Bởi số, chạy đâu cho khỏi số
(Nguyễn Công Trứ)
Cho đến nay, có số hay không có số mệnh vẫn còn là mối ưu tư thắc mắc của nhiều người trong chúng ta. Trong đời sống hàng ngày tôi thường gặp những điều mình không dự định, đã xẩy ra, hay nếu tính một đằng thì sự việc lại ra một đằng khác. Đấy là chưa kể những điều mình biết nó ngoài tầm suy nghĩ hay mơ ước của mình. Dù không tin có số, tôi cũng không tìm ra được gỉai đáp thỏa đáng cho mình (1), ngay cả cụ Nguyễn Du cũng tin rằng con người có số nhưng nếu có y chí hay ăn ở trung hậu, cũng có thể thay đổi được phần nào số phận: xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.
Sau khi Hiệp Định Geneve được ký kết vào tháng 7 năm 1954, chia Việt Nam làm hai miền, lấy Vĩ Tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc thuộc vùng kiểm soát của CS, miền Nam thuộc về chính quyền Tự Do. Một cuộc di dân vĩ đại, đưa gần l triệu người vô Nam. Tôi cũng bị cuốn theo làn sóng di tản này. Là một học sinh đang bị dao động mạnh trước nhiều biến động dồn dập, đủ loại tin dật gân được loan truyền, nào tin quân đội Pháp đang rút lui, quân đội Quốc Gia cũng rút và di chuyển vào Nam, nhất là lúc đó Hội Nghị Geneve đang họp thêm, mỗi ngày vài tin tức bất lợi loan ra. Những nhà giầu lo bán nhà cửa, ruộng vườn, chợ giời mọc ra như nấm trên nhiều hè phố để dân bán tháo đồ đạc, vơ được đông nào hay đồng ấy để chạy. Chợ giời mang đúng nghĩa của nó, đủ các thứ mới cũ được bầy bán, như quần áo, bàn ghế, đồ dùng nhiều nhất là sách vở báo chí, đặc san nhiều tờ báo cũ mà truớc đây tôi có ý tìm mà không được như Phong Hóa, Ngày Nay, Nam Phong Tap Chí, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, Phụ Nữ, Phổ Thông, sách học, tiểu thuyết &, sách báo tiếng Pháp cũng tràn đầy vỉa hè.
Do tình cờ tôi quen anh Tân, làm ở Bưu Điện lớn hơn tôi độ 7, 8 tuổi. Lần đầu tiên gặp anh, anh có cảm tình ngay vớí tôi, tuy anh lớn tuổi hơn tôi, thân nhau ngay như hai làn sóng hòa hợp và chạy cùng chiều. Vào giữa tháng 7, anh cho tôi hay nơi anh làm việc đã có lệnh di tản, đồ đạc, máy móc đang được chuẩn bị đóng thùng để sẵn sàng chuyển đi. Anh được điều động ra làm việc ở l thư viện nhỏ gần bến xe, anh cùng hai ba người bạn ngồi ghi danh đồng bào muốn di tản vào Nam. Số người ghi danh lúc đó còn lác đác. Nhưng kể từ khi Hiệp Định Geneve được chính thức công bố, số người ghi danh tăng vọt. Vài ngày tôi đến thăm anh l lần, vừa để nói chuyện gẫu vởợa nghe tin tức nóng. Nhiều lúc tôi cũng như người mất hồn, không biết mình phải làm gì cho phải, tương lai thì xám xịt trước tin những người CS sắp vào thành phố, mang theo những tin bắt bớ, trả thù, đấu tố. Lúc đầu chỉ những người theo đạo lo tìm đường chạy, nhưng sau ít ngày, hầu hết mọi người đều hốt hoảng lên đường, bất kể lương giáo.
Anh Tân lấy số tử vi cho tôi, anh nói anh đã học coi tử vi từ lâu. Khoa Tử Vi và tướng học đã có từ ngàn năm trước, xem đúng hay sai là do thầy cao tay hay thấp.
Những người ghi tên đi Nam, đươc chỉ dẫn đến các chỗ tập trung, từ đó ban tiếp cư đưa họ ra bến tầu, xuống tầu cuả hải quân Pháp và Hoa kỳ. Chiếc chiến hạm trở thành nổi tiếng vớí đồng bào di cư hồi đó là tầu Marine Serpent.
