðinh tấn trái, đấm thẳng trái 
Bước chân phải lên đinh tấn phải, tay phải gạt cú đấm múc, đồng thời đấm múc trái 
Trảo mã trái đấm thẳng tay phải 
Ðá chém tay phải chân phải 
Rút chân phải về sau đứng thủ đinh tấn trái 
Bước chân phải lên đinh tấn, 2 tay đánh vào kẹp cú đấm thẳng 
Ðinh tấn phải chém tay phải lối 1
Lòn người, bước chân trái sang tam giác tấn trái 
Ðá chém chân phải tay phải
Hạ chân phải xuống đinh tấn, triệt chân phải đánh chỏ phải.



ĐĂNG KÝ THAM GIA TẬP LUYỆN TẠI CÁC CLB VOVINAM HÀ NAM


   Nhằm tạo điều kiện cho các bạn thanh niên, học sinh và sinh viên trong tỉnh có nhu cầu tham gia tập luyện võ thuật, thể dục thể thao  rèn luyện sức khoẻ. Câu lạc bộ võ thuật Vovinam nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam liên tục mở lớp tuyển sinh võ sinh học Vovinam.

HLV và các võ sinh clb nhà thiếu nhi tỉnh  tại đền thờ nữ tướng Lê Chân

1. Đối tượng chiêu sinh: 

- Cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên, thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh.

2. Địa điểm tập luyện:

- Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam

3. Thời gian: 

- Từ 18h00 đến 19h30 thứ 2, 4, 6 hàng tuần..

4. Các kỹ năng luyện tập:

- Các thế võ,vật căn bản đến nâng cao.

- Quyền thuật, đối kháng, tự vệ...

- Dưỡng sinh, điều hoà khí cơ thể........

5. Đăng ký tại đây:

- Liên hệ: HLV Duy Vũ
-  Hotline: 0967680669

- Hoặc điền thông tin vào Form dưới đây.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

VOVINAM VÀ ĐÒN ĐẤM MÚC

Đấm múc

Một đòn đấm múc (upper cut) theo chiều dọc (hoặc xiên) được tung từ dưới lên trên bằng tay phải (hoặc trái). Đấm múc thường được sử dụng để phá thế phòng thủ 2 tay che chắn trước mặt hoặc thái dương của đối phương.

Từ vị trí phòng thủ, võ sinh Vovinam thân hơi xoay về bên phải, tay phải hạ thấp xuống dưới tầm ngực của đối phương và đầu gối hơi cong ra phía sau. Tay phải đẩy mạnh lên cằm hay thân của đối phương tạo thành hình vòng cung. Đồng thời, đầu gối đẩy lên nhanh chóng, thân và hông xoay ngược chiều kim đồng hồ và gót chân sau xoay ra ngoài, bắt chước những chuyển động cơ thể của đòn đấm thẳng tay sau.

Tác dụng mang tính chiến lược của đòn đấm múc lên nằm ở hiệu quả của việc “xốc” đối thủ lên, làm cho đối thủ mất thăng bằng để tung ra những đòn đấm tiếp theo.
Đòn đấm múc lên bằng tay phải, tiếp sau đó là cú móc ngang bằng tay trái, một sự kết hợp chết người. Đòn đấm múc lên sẽ nâng cằm của đối thủ vào một vị trí dễ bị tổn thương, sau đó cú đấm móc ngang (hook) sẽ loại bỏ đối thủ ra khỏi trận đấu. Ngoài ra, đích đến của đòn đấm múc còn ở các vị trí: chấn thủy và bụng.
Theo dõi các trận đấu boxing để tìm hiểu kỹ hơn về đòn đấm múc (Upper Cut)!

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN MỘT BÀI QUYỀN

Võ sư  Nguyễn Văn Chiếu trong một tư thế của bài Long Hổ quyền

Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay không và vũ khí đều theo nguyên tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản lẽ, được ghép lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song luyện, song đấu) nhằm giúp cho người môn sinh có nhiều hình thức ôn tập thuần thục và dễ nhớ, phát triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự gắn bó, xuyên suốt, có tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy. Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền còn được đưa vào thi đấu, tranh giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài quyền (đơn luyện) đều phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như : phải thuộc đòn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng trình tự, chính xác từng động tác, dứt khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp.
1. Trước khi huấn luyện bài quyền cần giới thiệu qua. Tên gọi bài quyền, xuất xứ, ý nghĩa, nội dung chính trong bài quyền (ghép các thế chiến lược, các động tác lẻ, đòn cơ bản của từng trình độ trong chương trình). Số động tác của toàn bài, đồ hình, phương hướng và 1 số đặc điểm chung trong bài quyền. Yêu cầu phải đạt: Đánh nhanh, mạnh, dứt khoát, chính xác từng động tác, thời gian thực hiện, khả năng chịu đựng, giữ thăng bằng, tấn bộ pháp vững chắc, thân thái tốt (biểu hiện nét mặt, nhãn thần).
2. Phương pháp huấn luyện. Huấn luyện các thế tấn: Các thế tấn có trong bài quyền đều phải được tập trước. cần chú ý làm cho võ sinh nắm vững vị trí bàn chân, vị trí đùi, tư thế của thân. Huấn luyện cách chuyển tấn: Chú ý nắm vững sự vận động của chân khi chuyển tấn, chân chuyển luôn luôn phải trở về chân trụ. Hướng dẫn cụ thể, rành mạch cách chuyển tấn. Huấn luyện cách đá: Gồm các loại đá, đạp. Hướng dẫn võ sinh hiểu rõ cách lấy sức bật ở hông, ở đầu gối, cách lầy đà, đá ra và rút chân về. Huấn luyện vị trí vận động của 2 cánh tay: Chú ý đến tác dụng: Che thân, che mặt, đầu, biên độ rộng thì hở sườn, hở bụng, hạ bộ, mặt. Chú ý cách vận động cổ tay, bàn tay. Huấn luyện cách phối hợp giữa thế tấn, tay, chân, hướng mặt, mắt nhìn: Trong từng động tác, làm thế nào cho có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối trong từng động tác. Trong giai đoạn chuyển thế, Huấn luyện viên phải coi trọng tính chính xác của động tác, thế võ, sự phối hợp, cùng lúc giữa cử động chân tay với đầu, mắt và hơi thở.
Võ sư: Nguyễn Văn Chiếu

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT CỦA VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO


Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các  môn võ khác trên thế giới  để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương - Nhu phối triển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản…) của  môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng.

1. TÍNH THỰC DỤNG.

 Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ…)  cũng như  giải trí, làm việc để mưu sinh…

2. TÍNH LIÊN HOÀN.

Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né; sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên  dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã…). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2  đòn ban đầu đánh chưa trúng đích.

3. NGUYÊN LÝ CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN.

Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phối triển. Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối phương, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã ( không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tập luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm.
Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp giữa cương - nhu, giống như sự giao hòa giữa âm - dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách hành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa”.

4. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC.

Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá, đánh chỏ…theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ, khóa, gày, móc, chặn…), lực xoáy (các thế đấm thẳng…), lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy…), v.v… hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo…) trong hệ thống đòn chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam.

5. NGUYÊN TẮC “MỘT PHÁT TRIỂN THÀNH BA".

”Một điểm đáng chú ý khác  là các bài đơn luyện (quyền tay không, quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản…để tạo điều kiện thuận lợi cho võ sinh ôn luyện. Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba” trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn ...
Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã.
Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao…) của Vovinam  đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại.
                                                                                                                     Nguyễn Hồng Tâm

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CHIẾN LƯỢC



Ðể huấn luyện một đòn chiến lược, mỗi võ sư, mỗi huấn luyện viên đều có thể có mỗi phương pháp giảng dạy riêng, miễn sao đạt được mục đích huấn luyện. Nghĩa là phải truyền đạt như thế nào để cho võ sinh hiểu nhanh, nắm đúng, có sự hăng say trong tập luyện và áp dụng được trong đời sống một cách như mong muốn.
Với muôn vàn phương pháp huấn luyện khác nhau, sau đây tôi chỉ xin nêu ra một phương pháp huấn luyện đòn thế chiến lược để các đồng môn tham khảo.
Và với bài viết này, tôi xin kính tặng võ sư Lư Quang Ðức, Hồng Ðai đệ I cấp chủ tịch hội Vovinam Việt Võ Ðạo Khánh Hòa. Người đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong việc hoàn thiện kỹ thuật của môn phái.

I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ÐÒN THẾ CHIẾN LƯỢC:

1. Giới thiệu hệ thống đòn chiến lược môn phái.

Bất cứ một môn phái võ thuật nào cũng đều có những hệ thống võ thuật riêng và cũng được giảng dạy theo bản sắc riêng của môn phái mình.
Trong hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam Việt Võ đạo cũng có những bài bản riêng và hướng dẫn cho võ sinh tập luyện từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ những đòn thế căn bản có các thế đánh từng động tác một và được ghép lại thành một chuổi động tác liên hoàn, như các lốâi đấm, các lối đá, các lối chém... được ghép lại thành các bài quyền, các bài song luyện .. và cũng chính từ những đòn căn bản đó các đòn chiến lược được ra đời và được biên tập thành một hệ thống đòn thế chiến lược, một trong những hệ thống kỹ thuật quan trọng của môn phái.
Trong hệ thống kỹ thuật của môn phái bao gồm có 30 đòn chiến lược được gọi từ đòn chiến lược số 1 đến đòn chiến lược số 30. Ðược chia ra theo chương trình huấn luyện của từng cấp đai, được sắp xếp từ dễ tới khó, từ đơn giản tới phức tạp, từ 2 - 3 động tác trongmột đòn thế chiến lược lên đến 8 động tác trongmột đòn thế chiến lược, về kỹ thuật được cấu tạo rất đa dạng, có động tác hư, có động tác thực (hư chiêu, hữu chiêu), tấn pháp được sử dụng linh hoạt để có thể di chuyển, phối hợp các thế đánh trong đòn chiến lược được linh hoạt. Và để bắt đầu làm quen với các đòn thế chiến lược trong hệ thống đòn chiến lược của môn phái. Trước hết chúng ta tìm hiểu nghĩa chiến lược là gì ? Mục đích, ý nghĩa khi tập luyện một đòn thế chiến lược ?

2. Ðịnh nghĩa chiến lược: 

Chiến lược ở đây có thể được hiểu như sau:
- Chiến: Chiến đấu, tranh nhau, đánh nhau. 
- Lược: Chọn lọc, tinh loc, tinh giản. 
Như vậy chiến lược có thể định nghĩa: Là sách lược, là những đòn thế đã được chọn lọc, ghép lại thành một chuỗi động tác liên hoàn dùng để chiến đấu.

3. Mục đích - yêu cầu:

a) Mục đích: Mục đích tập luyện của một đòn chiến lược là: 

- Làm cho võ sinh có được một thể lực sung mãn, một thân thể khỏe mạnh (rèn luyện thể chất). 
- Tạo cho võ sinh có chịu đựng dẻo dai, ứng biến linh hoạt. 
- Tạo cho võ sinh có được một khả năng tự tin trong chiến đấu và tự vệ hữu hiệu. 

b) Yêu cầu: (đối với võ sinh). 

- Phải tập trung tư tưởng, lắng nghe lới giảng dạy. 
- Nắm nhanh, nằm vững phương pháp tập luyện và kỹ thuật đòn thế chiến lược. 
Ra sức luyện tập: Nhanh mạnh, chính xác và đúng kỹ thuật. 

II. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ÐÒN CHIẾN LƯỢC:

1. Bước chuẩn bị:

Trước khi giảng dạy một đòn thế chiến lược, huấn luyện viên nên có sự chuẩn bị trước, chọn những động tác khá cho võ sinh tập trước để khi bước vào tập luyện đòn thế chiến lược sẽ được dễ dàng tạo sự hưng phấn cho võ sinh hăng say tập luyện hơn, chẳng hạn trong đòn chiến lược số 2, số 3, cho tập trước động tác đá quét - chém; trong đòn chiến lược số 4 cho tập trước bước đạp...

2. Phân tích - giảng dạy đòn thế chiến lược:

Nêu rõ đòn chiến lược có bao nhiêu động tác cả thảy, trong đó có bao nhiêu động tác tay, động tác chân. Tấn pháp, nhãn pháp... được sử dụng trong đòn chiến lược đó...

a. Giai đoạn 1: (huấn luyện viên đánh mẫu)

Ðánh mẫu có mục tiêu không chống đỡ (mời phụ tá hay 1 võ sinh của lớp)
Huấn luyện viên trình bày hết đòn chiến lược bằng từng động tác một, được đánh chậm vào mục tiêu trên cơ thể người đứng mẫu. 
Người đứng mẫu đứng yên trong tư thế thủ, không chống đỡ.
Huấn luyện viên trình bày đòn chiến lược không có người đứng mẫu 
Huấn luyện viên đánh chậm từng động tác, sau đó đánh nhanh một lần liên tục hết đòn chiến lược (có thể trình bày từ 2, 3 lần trở lên để cho võ sinh nằm vững). 
Bước 1: Cho võ sinh tập 
Cho võ sinh tập rời, tức không có đối thủ. 
Tập chậm từng động tác một theo lời hô cho đến khi thuần thục. 
Tập ghép từ 2 đến 3 động tác trở lên cho một lần hô.
Ví dụ: đòn chiến lược số 1: Hô một: Võ sinh đánh 2 động tác liền: chém, đấm; hô 2,: Võ sinh đánh chỏ. Hay đòn chiến lược số 21: Hô một - võ sinh đánh 4 động tác liền: Ðấm trái, đấm phải, đấm móc, phạt ngang; Hô 2: Ðá, đấm, quạt ngược, chỏ. 
Khi võ sinh đã thuần thục cho đánh nhanh hết đòn chiến lược trong một lần hô. 
Cho võ sinh xoay cặp vào nhau, tập đánh có mục tiêu cố định, không chống đỡ bằng cách:  
Ðánh chậm có vận lực vào mục tiêu trên cơ thể, từ từ chạm mục tiêu và dừng lại. 
Ðánh nhanh, có độ dừng an toàn khi gần mục tiêu. 

b. Giai đoạn 2: (HLV đánh mẫu)

Ðánh mẫu có mục tiêu di động, chống đỡ (đánh đuỗi chiến lược) 
HLV trình bày từng động tác một (với người mẫu)  
Có đỡ, gạt, né tránh theo quy ước. 
HLV trình bày nhanh hết một đòn chiến lược có đỡ, gạt, né tránh và có kết thúc hiệu quả (té, ngã) 
Bước 2 (Cho võ sinh tập) 
Cho võ sinh xoay cặp vào nhau, tập đánh đuỗi với nhau. 
Theo lời hô từng động tác một. 
Tập đánh ghép từ 2, 3 động tác trở lên torng một lần hô. 

III. ÁP DỤNG ÐÒN THẾ CHIẾN LƯỢC TRONG GIAO ÐẤU:

Mục tiêu quan trọng nhất của tập luyện một đòn thế chiến lược là phải áp dụng được trong giao đấu và phải có hiiệu quả, vì vậy HLV phải phân tích, hướng dẫn từng kỹ thuật đễ võ sinh hiểu rõ, từ đó mỗi lần tập luyện có chủ đích, có sự hăng say sáng tạo và đưa đến sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Ví dụ: Phân tích đòn chiến lược số 1.
- Chém trái vào vùng mặt đối thủ (mũi, trán, thái dương) 
- Nếu đối thủ đưa tay lên đỡ, gạt thì vùng thân trước đối thủ bị bỏ trống, một khoảng trống từ ngực trở xuống. Vì thế ta lập tức đấm thấp vào vùng bụng... 
- Và lập tức kết thúc bằng đánh cho triệt. 
Có thể huấn luyện cho võ sinh tập luyện áp dụng một đòn thế chiến lược theo các bước tuần tự như sau.
- Cho võ sinh tập đánh nhanh đòn thế chiến lược trong tư thế thủ di động tại chổ, theo hiệu lệnh hô. 
-Cho võ sinh tập đánh gió đòn chiến lược theo tự luyện, di chuyển rộng: Tới, lui, qua trái, qua phải. 
- Xoay cặp vào nhau: Một người cầm tấm chắn một người tấn công đòn chiến lược vào tấm chắn: Di động và không di động (không trúng người). 
- Xoay cặp vào nhau, đánh tự do với một đòn chiến lược theo quy ước. 
- Cho tập giao đấu với một đòn chiến lược theo quy ước trongmột diện tích giới hạn. 

