Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

TƯỚNG TÙY TÂM SINH - TÂM TÙY TƯỚNG DIỆT


Một tay bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường chỉ chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ngày kia Bùi Độ gặp một thiếu nữ ngồi khóc bên giếng sâu. Hỏi ra sự tình mới biết thiếu nữ mang vàng đi để chuộc tội oan của cha, chẳng may bị đánh rơi xuống giếng. Ai cũng nói dưới giếng có con trăn to. Thiếu nữ đang tuyệt vọng muốn quyên sinh. Bùi Độ thương tình, nghĩ mình trước sau cũng chết đói nênliều mạng leo xuống tìm được vàng cho thiếu nữ. Nhờ đó gia đình thiếu nữ được phục hồi danh dự và quyền thế. Một lần gặp lại, nhà tướng số kinh ngạc nói rằng tướng chết đói của Bùi Độ đã biến mất mà thay vào đó là tướng công khanh phú quý rực rỡ. Đúng vậy, sau này thiếu nữ tên Ngọc Hà đền ơn, đem Bùi Độ về dạy học và giao ước vợ chồng rồi mới thưa với phụ thân. Cha nàng gửi gắm Bùi Độ sang một người bạn khác để nhờ tiến cử. Thời gian xa cách Ngọc Hà, Bùi Độ đã lạc lòng với những hình bóng giai nhân khác. Trên bước đường tiến quan, Bùi Độ ghé vào thăm nhà tướng số cũ để tạ ơn, nhưng ông bảo Bùi Độ đã hiện lại tướng chết đói. Bùi Độ tức giận bỏ đi. Sau khi được làm quan, Bùi Độ đánh mất nhân cách, chỉ lục lạo, cưỡng bức các cô gái đẹp, bị triều đình hạ lệnh bắt về kinh trị tội. Bùi Độ sợ hãi trốn vào rừng rồi chết đói cạnh một mỏm đá. Ngọc Hà đau khổ tìm chồng, trông thấy bộ xương và cũng gục chết bên cạnh. Cái phước của Bùi Độ xuất hiện do tâm niệm liều mạng tìm vàng cứu cô gái. Phước đó quá lớn đến nỗi chuyển hẳn tướng mạo và số mệnh để cho Bùi Độ trở thành quan chức vinh hiển. Nhưng rồi, tư cách tầm thường tham dục đã phá vỡ phước cũ để cho nghiệp chết đói đủ cơ duyên xuất hiện trở lại. Như vậy, tướng mạo tùy thuộc vào nghiệp chứ không cố định. Nếu chúng ta thường xuyên biết “liều mạng” cứu giúp mọi người, ắt hẳn tướng mạo và số kiếp chúng ta sẽ thay đổi một cách tốt đẹp lắm!!!
Vận mạng có thể thay đổi ?!
Viên LiễuTrang là một nhà tướng số danh tiếng. Nhìn chỉ tay hay cái mũi của một người nam hoặc nữ, ông có thể đoán biết trước vận mạng tương lai của họ. Một hôm có một vị đại thần dắt con đến nhờ ông xem tướng. Viên Trang coi tướng xong biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết. Ông liền bảo cho vị quan kia hay.
Nghe nói vậy, vị quan ấy rất đau khổ. Trên đường về nhà ông đến gặp một vị sư. Vị tăng hỏi: “Có việc gì xảy ra mà trông ngài sầu não như thế?” Vị quan đáp rằng ông vừa mới nghe nhà tướng số báo cho biết một tin chẳng lành.
Hòa Thượng liền xem tướng đứa nhỏ để tìm hiểu vận mạng của nó. Ngài nói với cha em bé: “Chỉ có phước đức mới cứu được mạng sống của cháu. Nhưng cơ duyên làm phước không phải dễ. Nếu ngài muốn có phước đức thì cách tốt nhất là nên phóng sinh. Tạo phước đức bằng hành động thiện không giết hại sinh vật mới có thể bảo vệ mạng sống cho con ông.Nghe lời Hòa Thượng, vị quan kia liền phát nguyện không bao giờ sát sanh mà lại còn phóng sanh. Ông tinh tấn làm lành như vậy được ít năm; sau đó gặp lại cha con ông, Hòa Thượng bảo: “Chưa đủ! Ông cố gắng tạo thêm nhiều thiện nghiệp nữa mới có thể cứu được mạng sống của con ông”.
Viên quan lại nỗ lực cứu thoát nhiều sinh vật nữa. Khi gặp dịp làm phước giúp đỡ ai, người cũng như thú vật; ông luôn luôn sẵn sàng đóng góp thời giờ lẫn tiền bạc. Nhờ vậy, viên quan đã cứu độ vô số sinh linh, và người con đến năm bị chết yểu nó vẫn sống và biến đổi trở thành một thanh niên khỏe mạnh.
Nhà tướng số Viên Liễu Trang biết sự việc này. Từ đó về sau, mỗi khi coi thấy người nào có vận mạng xấu, ông liền khuyên bảo họ nên cố gắng làm việc phước đức và đừng bao giờ sát sanh. Nhờ tu nhân tích đức mà nhiều người đáng lý sẽ phải chết sớm khổ đau, họ lại sống trường thọ; nhiều kẻ nghèo khó trở nên giàu sang.

SỐ MỆNH XOAY VẦN


Bởi số, chạy đâu cho khỏi số
(Nguyễn Công Trứ)
Cho đến nay, có số hay không có số mệnh vẫn còn là mối ưu tư thắc mắc của nhiều người trong chúng ta. Trong đời sống hàng ngày tôi thường gặp những điều mình không dự định, đã xẩy ra, hay nếu tính một đằng thì sự việc lại ra một đằng khác. Đấy là chưa kể những điều mình biết nó ngoài tầm suy nghĩ hay mơ ước của mình. Dù không tin có số, tôi cũng không tìm ra được gỉai đáp thỏa đáng cho mình (1), ngay cả cụ Nguyễn Du cũng tin rằng con người có số nhưng nếu có y chí hay ăn ở trung hậu, cũng có thể thay đổi được phần nào số phận: xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. 
Sau khi Hiệp Định Geneve được ký kết vào tháng 7 năm 1954, chia Việt Nam làm hai miền, lấy Vĩ Tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc thuộc vùng kiểm soát của CS, miền Nam thuộc về chính quyền Tự Do. Một cuộc di dân vĩ đại, đưa gần l triệu người vô Nam. Tôi cũng bị cuốn theo làn sóng di tản này. Là một học sinh đang bị dao động mạnh trước nhiều biến động dồn dập, đủ loại tin dật gân được loan truyền, nào tin quân đội Pháp đang rút lui, quân đội Quốc Gia cũng rút và di chuyển vào Nam, nhất là lúc đó Hội Nghị Geneve đang họp thêm, mỗi ngày vài tin tức bất lợi loan ra. Những nhà giầu lo bán nhà cửa, ruộng vườn, chợ giời mọc ra như nấm trên nhiều hè phố để dân bán tháo đồ đạc, vơ được đông nào hay đồng ấy để chạy. Chợ giời mang đúng nghĩa của nó, đủ các thứ mới cũ được bầy bán, như quần áo, bàn ghế, đồ dùng nhiều nhất là sách vở báo chí, đặc san nhiều tờ báo cũ mà truớc đây tôi có ý tìm mà không được như Phong Hóa, Ngày Nay, Nam Phong Tap Chí, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, Phụ Nữ, Phổ Thông, sách học, tiểu thuyết &, sách báo tiếng Pháp cũng tràn đầy vỉa hè. 
Do tình cờ tôi quen anh Tân, làm ở Bưu Điện lớn hơn tôi độ 7, 8 tuổi. Lần đầu tiên gặp anh, anh có cảm tình ngay vớí tôi, tuy anh lớn tuổi hơn tôi, thân nhau ngay như hai làn sóng hòa hợp và chạy cùng chiều. Vào giữa tháng 7, anh cho tôi hay nơi anh làm việc đã có lệnh di tản, đồ đạc, máy móc đang được chuẩn bị đóng thùng để sẵn sàng chuyển đi. Anh được điều động ra làm việc ở l thư viện nhỏ gần bến xe, anh cùng hai ba người bạn ngồi ghi danh đồng bào muốn di tản vào Nam. Số người ghi danh lúc đó còn lác đác. Nhưng kể từ khi Hiệp Định Geneve được chính thức công bố, số người ghi danh tăng vọt. Vài ngày tôi đến thăm anh l lần, vừa để nói chuyện gẫu vởợa nghe tin tức nóng. Nhiều lúc tôi cũng như người mất hồn, không biết mình phải làm gì cho phải, tương lai thì xám xịt trước tin những người CS sắp vào thành phố, mang theo những tin bắt bớ, trả thù, đấu tố. Lúc đầu chỉ những người theo đạo lo tìm đường chạy, nhưng sau ít ngày, hầu hết mọi người đều hốt hoảng lên đường, bất kể lương giáo.
Anh Tân lấy số tử vi cho tôi, anh nói anh đã học coi tử vi từ lâu. Khoa Tử Vi và tướng học đã có từ ngàn năm trước, xem đúng hay sai là do thầy cao tay hay thấp.
Những người ghi tên đi Nam, đươc chỉ dẫn đến các chỗ tập trung, từ đó ban tiếp cư đưa họ ra bến tầu, xuống tầu cuả hải quân Pháp và Hoa kỳ. Chiếc chiến hạm trở thành nổi tiếng vớí đồng bào di cư hồi đó là tầu Marine Serpent. 
Một hôm anh Tân gọi tôi cho hay tuần tới có hai chuyến máy bay chở người đi Saigon, anh khuyên tôi nên đi, vì đây có lẽ là dịp may hiếm có. Thấy tôi quá phân vân, anh dùng tử vi để chinh phục tôi, anh bảo tôi số cậu có sao Thiên Di, nên sẽ đi nhiều nơi, lại có Tả Phụ - Hữu Bật, lúc nào cũng có người gíúp đỡ nên không có gì phải lo sợ. Cậu có Hóa Khoa, Thiên Tướng, Thiên Lương, tuy có phần nào bị Tuần Triệt, nhưng nói chung hoàn toàn tốt, hậu vận càng ngày càng ngày càng sáng. Ở lại, cậu chẳng làm được gì, không còn được đi học, đi làm, chẳng gíup đỡ được gia đình, chỉ còn là gánh nặng, sẽ đốt mất thời thanh xuân. Đi đi, rồi chúng mình sẽ gặp nhau ở trong Nam.
Câu nói của Tân đưa tôi trở về một qúa khứ không xa. Khoảng 1948, Tây mở nhiều cuộc hành quân bố ráp ra miền quê để mở rộng vòng kiểm soát, l lần bị bố ráp, tập trung ra đình làng, tôi ngồi giởõa ỹaùm đông chờ Tây thanh lọc. Bất chợt, một người đàn ông đến gần gọi tôi ra ngoài, nói nhỏ và chỉ về phiá đám lính tây: Ông L, cựu Chánh Tổng làng bên, muốn bảo lãnh tôi và muốn tôi về ở với ông, tương lai ông sẽ gả con gái cho tôi. Tôi lắc đầu. Một lúc sau, ông ta trở lại nói ông Tổng nhà giầu lắm, ông nhìn tướng mạo tôi ông rất thích, nói: thằng bé này có tướng mạo rất tốt, về sau sẽ hoc giỏi, làm lớn. Ông bảo tôi đừng đi theo bọn họ, ông ám chỉ nhóm của tôi, lúc đó là bệnh viện dã chiến lưu động. Khi tiếng súng bùng nổ, các nhà thưong, bệnh xá trở thành những đoàn y tế lưu động di tản nhanh, gọn gàng, thừơng đi sát mặt trận để lo cứu thương và chưã cấp kỳ cho du kích, bộ đội đi đột kích đồn Tây hay đi phục kích những toán Lê Dương đi tuần tiễu lẻ tẻ. Khi làm xong thủ tuỳc cấp cứu như băng bó các vết thương, làm cầm máu, các thưong binh được di chuyển đi ngay, và đoàn y tế cũng chạy ngay khỏi vùng chiến trận đến l địa ỹieẩm khác, nghỉ ngơi chờ lệnh mới. Sau khi thấy tôi nhất định từ chối, ông ta bảo ông Tổng nói thôi thế cũng được, vì có về ở với ông, ông cũng không chắc giữ đưọc tôi vì tôi có tướng mệnh của một người không thể ở một nơi và đất này không phải là đất dụng võ của tôi.
Những ngày đầu ở trong Nam
Miền Nam mở ra trước mắt tôi một bầu trời bao la, rộng đẹp, hoành tráng ngoài sức tưởng tượng của một cậu bé đến từ miền Bắc. Cái gì đối với tôi lúc đó cũng mới lạ. Tôi vào Nam mang theo một hành trang đó là một ước vọng và nhiều niềm ao ước hay nói khác đi là tôi mang theo một giấc mơ. Giấc mơ của tôi do môi trường sống dởỳng lên và nuôi dưỡng, vào những năm 1945, 1946, tôi mơ đất nước tôi không còn một bóng Tây, mắt xanh, mũi lõ. Tôi đang học trường tây, nói tiếng tây nhưng lại ghét tây. Có lẽ do l hoàn cảnh đau thương đã vô tình đập vào trí óc trong trắng của tôi thời đó. Tôi là một thiếu sinh hay l sói con. Anh Trưởng, tôi quên tên, vài ba tuần lại tổ chức đi cắm traị. Một lần anh đưa bọn chúng tôì đến cắm trại tại làng Viềng, cách tỉnh Nam Định độ 4, 5 cây số. Buổi trưa trời nắng oi ả, anh trưởng đưa chúng tôi vào l nhà dân nghỉ, ăn trưa. Căn nhà lá ọp ẹp, che phên, rách, lủng tứ bề, ánh sáng rọi xuyên nóc, xuyên vách lá che xung quanh. Gọi là nhà nhưng thực ra chỉ là căn nhà lá l gian, ăn tại đó, ngủ tại đó, bếp cũng đó, ở một góc, có vài cái nồi đất sứt mẻ. Nhìn ra xung quanh cũng chẳng thấy ai ngoài l bà cụ lớn tuổi. Khi anh trưởng hỏi thăm, bà cụ nói, ban ngày tất cả đi làm, tối về đứa con nếu có người thuê mướn thì có cơm ăn, còn không thì rau, sắn ngô khoai ăn đỡ chờ ngày hôm sau. Cái đóí rét lúc nào cũng rình rập, ở bên cạnh gia đình họ, như bóng với hình. Bức tranh sống này ăn sâu vào trí óc non trẻ của bầy sói con, nó trái với những bài học khoe khoang ở nhà trường rằng người Pháp lúc nào cũng lo khai trí dân, người dân sống no ấm, an bình, hạnh phúc. 
Đây là lý do mà toàn thể dân chúng đã lên đường chống Pháp khi thời cơ tới, và VM đã biết lơị dụng thời điểm này để nhanh chân dành thế lãnh đạo, gạt ra ngòai hay tiêu diệt các đảng phái khác. 
Vào Nam, tôi may mắn kiếm được việc làm ngay và thật tốt, tốt và vui vì gặp gỡ nhiều bạn mới, được đi nhiều nơi nhưng cái nghề mà tôi thực sự mơ ước là nghề daỳy học. Tôi luôn luôn được bạn bè yêu mến, chỗ nào có việc tốt là tôi có bạn nhắn gọi. Cho nên suốt đời hầu như tuy không giầu nhưng chưa hề túng thiếu, hay thất nghiệp.
Những nghề mơ ước
Các bạn tôi đa số đi daỳy học. Mỗi lần đi qua trường Trung Học NĐC Mỹ Tho, tôi không thể không ghé thăm các bạn tôi như NNH, TCL, HNL, DQS, NNL&qua Baùc Liêu thì gặp ĐVT, hiệu trưởng Thăng Long, NVK, B, TH, NHH, NVT... Vì gắn bó với đời sống tư, tôi đã làm nhiều nghề khác nhau như cán sự ngân hàng, đaị diện nhà thuốc Tây, thông ngôn, dịch thuật Anh Pháp Việt, chuyên viên Y Tế, dạy học, luật sư vv ... nhưng có nghề daỳy học mà tôi vẫn muốn đi vào như một nghề tay mặt thì tôi lại thất bại. Tôi thường đi chơi với các anh Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh, NHH, NVQ, ĐTN các GS NVC, NHC, NMB, NVT& nên đã hơn l lần các anh muốn tôi vào nghề dạy học để có nhiều dịp gặp gỡ nhau hơn. Các anh đều khen tôi dư khả năng dạy học, giọng nói tốt và vui vẻ. Anh Kông đã thỉnh thỏang nhờ tôi đến dạy thay l giờ cho tôi quen dần, nhưng rồi tôi vẫn cảm thấy không thành công với nghề dạy học.
Sau này tôi mới biết rằng vì tôi bị yếu phổi, nên mỗi khi nói liền trên Ệ giờ là tôi có thể bị mất giọng đến 2, 3 ngày. Và tôi lại sực nhớ Tân có lần nói: số tôi chỉ hợp với nghề nào có dính líu tới luật pháp, dính như thế nào thì anh không biết, tôi có thể học luật để sau này gíup mình, giúp người hay có thể tôi sẽ bị tù tội cũng là dính líu tới luật pháp, đừng nghĩ đến nghề dạy học. Lúc mới vô Nam, chưa có bằng Tú đụp, tôi chưa bao giờ nghĩ tới học luật.
Thì ra phải chăng con người có số, có thăng trầm mà ngay cả nghề nghiệp cũng có số, có thăng trầm, có chu kỳ. Trong 5 năm đầu ở trong Nam, nghề dạy học phát triển đến cao độ, học sinh gia tăng siêu tốc. Nhiều thầy gíáo tư thục đã nổi tiếng nhờ giảng bài hay, dễ hiểu, lại vui vẻ nên tiếng tăm lên như diều căng gíó như các thầy NVP, BHS, BHĐ, BVN, NTL, TBL... cùng thời nghề ca sĩ, nhạc sĩ đã đi lên và được chú ý.
Nhưng khoảng trên dưới mười năm sau, các nghề mới lấn át, được trai gái mơ đến là nghề bác sĩ, dược sĩ, cứ bắt đầu sách cặp đến trường Y Khoa, một nghề cứu nhân độ thế, một tương lai mở phòng mạch tư hốt bạc là hàng chục, hàng trăm cặp mắt huyền mắt la mày liếc, một sinh viên dược là giấc mơ lớn cho cả họ hàng, một tương lai dựng biển bán thuốc hốt bạc sáng ngời, nếu không làm gì cho thuê bằng cho người khác mở phòng thuốc tây cũng đủ hay dư tiền sài. Tôi cũng mơ đến những nghề này, nhưng loại bỏ ngay, vì tôi không thể bỏ công việc đầy thích thú nhiều tiền tôi đang làm để chạy theo l cái bóng đêm dài dằng dặc. Rồi cứ thế tôi tiếp tục đi làm, học thêm l ngành dễ nhất có nghĩa là không bắt buộc tôi phải bỏ công ăn việc làm, theo bạn bè vào trường Luật để rồi ra Luật Sư.
Khi chiến cuộc leo thang, thì giới quân nhân lên gía, được trọng vọng vì họ phải tham chiến, phải hy sinh, nên có quyền lực và không còn bị lãng quên như những năm hoà bình. Cộng với việc quân Mỹ đổ bộ vào Miền Nam, mọi ngành nghề, thương mại gia tăng, tội phạm cũng tăng tốc theo, ngành luật trở thành quan trọng trong việc duy trì luật pháp. Các ngành, nghề nghiệp như luật sư, thẩm phán, lục sự, thừa phát lại& đều trở thành nhu cầu cần thiết, cấp bách.
Tôi ra trường đúng vào thời gian mà ngành này ở cao điểm cuả nhu cầu. Khi tôi đến gặp Ls NVC để xin tập sự, Ls C nhìn tôi từ đầu đến chân, bảo chắc anh chọn sai nghề rồi. Đang có việc làm tốt như anh thì không nên bỏ, tôi đã vào nghề này gần 20 năm, anh thấy đấy chỉ có tiếng, chỉ đủ sống khiêm tốn mà thôi. Tôi vẫn giữ ý định đi tập sự. Tôi bước chân vào nghề luật như đường mây rộng thênh thang cử bộ. Tôi coi như thành công trong nghề và tiếp tục làm luật sư hay làm những công việc liên hệ xa gần tớí luật cho đến ngày nghỉ hưu.
Tướng số
Một câu chuyện tướng số đến với tôi. Vào dịp đi dự đám cưới con trai bạn Tú, chủ nhà dành l phòng cho tôi chung với cựu Đt Đ. Khi nói chuyện về tướng số, Đt Đ kể chuyện vào khoảng 1971, ông đảm nhận chức vụ Giám Đốc An Ninh Quân Đôi, ông nghe nói có một Trung Úy& tôi quên tên, rất gỉỏi khoa tướng số, xem tướng và đoán như thần, ông không mấy tin bói toán, tướng mệnh nhưng sau mấy người ban nói tới vị Trung Úy này hoài. Ông cho mời đến hỏi một vài câu, Đt Đ kể cho tôi nghe hai câu hỏi: thứ nhất ông có gặp trở ngại gì hay nguy hiểm nào trong khi thi hành chức vụ này không? Lúc đó là thời gian ĐT Đỗ Cao Trí vừa chết vì bị rớt trực thăng, câu hỏi hai: về gia đạo có bình yên không? Thời gian đó, tình hình trong Đô Thành có vẻ yên tĩnh nhưng sóng ngầm như đặt bom, bắt cóc, ám sát ... vẫn còn nhiều. Vị Trung Úy, cầm tay ông như cách xem mạch, và nhìn vào mặt ông trả lời: Về công việc mọi sự hanh thông, nhưng về gia đạo, thì năm tớí Đt hoặc người thân của Đt sẽ gặp một tai nạn lớn. Vị Trung Úy còn cho biết tai nạn sẽ xẩy ra vào tháng tư năm sau. Khi hỏi có cách nào ngăn ngừa hay tránh khỏi tai họa này không? Sau khi suy nghĩ tính toán một hồi, Trung Úy nói: Đt có thể đến chùa xin lễ và phải đến chùa cúng lễ liền 15 ngày. Câu chuyện qua đi, một phần ông không mấy tin tưởng vào những lơì đoán số, một phần vì quá bận rộn với trăm ngàn công tác, rồi Tết tây, Tết ta, đến rồi qua. Tháng tư đã tới, Đt Đ sực nhớ tới lời ông TU, ông vội đến chùa Giác Nghiêm xin l lễ l5 ngày. Chiều nào ông cũng dành Ệ giờ đến chùa cùng gia đình lễ Phật. Sau chừng 10 ngày, lúc ông đang ở chùa, sắp muốn bỏ cuộc, thì một Quân Cảnh chạy vào báo tin xe của Đt bị đụng, nhiều người chết và bị thương nặng. Ông vội chạy đến hiện trường, thì thấy chiếc xe díp cuả ông bị đụng nát bấy, trên xe lúc đó chở mấy người con và mấy đứa cháu, tài xế, tất cả đêù bị thương nặng, máu me tràn đường, mọi người được chở vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến của Hoa kỳ chưã tri. Sau tất cả đều khỏi, lành bệnh. Dù cho tướng số, tử vi đã có từ lâu đời, nhưng tính chuẩn xác của nó vẫn chưa chứng minh, thử nghiệm một cách khoa học được, vẫn còn mang tính huyền bí, suy đoán qua kinh nghiệm cá biệt mà thôi. 
Con người có số mệnh hay không? Có bao nhiêu người đã xem được đúng số, hay chỉ bói ra ma, quét nhà ra rác.
Lời nói của Tân trở lại với tôi, tôi có số học luật và nghề chính của tôi là nghề luật. Dù tôi không định đến với luật nhưng luật vẫn đến với tôi. Số mệnh, phải thế chăng? Những câu thơ đầy hào khí, hùng hồn muốn làm cho nước giầu dân mạnh của cụ Nguyễn Công Trứ, một con người nhiều phen chìm nổi vẫn có thể vươn lên, có thể thay đổi hoàn cảnh hay nói khác đi có thể thay đổi số mệnh như: 
 Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
 Nợ tang bồng vay trả, trả vay
 Chí làm trai nam, bắc đông tây
 Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
 Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
 Lưu thủ đan thanh chiếu hãn tâm...
 Chí làm trai sẻ núi lấp sông
 Làm nên tiếng phi thường đâu đấy tỏ...
Cụ Nguyễn Công Trứ, một bậc tài danh, làm quan văn, có biệt tài về thơ văn, nhưng có tài thao lược, cầm quân đi đánh giặc nhiều phen, nhiều lần bị cách chức, một lần bị cách tuột, mà vẫn còn uy lực để làm lại, để vươn lên, vượt qua nhiều thử thách. Có phải cụ đã làm nên số mệnh của cụ hay cụ đã thay đổi được số phận?
Nếu quả có số mệnh thì chẳng ai tránh khỏi số, xoay trở, vùng vẫy chán rồi cũng lại nằm trong số phận. Con người còn có lý trí, trí tuệ, nên đã vươn lên, và vượt qua được tham sân si. Trên hình nhi thượng học như Vũ Trụ Quan, con người có thể phải theo số mệnh, chưa giải lý được hết, nhưng ở hình nhi hạ học Nhân sinh quan, con người đến nay có thể thay đổi được lối sống, sinh tồn nhờ trí tuệ hướng dẫn.
ĐỖ PHÚ
(Virginia)
Chú thích:
(1) Aristote 384-322 TTL, một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp khi bàn về số mệnh đã viết mỗi người có một số mệnh và không ai có thể thoát nó được, nhưng ông lại chủ trưong rằng con ngưòi có tự do trong ý tưởng, trí tuệ, suy tư để tìm cho mình một con đường đi. Cá nhân, gia đình hay xã hội phải cần có trí tuệ khai sáng và hướng dẫn hay nói khác đi con người muốn vươn lên, hoàn mỹ hơn cần phải có triết gia hay triết lý.

DỰ ĐOÁN THỜI VẬN ĐỂ GẶT HÁI THÀNH CÔNG


Đời người thường xảy ra biết bao thăng trầm nhưng cơ hội để bạn có được hạnh phúc lại không nhiều. Vì vậy nếu bạn biết phối hợp thời kỳ tốt đẹp của cuộc đời vận những công việc trọng đại như hôn nhân, xin việc, chuyển ngành, mở mang cơ nghiệp mới thì cuộc sống của bạn sẽ khá hơn.
Thời vận đỏ chính là thời kỳ khí số của bạn sung mãn nhất. Nếu bạn biết nắm bắt lấy nó, như vậy bạn đã nắm bắt được hạnh phúc của mình ở mức độ cao hơn.
Người ta thường nói đến thời vận lúc trẻ, thời vận lúc thanh niên, thời vận lúc trung niên và thời vận khi về già. Tổng hợp cả bốn loại thời vận trên, chúng ta hãy gọi là “bốn loại thời vận”, trong bốn loại thời vận ấy, thời vận thời nào của bạn rực rỡ nhất?
Mối quan hệ rất mật thiết giữa mùa sinh của một người với bốn loại thời vận:
Người sinh vào mùa Xuân (từ tháng Một đến tháng Ba) thuộc loại sơ niên vận (từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi) vận số cực thịnh.
Người sinh vào mùa Hạ (từ tháng Tư đến tháng Sáu) thuộc loại thanh niên vận (từ 20 đến 35 tuổi) vận số cực thịnh.
Người sinh vào mùa Thu (từ tháng Bảy đến tháng Chín) thuộc loại trung niên vận (từ 35 đến 50 tuổi vận số tốt đẹp).
Người sinh vào mùa đông (từ tháng Mười đến cuối tháng Mười hai) thuộc loại vãn niên vận (từ 50 tuổi trở lên vận số tốt đẹp). Nếu thời gian vận số tốt nhất của cả đời đến với bạn mà bạn biết nắm lấy cơ hội thì bạn sẽ gặt hái thành công.
Ví dụ bạn là người cầm tinh con Ngựa, được sinh vào mùa Hạ. Những người cầm tinh con Ngựa sinh vào mùa Hạ thuộc loại vận số tốt nhất vào độ tuổi thanh xuân. Người sinh năm Ngọ có số vận đỏ vào năm Dần và năm Mùi.
1. NGƯỜI SINH VÀO MÙA XUÂN
Một năm được chia ra làm bốn mùa. Mùa Xuân tứ đầu tháng Một đến cuối tháng Ba. Mỗi mùa là ba tháng.
Những người sinh vào mùa Xuân thuộc loại sơ niên vận.
Bởi vì mùa Xuân là mùa mà vạn vật hân hoan tiến vào thời kỳ phồn vinh, hoa lá đua nhau khoe sắc, o¬ng bướm rập rờn, cây cối đâm chồi nảy lộc mọi thứ trên đời đều như trẻ lại. Đồng thời vào xuân, băng tuyết đã bắt đầu tan chảy, khắp nơi hoa nở, chim hót rộn ràng và các loại động vật ngủ đông cũng đã bắt đầu thức giấc. Vạn vật đều tràn trề sức sống. Chính vì vậy ông cha ta đã gọi cuộc sống của mỗi con người thời trai trẻ là “tuổi thanh xuân”. Và vận số loài người cũng bị ảnh hưởng bởi niềm hân hoan bước vào thời kỳ phồn vinh ấy. Những người sinh vào mùa Xuân ngay từ lúc còn nhỏ đã được ông trời ưu đãi, quá trình trưởng thành của họ chẳng khác gì hình vẽ của một ngọn núi lửa
Bạn trẻ có thể trưởng thành nhanh chóng hay không đều dựa vào trạng thái tinh thần của bậc làm cha, làm mẹ. Tức là tinh thần của họ cũng được thoải mái , thư thái trong không khí của mùa Xuân và sinh ra đứa con với tinh thần thư thái ấy. Những đứa con này lớn mạnh nhanh chóng, đó là lẽ đương nhiên.
Trong không khí hân hoan tiến tới sự phồn vinh ấy, lại được cha mẹ nuôi dạy, chăm sóc, yêu thương khi trong lòng họ tràn đầy sắc xuân, vận số của đứa trẻ ấy từ khi được sinh ra cho tới năm hai mươi tuổi vốn được ông trời đặc biệt ưu đãi. Mà cái gọi là “được ông trời đặc biệt ưu đãi” ấy không phải chỉ thỏa mãn về phương diện vật chất mà còn có cả tình yêu thương của cha mẹ nữa. Nó còn bao hàm tổng hợp tất mọi ưu đãi trong đời sống, môi trường.
Vì vậy, đứa bé có được nhân tố tuyệt với để trưởng thành có thể nói là những đứa bé sinh vào mùa Xuân đều có đầy đủ. Vì vậy, đối với những đứa trẻ được sinh vào mùa Xuân, trong quãng thời gian “Sơ niên vận” của mình vốn là thời kỳ vận số tốt. Nếu chúng biết nắm bắt lấy thời điểm “vận số tốt” ấy thì ngay từ lúc còn trẻ chúng đã có thể xuất đầu lộ diện, tiến lên cao, cả đời thuận buồm xuôi gió.
Những người sinh vào mùa Xuân cần phải lưu ý đến vận xấu của mình ở độ tuổi trung niên.
Những người sinh vào mùa Xuân cần phải đặc biệt chú ý đến những năm hạn.
Vì vậy nếu bạn được sinh vào mùa Xuân, bạn nên cố gắng vươn lên ngay trong thời kỳ rực rỡ nhất “Sơ niên vận” của mình, cố gắng nắm lấy thời vận lúc đang lên, đồng thời cũng phải lưu ý đến độ tuổi trung niên là lúc thời vận của mình đang xuống, phải thật cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và công việc.
Bạn nên thận trọng khi làm một việc lớn mới vào năm vận hạn. Những người sinh vào mùa Xuân nếu có sự cạnh tranh, tranh chấp xảy ra vào độ tuổi trung niên tức là lúc vận hạn của mình thì dù bạn không sai nhưng người gánh chịu phần thua thiệt vẫn chính là bạn.
2. NGƯỜI SINH VÀO MÙA HẠ
Mùa Hạ vào khoảng tử đầu tháng Tư đến cuối tháng Sáu. Nếu bạn là người sinh vào mùa Hạ thì vận số cả đời của bạn, thuộc loại “Thanh niên vận” Đối với nhùng người sinh vào mùa Hạ thì vận số của họ thịnh nhất vào khoảng lúc tuổi thanh niên. Bất kể họ làm việc gì đều tự do tự tại. Đồng thời, nếu bạn biết vận dụng tốt quãng thời gian có vận số thịnh nhất của mình thì cuộc đời của bạn sẽ phát triển tốt.
Vào mùa Hạ mặt trời rực rỡ, chiếu rọi khắp nơi, mọi vật đều tràn đầy sức sống. Trong thời gian này lúa đang trổ bông, phấn hoa lan tỏa khắp không gian để chuẩn bị kết trái. Mùa Hạ là mùa mà vạn vật vận động mạnh mẽ nhất trong bốn mùa. Mùa Hạ chính là ngưỡng cứa của mùa Thu, là mùa thu hoạch. Nếu dùng bốn mùa để ví với cuộc sống của một đời người thì đó là mùa mà người ta có nhiều biến động lớn nhất. Nếu nói theo màu sắc thì biểu tượng của mùa Xuân là màu xanh lục còn màu đỏ là biểu tượng của mùa Hạ.
Những người sinh vào mùa Hạ cần phải biết nắm lấy vận đỏ vào độ tuổi thanh niên của mình.
Nếu bạn là người được sinh vào mùa Hạ thì đến khi về già, quay đầu nhìn lại vận mệnh cả đời của mình, nhất định bạn sẽ thấy vận mệnh của mình phát triển rực rỡ nhất vào độ tuổi tứ 25 đến 30 của mình.
Nếu bạn là người sinh vào mùa Hạ, dù cho thửa nhỏ của bạn trôi qua không được êm đềm cho lắm nhưng tuyệt đối bạn chớ nên nhụt chí. Những người thành công đều là những người đã vượt qua được thử thách của hoàn cảnh, ngay từ nhỏ đã theo đuổi mục tiêu của cuộc đời, biết dũng cảm tiến lên phía trước, luôn nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi.
3. NHỮNG NGUỜI SINH VÀO MÙA THU
Ai cũng biết rằng mùa Thu có ba tháng, kéo dài từ đầu tháng Bảy đến cuối tháng 9.
Các bạn thử hình dung lại mùa Thu ở vùng ngoại ô xem sao. Đầu tiên, mùa thu chính là mùa thu hoạch. Lúa hay các loại hoa mầu khác đều được thiên nhiên ban thưởng hậu hĩnh, cuối cùng cũng đã tới lúc chín muồi, tạo cho người nông dân cảm giác vui vẻ khi thu hoạch mùa màng về nhà. Vùng ngoại ô miền núi cũng khoác lên mình nét đẹp rực rỡ. Đó chính là một trong những đặc trưng cua mùa Thu. Thế nhưng sau khi mùa màng đã được thu hoạch xong, khung cảnh ngoài đồng lại khiến người ta có cảm giác cô tịch, vắng lặng, không thể che giấu nổi nỗi buồn mang mác của mùa. Thu trước phong cảnh tiêu điều, cô tịch của vạn vật.
Những người sinh vào mùa Thu – Vốn bị ảnh hưởng của mùa thu hoạch. Như biểu đồ đã chỉ, vào độ tuổi trung niên – Độ tuổi chín chắn của cuộc đời vận số thịnh nhất sẽ đến với họ.
Vận số của bạn có chiều hướng đi xuống vào độ tuổi trước trung niên. Các bạn chớ ngại khi liên tưởng đến cây lúa, trước khi trổ bông kết trái đã phải trải qua sự khảo nghiệm của mưa gió. Tức là vào mùa Hạ, nhưng đợt gió mạnh thổi qua làm thân cây nghiêng ngả, rập rờn. Như vậy cây lúa mới có được điều kiện thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái, mới có được vụ thu hoạch vào mùa Thu. Cũng giống như đạo lý trên, những người sinh vào mùa Thu trước khi bước vào cuộc tranh thắng phụ đều phải trải qua các cuộc khảo nghiệm kỹ lưỡng.
Có vượt qua được các cuộc khảo nghiệm ấy hay không, điều này phụ thuộc bởi vận mệnh của những người sinh vào mùa Thu.
Những ngườii sinh vào mùa Thu phải biết cần cù cố gắng ở độ tuổi thanh niên.
Ngoài ra còn một vấn đề cần phải nói nữa là giống như tranh minh họa ở trang trước đã hiển thị, cuộc sống nửa trước của cuộc đời họ đa số đều trải qua một cách bình lặng. Do đó, thông thường mà nói, họ không đủ lòng kiên nhẫn để đợi cho qua kỳ ngủ đông này, thường có những hành vi khinh xuất manh động, tự đào mồ chôn mình hay oán trời chẳng chiều người, cảm thấy vô cùng thất vọng trong cuộc sống, có rất nhiều người vứt bỏ mọi sự cố gắng của mình đi. Kết quả là dù vận số cực thịnh thời trung niên của họ có tới , không những họ không biết nắm lấy, thậm chí họ để nó trôi đi một cách tự nhiên còn mình thì chết dần trong sự buồn bực.
Ngược lại, những người biết nuôi hy vọng cho tương lai của mình trong thời kỳ ngủ đông này, vẫn liên tục cố gắng một cách không biết mệt mỏi tất đến độ tuổi trung niên họ sẽ thu được thành quả mĩ mãn của mình.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa. Đối với những người sinh vào mùa Thu, làm việc vất vả thời thanh niên nhất định sẽ được dền bù xứng đáng về sau này. Hơn nữa tôi cũng muốn khuyên những người sinh vào mùa Thu một điều là: Chớ nên theo người của mình. Nếu bạn làm được như vậy, bất luận bạn theo đuổi sự nghiệp gì, qua độ tuổi 35 của mình, nhất định bạn sẽ gặt hái được thành công. Còn đối với công việc chuyên ngành hay đổi sang công việc mang tính tự do thì bạn vẫn cần phải cẩn trọng trong thời thanh niên, tuyệt đối chớ nên manh động.
Ví dụ như những người cầm tinh con Hổ vốn rất hay thay đổi công việc, chính vì vậy mà không ít người đã để thời điểm vận số cực thịnh của mình qua đi một cách phí phạm. Nhưng nếu những người sinh vào mùa Thu có khuynh hướng ấy, thời thanh niên họ liên tục thay đổi công việc, kết quả giành cho họ là trăm điều hại mà chẳng có lấy một chút lợi nào, trở thành kẻ thất bại của cuộc đời.
Nhưng nếu họ thay đổi công việc vào thời kỳ vận số thịnh nhất ở độ tuổi trung niên của mình, rất có thể họ sẽ đạt được những thành tích khiến người khác phải ngưỡng mộ, từ đó tạo ra một cuộc sống phát triển mạnh mẽ, hoàn toàn mới của mình.
Cũng giống như việc thay đổi ngành nghề vậy. Trên phương diện hôn nhân, đa số những người sinh vào mùa Thu nếu kết hôn muộn sẽ có cuộc sống gia đình, hạnh phúc. Nếu họ kết hôn sớm thì không tốt, dễ thay đổi.
Bội thu ở độ tuổi từ bốn mươi đến năm mươi.
Tóm lại, những người sinh vào mùa Thu sẽ có vận số cực thịnh ở độ tuổi trung niên của mình. Dù nhắc đến những nhân vật thành danh thì họ đều thuộc số những người bắt đầu phát ở độ tuổi từ ba mươi đến bốn mươi, đến độ tuổi trung niên họ bắt đầu gặt hái thành công to lớn.
4. NGƯỜI SINH VÀO MÙA ĐôNG
Mùa Đông dài ba tháng, vào khoảng từ đầu tháng Mười đến hết tháng Mười hai. Nếu bạn sinh vào mùa Đông, như vậy vạn số của bạn sẽ thuộc loại “Vãn niên vận”.
Bởi bạn được sinh vào mùa Đông, hoa cỏ tàn tạ phải gánh chịu gió lạnh tuyết rơi và cũng là mùa ngủ đông của các loài động vật. Đó chính là cách tự bảo tồn của các loài động, thực vật để vượt qua mùa Đông lạnh lẽo, chờ đợi mùa Xuân ấm áp.
Tức là nhùng người sinh vào mùa Đông như bạn vốn trời ban cho số vừa phải ẩn mình đợi đến mùa Xuân, vừa phải dưỡng thần, tích luỹ nhuệ khí, vốn có sức nhẫn nại lớn vô cùng. Dù bạn gặp phải bất cứ nghịch cảnh gì, bạn đều có thể điềm nhiên chấp nhận. Và bạn cũng có khả nàng tự khắc phục cực kỳ siêu việt. Vì vậy, so với những người sinh vào các mùa khác, vào độ tuổi trung niên trở về trước thì bạn không bằng được họ nhưng vì bạn biết dựa vào tính nhẫn nại và khả năng khắc phục chính mình nên lúc về già có thể bạn sẽ thành danh, cuộc sống dễ chịu.
Phải chăng vận số của những người sinh vào mùa Đông không tốt bằng “sơ niên vận”, “thanh niên vận” , “Trung niên vận” ? Chưa hẳn đã thế. Như trên đã nói, dù quãng thời gian vận số cực thịnh của cuộc đời họ đến muộn nhưng vẫn có những năm vận số tốt đều đặn đến với họ theo một chu kỳ nhất định. Và nếu can chi của họ có vận số tốt (ví dụ như người cầm tinh con Rồng, Hổ, Rắn, Khỉ, Lợn vốn là những con vật có vận số mạnh hơn những loài khác trong mười hai địa chi) lại kết hợp với thời gian sinh, thậm chí với cha mẹ bạn học có duyên số tốt thì bạn cũng có thể có vận tốt may mắn đến.
Những người sinh vào mùa Đông đã giành được đại thắng nhờ tính nhẫn nại và công phu chờ đợi của mình.
Dù bạn nắm bắt được vận tốt vào độ tuổi thanh niên nhưng vận số lúc ấy của bạn vẫn chưa phải là vận số thực sự. Xét theo một khía cạnh khác thì vận số đó không có một chút tính chắn chắn nào. Tức là dù bạn có thể xuất đầu lộ diện từ lúc bạn còn trẻ nhưng e rằng bạn khó có thể giữ nó lại cho đến lúc bạn già.
Những người sinh vào mùa Đông dường như phải đợi đến lúc về già mới nắm bắt được hạnh phúc thực sự của mình. Vì vậy vào độ tuổi thanh xuân dù luôn gặp phải nghịch cảnh có tài mà không được trọng dụng, không nắm được vận đỏ thì bạn cũng chớ lấy đó làm bi quan. Hãy vui vẻ thoải mái, bình tâm tĩnh trí đợi đến khi thời cơ đã chín muồi.
Nguồn: Phong Thuy Tong Hop

BÓI XEM NỐT RUỒI SANG HÈN



1. Khắc Cha Mẹ. Thường phải xa cha hoặc mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên tự lập, không có số nhờ cha, mẹ.

2. Khắc Cha Mẹ. Thường phải xa cha hoặc mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên tự lập, không có số nhờ cha, mẹ.

3. Khắc cha mẹ. Thường mất cha mẹ lúc còn trẻ tuổi.

4. Người có cuộc sống bình đạm, không bon chen.

5. Người có đạo đức.

6. Sống rất thọ, cuộc đời sung túc nếu có cả nốt ruồi số 2.

7. Số may mắn, làm việc thường lúc nào cũng thành công.

8. Nốt ruồi đại phú, có nhiều tiền bạc, tài của.

9. Nốt ruồi quí, thường có danh vọng, địa vị cao trong xã hội.

10. Người biết xuôi theo thời, thường được người có thế lực đỡ đầu.

11. Nốt ruồi thị phi. Dễ bị liên quan trong các vụ kiện tụng, thưa gởi, tiếng đồn xấu .

12. Nốt ruồi đại kiết. Cuộc đời thường gặp nhiều may mắn.

13. Khắc cha. Thường cha chết trước mẹ.

14. Nốt ruồi ly hương. Phải rời xa quê quán lập nghiệp mới thành công.

15. Nốt ruồi tha hương. Thường sống xa nhà , khi chết cũng ở xứ khác.

16. Nốt ruồi Thiên-Hình. Dễ bị thương tật, hay xãy ra tai nạn.

17. Thường có nhiều tiền bạc. Làm chơi ăn thiệt.

18. Nốt ruồi cô quả. Thường sống độc thân, có gia đình cũng không lâu bền hoặc không hạnh phúc.

19. Nốt ruồi kém may mắn. Thường không thành công trong cuộc đời. Khi chết xa quê hương.

20. Thường làm về các nghề sản xuất như công kỹ nghệ, hoặc chăn nuôi, trồng trọt. Không có số làm thương mại.

21. Nốt ruồi triệu phú. Giàu nhỏ nhờ làm việc nhiều và biết cần kiệm.

22. Nốt ruồi công danh. Thi cử dễ đậu cao, thường làm việc các nghề chuyên môn, cần bằng cấp.

23. Nốt ruồi hoạnh tài. Thường chạy chọt áp phe, cờ bạc, hay trúng số.

24. Nốt ruồi phú quí. Tốt về cả công danh lẫn tài lực.

25. Thường thân cận với những người quyền quí hay giàu có.

26. Nốt ruồi đa nghệ. Nghề nào làm cũng dễ thành công.

27. Nốt ruồi xui xẻo.

28. Làm ăn dễ thất bại. Không nên mưu sự lớn.

29. Nốt ruồi thiên lộc. Làm chơi ăn thiệt, thường có của trên trời rơi xuống.

30. Nốt ruồi khôn ngoan, biết lợi dụng thời cơ để kiếm lời.

31. Nốt ruồi phá gia. Làm ăn hay gặp trở ngại đến mức phá sản. Cẩn thận về cờ bạc.

32. Nốt ruồi tai nạn, dễ bệnh hoạn, tai nạn.

33. Dễ bị tai nạn, thương tích.

34. Tiền kiết hậu hung. Làm ăn trước tốt sau xấu. Chớ nên làm những việc có tính cách ngắn hạn như áp phe, mánh mun, sale.

35. May mắn. Cuộc đời ít rủi ro, thường được nhiều người giúp đỡ.

36. Nốt ruồi phú. Làm giàu nhanh chóng.

37. Tính người hung dữ, hay kiếm chuyện, hay gây rắc rối.

38. Dễ gặp tai nạn vì bất cẩn.

39. Tốt về mọi mặt từ sự nghiệp đến tình cảm.

40. Tiền hung hậu kiết. Công việc thường có trở ngại lúc đầu, nhưng càng về sau càng tốt, giàu có.

41. Hay gặp rủi ro, thất bại.

42. Hay bị thương tích, thân thể thường có thương tật, tì vết.

43. Nốt ruồi xui xẻo.

44. Nốt ruồi lãng mạn, nam cũng như nữ. Thường có nhiều quan hệ nhân tình.

45. Phát đạt. Làm ăn dễ thành công.

46. Nốt ruồi xui xẻo.

47. Nốt ruồi ly hương. Làm ăn có lúc phát rất mạnh, nhưng cuộc đời dễ bị phá sản.

48. Hay bị tai bay vạ gởi, không làm mà chịu.

49. Nốt ruồi phân ly. Vợ chồng, nhân tình dễ xa cách.

50. Khắc con cái, sinh nhiều nuôi ít.

51. Sát thê, vợ chồng dễ phân ly.

52. Khắc cha. Xa cha sẽ khá hơn.

53. Hay gặp tai họa, rủi ro.

54. Khắc mẹ. Số không sống gần mẹ. Vợ chồng cũng dễ phân ly.

55. Kém may mắn, cuộc đời hay gặp những chuyện hung dữ, kẻ ắc.

56. Khắc con cái. Thường không sống gần con. Sinh nở khó khăn.

57. Sát thê. Vợ chồng dễ phân ly.

58. Tính tham lam. Có tật ăn cắp vặt.

59. Nốt ruồi lãng mạn, nam cũng như nữ. Thường có nhiều quan hệ nhân tình bất chính.

60. Thông minh và khôn ngoan. Học ít hiểu nhiều.

61. Số dễ bị tai nạn.

62. Thông minh, sống rất thọ. Tiền bạc trung bình.

63. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết.

64. Nốt ruồi quan tụng. Trong đời hay xảy ra chuyện lôi thôi về kiện tụng.

65. Khắc cha. Thường mất cha hoặc sống xa cha từ nhỏ.

66. Thông minh, học ít hiểu nhiều. Sống rất thọ.

67. Nốt ruồi cô độc. Thường phải ly hương, xa gia đình, xa vợ con.

68. Dễ bị tai nạn về nước và lửa.

69. Nói nhiều, hay bị người ghét vì ăn nói. Nói không cẩn thận và không nghĩ đến cảm giác người khác.

70. Ngồi lê đôi mách, hay để ý chuyện của người khác.

71. Tính xấu, thường hà tiện và tham lam.

72. Con cái, người dưới hay bị hoạn nạn.

73. Nốt ruồi tuyệt tự, khó có con.

74. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết.

75. Dễ bị tai nạn về sông nước.

76. Tính xấu, tham lam, lòng dạ không ngay thẳng.

77. Nốt ruồi hoạnh tài. Thường chạy chọt áp phe, cờ bạc, hay trúng số.

78. Nốt ruồi thị phi. Họa đến từ miệng, thần khẩu hại xác phàm.

79. May mắn, làm ăn, công việc luôn có người giúp.

80. Thông minh, nhạy bén, thi cử dễ đổ cao.

81. Nốt ruồi Hòa Lộc. Tiền hết lại có, không bị túng thiếu.

82. Nốt ruồi ngoại tình, đa tình. Nam cũng như nữ, đều dễ ngoại tình.

83. Nốt ruồi phú. Thường giàu có nhờ làm ăn được nhiều người giúp đỡ.

84. Nốt ruồi may mắn. Cuộc đời thường may mắn, dễ kiếm tiền.

85. Dễ bị phá sản vì thiên tai hay chiến tranh.

86. Nốt ruồi hoạnh phát. Thường có tài lộc, của vô rất nhanh.

87. Nốt ruồi lãng mạn. Nam cũng như nữ đều thích chuyện tình ái, chăn gói. Thường có nhiều quan hệ cùng lúc.

88. Nốt ruồi trác táng. Dễ sa ngã vào rượu chè, hút sách .

89. Khôn ngoan, thông minh, tính tình rộng rãi.

90. Số sung sướng, không giàu nhưng nhàn hạ, hưởng thụ.

91. Nốt ruồi bình an. Cuộc đời không sợ tai nạn.

92. Dễ bị người khác cướp giật, sang đoạt tài sản.

93. Nốt ruồi phong lưu. Thường có đời sống xa hoa, hưởng thụ.

94. Giàu có và khôn ngoan. Hay gặp may mắn về tài lộc.

95. Thường có danh vọng, địa vị trong xã hội.



Sưu tầm

CHIÊU "ĐIỂM HUYỆT" ĐỊNH PHONG THỦY CỦA GIA CÁT LƯỢNG

Hình ảnh Gia Cát Lượng trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa"

Có lẽ chính vì vậy mà ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…
Chiêu “điểm huyệt” định phong thủy của Gia Cát Lượng
Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, vì vậy, Gia Cát Lượng đương nhiên rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân.
Núi Định Quân nay nằm ở phía Nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
Một truyền thuyết khác nói rằng, khi Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt đã dùng ngọn núi này làm nơi tập Bát trận độ, luyện tập binh lính nên mới có tên là núi Định Quân.
Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục? Người ta đã đưa ra nhiều giải thích khác nhau. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân là vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục.
Một thuyết khác lai nói rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia Cát Lượng đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.
Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy.
Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.
Theo ghi chép, trước khi chết, nói về việc lo hậu sự của mình, Gia Cát Lượng nói với các tướng sỹ rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.
Truyền thuyết kể rằng, quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt.
Tuy nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống.
Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ “mộ tặc” cực kỳ lộng hành. Vì vậy, ngoài việc chọn phong thủy cho ngôi mộ, việc đầu tiên cần nghiên cứu đối với các nhà phong thủy chính là làm cách nào để chống lại bọn mộ tặc này.
Tào Tháo vốn là một chuyên gia trộm mộ, vì vậy cũng trở thành một người cực kỳ tài năng trong việc chống lại mộ tặc.
Nghi án về 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho tới tận ngày nay vẫn chưa có lời giải và người ta vẫn chưa thể nào tìm thấy ngôi mộ thật của nhà chính trị lừng danh thời Tam Quốc này.
Về mặt phong thủy, Gia Cát Lượng có lẽ không thua gì Tào Tháo vì vậy, việc chống mộ tặc của Gia Cát Lượng cũng đặc sắc không kém.
Gia Cát Lượng khi chọn mộ cũng đã nghĩ đến việc sẽ bị Tư Mã Ý hoặc những người đời sau đào và cướp mộ vì vậy đã yêu cầu tướng lĩnh dưới quyền không chôn theo các vật tùy táng, mộ huyệt cũng không cần đào lớn, chỉ vừa đủ để đặt quan tài là được. Khu vực đặt mộ cũng không cần xây kín, cũng không trồng cây đánh dấu hay làm bất cứ thứ gì có thể bị phát hiện.
Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầuđã quyết định xây dựng khu mộ cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định làm điều này, họ cũng tính đến việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tặc.
Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ giả xung quanh ngôi mộ thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật.
Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ giả lại không giả”.
Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia lại cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu” này cũng không phải là thực.
Ngôi mộ này được coi là ngôi thật của Gia Cát Lượng chỉ mới bắt đầu từ năm 1799, do Đô đốc tỉnh Thiểm Tây là Tùng Quân khẳng định dựa trên những truyền thuyết lưu truyền trong dân địa phương thời đó.
Vì vậy, có thể nói rằng cũng giống như Tào Tháo, cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định được mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở đâu.
Nguồn: Phong  Thủy Tổng Hợp

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

VIDEO BIỂU DIỄN VÀ GIỚI THIỆU VỀ VOVINAM


Vovinam (hay còn gọi là Việt Võ Đạo) là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania,Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,…

Lịch sử

Người sáng lập Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc.
Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng.
Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc mất.
Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Trưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. Ở Pháp giáo sư Phan Hoàng có công gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu kể từ thập niên 1970. Trong khi đó ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh , sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF).
Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran.
Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời.
Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris.
Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) diễn ra tại Campuchia.
Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26.
Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng trường,… Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.
Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ,…), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược,…) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu,…). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn: [cần dẫn nguồn]
Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã)
Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ)
Trong thời gian phong trào "Võ Thuật học đường" (1965), vì không đủ huấn luyện viên có rất nhiều huấn luyện viên của các môn phái võ nước ngoài và võ cổ truyền tham gia vào Vovinam. Họ đã mang nhiều kỹ thuật của các môn võ khác bổ sung vào Vovinam.
Ví dụ: Võ sư Nguyễn Hữu Nhạc của võ đường Sa Long Cương đã mang bài Long Hổ Quyền vào Vovinam [cần dẫn nguồn]. Đây là một trong những bài quyền được coi là rất đặc trưng của Vovinam.
Vì lý do nói trên, hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời "Võ thuật học đường" đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do võ sư Nguyễn Lộc truyền dạy.
[sửa]Võ đạo
Chủ thuyết "cách mạng tâm thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học, và không bị ảnh hưởng của nhị nguyên luận. Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về tâm và thân. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý: tâm thân phối triển, cương nhu phối triển, tri hành phối triển, việt ngã, độ tha, và thăng hóa, cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành.
Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người".
Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm người.

Võ Phục​

Từ năm 1938 đến năm 1964, Vovinam không có võ phục chính thức của mình. Sau cuộc gặp mặt các võ sư Vovinam lần đầu tiên, tổ chức vào năm 1964, màu võ phục chính thức là màu lam. Tuy nhiên phân nhánh ly khai Việt Võ Đạo Federation dùng võ phục màu đen trong những năm 1973-1990. Từ năm 1990 cho đến nay, võ phục Vovinam trên toàn thế giới dùng thống nhất màu lam.

Các loại đai đẳng

Tự vệ nhập môn: Có hai cấp là tự vệ Việt Võ Ðạo (đai xanh màu da trời) và Nhập môn VVÐ (Ðai xanh dương đậm), thời gian luyện tập mỗi cấp là 3 tháng. Danh xưng: võ sinh

Lam đai: 

Ðai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, mỗi cấp tập luyện: 6 tháng Danh xưng: môn sinh.
Huyền đai (Hoàng đai):
Đai đen (người dưới 15 tuổi có chỉ vàng dọc theo đai) 1 cấp, thời gian tập luyện 1 năm; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai.

Hoàng đai: 

Ðai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 2 năm. Danh xưng: huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ nhất đẳng, huyền đai đệ nhị đẳng, huyền đai đệ tam đẳng.

Chuẩn hồng đai: 

Ðai đỏ có 2 viền vàng, một cấp, luyện tập 3 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai. Danh xưng: võ sư chuẩn cao đẳng; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ tứ đẳng.

Hồng đai: 

Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mỗi cấp luyện tập 4 năm và trình luận án võ học khi thi thăng cấp, danh xưng: võ sư cao đẳng hồng đai đệ thất, nhị, tam,… cấp; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ ngũ, lục đẳng,…

Bạch đai: 

Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp, thời gian luyện tập: vô định. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư Chưởng Môn môn phái.
Hiện tại, các màu đai có ý nghĩa như sau: Ý nghĩa màu đai
Xanh lam:
Biểu hiện cho hy vọng.
Đen:
Màu của nước. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã chuyển thành bản thể.
Vàng:
Màu của đất. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên vững chắc như đất.
Đỏ:
Màu của lửa. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bốc cao như lửa.
Trắng:
Màu của sự thanh khiết. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên cao độ, chân tịnh, thiêng liêng nhất. Chỉ dành cho trưởng môn của môn phái.
Nhưng lúc xưa, ý nghĩa các màu đai không phải như vậy, do thời thế mà đã đổi thành như trên, việc này sẽ bàn thêm ở dưới. Và đến giờ vẫn còn nhiều người đồng ý với quan niệm lúc xưa. Rằng:
Xanh lam:
Biểu thị cho hy vọng. Giống hiện nay.
Đen:
Khi xưa không có màu đen cho đai. Nhưng từ khi Vovinam chính thức ra với quốc tế, nên các võ sư đã thống nhất cho thêm màu đai đen để có một cấp bậc tương đương với đẳng cấp quốc tế. Nghĩa là môn sinh mang đai đen Vovinam sẽ tương đương đẳng cấp với các môn sinh đai đen của các võ phái khác đã được quốc tế hóa (như đai đen của Karate-do, Taekwondo,…)
Vàng:
Màu của da. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bao trùm thân thể cho người môn sinh, bảo vệ vững chắc cho người môn sinh.
Khi xưa, Vovinam chỉ dạy cho người Việt, chưa du nhập ra quốc tế, nên màu vàng biểu thị cho màu da của người Việt, là người da vàng. Nay Vovinam chính thức quốc tế hóa, môn sinh da vàng, da trắng, da đen trên toàn thế giới, nên sửa thành "màu của đất" như trên.
Đỏ:
Màu của máu. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã tiến sâu hơn một bước: "từ ngoài da đã thấm vào trong máu" của người môn sinh.
Trắng:
Màu của xương. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã vào tận xương tủy, đã trở thành "cốt". Đã đạt đến giới hạn thâm viễn nhất dành cho người đứng đầu môn phái.




















VIDEO BIỂU DIỄN VOVINAM RA MẮT BỘ PHIM "DÒNG MÁU ANH HÙNG - QUẢ BOM PHIM MÙA HÈ"


Một cảnh quay trong phim "Dòng máu anh hùng"

Dòng máu anh hùng trở thành bộ phim được chờ đợi nhất của khán giả trong năm 2007. Trong buổi trình chiếu cho Hội đồng Duyệt phim quốc gia, tất cả các thành viên dự xem đều có chung nhận định, đây là bộ phim võ thuật VN hay nhất từ trước đến nay. 



 
                                       
 
Ngày 12-4 tới, bộ phim Dòng máu anh hùng sẽ chiếu ra mắt thế giới tại Đại hội Điện ảnh VN quốc tế lần thứ III (VIFF) diễn ra tại Mỹ. Sau khi trở về từ đại hội, đoàn phim dự kiến có buổi ra mắt tại VN vào ngày 19-4 trước khi công chiếu trên cả nước vào ngày 27-4.

 
Khơi dòng phim hành động VN.Ngay từ lúc bấm máy vào tháng 1-2006, bộ phim Dòng máu anh hùng (Hãng phim Chánh Phương hợp tác với Cinema Pictures) đã thu hút sự quan tâm của nhiều người khi lần đầu tiên quy tụ một ê-kíp làm phim Việt kiều lẫn người nước ngoài mà hầu hết trong số họ đều đã tạo dựng chút ít tên tuổi tại Hollywood và các nước: nhà sản xuất Jimmy Nghiêm Phạm, đạo diễn Charlie Nguyễn, diễn viên Dustin Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn, hóa trang Gordon Phong Banh, đạo diễn ánh sáng Dominic Pereira, nhạc sĩ Christopher Wong. Thêm vào đó, đề tài phim là hành động - dã sử, một thể loại khá “xương” của phim Việt và cuối cùng là con số kinh phí đầu tư cao chót vót: 1,5 triệu USD.




Để thể hiện một phong cách mới lạ, Dòng máu anh hùng tuy là bộ phim thuần túy văn hóa VN, nhưng lại được tô thêm màu sắc với những màn hành động võ thuật hấp dẫn của điện ảnh, phô trương các chiêu thức võ thuật VN chưa từng được khai thác qua ống kính điện ảnh. Một số quyền thế võ thuật này đã được các võ sư VN sáng tạo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đạo diễn Charlie Nguyễn cho biết: “Tôi mong muốn Dòng máu anh hùng thu hút khán giả với những màn võ thuật đẹp mắt, đồng thời vẫn nói lên được nỗi thống khổ của con người khi bị đô hộ bởi quyền lực”.

Trong phim, Johnny Trí Nguyễn vào vai Cường - sĩ quan mật thám Pháp. Dustin Nguyễn đón nhận một thử thách mới khi thủ vai phản diện Sỹ. Anh mang đến cho nhân vật một chiều sâu nội tâm phức tạp, và tạo ấn tượng lạ cho vai diễn đánh dấu lần trở về VN đầu tiên của mình sau 32 năm xa quê hương. Ngô Thanh Vân vào vai nghĩa quân Thúy.




Đúng như lời đạo diễn, khi đoạn phim ngắn giới thiệu (trailer) ra mắt, Dòng máu anh hùng đã gây ra cơn sốt trên các diễn đàn phim ảnh trong nước, rất nhiều lời khen ngợi đã dành cho phim bởi phần hình ảnh, âm thanh, trang phục độc đáo và nhất là những cảnh hành động “không khác gì phim Hollywood”.
Những cú xoay người đá 360 độ, những màn cháy nổ hoành tráng... đã hâm nóng bầu không khí chờ đợi Dòng máu anh hùng ra rạp, khiến Dòng máu anh hùng trở thành bộ phim được chờ đợi nhất của khán giả trong năm 2007. Trong buổi trình chiếu cho Hội đồng Duyệt phim quốc gia, tất cả các thành viên dự xem đều có chung nhận định, đây là bộ phim võ thuật VN hay nhất từ trước đến nay.

Phim Việt đi xa.
Ban đầu số tiền đầu tư dự kiến là 800.000 USD nhưng cuối cùng đã dội lên gần gấp đôi: 1,5 triệu USD, khiến những nhà làm phim phải bước vào một “canh bạc” sinh tử: Cầm nhà làm phim. Kinh phí cho việc tái dựng những bối cảnh cổ, các phương tiện đi lại, vũ khí xưa và phục trang (do nhà thiết kế Ngô Thái Uyên đảm trách) đã ngốn số tiền không nhỏ.
Với một bộ phim VN sản xuất, đây quả thực là số tiền kỷ lục nhưng để thâm nhập vào Hollywood, theo lời nhà sản xuất Nguyễn Chánh Tín thì “1,5 triệu USD chỉ là con số tối thiểu”. Với tham vọng mang phim VN quảng bá khắp thế giới, các nhà sản xuất Dòng máu anh hùng đã thực hiện toàn bộ phần hậu kỳ tại Mỹ chứ không làm hậu kỳ từng phần như các phim Việt khác, chỉ với mục đích đạt chất lượng âm thanh đúng chuẩn quốc tế.
Phần âm thanh do công ty Monkeyland Audio - từng làm âm thanh cho các phim lớn như Hero, Brokeback Mountain - đảm nhiệm. Công ty Arri (Đức) thực hiện việc chỉnh màu.
Sự đầu tư này đã đưa đến cho Dòng máu anh hùng một cái kết “có hậu”: Hãng phim Weinstein (Mỹ) - đơn vị phát hành các phim Derailled, Transamerica, Pulse... - nhận mua để phát hành trên toàn thế giới. Đây là bộ phim VN đầu tiên được hãng phim lớn Hollywood mua bản quyền. Dòng máu anh hùng cũng là bộ phim VN đầu tiên có thông tin trong trang web điện ảnh lớn nhất thế giới