Một hôm anh Tân gọi tôi cho hay tuần tới có hai chuyến máy bay chở người đi Saigon, anh khuyên tôi nên đi, vì đây có lẽ là dịp may hiếm có. Thấy tôi quá phân vân, anh dùng tử vi để chinh phục tôi, anh bảo tôi số cậu có sao Thiên Di, nên sẽ đi nhiều nơi, lại có Tả Phụ - Hữu Bật, lúc nào cũng có người gíúp đỡ nên không có gì phải lo sợ. Cậu có Hóa Khoa, Thiên Tướng, Thiên Lương, tuy có phần nào bị Tuần Triệt, nhưng nói chung hoàn toàn tốt, hậu vận càng ngày càng ngày càng sáng. Ở lại, cậu chẳng làm được gì, không còn được đi học, đi làm, chẳng gíup đỡ được gia đình, chỉ còn là gánh nặng, sẽ đốt mất thời thanh xuân. Đi đi, rồi chúng mình sẽ gặp nhau ở trong Nam.
Câu nói của Tân đưa tôi trở về một qúa khứ không xa. Khoảng 1948, Tây mở nhiều cuộc hành quân bố ráp ra miền quê để mở rộng vòng kiểm soát, l lần bị bố ráp, tập trung ra đình làng, tôi ngồi giởõa ỹaùm đông chờ Tây thanh lọc. Bất chợt, một người đàn ông đến gần gọi tôi ra ngoài, nói nhỏ và chỉ về phiá đám lính tây: Ông L, cựu Chánh Tổng làng bên, muốn bảo lãnh tôi và muốn tôi về ở với ông, tương lai ông sẽ gả con gái cho tôi. Tôi lắc đầu. Một lúc sau, ông ta trở lại nói ông Tổng nhà giầu lắm, ông nhìn tướng mạo tôi ông rất thích, nói: thằng bé này có tướng mạo rất tốt, về sau sẽ hoc giỏi, làm lớn. Ông bảo tôi đừng đi theo bọn họ, ông ám chỉ nhóm của tôi, lúc đó là bệnh viện dã chiến lưu động. Khi tiếng súng bùng nổ, các nhà thưong, bệnh xá trở thành những đoàn y tế lưu động di tản nhanh, gọn gàng, thừơng đi sát mặt trận để lo cứu thương và chưã cấp kỳ cho du kích, bộ đội đi đột kích đồn Tây hay đi phục kích những toán Lê Dương đi tuần tiễu lẻ tẻ. Khi làm xong thủ tuỳc cấp cứu như băng bó các vết thương, làm cầm máu, các thưong binh được di chuyển đi ngay, và đoàn y tế cũng chạy ngay khỏi vùng chiến trận đến l địa ỹieẩm khác, nghỉ ngơi chờ lệnh mới. Sau khi thấy tôi nhất định từ chối, ông ta bảo ông Tổng nói thôi thế cũng được, vì có về ở với ông, ông cũng không chắc giữ đưọc tôi vì tôi có tướng mệnh của một người không thể ở một nơi và đất này không phải là đất dụng võ của tôi.
