Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Bổ sung chương trình Huấn luyện Vovinam - Việt Võ Đạo

Võ sư Huỳnh Khắc Nguyên thực hiện bài Khởi Quyền



Bài Khởi quyền do Liên đoàn Vovinam Việt Nam 
thực hiện được chính thức áp dụng kể từ ngày 01/12/2015

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Có nên đưa kỹ thuật vật vào thi đấu đối kháng Vovinam?

Một thế vật của Vovinam


Môn phái Vovinam dựa trên nền tảng võ và vật cổ truyền Việt Nam, nhưng trong hệ thống  luật thi đấu đối kháng hiện nay chưa cho phép sử dụng các đòn vật. Vậy có nên đưa kỹ thuật vật vào thi đấu đối kháng Vovinam hay không? và lộ trình đưa vào ra sao? Xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết của võ sư Châu Minh Hay về vấn đề này.

Triết lý kỹ thuật và tinh thần của Vovinam – Việt Võ đạo

Kỹ thuật đòn chân đẹp mắt của Vovinam


Điều gì sẽ xảy ra?

“Môn phái Vovinam dựa trên nền tảng võ và vật cổ truyền Việt Nam” . Đó là câu nói đầu tiên khi người môn đồ của Vovinam được người hướng dẫn truyền đạt cho lý thuyết võ đạo cơ bản ngay từ thời gian mới bước chân vào ngưỡng cửa môn phái. Điều này đã nói lên rằng hệ thống kỹ thuật của Vovinam chứa đựng 2 phần võ và vật, thể hiện qua chương trình huấn luyện các cấp.

Vovinam được khai sinh trong bối cảnh đất nước đang cơn binh biến, cho nên bản thân nó là một môn võ quân sự, nhằm đáp ứng các tình huống tự vệ và chiến đấu xuyên suốt nhiều thập kỷ. Người học Vovinam sau một thời gian nhất định sẽ có thể tự vệ tốt, sau đó chuyên cần theo đuổi chương trình cấp cao hơn thì có thể thực hiện các biện pháp chiến đấu hết sức hữu hiệu khi đối diện với tình huống hiểm nguy.



Vật cổ truyền dân tộc
Sau năm 1992, Vovinam được biết đến như một môn võ thể thao! Chú trọng về biểu diễn nhiều hơn là tính chiến đấu. Và dần dần với sự hội nhập cùng thể thao thế giới thì Vovinam hoàn toàn chuyển mình phục vụ mục đích thể thao nhằm nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Cũng từ đó, sự đơn giản hóa trong các bài huấn luyện cũng được thể hiện khá rõ! Tuy đã được tinh giản nhưng trong chương trình vẫn tồn tại và phổ biến 18 thế vật căn bản được huấn luyện thường xuyên.

Trước 1975 và sau đó một thời gian vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, thì một số nơi vẫn áp dụng chương trình thi thăng cấp cũ . Thí sinh thi lên cấp Huyền đai (Hoàng đai trơn), ngoài đòn thế căn bản và quyền, thì các thí sinh đều phải thực hiện 3 hiệp đấu tự do (đối kháng) và một hiệp vật tự do. (không găng, không giáp) nếu có cũng chỉ găng mỏng (găng tập). Thời đó không có thảm đấu như bậy giờ, thảm đấu vật là một thứ xa xỉ chỉ được thực hiện vào các kỳ thi lên cấp Trung đẳng bằng chất liệu mùn cưa và vỏ trấu, bên trên phủ một lớp vải bao cát hay bao bột mì.

Xét về tính thực dụng thì vật là một môn chiến đấu khá gần gũi với sinh hoạt đời thường. Vật là một phản xạ tự nhiên đã hình thành rất sớm cho con người.

Quan sát cho thấy, 2 đứa bé con chỉ 1, 2 tuổi, không ai dạy cho chúng võ thuật, nhưng khi túm lấy nhau thì chúng đã biết ghì lấy và vật nhau. Cũng từ những phản xạ mang tính bẩm sinh mà người xưa đã khai thác và sáng tạo ra những thế vật tùy thuộc vào các tư thế, các tình huống khác nhau. Sáng tổ môn phái Vovinam đã không bỏ lỡ món quà thiên phú ấy.

Nếu trong các trận đấu đối kháng của Vovinam, không đưa một vài, (vâng, chỉ một vài đòn chân tấn công bắt buộc, thời gian vài năm trở lại đây) thì khó có thể người xem nhận ra đó là các võ sĩ của môn Vovinam!

Họ thi đấu hoàn toàn với các đòn căn bản của võ thuật mà môn võ nào cũng có. Nếu xem một trận đối kháng của môn Pencak Silat chúng ta chưa hiểu về luật của môn này thì trông có vẻ rất nhạt nhẽo! Hay môn Taekwondo họ thuần thi đấu bằng chân và Juodo thì toàn quăng quật…Đó là những nét đặc trưng của các môn võ ấy.

VĐV môn Pencak Silat đầu trần tay không

Còn Vovinam thì sao? không có nét đặc thù nào nếu không đưa vài đòn chân vào áp dụng! Tuy nhiên hiệu quả không cao và thường thì chỉ có thể áp dụng 3 – 4 trong số 21 đòn chân tấn công! Phải chăng chúng ta chưa khai thác hết nét đặc trưng của môn phái “lấy võ và vật cổ truyền làm nền tảng căn bản” ?

Võ thì thấy rồi, chỉ những đòn căn bản chung chung mà môn võ nào cũng sử dụng. Còn vật thì ở đâu chẳng thấy ?

VĐV môn Judo vật trên thảm

Từ giải đấu mang tính cả nước (giải Vovinam toàn quốc năm 1992) đến nay, người xem chỉ nhìn thấy võ sĩ Vovinam thi đấu với các đòn hết sức cơ bản của võ thuật, họ chưa thấy có gì gọi là đặc trưng của Vovinam! Vì vậy nên chăng, Vovinam nghiên cứu lại luật thi đấu, đưa hệ thống vật vào áp dụng trong thi đấu đối kháng.

Áp dụng thế nào?

Vài nét tham khảo sau đây sẽ cho chúng ta hình dung một trận đấu đối kháng “mới” của môn Vovinam.

Trước hết là quy định lại luật.

1- không được ra đòn vào phần mặt và đầu dù đấm hay đá. Chỉ được phép ra đòn từ vùng vai trở xuống.
Như vậy VĐV sẽ không cần thiết có trang bị nón bảo hộ (như luật thi đấu cho võ sĩ môn Pencak Silat áp dụng, không đội nón BH).

2- Chúng ta cũng nên thay giáp bảo hộ bằng loại giáp mỏng hơn như giáp bên Pencak Silat cho dễ cơ động.

3- Không sử dụng găng đấm (để tay trần) vì không được ra đòn trên vùng mặt nên không cần găng đấm.

Từ yếu tố tay trần này, võ sĩ sẽ có thể chụp kéo, nắm bắt nhằm thực hiện đòn vật của Vovinam đã được học.

Tất nhiên, nhà nghiên cứu luật cần phải nghiên cứu luật sao cho phù hợp. Chẳng hạn như VĐV vào đòn trong thời gian bao lâu mà không thực hiện được ý đồ thì trọng tài sẽ can thiệp. Khi VĐV vào được đòn vật, nếu áp dung hiệu quả thì được tính điểm (điểm thế nào thì còn tùy luật quy định). Nếu đè được đối phương đúng cách và sau thời gian được quy định là bao nhiêu giây thì sẽ được công nhận thắng tuyệt đối.

Về thời gian thi đấu thì vẫn áp dụng 3 hiệp đối kháng như luật cũ. Nhưng nếu một trong hai VĐV áp dụng được đòn vật đúng cách và đè hiệu quả theo thời gian quy định, thì được công nhận thắng tuyệt đối. Cho dù diễn biến này ở hiệp thứ mấy! có thể ngay phút đầu tiên của hiệp thứ nhất !

Về mức độ an toàn.

Ngày xưa các thí sinh thi lên đai không có thảm thi đấu chất lượng cao như ngày nay, nhưng vật tự do vẫn được đem ra áp dụng. Thảm thi đấu hiện nay đã phục vụ cho các cuộc thi của các môn như Vật hay Judo thì Vovinam không có gì ngoại lệ mà không sử dụng được. Có chăng là các nhà nghiên cứu luật thi đấu cần phải xem xét luật cho phù hợp với hình thức thi đấu mới cho môn Vovinam.

Có vậy thì người xem mới thấy được nét mới và thực dụng, đặc trưng của các trận thi đấu đối kháng môn Vovinam. Nếu không thì người xem sẽ chẳng thấy có gì với các môn võ khác trong các trận đấu, ngoài bộ võ phục màu xanh và dòng chữ Vovinam –Việt Võ Đạo.

Theo Blog Châu Minh Hay

Trailer hoành tráng giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015



  


Giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015 vừa tung ra đoạn trailer đầy ấn tượng quảng bá cho giải đấu sắp diễn ra.



Giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015 được chia ra 3 nhóm vận động viên tham dự: Từ 9 – 12 tuổi, 13 – 15 tuổi, 16 – 18 tuổi. Gồm hai nội dung thi quyền và đối kháng. Về thi quyền các VĐV sẽ thi đấu ở các nội dung: Nhập môn quyền, thập tự quyền, Song luyện 1, Long Hổ Quyền, Tinh hoa Lưỡng Nghi kiếm Pháp, quyền Đồng đội…Ở đối kháng thì sẽ thi đấu theo từng hạng cân từ 40 kg đến 60kg.


Giải đấu dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/11/2015 tại Bỉ.


Xem Trailer hoành tráng giải trẻ Vovinam Châu Âu năm 2015


 

Võ đường một học sinh, tôi vẫn lên lớp

Võ sư Quan Vân Triều – trưởng môn phái võ phái Nam Tông

Không ai nghĩ người đàn ông có hình dáng mảnh khảnh, nhỏ con lại là một võ sư vang bóng một thời của giới Võ lâm Sài Gòn – Chợ Lớn. Ông là võ sư Quan Vân Triều (66 tuổi), trưởng môn phái Nam Tông.

Võ sư Quan Vân Triều lúc nào cũng thân thiện, gần gũi với các học trò

Ông đến với võ thuật đến nay đã 50 năm. Trải qua bao thăng trầm trong làng võ, ông vẫn luôn giữ được phong độ và phẩm chất đạo đức, tư chất của con nhà võ cho đến nay mà trong giới võ thuật ai cũng biết tiếng.

Tuy vậy, nhưng ông có một cuộc sống lặng lẽ và âm thầm, không ồn ào, phô trương. Với ông, danh tiếng cũng chỉ làm con người ta tự mãn, tự cao, tự đại rồi từ từ quên đi cái gốc của con nhà võ nên ông chọn cho mình cuộc sống thầm lặng, cống hiến và chỉ truyền dạy cho những ai thực sự yêu nghề. Đó cũng là chính là đức tính mà ông được thừa hưởng từ võ sư Lê Văn Kiển, người thầy mà ông hết mực tôn sùng.

Trong mỗi lớp học, chỉ khoảng 20 em, ai cũng yêu mến vì ông có tấm lòng yêu thương trẻ vô hạn. Ông chưa một lần la mắng hay phạt các em nhưng ai cũng một mực nghe lời bởi cái uy và phong thái của một người thầy luôn làm các em kính trọng…

Với ông, sự thành công của học trò chính là niềm vinh dự, tự hào lớn nhất của một người thầy. Những thành viên trong võ đường luôn gắn bó và yêu thương nhau như một gia đình thứ hai.

Trải qua 50 năm trong làng võ và hơn 20 năm đi dạy võ, ông luôn tâm niệm “người ta dạy chữ, còn mình dạy võ – không thành danh thì cũng phải thành nhân”.

Lớp võ tại Nhà thiếu nhi Q.3 của võ sư Quan Vân Triều
Lớp học tuy chỉ có hơn 1h cho mỗi buổi tập, nhưng chất lượng cũng không kém, nhiều em tham gia giải trong và ngoài nước đã mang về rất nhiều thành tích, huy chương cho võ đường. Thành tích vinh dự nhất là em Dương Quốc Cường đã đạt Huy chương vàng võ thuật cổ truyền thế giới năm 2014 tại Hàn Quốc.
Cùng suy nghĩ như những phụ huynh khác, là một phụ huynh đã từng đưa con đi theo học 15 năm nay.

Anh Dương Vũ có con theo học đã 15 năm chia sẻ: “Trong tôi luôn đặt trong lòng mình một sự kính trọng bởi thầy là người có lòng nhân ái, đức độ, luôn hướng các em làm những việc thiện, thầy luôn nhắc nhở các học trò vè sự lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi và biết yêu thương mọi người xung quanh…”

Hình ảnh về võ đường Võ phái Nam Tông:

Hơn 20 em

Chỉnh từ những thế cơ bản nhất cho các học trò

Những bài quyền thầy truyền cho các em


Bài siêu được thầy biểu diễn



Những binh khí được thầy dạy rất kỹ để làm sao đánh có uy và chính xác nhất


Anh Dương Vũ – phụ huynh đã cho con theo học 15 năm luôn đặt trong lòng sự thành kính với thầy Triều.
Theo Đinh Quang Tuấn/VietNamnet


Sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long

Người tình tin đồn Đinh Phối và Lý Tiểu Long

Sau 41 năm im lặng, mới đây mỹ nhân nổi tiếng một thời Hồng Kông Đinh Phối đã lên truyền hình tiết lộ sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long.

Vì sao Đinh Phối nói dối?

Tối ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long và Trâu Văn Hoài - chủ Hãng phim Gia Hòa - cùng đến nhà riêng của Đinh Phối để thảo luận công việc. Do cảm thấy mệt nên anh vào phòng nằm nghỉ sau khi uống vài viên thuốc và không lâu sau đó, mọi người phát hiện Lý Tiểu Long đã mất.

Ngay sáng hôm sau, Trâu Văn Hoài công bố với giới truyền thông tin Lý Tiểu Long qua đời với địa điểm được cho là tại nhà riêng. Thế nhưng, nhiều người khẳng định huyền thoại võ thuật đã trút hơi thở cuối cùng ở nhà tình nhân Đinh Phối, để rồi hàng loạt những thông tin thêu dệt được dựng lên quanh cái chết đột ngột của anh. Với riêng Đinh Phối, cô bị khán giả mắng chửi là kẻ nói dối.

Cách đây vài ngày, chia sẻ trong buổi ghi hình chương trình talkshow Có hẹn với Lỗ Dự (Lỗ Dự là tên nữ MC nổi tiếng ở Trung Quốc), Đinh Phối - bây giờ đã là người phụ nữ 67 tuổi - cho biết: "Lúc ấy, tôi không có quyền làm chủ lời nói của mình. Ông Trâu Văn Hoài bảo rằng gia đình Lý Tiểu Long không muốn công bố ra ngoài chuyện anh ấy mất tại nhà tôi nên đã nói dối là qua đời ở nhà riêng, có vợ bên cạnh. Sau đó, Linda - vợ Lý Tiểu Long và anh trai Lý Tiểu Long cũng xác định điều ấy. Suốt hơn 40 năm qua, tôi bị oan mà không biết giãi bày với ai. 

“Lý Tiểu Long chết vì tình dục, Lý Tiểu Long chết vì sử dụng thuốc kích thích quá liều,… là những gì tôi đã nghe suốt 40 năm qua. Áp lực của tôi khi đó mới 26 tuổi thật không thể tưởng tượng được. Quả thật anh ấy đã chết trên giường nhà tôi, nhưng đó là tai nạn bất ngờ do chứng phù não gây ra, không liên quan đến tôi”, người đẹp Đinh Phối nói.

“Tôi thấy Lý Tiểu Long thật có phúc, anh ấy đã ra đi trong giấc mơ của mình. Suốt 40 năm qua, có vài lần tôi gặp anh Lý trong mộng, anh ấy chẳng có gì thay đổi cả vẫn như xưa, có điều là anh ấy không nói gì cả”, Đinh Phối chia sẻ.

Hơn 40 năm ngậm ngùi làm "hồ ly tinh"? 

Chưa bao giờ sùng bái bất cứ một diễn viên võ thuật nào nên ngay lần đầu gặp mặt, Đinh Phối chỉ có ấn tượng tốt về Lý Tiểu Long, trong khi Lý Tiểu Long bị "tiếng sét ái tình". Để có thể tiếp cận người đẹp, anh đã mời Đinh Phối đóng phim. Sau nhiều lần tiếp xúc, tình cảm 2 người nảy sinh. 

Khi quen Lý Tiểu Long, Đinh Phối biết rõ anh đã có vợ và 2 con nhưng trước sự tấn công của Lý Tiểu Long, một cô gái trẻ không thể nào dửng dưng trước phong thái lịch lãm, hài hước của người đàn ông từng trải, lại nổi tiếng. Suốt mấy chục năm qua, minh tinh một thời gánh trên vai 3 chữ "hồ ly tinh". Đó là điều Đinh Phối cảm thấy oan ức vì tình cảm ngày xưa giữa bà và Lý Tiểu Long không ghê gớm như mọi người tưởng tượng.


Nữ minh tinh Đinh Phối (phải) năm nay đã 67 tuổi,
nhận lời tham gia talkshow của MC Lỗ Dự (trái)

Theo lời kể của Đinh Phối, khoảng 2 tháng trước khi qua đời, sức khỏe Lý Tiểu Long rất yếu, đã từng đột quỵ một lần tưởng không qua khỏi: "Chuyện này vợ anh ấy biết, Trâu Văn Hoài biết nhưng chẳng ai nói cho tôi biết", Đinh Phối chua chát nói.

Đinh Phối sinh 19/2/1947, cô từng là diễn viên nổi tiếng và là mỹ nhân một thời của làng giải trí xứ Cảng thơm. Tuy nhiên, tên tuổi và sự nghiệp của cô đã tan theo mây khói sau khi ngôi sao võ thuật nổi tiếng thế giới Lý Tiểu Long đột ngột qua đời.

Báo chí Hồng Kông, Trung Quốc trước đó đã tốn không ít giấy mực khi viết về cái chết của ông vua Kungfu Lý Tiểu Long. Sự việc diễn ra vào ngày 20/7/1973 khi ngôi sao họ Lý 32 tuổi đột ngột qua đời trên giường của người tình tin đồn Đinh Phối.

Theo nhiều nguồn tin, Lý tới nhà diễn viên Đinh Phối để bàn về vai diễn của cô trong phim Trò chơi tử thần. Khi đó, Lý nói anh bị đau đầu và lên giường nằm nghỉ chờ Đinh Phối đem thuốc giảm đau cho anh, điều khó hiểu là ông vua Kungfu vốn rất khỏe mạnh trước đó đã không bao giờ tỉnh lại sau khi uống thuốc giảm đau.

Việc ngôi sao võ thuật họ Lý chết trên giường của diễn viên Đinh Phối làm dấy lên nghi vấn xung quanh cái chết của anh, nhiều người cho rằng ông vua Kungfu đã chết khi đang “mây mưa” với người tình Đinh Phối. Có người lại nói Đinh Phối đã cho Lý uống “thuốc kích thích” quá liều dẫn tới tử vong.

Tuy nhiên, kết quả pháp y cho thấy ông vua Kungfu chết vì chứng phù não. Thế nhưng, dư luận và các ngôi sao võ thuật trong làng giải trí Hoa ngữ vẫn không tin khi rõ ràng Lý Tiểu Long chết trên giường của mỹ nhân Đinh Phối.

Khi đó, trước những áp lực và búa rìu dư luận, Đinh Phối một mực khẳng định cô không hại chết Lý Tiểu Long.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Bài học từ người thầy dạy võ




Bài học từ người thầy dạy võ


Cần phải biết đứng lên


CÂU CHUYỆN NGƯỜI VÕ SĨ 


VI DEO & HÌNH ẢNH 21 ĐÒN CHÂN TẤN CÔNG VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

21 đòn chân tấn công

1. Đòn chấn từ 01 đến 04.

 

 

2. Đòn chân từ 05 đến 06.

 

3. Đòn chân từ 07 đến 09.

 

4. Đòn chân số 10.


 5. Đòn chân số 11.


 6. Đòn chân số 12


 7. Đòn chân số 13.


 

 8. Đòn chân số 14

 

10. Đòn chân số 15.



 11. Đòn chân số 16.


 12. Đòn chân số 17.


 13. Đòn chân số 18.

 

14. Đòn chân số 19.
 


 15. Đòn chân số 20.

16. Đòn chân số 21.