IV. KÊT LUẬN: 

Lúc ban đầu, mọi người học võ đều có mục đích riêng, có người nói học võ để khỏe mạnh, kảo dài tuổi thọ, sống lâu, học võ để tự vệ để có đủ lòng tự tin, bản lãnh khi cần dùng đến...Nhưng có lẽ chung quy vẫn là phải sử dụng được hiệu quả trong giao đấu thì mới có sức thuyết phục. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, võ thuật là một môn TDTT đươc dùng để thi đấu trong giao hữu quốc tế.
Với phong trào phát triển ngày một vững mạnh, môn phái Vovnam Việt Võ Ðạo cũng đã ra đời luật thi đấu đối kháng và cũng là một trong những hệ thống thi đấu tranh giải hằng năm của môn phái. Vì vậy vai trò người HLV rất quan trọng, người HLV phải có kiến thức võ học, phải biết truyền đạt và hướng dẫn cho võ sinh tập luyện sao cho có hiệu quả và nhất là phải tập cho võ sinh có sự tư duy trong chiến thuậït, ra sức tập luyện nhuần nhuyễn mới có thể hoàn thiện được cho chính bản thân mình, từ đó mới có thể sử dụng hữu hiệu, mới có thể đóng góp cho công cuộc phát triển môn phái trong tương lai.
Võ Sư Nguyễn Quý


PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN MỘT THẾ VÕ

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu

Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì. Các thế phản đòn tay, đòn chân, học để làm gì…. Biểu diễn cho võ sinh xem 1 thế võ để có khái niệm bao quát về thế võ đó. 

1. Giới thiệu, nói tên thế võ, đòn mới. 

Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì, các thế phản đòn tay, đòn chân, học để làm gì….
Biểu diễn cho võ sinh xem 1 thế võ để có khái niệm bao quát về thế võ đó. 

2. Giải thích thế võ gồm có mấy động tác.

Việc này tiến hành từng bước :
- Giới thiệu toàn bộ động tác.
- Yêu cầu làm động tác.
- Cách thức làm động tác.
Sau đó nhấn mạnh phần cơ bản, chủ yếu quyết định đến kết quả động tác. Khi giảng dạy cần chú trọng đến: 
- Vị trí của chân đứng, thế đứng 
- Sự vận động của cánh tay chân 
- Sự chuyển động của cổ tay, bàn tay, chân trụ 
- Hướng dẫn cách té ngã, chống đỡ an toàn đối với người chịu đòn
- Chú ý, khi giải thích phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,nổi bật được những điểm cần chú ý. Tránh giải thích dài dòng làm cho võ sinh ngồi lâu để nghe. Để cho võ sinh ở trạng thái tĩnh trong giờ tập võ, là điểm tối kỵ cần phải tránh. Dùng lời nói dễ hiểu, gần gủi trình độ người tập, nhất là khi dùng lời chuyên môn.

3. Làm mẫu động tác.

Huấn luyện viên làm mẩu động tác phải chính xác, rõ ràng, đẹp mắt, đúng yếu lĩnh và kỹ thuật nhằm gây cho võ sinh hứng thú luyện tập, ấn tượng sâu sắt vào ký ức để võ sinh dễ tiếp thu vào làm theo.
Có 2 cách làm mẫu: 
- Làm mẫu toàn bộ động tác 
- Làm mẫu từng phần, từng cử động, sau đó kết hợp lại, làm toàn bộ 1 lần rồi giải thích. 
- Vừa làm mẫu, vừa dẫn giải, là một biện pháp có hiệu quả cao trong giảng dạy động tác. Người làm mẫu có 2 vị trí để thị phạm : 
+ Đối diện 
+ Cùng chiều 
Đối diện tức là huấn luyện viên quay mặt về hướng người tập, để hướng dẫn cách này thuận tiện cho huấn luyện viên dễ quan sát và điều khiển võ sinh. Với những động tác phức tạp thì nên hướng dẫn cùng chiều, có nghĩa là quay lưng về võ sinh. Tập đến đâu, ôn đến đó, cứ như thế mà hướng dẫn cả bài. 

4. Điều khiển võ sinh tập theo khẩu lệnh.

Sau khi huấn luyện viên làm mẫu động tác và giải thích xong, cho võ sinh tập theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, vào đòn chính xác. Sau đó mới té ngã, đội với những động tác khó, phức tạp thì nên cho tập đi tập lại nhiều lần. Hô khẩu lệnh phải mạnh, dứt khoát. Động tác nào còn yếu, HLV làm mẫu lại để người tập quan sát và hướng dẫn cách khắc phục những cử động còn sai. 

5. Kiểm tra và sửa chữa động tác sai.

Trong quá trình giảng dạy và luyện tập thường xảy ra những thiếu sót, làm động tác sai. Việc sửa chữa phải tiến hành từng bước, có trọng điểm, điều trước tiên phải nguyên nhân thiếu sót đó, do phương pháp huấn luyện, do trình độ người tập, hay do động tác phức tạp. Sau khi tìm được nguyên nhân HLV phải sửa chửa ngay. Muốn tránh thiếu sót sai lầm thì phải đảm bảo dạy đúng như chỉ dẫn, đúng chương trình : 
- Tiến hành từng bước 
- Từng bộ phận bài tập 
- Ôn tập và củng cố dần dần

6. Biện pháp sửa chữa thiếu sót.

HLV phải đi lần lượt từng nhóm, từng người để uốn nắn động tác làm sai. Có thể sửa chữa bằng lời, nói rõ những chỗ tập sai, có thể trực tiếp uốn nắn từng võ sinh. Khi nào nhận thấy có một sai lầm chung HLV chọn 1 em nào sai nhiều nhất, vừa sửa chữa vừa giải thích cho toàn thểlớp: 
Giải thích, chỉ dẫn lại yêu cầu và cách làm động tác 
Làm mẫu lại động tác 
Yêu cầu làm lại động tác chính xác. Làm từ từ, từng bộ phận rồi đến toàn bộ.
Ôn tập nhiều lần

7. Kiểm tra.

Tùy theo mức độ tiếp thu của võ sinh, HLV có thể áp dụng phương pháp kiểm tra chất lượng động tác bằng cách gọi một số người ra, lần lượt biểu diễn 1 số động tác. Sau đó, phân tích chổ đúng, sai để đánh giá việc thực hiện động tác. 
  Võ sư Nguyễn Văn Chiếu

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

HƯỚNG DẪN TẬP 4 ĐÒN ĐÁ CƠ BẢN TRONG VOVINAM

Các đòn đá trong Vovinam – Việt Võ Đạo được chia thành hai nhóm: Nhóm các đòn đá căn bản (Kỹ thuật đơn giản – gồm đá thẳng, đá cạnh, đá tạt, đạp ngang) và nhóm các đòn chân tấn công (Kỹ thuật khó, là đặc trưng của Vovinam – gồm 21 đòn).
Cách thực hiện 4 đòn đá căn bản trong Vovinam
Cách thực hiện 4 đòn đá căn bản trong Vovinam
Nguyên tắc khi tập đòn đá căn bản đều phải trải qua các giai đoạn sau :


1 . Chuẩn bị cho các đòn đá ở thế thủ đinh tấn



2 . Thực hiện các đòn đá phải trải qua 4 bước:



+ Rút cao đầu gối, xoay chân trụ


+ Thực hiện đá (mắt luôn luôn nhìn về mục tiêu)

+ Thu chân về tư thế rút gối như bước 1

+ Đặt chân về thế thủ ban đầu.

Sau khi đã thành thạo các đòn đá, cần phối hợp giữa việc tấn công và phòng thủ bằng cách dùng 1 tay để che hạ bộ và 1 tay che mang tai. Khi thực hiện các đòn đá không được nhón gót chân trụ. Cần tập luyện để cho các đòn đá có tốc độ và giữ được thăng bằng tốt .

Ngoài các đòn đá cơ bản, còn có các đòn đá khác như : đá lái, đạp lái, đá quét, đá móc, đá triệt … cũng cần tập luyện để nâng cao trình độ và kỹ thuật của việc dùng chân tấn công đối thủ .

Video sau đây sẽ hướng dẫn cho các bạn phương pháp tập luyện các đòn đá cơ bản trong Vovinam – Việt Võ Đạo.


Video hướng dẫn tập luyện 4 đòn đá cơ bản trong Vovinam