Những ngày đầu ở trong Nam
Miền Nam mở ra trước mắt tôi một bầu trời bao la, rộng đẹp, hoành tráng ngoài sức tưởng tượng của một cậu bé đến từ miền Bắc. Cái gì đối với tôi lúc đó cũng mới lạ. Tôi vào Nam mang theo một hành trang đó là một ước vọng và nhiều niềm ao ước hay nói khác đi là tôi mang theo một giấc mơ. Giấc mơ của tôi do môi trường sống dởỳng lên và nuôi dưỡng, vào những năm 1945, 1946, tôi mơ đất nước tôi không còn một bóng Tây, mắt xanh, mũi lõ. Tôi đang học trường tây, nói tiếng tây nhưng lại ghét tây. Có lẽ do l hoàn cảnh đau thương đã vô tình đập vào trí óc trong trắng của tôi thời đó. Tôi là một thiếu sinh hay l sói con. Anh Trưởng, tôi quên tên, vài ba tuần lại tổ chức đi cắm traị. Một lần anh đưa bọn chúng tôì đến cắm trại tại làng Viềng, cách tỉnh Nam Định độ 4, 5 cây số. Buổi trưa trời nắng oi ả, anh trưởng đưa chúng tôi vào l nhà dân nghỉ, ăn trưa. Căn nhà lá ọp ẹp, che phên, rách, lủng tứ bề, ánh sáng rọi xuyên nóc, xuyên vách lá che xung quanh. Gọi là nhà nhưng thực ra chỉ là căn nhà lá l gian, ăn tại đó, ngủ tại đó, bếp cũng đó, ở một góc, có vài cái nồi đất sứt mẻ. Nhìn ra xung quanh cũng chẳng thấy ai ngoài l bà cụ lớn tuổi. Khi anh trưởng hỏi thăm, bà cụ nói, ban ngày tất cả đi làm, tối về đứa con nếu có người thuê mướn thì có cơm ăn, còn không thì rau, sắn ngô khoai ăn đỡ chờ ngày hôm sau. Cái đóí rét lúc nào cũng rình rập, ở bên cạnh gia đình họ, như bóng với hình. Bức tranh sống này ăn sâu vào trí óc non trẻ của bầy sói con, nó trái với những bài học khoe khoang ở nhà trường rằng người Pháp lúc nào cũng lo khai trí dân, người dân sống no ấm, an bình, hạnh phúc.
Đây là lý do mà toàn thể dân chúng đã lên đường chống Pháp khi thời cơ tới, và VM đã biết lơị dụng thời điểm này để nhanh chân dành thế lãnh đạo, gạt ra ngòai hay tiêu diệt các đảng phái khác.
Vào Nam, tôi may mắn kiếm được việc làm ngay và thật tốt, tốt và vui vì gặp gỡ nhiều bạn mới, được đi nhiều nơi nhưng cái nghề mà tôi thực sự mơ ước là nghề daỳy học. Tôi luôn luôn được bạn bè yêu mến, chỗ nào có việc tốt là tôi có bạn nhắn gọi. Cho nên suốt đời hầu như tuy không giầu nhưng chưa hề túng thiếu, hay thất nghiệp.
Những nghề mơ ước
Các bạn tôi đa số đi daỳy học. Mỗi lần đi qua trường Trung Học NĐC Mỹ Tho, tôi không thể không ghé thăm các bạn tôi như NNH, TCL, HNL, DQS, NNL&qua Baùc Liêu thì gặp ĐVT, hiệu trưởng Thăng Long, NVK, B, TH, NHH, NVT... Vì gắn bó với đời sống tư, tôi đã làm nhiều nghề khác nhau như cán sự ngân hàng, đaị diện nhà thuốc Tây, thông ngôn, dịch thuật Anh Pháp Việt, chuyên viên Y Tế, dạy học, luật sư vv ... nhưng có nghề daỳy học mà tôi vẫn muốn đi vào như một nghề tay mặt thì tôi lại thất bại. Tôi thường đi chơi với các anh Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh, NHH, NVQ, ĐTN các GS NVC, NHC, NMB, NVT& nên đã hơn l lần các anh muốn tôi vào nghề dạy học để có nhiều dịp gặp gỡ nhau hơn. Các anh đều khen tôi dư khả năng dạy học, giọng nói tốt và vui vẻ. Anh Kông đã thỉnh thỏang nhờ tôi đến dạy thay l giờ cho tôi quen dần, nhưng rồi tôi vẫn cảm thấy không thành công với nghề dạy học.
Sau này tôi mới biết rằng vì tôi bị yếu phổi, nên mỗi khi nói liền trên Ệ giờ là tôi có thể bị mất giọng đến 2, 3 ngày. Và tôi lại sực nhớ Tân có lần nói: số tôi chỉ hợp với nghề nào có dính líu tới luật pháp, dính như thế nào thì anh không biết, tôi có thể học luật để sau này gíup mình, giúp người hay có thể tôi sẽ bị tù tội cũng là dính líu tới luật pháp, đừng nghĩ đến nghề dạy học. Lúc mới vô Nam, chưa có bằng Tú đụp, tôi chưa bao giờ nghĩ tới học luật.
Thì ra phải chăng con người có số, có thăng trầm mà ngay cả nghề nghiệp cũng có số, có thăng trầm, có chu kỳ. Trong 5 năm đầu ở trong Nam, nghề dạy học phát triển đến cao độ, học sinh gia tăng siêu tốc. Nhiều thầy gíáo tư thục đã nổi tiếng nhờ giảng bài hay, dễ hiểu, lại vui vẻ nên tiếng tăm lên như diều căng gíó như các thầy NVP, BHS, BHĐ, BVN, NTL, TBL... cùng thời nghề ca sĩ, nhạc sĩ đã đi lên và được chú ý.
Nhưng khoảng trên dưới mười năm sau, các nghề mới lấn át, được trai gái mơ đến là nghề bác sĩ, dược sĩ, cứ bắt đầu sách cặp đến trường Y Khoa, một nghề cứu nhân độ thế, một tương lai mở phòng mạch tư hốt bạc là hàng chục, hàng trăm cặp mắt huyền mắt la mày liếc, một sinh viên dược là giấc mơ lớn cho cả họ hàng, một tương lai dựng biển bán thuốc hốt bạc sáng ngời, nếu không làm gì cho thuê bằng cho người khác mở phòng thuốc tây cũng đủ hay dư tiền sài. Tôi cũng mơ đến những nghề này, nhưng loại bỏ ngay, vì tôi không thể bỏ công việc đầy thích thú nhiều tiền tôi đang làm để chạy theo l cái bóng đêm dài dằng dặc. Rồi cứ thế tôi tiếp tục đi làm, học thêm l ngành dễ nhất có nghĩa là không bắt buộc tôi phải bỏ công ăn việc làm, theo bạn bè vào trường Luật để rồi ra Luật Sư.
Khi chiến cuộc leo thang, thì giới quân nhân lên gía, được trọng vọng vì họ phải tham chiến, phải hy sinh, nên có quyền lực và không còn bị lãng quên như những năm hoà bình. Cộng với việc quân Mỹ đổ bộ vào Miền Nam, mọi ngành nghề, thương mại gia tăng, tội phạm cũng tăng tốc theo, ngành luật trở thành quan trọng trong việc duy trì luật pháp. Các ngành, nghề nghiệp như luật sư, thẩm phán, lục sự, thừa phát lại& đều trở thành nhu cầu cần thiết, cấp bách.
Tôi ra trường đúng vào thời gian mà ngành này ở cao điểm cuả nhu cầu. Khi tôi đến gặp Ls NVC để xin tập sự, Ls C nhìn tôi từ đầu đến chân, bảo chắc anh chọn sai nghề rồi. Đang có việc làm tốt như anh thì không nên bỏ, tôi đã vào nghề này gần 20 năm, anh thấy đấy chỉ có tiếng, chỉ đủ sống khiêm tốn mà thôi. Tôi vẫn giữ ý định đi tập sự. Tôi bước chân vào nghề luật như đường mây rộng thênh thang cử bộ. Tôi coi như thành công trong nghề và tiếp tục làm luật sư hay làm những công việc liên hệ xa gần tớí luật cho đến ngày nghỉ hưu.
Tướng số
Một câu chuyện tướng số đến với tôi. Vào dịp đi dự đám cưới con trai bạn Tú, chủ nhà dành l phòng cho tôi chung với cựu Đt Đ. Khi nói chuyện về tướng số, Đt Đ kể chuyện vào khoảng 1971, ông đảm nhận chức vụ Giám Đốc An Ninh Quân Đôi, ông nghe nói có một Trung Úy& tôi quên tên, rất gỉỏi khoa tướng số, xem tướng và đoán như thần, ông không mấy tin bói toán, tướng mệnh nhưng sau mấy người ban nói tới vị Trung Úy này hoài. Ông cho mời đến hỏi một vài câu, Đt Đ kể cho tôi nghe hai câu hỏi: thứ nhất ông có gặp trở ngại gì hay nguy hiểm nào trong khi thi hành chức vụ này không? Lúc đó là thời gian ĐT Đỗ Cao Trí vừa chết vì bị rớt trực thăng, câu hỏi hai: về gia đạo có bình yên không? Thời gian đó, tình hình trong Đô Thành có vẻ yên tĩnh nhưng sóng ngầm như đặt bom, bắt cóc, ám sát ... vẫn còn nhiều. Vị Trung Úy, cầm tay ông như cách xem mạch, và nhìn vào mặt ông trả lời: Về công việc mọi sự hanh thông, nhưng về gia đạo, thì năm tớí Đt hoặc người thân của Đt sẽ gặp một tai nạn lớn. Vị Trung Úy còn cho biết tai nạn sẽ xẩy ra vào tháng tư năm sau. Khi hỏi có cách nào ngăn ngừa hay tránh khỏi tai họa này không? Sau khi suy nghĩ tính toán một hồi, Trung Úy nói: Đt có thể đến chùa xin lễ và phải đến chùa cúng lễ liền 15 ngày. Câu chuyện qua đi, một phần ông không mấy tin tưởng vào những lơì đoán số, một phần vì quá bận rộn với trăm ngàn công tác, rồi Tết tây, Tết ta, đến rồi qua. Tháng tư đã tới, Đt Đ sực nhớ tới lời ông TU, ông vội đến chùa Giác Nghiêm xin l lễ l5 ngày. Chiều nào ông cũng dành Ệ giờ đến chùa cùng gia đình lễ Phật. Sau chừng 10 ngày, lúc ông đang ở chùa, sắp muốn bỏ cuộc, thì một Quân Cảnh chạy vào báo tin xe của Đt bị đụng, nhiều người chết và bị thương nặng. Ông vội chạy đến hiện trường, thì thấy chiếc xe díp cuả ông bị đụng nát bấy, trên xe lúc đó chở mấy người con và mấy đứa cháu, tài xế, tất cả đêù bị thương nặng, máu me tràn đường, mọi người được chở vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến của Hoa kỳ chưã tri. Sau tất cả đều khỏi, lành bệnh. Dù cho tướng số, tử vi đã có từ lâu đời, nhưng tính chuẩn xác của nó vẫn chưa chứng minh, thử nghiệm một cách khoa học được, vẫn còn mang tính huyền bí, suy đoán qua kinh nghiệm cá biệt mà thôi.
Con người có số mệnh hay không? Có bao nhiêu người đã xem được đúng số, hay chỉ bói ra ma, quét nhà ra rác.
Lời nói của Tân trở lại với tôi, tôi có số học luật và nghề chính của tôi là nghề luật. Dù tôi không định đến với luật nhưng luật vẫn đến với tôi. Số mệnh, phải thế chăng? Những câu thơ đầy hào khí, hùng hồn muốn làm cho nước giầu dân mạnh của cụ Nguyễn Công Trứ, một con người nhiều phen chìm nổi vẫn có thể vươn lên, có thể thay đổi hoàn cảnh hay nói khác đi có thể thay đổi số mệnh như:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam, bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan thanh chiếu hãn tâm...
Chí làm trai sẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng phi thường đâu đấy tỏ...
Cụ Nguyễn Công Trứ, một bậc tài danh, làm quan văn, có biệt tài về thơ văn, nhưng có tài thao lược, cầm quân đi đánh giặc nhiều phen, nhiều lần bị cách chức, một lần bị cách tuột, mà vẫn còn uy lực để làm lại, để vươn lên, vượt qua nhiều thử thách. Có phải cụ đã làm nên số mệnh của cụ hay cụ đã thay đổi được số phận?
Nếu quả có số mệnh thì chẳng ai tránh khỏi số, xoay trở, vùng vẫy chán rồi cũng lại nằm trong số phận. Con người còn có lý trí, trí tuệ, nên đã vươn lên, và vượt qua được tham sân si. Trên hình nhi thượng học như Vũ Trụ Quan, con người có thể phải theo số mệnh, chưa giải lý được hết, nhưng ở hình nhi hạ học Nhân sinh quan, con người đến nay có thể thay đổi được lối sống, sinh tồn nhờ trí tuệ hướng dẫn.
ĐỖ PHÚ
(Virginia)
Chú thích:
(1) Aristote 384-322 TTL, một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp khi bàn về số mệnh đã viết mỗi người có một số mệnh và không ai có thể thoát nó được, nhưng ông lại chủ trưong rằng con ngưòi có tự do trong ý tưởng, trí tuệ, suy tư để tìm cho mình một con đường đi. Cá nhân, gia đình hay xã hội phải cần có trí tuệ khai sáng và hướng dẫn hay nói khác đi con người muốn vươn lên, hoàn mỹ hơn cần phải có triết gia hay triết lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét