Social Icons

Pages

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG


Gãy xương là một tình trạng mắc tính liên tục của xương, biểu hiện được nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến một sự gãy hoàn toàn của xương, nguyên nhân của gãy xương thường gặp trong sinh hoạt, lao động, thể dục, thể thao, tai nạn... một khi gãy xương nếu không được sơ cứu đúng có thể làm nặng thêm tình trạng của bẹänh nhân thậm chí có thể gây tử vong cho nạn nhân. Như các trường hợp gãy xương kín nếu không sơ cứu đúng có thể biến thanh gãy xương hở, hoạc gãy xương không kèm theo sốc (shock) nếu không được bất động tốt có htể gây shock cho bệnh nhân. Vì vậy việc phát hiện sớm gãy xương, sơ cứu đúng sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị gãy xương sau này.
Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số dấu hiệu chung của gãy xương, và nguyên tắc sơ cứu gãy xương, phương pháp cố định gãy xương.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CHUNG CỦA GÃY XƯƠNG:

Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu Răng Rắc của xương gãy. 
Ðau ở chổ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Ðau tăng khi vận động. 
Có cảm ứng tại chổ gãy xương khi ấn nhẹ lên vùng bị thương. 
Biến dạng tại vị trí gãy: Ví dụ chi gãy bị ngắn lại gập góc hặc xoắn vặn.. 
Khi khám có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo của hai đầu xương gãy cọ vaò nhau. 
Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau, có thể có triệu chứng của shock. Tình trạng của shock thường xãy ra và được nhận thấy rõ trong các trường hợp gãy xương đòn hoặc vỡ xương chậu. 

II. CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC CẤP CỨU GÃY XƯƠNG NÓI CHUNG:

1. Mục đích: 

Ðiểm mấu chốt các xử trí cấp cứu ban đầu đối với bất kỳ một trường hợp gãy xương nào là tránh sự vận động ở tại điểm chấn htương (bất động).
Sự vận động có thể làm đau hơn và thường làm cho tổn thương nặng hơn, trong tất cả mọi trường hợp đều phải chuyển bệnh nhân tới bệnh viện.

2. Hành động: 

Không được di chuyển nạn nhân trườc khi sơ cứu trừ trường hợp thực sự cần thiết. Làm cho nạn nhân càng thoải mái càng tốt, nếu phải chuyển nạn nhân thì phải hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương thêm và đau tăng lên.
Khi sơ cứu bất kỳ mọi trường hợp gãy xương nào cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Phải giải quyết các vấn đề về hô hấp, chảy máu nặng và tình trạng bất tỉnh trứơc khi sơ cứu gãy xương.  
Chống đau cho nạn nhân: Tuyết đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết. Nếu có điều kiện thì nên phong bế Novocain quanh ổ gãy hoặc tiêm morphine (nếu không có tổn thương sọ não, ở bụng .. kèm theo). 
Băng kín các vết thương nếu có. 
Cố định tạm thời gãy xương 
Phòng chống shock cho nạn nhân. 
Thường xuyên quan sát, theo dõi nạn nhân về tình trạng toàn thân đặc biệt là tình trạng tuần hoàn ở phía dưới ổ gãy. 

3. Cố định tạm thời gãy xương:

a. Nguyên tắc: 
Phải cố định trên ỗ gãy một khớp và dưới ỗ gãy một khớp. 
Buộc phần gãy dựa vào một vật cứng và thẳng, có thể buộc vào phần lành của cơ thể. 
Giữ phần gãy ở tư thế cơ năng. 
Phải đệm lót tốt. 
Không băng rực tiếp lên ở gãy và lên da. 
Băng trên ổ gãy và băng dươiù ở gãy trước (thắt nút băng ở trên ổ gãy trước). 
Phải luôn luôn thắt nút băng ở cạnh trên của nẹp hoặc ở bên phía không bị tổ thương. 
Băng vừa đủ chặt để tránh sự di động nhưng không được băng chặt quá gây cản trở tuần hoàn. 
b. Dụng cụ: 
Nẹp: Phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày.
Trong điều kiện không có nẹp chính qui thì sử dụng nẹp gổ, nẹp tre hoặc bất kỳ vật liệu gì sẳn có tại nơi tai nạn có thể sử dụng làm nẹp được. 
Bông: dùng để đệm lót vao nơi đấu nẹp hoặc những nơi xương cọ sát với nẹp. Nều không có điều kiện thì có thể dùng vải hay quần áo để lót. 
Băng: Dùng để buộc cố định nẹp, băng phải đảm bảo rộng bản, dài vừa phải, bền chắc. Trong trường hợp không có băng có thể dùng các loại dây thay thế. 

III. CỐ ÐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ GÃY XƯƠNG:

1. Gãy xương hàm dưới: 

Dùng băng cà vạt dưới hàm: Vạt ngắn, vạt dài có thể dùng khăn tam giác, kéo vạt băng dài qua đầu, bắt chéo hai góc băng ở thái dương, quấn 2 đầu băng ngược chiều quanh trán và sau gáy, buộc nút ở phía đối dịên (ở thái dương đối diện (ở thái dương đối diện).

2. Gãy xương đòn: dùng nẹp chử T:

Cho nạn nhân ưỡn ngực, hai vai kéo về phía sau. 
Ðệm bông không thấm nước hoặc vải dưới hai nách và hai bã vai. 
Ðặt nẹp chử T sau vai: Nhánh doc dài theo cột sống, nhánh ngang áp sát vào vai (Nhánh dọc cần dài quá thắt lưng, nhánh ngang cần to bản và dài qua khỏi vai). 
Quấn băng vòng tròn từ nách qua vai, buôc nút ở bả vai, có thể dùng băng to bản. 
Dùng băng cuộn vòng thắt lưng, buộc nút ở cổ không vướng. 

3. Gãy xương cánh tay:

Dùng nẹp: Cánh tay để sát thân cẳng tay vuông góc với cánh tay. 
Đặt 2 nẹp: Nẹp trong từ hố nách đến quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ qua vai đến quá khớp khuỷu 
Dùng 2 dây to bản buộc cố định nẹp 1 ở trên 1 ở dưới ổ gãy. 
Dùng khăn tam giác đỡ cng tay treo trước ngực. 
Bàn tay cao hơn khuỷu tay. 
Dùng khăn to bản băng cánh tay vào thân, buộc nút rước nách bên lành. 

4. Gãy xương cẳng tay:

Cẳng tay để sát thân, vuông góc với cánh tay. 
Ðặt 2 nẹp: Nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu, nẹp ngoài từ đầu ngón tay đến quá khuỷu. 
Dùng ba dây to bản buộc: bàn tay, thân cẳng tay ở trên dưới ổ gãy. 
Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trứơc ngực: bàn tay cao hơn khuỷu tay. 

5. Gãy xương đùi: Cần 2 người phụ

Giữ chân ở tư thế chức năng: Bàn chân vuông góc với cẳng chân, cần nâng đỡ nhẹ nhàng đúng như phương pháp để tránh shock. 
Chú ý chống shock cho nạn nhân. 
Ðặt 2 nẹp: Nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân: Có thể thay thế nẹp trong bằng chân lành và đệm lót giữa 2 chân bằng chăn mỏng. 
Nẹp ngoài từ nách đến quá gót chân. 
Dùng 8 dây rộng bản để buộc cố định nẹp: Cần đệm lót những chổ để vướng vào chổ lõm tránh buộc dây đè lên chổ gãy: 
1 dây trên chổ gãy 
1 dây dưới ở gãy 
1 dây ngang ngực 
1 dây ngang hông 
1 dây dưới gốc 
1 dây cổ chân 
2 dây buộc 2 chi vào với nhau 

6. Gãy xương cẳng chân:

Giữ cẳng chân vuông góc với bàn chân 
Ðặt 2 nẹp dài quá gót đến giữa đùi, một ở trong, một ở mặt ngoàøi chân 
Lót bông ở đầu nẹp và đầu xương. 
Dùng 4 dây rộng bản buộc cố định nẹp trên khớp gối, dưới khớp gối cổ chân và bàn chân. 
Băng số 8 bàn chân với cẳng chân. 
2 dây buộc chi lành và chi gãy. 

BS. Nguyễn Anh Tuấn & BS Nguyễn Vinh Quang (Phú Yên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét