Social Icons

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn y hoc voi vo thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn y hoc voi vo thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG TRONG VÕ THUẬT


Cựu vô địch Quyền Anh tự do Bill Wallace đã bị một vết thương đáng sợ trong đợt tập huấn Judo năm 1966: bị đứt dây chằng đầu gối chân phải. Các bác sĩ y khoa bảo chỉ có 50% hy vọng sử dụng lại chân phải thôi. Không nản chí, Bill vẫn tiếp tục luyện tập. Càng tập, ông càng thấy đau dữ dội. Nhưng với ý chí phi thường, Bill cuối cùng đã tập Judo lại như thường. Và rồi vào năm 1971, tai họa lại đến, Bill bị chấn thương ngay đầu gối phải- Vết thương cũ, và phải nghỉ  tập. Tất cả những điều đó không khuất phục nổi Bill Wallace; sau một thời gian khổ luyện không ngừng, ông đã trở lại thảm tập, dù phải mang một miếng nối khớp gối khá nặng. Bây giờ, ông đã có thể đi, đứng bình thường và sử dụng được cả đòn chân. Sau đây là những kinh nghiệm quý báu của Bill Wallace về xử lý chấn thương trong võ thuật.
Có ai tập võ mà không bị chấn thương ít nhiều đâu, phải không các bạn? Vấn đề là làm sao chữa lành mà không để lại những di chứng tai hại về sau. Đó chính là hành trang không thể thiếu của tất cả những ai say mê võ thuật.
Trước hết phải kể đến  các ngón chân, nhất là với môn Karaté bởi bạn phải tập chân không. Mà dù có mang giày đi nữa, các ngón chân vẫn có nguy cơ trật khớp, bong gân và đôi khi bị gãy xương khi bạn đá trúng cùi chỏ, đầu gối v.v… của đối thủ. Đó là chuyện xảy ra thường xuyên trên sàn tập.
Kế đến là bong gân, chảy máu và tụ máu bầm, thường xảy ra khi bạn tung những đòn quá cương mãnh hoặc bị va chạm mạnh. Bạn phải cẩn thận với vùng quanh mắt và mũi, chỉ cần trúng đòn hơi mạnh là chảy máu rồi. Các mảnh xương xương nhọn vùng mắt dễ làm toạc da bạn lắm.
Phần dễ bị thương nữa là bàn tay. Bởi vậy khi tập đấm bao cát nặng, bạn nên băng tay lại hoặc đeo găng. Nhưng rồi khi đấm hăng quá, bạn sẽ quên mất là cổ tay có thể bị trật khớp, bong gân và tay có thể tuột da.
Chấn thương trầm trọng hơn nhiều là vẹo vách ngăn mũi. Như ta biết, cấu tạo của mũi gần 99% là sụn, mà sụn thì rất dễ bị méo mó và chẳng bao giờ thẳng lại được. Đó là lý do tại sao các võ sĩ quyền Anh, quyền Thái (Thai boxing) và Kickboxing, mũi họ trông khá bằng phẳng (mũi tẹt). Về mũi của tôi thì quả là một kỷ niệm tệ hại nhất trong những năm tập luyện. Lúc đó tôi đang luyện song đấu, với một đối thủ khó nuốt. Dù vậy vẫn dồn anh ta vào một góc, và ung dung tung những đòn đẹp mắt. Bất thình lình, anh ta bật lên và đầu anh ta đánh cốp ngay giữa mũi tôi. Máu tuôn ra như vòi phun nước vậy. Thật tệ, tôi phải mất 15 phút để cầm máu. Về nhà tôi không thấy đau lắm, nhưng mũi cứ giựt giựt hoài. Soi gương thấy mũi vẫn thẳng, tôi hơi an tâm, chứng tỏ nó chưa gãy. Nhưng rồi khi ngửa đầu ra sau, tôi thấy vách ngăn mũi méo đi một cách thảm hại, cho đến tận ngày nay.
Tất cả các chấn thương đó xảy ra quá thường xuyên, bởi vậy cách chữa lành chúng là điều thật quan trọng. Làm sao đây? Thưa các bạn, nghỉ ngơi. Đó chính là bí quyết. Vâng, nghỉ ngơi. Bạn cần thời gian để dưỡng thương. Và dĩ nhiên không phải chỉ 1, 2 ngày. Cơ thể chúng ta là một bộ máy tuyệt diệu. Khi có những vấn đề trục trặc, nó báo cho bạn ngay, bằng cách gây đau đớn. Và lúc đó, khôn ngoan nhất là nghỉ ngơi để vết thương đủ thời gian lành hẳn. Một tuần, hai tuần hoặc đôi khi cả tháng cũng không sao. Nghỉ ngơi một tháng còn hơn, vâng! Còn hơn phải giã từ võ thuật vì những hậu quả tai hại của chấn thương, các bạn đồng ý chứ?
Khương Duy
(Lược dịch theo A World of  Hurt của Bill Wallace, tạp chí Black Belt)

TẬP LUYỆN VÕ THUẬT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO CƠ THỂ?


Có người cho rằng tập luyện võ thuật, do chú trọng luyện tập đứng tấn quá nhiều, có thể làm hạn chế sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Điều này có đúng không? Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu qua về sự phát triển của xương trong cơ thể người, đặc biệt là những xương góp phần trực tiếp vào sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể.
Theo “Giải phẫu người” của trần Xuân Nhi và Nguyễn Quang Vinh (nhà xuất bản giáo dục 1987), trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cơ thể, bộ xương người làm bằng mô liên kết. Về sau, mô liên kết biến thành mô sụn, ngoại trừ một số mô đặc biệt. Mô sụn hay mô liên kết phát sinh ra những điểm hóa xương. Những xương phát sinh từ mô liên kết gọi là xương màng, như nhiều xương ở hộp sọ. Còn lại phần lớn các xương khác trong cơ thể đều được phát triển bằng cách thay thế các sụn, gọi là xương thứ sinh hoặc là xương thay thế. Có hai cách hóa xương thay thế các sụn: hóa xương trong sụn khi sự hóa xương bắt đầu trong lòng sụn và hóa xương ngoài sụn khi sự hóa xương bắt đầu ở bề mặt sụn.
Đối với xương dài, sự hóa xương bắt đầu từ phần giữa của thân xương theo cách hóa xương ngoại sụn.  Sự hóa xương trong sụn bắt đầu chậm hơn và được nối liền với với phần hóa xương ngoại sụn. Các điểm hóa xương ngoại sụn dần dần được nối liền với nhau ở dưới lớp màn xương và tạo nên mô xương. Đồng thời với sự hóa xương, trong lòng xương xảy ra một sự phân hủy các chất xốp để hình thành  ống xương rỗng chứa tủy xương. Sự phát triển theo chiều dài bằng cách phát triển thêm mô sụn ở hai đầu xương, các đầu xương giữ mô sụn rất lâu. Những điểm hóa xương trong sụn tiếp tục phát triển ở đầu xương trong khoảng 10 năm (ở nam thì khoảng 10-15 tuổi đến 20-25 tuổi, ở nữ thì khoảng 8-10 tuổi đến 18-20 tuổi). Từ tuổi thiếu niên bước qua tuổi thanh niên có nhiều sự tăng trưởng nhất.
Sự phát triển bộ xương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, yếu tố vận động  tạo điều kiện các sụn giãn dài ra trong thời gian 10 năm phát triển thành sụn hóa thành xương cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng.
Từ sự trình bày khoa học trên đây về sự phát triển và tăng trưởng của xương, chúng ta có thể thấy rằng việc tập luyện võ thuật sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển chiều dài của xương, tức phát triển chiều dài của cơ thể, cũng như góp phần hóa xương nhanh của các sụn đầu xương, tức hạn chế chiều cao của cơ thể, tùy thuộc vào giáo trình huấn luyện võ thuật cho các võ sinh trong độ tuổi 10 năm sụn phát triển thành xương như đã nói ở trên. Thật vậy, đối với các võ sinh đang trong độ tuổi phát triển, một giáo trình huấn luyện võ thuật biết kích thích tạo điều kiện giãn dài các đầu sụn của xương, nhất là xương dài, chắc chắn sẽ giúp cho võ sinh tăng nhanh sự phát triển chiều cao của cơ thể. Ngược lại, cùng một đối tượng, nhưng giáo trình huấn luyện võ thuật khác lại chú trọng quá nhiều đến các thế tấn trụ người, làm cho tăng nhanh sự hóa xương của các đầu sụn, dĩ nhiên sẽ làm hạn chế sự phát triển của chiều cao cơ thể của người võ sinh.
Kinh nghiệm một số năm huấn luyện võ thuật của bản thân tôi cho thấy sự phân tích việc luyện tập võ thuật sẽ góp  phần phát triển chiều cao của cơ thể cũng như góp phần hạn chế  sự phát triển chiều cao của cơ thể là hiện thực.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi tập luyện võ thuật từ những lứa tuổi mà cơ thể bắt đầu phát triển (tức khoảng từ 8-10 tuổi đến 16-18 tuổi), tập trong thời gian liên tục từ 3 năm đến 5 năm hoặc 6 năm, với một giáo trình chú trọng những động tác kéo giãn dài tứ chi và toàn thân, tránh những động tác trì nặng trên hai chân, hai vai và đầu, thì kết quả ắt sẽ toại ý.
Võ sư HỒ TƯỜNG.


Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

PHƯƠNG PHÁP THỞ TRONG VÕ THUẬT


Trong võ thuật nhấn mạnh “Tâm hợp ý”, “Khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có ảnh hưởng rất đặc biệt. Theo định nghĩa khoa học thì hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí cacbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật.
Hô hấp trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào (hấp), lúc nào thở ra (hô) đều có nguyên tắc. Ví dụ khi thực hiện các động tác gập chân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân , đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Luyện tập võ thuật cần phải biết thở theo nguyên tắc “động hấp - tịnh hô”.
Hô hấp có phương pháp sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng, thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hòa hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí.
- Đề khí (ngước lên thở): Ở tình huống này do động tác từ thấp ngẩng lên cao, dùng phương pháp đề khí, phương pháp này là hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai co lại. Thở sâu ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng tâm cơ thể lên có lợi cho di chuyển để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy, đá, như động tác song phi, quay đá gió, lộn trên không…
- Trầm khí: Khi thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí, phương pháp này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ hoành theo làn sóng, làm cho khoang bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có tiếng kêu. Khi thở trầm khí yêu cầu “trầm khí đan điền”, điều này làm cho ngực mở rộng, thành bụng chắc, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn, khổ luyện cứng như đá. Những động tác thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi tòa sen… dễ làm phương pháp trầm khí.
- Tụ khí: Phương pháp tụ khí là sau khi hít vào giữ khí, đồng thời các động tác tay dùng lực thở đẩy khí toàn thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không những tăng lực, phát lực mà còn loại bỏ được yếm khí xuất hiện, ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn.
                                                                                                                              Võ sư Lê Kim Hòa

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ NGOẠI CÔNG - NỘI CÔNG KHÍ CÔNG - THẦN CÔNG


Thân và tâm con người là cả một thế giới tập trung lại (tiểu vũ trụ). Thân và Tâm là một. Tách bạch ra để dể hình dung mà hiểu rõ. Ngoài Thân không Tâm. Nếu không rõ Tâm cũng chẳng có Thân. Thế nên, con người muốn tự đào luyện lấy mình một cách toàn thiện toàn mỹ cần phải tự đào luyện cả Thân, Tâm cùng một lúc.

Người tập võ trước sau cũng cùng đều tập luyện cả Ngoại, Nội, Khí và Thần công vì chúng liên quan gắn bó với nhau, mà căn bản mở đầu là khí công với phương pháp thở Bụng chứ không thở Ngực như các môn thể dục thể thao.

I. NGOẠI CÔNG: 

Môn ngoại công chú trọng về mặt sinh lý, vật chất, rèn luyện sao cho gân bắp vồng to để phô trương sức mạnh đơn thuần về thân thể, nhưng cũng phải huy động năng lượng của Tinh, Khí, chém không đứt, hoặc nằm trên bàn chông đóng đinh sắt lớn như các ông Sơn Ðông mãi võ ng ?Sơn Ðông mãi võ” luyện Thiết
Bởi vậy, dù là luyện tập ngoại công cũng thở theo khí công, tập trung ý chí, kiên định chuyển nâng lực tinh, khí, thần thành năng lực cơ bắp.

II. NỘI CÔNG: 

Ðặt nền tảng trên sự huấnluyện đồng bộ, phối hợp tinh thần, thể xác, ý chí, phối hợp giữ sự rèn Tâm, Y', Khi' cùn glúc với cách thở khí công (thở bụng) và luyện nội lực. Môn nội công chú trọng ba điều:

1. Ðiều Tâm (linh hồn)2. Khiển Ý ( lý)3. Chuyễn khí ( chí)

Theo tâm lý người xưa, tinh thần thống trị tất cả, được biểu thị bằng 3 dạng ý thức, tiềm thức và vô thức.
Bước đầu tập luyện nội công là đạt được thế đứng tấn cho vững, tập trung ý chí quên mọi cảnh vật chung quanh, đôi tay thao tác chịp nhàng, hơi thở điều hoà ba nhịp: Hô, Hấp, Vận. Giai đoạn này luyện nôi khí lực và tập trung tinh thần, ý chí lưu chuyển từ lông mày cho tời gót chân. Như vậy, trí nảo của ta được dẫn đi phiêu du trên một con đường tưởng tượng. Với sự tập trung đồng nhất này, các tư tưởng tạp nhạp làm xao lãng tinhthần sẽ không xen vào được. Do vậy, tâm hồn người tập tràn đầy nhiệt khí và khi đó thân thể cảm thấy khoan khoái, tứ chi linh hoạt, một niềm sảng khoái bao la tràn tới, hô hấp luân chuyển nhịp nhàng, máu huyết lưu thông đều đặn. Người tập luyện nội công phải: Trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà.
Những từ ngữ này không những chỉ về động tác bên ngoài mà còn chỉ trạng tháïi, tâm hồn, tự chủ, vượt trên mọi sự hấp tấp, nóng giận. sự trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà có ảnh hưởng cả nội thể lẫn ngoại giới. Người mới tập sẽ đủ thời giờ tìm tòi, nghe ngóng cảm nhận từ tâm thân để rút ra những tinh túy của võ thuật mà điều chỉnh sự hoạt động của thân thể.
Sức mạnh của nội công ẩn tàng bên trong, thấm nhuần mọi chổ qua các bộ phận. Nó thực sự là một kho tàng vô tận được gìn giữ bên trong và khi cần, nó có thể, nhanh nhậy đồng bộ ứng xuất. Thấm nhuần khắp cơ thể, phong thái điềm đạm, thinh lặng, tâm hồn sâu lắng quân bình, hơi thở điều hoà đúng nhịp, người luyện nội công tới mức thâm hậu khi xử dụng võ thuật, đòn phát ra từ tay chân rất chính xác, cân xứng với sức chịu đựng của đối thủ. Sức mạnh của nội công không nằm nguyên một chổ nào, nó có thể bắn ra từ 4 phía, nó có thể cương hay nhu, trải ra trên một khoảng rộng hoặc quy vào một điểm nhỏ, lúc thì phát hiện ra bên ngoài, khi thì co rút vào bên trong, linh diệu, đồng bộ cả tâm - ý - thể.
Môn nội công nghiên cứu sâu về dịch lý, thay đổi với tác dụng hổ tương giữa nhu và cương, phải thắng địch bằng sự khôn ngoan chính trực hơn là dùng xảo thuật, điềm đạm chậm rãi mà thắng chớp nhoáng, không cố ý vận dụng sức mạnh mà chế phục địch dễ dàng, phản xạ bén nhậy bất chợt né tránh, bước xéo phản đòn một cách tự nhiên, tốn ít sức mà u về
Nội công mang lại hơi thở cho võ thuật, do đó, có thể nói: Dạy tự vệ chiến đấu và dạy đạo hành xử ở đời là một. Khi luyện nội công, tinh thần phải nắm được thân xác. Nghĩa là, trước hết phải hấp thụ được tâm bất động và vong thân (quên minh). Ðây là cơ ng, tinh thần phải ?nắm? được

CÁCH THỞ TRONG NỘI CÔNG

Hơi thở trong nội công có một tầm mức rất quan trọng, nó là cái dây không những dẫn ta đến sự tự chủ hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần, mà còn tăng cường năng lực cho ta một cách chắc chắn.
Luyện nội công phải thở Ðan Ðiền (tức thở bụng). Ðan điền nằm dưới rốn khoảng 4 cm. Thở Ðan điền là thở sâu hơi xuống bụng dưới chớ không chỉ vào ngực mà thôi. Loại thở này không những có tác dụng bồi bổ đan điền mà còn tăng dung tích của phổi vì nó hạ cơ hoành xuống và làm cho dây phổi dài ra. Nhờ vậy phổi hấp thụ khí trọn vẹn.
Khi luyện nội công, ta hít không khí vào đầy ngực , phồng bụng lên, nhịp nhàng đưa 2 cánh tay lên gân, càng lúc càng gồng cứng các bắp thịt và nằm chặt 2 quả đấm cử động theo những động tác, miệng ngậm giữ hơi thở ở bụng bằng thời gian hít vào rồi thở ra, lọc sạch thán khí. Khi ta cố vận khí đưa xuống đan điền, tập trung trí tưởng tượng nâng một tảng đá nặng một ngàn cân , hoặc xô đổ trái núi, thân thể căng cứng thì sức lực của ta tăng lên rõ rệt. Vận sức xuống đan điền rồi dồn hơi thở ra tấn công là một bí thuật làm tấn công thêm hiệu quả. Cần nhớ khi thở ra nét mặt thản nhiên, thân thẳng đứng mà mềm mại, ung dung. Người tập nội công toát ra một vẽ đường bệ, đó là nhờ họ giữ được thân ở thế thẳng đứng. Ở họ hiện ra sự bình thản, khiến khi gần họ, người ta cảm thấy vững lòng, bởi vì họ đã tạo ra được sức mạnh của tự tin, chỉ dựa vào chính bản thân mình. Dáng điệu trang nghiêm và cương nghị ấy là một nguyên động lực tâm lý quan trọng trong nghệ thuật sống.
Dưới đây là căn ý:
1. Võ thuật đòi hỏi phải di động, nhưng trước hết, nội công đòi hỏi phải tỉnh tại.
2. Muốn chế phục địch thì phải có sức mạnh, nhưng trước tiên nội công đòi hỏi phải nhu nhã.
3. Chiến đấu cần nhanh nhẹn, nhưng bắt đầu, nội công đòi hỏi phải từ tốn.
Có nắm vững được ba yếu quyết dẫn đạo nầy, công cuộc luyện tập mới đạt kế quả mong muốn.

III. KHÍ CÔNG: 

Luyện khí công là luyện sinh khí và hành khí, tức là luyện làm sao cho chân khí sinh ra một cách đầy đủ, đồng thời vận hành nó luân chuyển khắp cơ thể để tăng cường sức khoẻ, chống bệnh tật và phát huy các tiềm năng của con người.
Khởi đầu tập khí công, thở hai thì (thở bụng). Khi thở hít vào bụng phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền) rồi thở ba thì. Ðến khi đã biết thở bốn thì: Hô, Hấp, Vận, Bế thông thạo mới có thể đi vào luyện khí ngũ hành để thể nghiệm xem có nên tiếp nữ hay dừng lại ở thể bốn thì. Nên nhớ: Phải luyện tập từng bước một, vội vàng sẽ dẫn tới : ?Tẩu Hỏa Nhập Ma”.

TÍNH ÐỘNG CỦA KHÍ CÔNG:

Trong khí công có tư thế Ðộng và tư thế Tỉnh. Ðộng vì cử động di chuyển. Tỉnh vì bất động và vắng lặng. Trên thực tế, bất động chỉ là bề ngoài, còn bên trong là vận khí, là luyện khí, là biến hóa. Biến tỉnh thành khí, biến khí thành Thần.
Khí công có công dụng làm tăng cường sự lưu thông của khí, bằng đả thông kinh mạch, bằng mở rộng các Huyệt Ðan Ðiền, để cuối cùng Ý đi tới đâu, khí đi tới đó: Ý, Khí , Lực hợp nhất.
Cái động trong khí công là cái động có nhịp độ để trợ giúp tiêu hoá, tăng cường lưu thông huyết và ngừa bệnh. Trên thực tế, vận động có nhịp độ là nương theo quy luật tự nhiên của các cơ quan: Tim đập, tuần hoàn máu, co bóp của ruột và niệu quản, hơi thở, kinh kỳ, thức ngủ...đều có nhịp độ.
Tất cả những phương pháp khí công từ thấp đến cao, đều thể hiện tính động có nhịp độ. Thư giản toàn thân và Tâm Bình.

BIẾN HÓA TRONG KHÍ CÔNG

Trên con người, những hiện tượng sinh lý và sinh hoá biểu hiện của sự sống, mà bản chất của sinh lý và sinh hoá là biến hóa: Biến hoá vật lý, sinh học, hoá học, khí công nương theo các hiện tượng này để lập thành những phương pháp tập luyện và như vậy cũng phải biến hoá, bởi vì trong Tỉnh Công cũng như Ðộng Công đều có vận khí và luyện khí, có chuyển hóa khí Hậu Thiên thành Chân Khí, rồi chuyển chân khí thành khí đặc thù, phù hợp với mỗi cơ quan và mỗi loại tế bào. Luyện TINH - KHÍ - THẦN là biến hoá. Luyện Tinh thành Khí, luyện Khí thành Thần là biến hoá cao độ.
Lịch sử loài người là một quá trình biến hoá với mức độ sâu rộng khác nhau qua các thời đại. Một kiếp nhân sinh là một chuỗi biến hoá không ngường. Ðộng là sống. Trong vũ trụ mọi sự vật đều sống động. Cây luôn vươn lên cao hoa75c tàn lụi để chuyển hoá. dòng nước luôn chảy từ nguồn lạc ra sông ngòi. thời gian trôi đi không bao giờ ngừng. Quả địa cầu xoay vần không hề ngưng nghỉ. Nhưng động ở đây tuân theo một số quy luật trong đó có quy luật Phản Phục, tức trở về gốc, ngoài quy luật Biến Hoá và quy luât Quân Bình.

CHU TRÌNH PHẢN PHỤC TRONG DỊCH HỌC

Sự vật biến động đi từ bất dịch qua giao dịch tới biến dịch (hay biến hoá) , rồi lại trở về bất dịch. Trong sự vận hành của Âm - Dương nạp địa chi, nhịp Sinh - Ấu - Tráng Lão, hay Sinh - Thành - Bệnh - Tử đã nói lên cái lý của PHẢN PHỤC.
Phản phục trong vũ trụ thể hiện trong nhịp sinh học Ngày - Ðêm hay bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Ðông. Sao hôm rồi Sao Mai. Mặt trời lặn rồi lại mọc. Trăng Non rồi đến Trăng Già và ngược lại, cứ thế liên miên bất tận. Cây sinh Nụ, Nụ sinh Hoa, Hoa sinh Trái, Trái lại sinh Cây. Nước thành Hơi, Hơi thành Mây, Mây biến hoá thành Mưa. đó là chu trình Phản Phục trong Dịch Học.
Luyện khí công chủ yếu là luyện khí Hậu Thiên, tức Thủy Cốc khí thành Chân Khí tụ tại Ðan Ðiền. Rồi dẫn Chân Khí từ Ðan Ðiền tới các Phủ, Tạng để thành Vinh khí hay Ngũ Khí. Sau cùng lại dẫn Ngũ Khí trở về Ðan diền để trở thành Chân Khí. do đó, trước khi chấm dứt một buổi tập, bao giờ cũng làm động tác thu khí tản mạn trong cơ thể theo Nhâm mạch trở về Ðan điền.

TƯ THẾ VÀ TINH THẦN TẬP NHU KHÍ CÔNG QUYỀN VOVINAM:

Nhu khí công quyền là động công thở hai thì. Trong khi đi quyền, đầu luôn thẳng với cột xương sống, mắt luôn nhìn thẳng và luôn hướng theo chân bước. Không được dùng sức lên gân, khí huyết khó lưu thông. khi thở phải theo nhịp nhẹ nhàng, điều hoà, hít vào ngực phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền). Nếu khí tụ ở ngực không xuống bụng được, sẽ làm cho trên nặng dưới nhẹ dễ lao chao mất thăng bằng. Eo là chổ chủ yếu nhất của thân mình, phải buông eo tự nhiên cho dáng uyển chuyển mà không cố ý mới tạo được sức mạnh thực sự của eo, không dùng sức mà vẫn có sức.
Khi đi quyền, nếu toàn thân đều toạ trên 2 đùi phải thì đùi này là thực, đùi trái là hư. Khi hư thực có thể phân biệt từng bước chân thì sự chuyển động mới linh hoạt, không phí sức. Mọi cử động tay chân đều khoan thai nhịp nhàng, thân thể buông thả tự nhiên theo nhịp thở để huyết mạch được thong dong tự quản dẫn khí chẩy vào xương cốt mà khinh linh biến hoá.
Thân thể con người có kinh lạc như rạch mương trên đất, nếu khơi thông thì nước có thể chảy, kinh lạc không tắt nghẽn thì khí thông. Nếu không dùng lực mà dùng ý, thì Ý tới là Khí tới như vẫy mời khí huyết liên tục lưu chuyển khắp toàn thân không bao giờ ngưng trệ. Tập lâu ngày nhu nhuyễn, thuần thục thì thân mình uyễn chuyển tự nhiên, tay chân mềm mại mà cử động lại rắn rỏi, sắc cạnh như tay thép bọc bông gòn. Tất cả đều trôi chảy nguyên vẹn một hơi, thần khí linh động thể hiện lên á “kinh lạc?
Tinh thần là chủ soái, điều động tương liên hư thực, tâm thần khai hợp. thần thái người đi nhu khí công quyền đã đạt thì thực hư huyền ảo, mọi động tác đều tự nhiên nhi nhiên, khoáng hoạt, tâm ý cùng khai mở, chân tay điều hợp thành nhất khí (một hơi). Nhu khí công quyền dùng ý điều khiển cơ bắp chứ không dùng sức nên có thể đi hoài liên miên không dứt mà không mỏi mệt, lúc nào muốn nghỉ tập thì cứ nghỉ, hơi thở vẫn điều hòa. Ðó là dùng tỉnh chế động, quyền đi càng chậm càng tốt, vì càng chậm càng giúp hô hấp được dài lâu, khí đan điền càng trầm mặc mà không có sự nở trương của huyết mạch, tâm thần càng nhu hòa gắn bó.
Tóm lại toàn bộ khí công gồm:
VẬN KHÍ: Di dộng khí trong cơ thể tới một vùng, một cơ quan hay dọc theo kinh mạch.
PHÓNG KHÍ: Luyện tập liên tục có nguồn khí lực dồidào. Nam tay trái trước, nữ tay phải trước đưa lên ngang ngực. Lòng bàn tay hướng về phía trước, từ từ đẩy thẳng về trước, thở ra rồi thu về.
TRUYỀN KHÍ: Phóng khí hay phát khí, chủ yếu bằng bàn tay qua huyệt LAO CUNG, nhằm hai mục tiêu; TRỊ BỆNH, CHIẾN ÐẤU. Ðể thực hiện được điều này đòi hỏi công phu khổ luyện lâu dài để có THẦN LỰC vững chắc với một tính tình thực sự khiêm tốn, nhu nhã, vì phát khí đúng là con dao hai lưỡi sắc bén, cứu người mà cũng giết người đấy. Khi ta chủ trương luyện phát khí là tích lũy khí lực để tạo sức mạnh tự chữa bệnh và luyện khí thành thần tới bực thượng thừa, chứ không chỉ để chiến đấu. Phát khí làm tiêu hao năng lượng của bản thân nhà khí công nên phải giới hạn về người đến chửa bệnh và tuyệt đối không được phát khí thị uy chiến đấu khi có thể tránh được.
TRUYỀN NỘI LỰC: Muốn truyền nội lực phải có nội lực dồi dào, thành thạo các phương pháp luyện khí, biết tập trung tư tưởng cao độ, thuộc vị trí các đại huyệt. Ngoài ra cần biết chẩn đoán bệnh, đặt mối quan hệ giữa cơ quan mắc bệnh và các kinh mạch, mới khai thông kinh mạch liên hệ với các huyệt có hiệu quả.
Khi truyền nội lực, đặt hai ngón tay trỏ vào huyệt định khai thông, tập trung tư tưởng vận khí xuống đan điền, rổi dẫn kh1i vào hai bàn tay hay hai ngón tay trỏ, dùng trí tưởng tượng đưa khí của bản thân mình chạy sang người tiếp nhận rồi ngưng thở, vận khí hồi phục. Nhữn gnhà khí công điêu luyện thượng thừa vẫn có thể thở tự nhiên, chỉ cần dẫn khí bằng ý.

PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TÂM:

TÂM: Có thể như con ngựa bất kham.
NHIẾP TÂM: Là lồng dây cương vào mõm muốn dắt nó đi đâu cũng được. Bắt ý nghĩ chuyển động theo ý. Ức chế mọi suy nghĩ. Lìa vọng khí khởi vọng.
TRỤ TÂM: Là buộc dây cương vào một gốc cây để nó không đi chổ khác được.
QUÁN TƯỞNG: Là một kiểu trụ tâm vào một trong các đại huyệt, như huyệt:
ÐAN ÐIỀN THƯỢNG: (Bách hội) THẦN = ấn đường
ÐAN ÐIỀN TRUNG : (Khí Hải) KHÍ= Thần khuyết
ÐAN ÐIỀN HẠ: (Quan nguyên) TINH= Hội âm.
Cũng có thể trụ tâm vào huyệt Lao cung hoặc Dũng tuyền, vào vùng trị bệnh với mục đích vận khí đưa huyết vào để điều trị. Ngoài ra còn có thể trụ tâm vào một vật thể thường là một bông hoa đang nở, một cây xanh tươi, một bức tranh đẹp, một dòng sông êm đềm với mục đích làm lắng dịu tâm hồn. Hoặc vào những từ có nghĩa sâu sắc, những đoạn văn hay, lời thơ đẹp với mục tiêu thưởng ngoạn làm thư thái tâm hồn.
Quán tưởng là xử dụng năng lực của tư tưởng, của ý chí để nghiền ngẫm một vấn đề cho thấu suốt (hay tưởng tượng một vấn đề gì để điều đó trở thành sự thật). quán tưởng chính yếu của khí công là:
*. Ðiều thân: Thân thẳng như đồng trụ, vũng như bức tượng, trơ trơ như gỗ đá.
*. Ðiều tâm: Không thấy, không nghe, không suy nghĩ. quán cho tâm hoàn toàn vắng lặng, thanh thản, tươi vui, sống hoà mình với mọi người.
*. Ðều tức: tưởng tượng như ép phế nang tống độc, rồi mở ra dẫn khí vào, phải hình dung 400 triệu phế nang dàn trải ra diện tích khoảng 200 mét vuông.

IV. THẦN CÔNG:

Khi luyện tập nội, ngoại, khí công đã thành tựu, muốn có thể VẬN KHÍ - PHÓNG KHÍ - TRUYỀN KHÍ thành công phải trường trai, tiết độ và tiết dục mọi mặt, vượt trên mọi danh lợi. Nội khí khi được phát sinh thực sự sẽ cung cấp đầy đủ cho nguồn nội lực, thì toàn bộ kinh mạch sẽ được khơi thông, tâm thần được thanh lọc sẽ thanh thoát, có thần lực,thần thái ung dung, tự tại. Người tập thành đạt nhân, sống một đời sống bình thường mà siêu thoát.



Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG


Gãy xương là một tình trạng mắc tính liên tục của xương, biểu hiện được nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến một sự gãy hoàn toàn của xương, nguyên nhân của gãy xương thường gặp trong sinh hoạt, lao động, thể dục, thể thao, tai nạn... một khi gãy xương nếu không được sơ cứu đúng có thể làm nặng thêm tình trạng của bẹänh nhân thậm chí có thể gây tử vong cho nạn nhân. Như các trường hợp gãy xương kín nếu không sơ cứu đúng có thể biến thanh gãy xương hở, hoạc gãy xương không kèm theo sốc (shock) nếu không được bất động tốt có htể gây shock cho bệnh nhân. Vì vậy việc phát hiện sớm gãy xương, sơ cứu đúng sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị gãy xương sau này.
Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số dấu hiệu chung của gãy xương, và nguyên tắc sơ cứu gãy xương, phương pháp cố định gãy xương.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CHUNG CỦA GÃY XƯƠNG:

Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu Răng Rắc của xương gãy. 
Ðau ở chổ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Ðau tăng khi vận động. 
Có cảm ứng tại chổ gãy xương khi ấn nhẹ lên vùng bị thương. 
Biến dạng tại vị trí gãy: Ví dụ chi gãy bị ngắn lại gập góc hặc xoắn vặn.. 
Khi khám có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo của hai đầu xương gãy cọ vaò nhau. 
Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau, có thể có triệu chứng của shock. Tình trạng của shock thường xãy ra và được nhận thấy rõ trong các trường hợp gãy xương đòn hoặc vỡ xương chậu. 

II. CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC CẤP CỨU GÃY XƯƠNG NÓI CHUNG:

1. Mục đích: 

Ðiểm mấu chốt các xử trí cấp cứu ban đầu đối với bất kỳ một trường hợp gãy xương nào là tránh sự vận động ở tại điểm chấn htương (bất động).
Sự vận động có thể làm đau hơn và thường làm cho tổn thương nặng hơn, trong tất cả mọi trường hợp đều phải chuyển bệnh nhân tới bệnh viện.

2. Hành động: 

Không được di chuyển nạn nhân trườc khi sơ cứu trừ trường hợp thực sự cần thiết. Làm cho nạn nhân càng thoải mái càng tốt, nếu phải chuyển nạn nhân thì phải hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương thêm và đau tăng lên.
Khi sơ cứu bất kỳ mọi trường hợp gãy xương nào cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Phải giải quyết các vấn đề về hô hấp, chảy máu nặng và tình trạng bất tỉnh trứơc khi sơ cứu gãy xương.  
Chống đau cho nạn nhân: Tuyết đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết. Nếu có điều kiện thì nên phong bế Novocain quanh ổ gãy hoặc tiêm morphine (nếu không có tổn thương sọ não, ở bụng .. kèm theo). 
Băng kín các vết thương nếu có. 
Cố định tạm thời gãy xương 
Phòng chống shock cho nạn nhân. 
Thường xuyên quan sát, theo dõi nạn nhân về tình trạng toàn thân đặc biệt là tình trạng tuần hoàn ở phía dưới ổ gãy. 

3. Cố định tạm thời gãy xương:

a. Nguyên tắc: 
Phải cố định trên ỗ gãy một khớp và dưới ỗ gãy một khớp. 
Buộc phần gãy dựa vào một vật cứng và thẳng, có thể buộc vào phần lành của cơ thể. 
Giữ phần gãy ở tư thế cơ năng. 
Phải đệm lót tốt. 
Không băng rực tiếp lên ở gãy và lên da. 
Băng trên ổ gãy và băng dươiù ở gãy trước (thắt nút băng ở trên ổ gãy trước). 
Phải luôn luôn thắt nút băng ở cạnh trên của nẹp hoặc ở bên phía không bị tổ thương. 
Băng vừa đủ chặt để tránh sự di động nhưng không được băng chặt quá gây cản trở tuần hoàn. 
b. Dụng cụ: 
Nẹp: Phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày.
Trong điều kiện không có nẹp chính qui thì sử dụng nẹp gổ, nẹp tre hoặc bất kỳ vật liệu gì sẳn có tại nơi tai nạn có thể sử dụng làm nẹp được. 
Bông: dùng để đệm lót vao nơi đấu nẹp hoặc những nơi xương cọ sát với nẹp. Nều không có điều kiện thì có thể dùng vải hay quần áo để lót. 
Băng: Dùng để buộc cố định nẹp, băng phải đảm bảo rộng bản, dài vừa phải, bền chắc. Trong trường hợp không có băng có thể dùng các loại dây thay thế. 

III. CỐ ÐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ GÃY XƯƠNG:

1. Gãy xương hàm dưới: 

Dùng băng cà vạt dưới hàm: Vạt ngắn, vạt dài có thể dùng khăn tam giác, kéo vạt băng dài qua đầu, bắt chéo hai góc băng ở thái dương, quấn 2 đầu băng ngược chiều quanh trán và sau gáy, buộc nút ở phía đối dịên (ở thái dương đối diện (ở thái dương đối diện).

2. Gãy xương đòn: dùng nẹp chử T:

Cho nạn nhân ưỡn ngực, hai vai kéo về phía sau. 
Ðệm bông không thấm nước hoặc vải dưới hai nách và hai bã vai. 
Ðặt nẹp chử T sau vai: Nhánh doc dài theo cột sống, nhánh ngang áp sát vào vai (Nhánh dọc cần dài quá thắt lưng, nhánh ngang cần to bản và dài qua khỏi vai). 
Quấn băng vòng tròn từ nách qua vai, buôc nút ở bả vai, có thể dùng băng to bản. 
Dùng băng cuộn vòng thắt lưng, buộc nút ở cổ không vướng. 

3. Gãy xương cánh tay:

Dùng nẹp: Cánh tay để sát thân cẳng tay vuông góc với cánh tay. 
Đặt 2 nẹp: Nẹp trong từ hố nách đến quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ qua vai đến quá khớp khuỷu 
Dùng 2 dây to bản buộc cố định nẹp 1 ở trên 1 ở dưới ổ gãy. 
Dùng khăn tam giác đỡ cng tay treo trước ngực. 
Bàn tay cao hơn khuỷu tay. 
Dùng khăn to bản băng cánh tay vào thân, buộc nút rước nách bên lành. 

4. Gãy xương cẳng tay:

Cẳng tay để sát thân, vuông góc với cánh tay. 
Ðặt 2 nẹp: Nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu, nẹp ngoài từ đầu ngón tay đến quá khuỷu. 
Dùng ba dây to bản buộc: bàn tay, thân cẳng tay ở trên dưới ổ gãy. 
Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trứơc ngực: bàn tay cao hơn khuỷu tay. 

5. Gãy xương đùi: Cần 2 người phụ

Giữ chân ở tư thế chức năng: Bàn chân vuông góc với cẳng chân, cần nâng đỡ nhẹ nhàng đúng như phương pháp để tránh shock. 
Chú ý chống shock cho nạn nhân. 
Ðặt 2 nẹp: Nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân: Có thể thay thế nẹp trong bằng chân lành và đệm lót giữa 2 chân bằng chăn mỏng. 
Nẹp ngoài từ nách đến quá gót chân. 
Dùng 8 dây rộng bản để buộc cố định nẹp: Cần đệm lót những chổ để vướng vào chổ lõm tránh buộc dây đè lên chổ gãy: 
1 dây trên chổ gãy 
1 dây dưới ở gãy 
1 dây ngang ngực 
1 dây ngang hông 
1 dây dưới gốc 
1 dây cổ chân 
2 dây buộc 2 chi vào với nhau 

6. Gãy xương cẳng chân:

Giữ cẳng chân vuông góc với bàn chân 
Ðặt 2 nẹp dài quá gót đến giữa đùi, một ở trong, một ở mặt ngoàøi chân 
Lót bông ở đầu nẹp và đầu xương. 
Dùng 4 dây rộng bản buộc cố định nẹp trên khớp gối, dưới khớp gối cổ chân và bàn chân. 
Băng số 8 bàn chân với cẳng chân. 
2 dây buộc chi lành và chi gãy. 

BS. Nguyễn Anh Tuấn & BS Nguyễn Vinh Quang (Phú Yên)

PHÉP THỞ TRONG THỂ DỤC DƯỠNG SINH (VIỆT TÀI CHI)


Con người, từ khi vứa mới thụ thai, đã được Thượng Đế dùng cuống rún để nhận hơi thở qua đường hô hấp của Mẹ. Khi lọt lòng Mẹ với ba tiếng khóc chào đời, cũng là lúc tiếp nhận khí trời bằng hai lá phổi,và con người chỉ ngừng thở khi nhắm mắt lìa đời ! Như thế hơi THỞ đã theo ta từng giây, từng phút.... Trong mọi không gian, trong mọi công việc, lúc thức cũng như lúc ngủ, lúc ăn, hay lúc nói, lúc lên rừng, hoặc lúc xuống biển, lúc ở trời Tây, Bắc hay khi ở trời Nam, Đông..... Trong suốt cuộc đời tùy theo dài ngắn. Thế mà giờ này có người bảo ta phải học THỞ ? 
Trong cuộc sống, con người đã mê lầm khi nghĩ rằng: Có Tiền mua Tiên cũng được. Nên từ khi biết thưởng thức hương vị cuộc đời, là con người mải mê đi tìm tiền, say mê đến độ bỏ ngoài tai dù là tiếng Chúa hay lời Phật ! Vì quá say mê làm tiền, con người đã tạo nên những mâu thuẫn, thù oán và rất nhiều thủ đoạn tàn ác đến không còn cả nhân tính rằng;
Sau đây, chúng tôi xin trích một đoạn trong đoản văn: Trường Sơn Mây Trắng. của Ngọc Thủy, tuy không xác quyết là thật. Nhưng chúng tôi tin là có thật; đoạn văn như sau:
Tôi bỏ bữa cơm chiều để có chút thời giờ tìm thăm anh chị Hiền, vì hơn ba năm trước khi ghé thăm sư Bà ở chùa Linh Phong - Đà Lạt, được biết sau khi anh chị bán biệt thự trên đường Quang Trung và Duy Tân, anh chị rời bỏ hẳn Đà Lạt để về Nha Trang lập nghiệp. Mười năm qua, anh chị đã tạo được hai khách sạn Đông Phương I & II, nhưng tiếc thay anh Hiền đã phải nằm một chỗ, không đi lại được sau một cơn stroke cách đây gần ba năm. Thế mới biết, sức khỏe vẫn là điều quí giá cần thiết hơn cả. Có danh lợi bạc tiền, nhưng không còn sức khỏe cũng chẳng hưởng được gì hơn. Ngày tháng chỉ còn ngồi trong khung cửa chật hẹp đếm thời gian đi qua. Mọi vui thú bên ngoài cũng đành gác bỏ. Anh như thế, chị cũng đành phải nén lòng quanh quẩn cuộc sống bên anh, dù đủ sức, nhưng đâu nỡ hưởng vui riêng một mình. 
Đọc qua đoạn văn trên, chúng ta mới hiểu câu: Có Tiền mua Tiên cũng được. đã không hoàn toàn đúng cho trường hợp này. Thế thì sức khỏe phải là điều quí nhất trong cuộc đời, có sức khỏe khi đói ăn củ khoai cũng thấy ngon; không sức khỏe ăn cỗ yến cũng thấy xoàu : 
Sức khỏe có được, trước nhất do Trời ban cho qua gene của cha mẹ, sau nhờ tập luyện, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh... 
Ngoài những điều kể trên, con người cần phải biết học phép thở để đạt được hiệu năng tối đa. Con người chúng ta từ thuở xa xưa cho đến ngày nay đã tốn khá nhiều công sức, tiền của và thời gian để có thể chế biến các động vật và thực vật thành những thực đơn khoái khẩu, bổ dưỡng. Nhưng chẳng mấy ai suy nghĩ cách tiếp thu dưỡng khí sao cho bổ ích nhất trong hơi thở hằng ngày ? 
Con người có thể nhịn ăn vài ba ngày, nhịn uống đến mười mấy tiếng được; nhưng khó có người nhịn thở được năm mười phút, nếu không có tập luyện... Như thế mới biết, trong cuộc sống hơi thở phải được chú ý hàng đầu... Rất may khí trời đầy rẫy, không phải mua bán... Nhưng làm sao chúng ta có thể đem được thật nhiều khí trong lành oxyzen (dưỡng khí) vào thay đổi máu huyết từ đen ra đỏ đi nuôi cơ thể; cũng như thải ra tối đa chất thán khí (carbonic). 
Mười mấy năm nay, nhiều chuyên gia về hít thở của Hoa Kỳ cũng như của Tây phương đã chứng nghiệm rõ điều này. Một trong những chuyên gia đó là James Gordon, giáo sư thực nghiệm và phân tích tâm lý của phân khoa y thuộc Georgetown University, cũng là giám đốc của đặc khu Columbia, đã chính thức khẳng định rằng: Thở từ tốn và sâu là liều thuốc duy nhất chống lại sự căng thẳng của cơ thể và tâm tríịnh 
Như trên đã trình bày, thì ngay từ lúc thụ thai chúng ta đã phải thở, và khi lọt lòng Mẹ chúng ta đã biết thở; nhưng cả hai cách thở trên : Một là tiên nguyên, hai là tự nhiên... Thế nên muốn thở sâu, thở đúng cách, chúng ta cần phải tập thở, hay luyện thở. 
Luyện thở sẽ tác động đến các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết... Tại trung khu thần kinh võ não và các cơ bắp luôn có sự quan hệ khắng khít... Khi tinh thần căng thẳng thì các cơ bắp cũng căng thẳng và ngược lại khi tinh thần thoải mái thì các cơ bắp cũng mềm mại. Vì thế, khi luyện thở chúng ta dùng ý dẫn khí, đưa máu huyết lưu thông trong mọi ngõ nghách sâu thẳm nhất của cơ thể. Đặc biệt dùng khí xoa bóp, cũng như đánh tan các làn mỡ bao bọc tim, gan, phèo, phổi. Và cũng chính ý và khí trong sạch sẽ đẩy những hạt mỡ đang mỗi ngày đóng trong những mạch máu, mà ta gọi là cholesterol (mỡ trong máu)... Khi mỡ trong máu tan, thì tim ta sẽ đập một cách bình thường và sẽ hạ áp huyết xuống. Hơn nữa, nhờ luyện thở sẽ giúp cho các cơ bắp của tim, gan, dạ dày, thận, lá lách và ruột luôn khỏe để có thể hoạt động hữu hiệu, sàng lọc hết những chất liệu không tốt ra ngoài để chống các bệnh tiểu đường, táo bón, nhức đầu kinh niên..v..v... 
PHÉP THỞ TRONG THỂ DỤC DƯỠNG SINH: 
Khi nói đến thở là ta phải nghĩ ngay tới không khí, không khí đầy rẫy trong không gian, không khí không cần phải mua bán đổi chác... Nhưng muốn dùng không khí có hiệu quả, chúng ta cần biết tận dụng cách nào dể có thể đem không khí tối đa vào trong cơ thể, nhờ không khí (oxyzen) biến đổi máu huyết thành trong sạch, tốt lành đi nuôi cơ thể. Nhờ biết cách thở, chúng ta có thể thải ra ngoài tối đa, nếu không muốn nói là hoàn toàn các chất thán khí (carbonic) có hại cho cơ thể. 
Luyện thở là một phương pháp hô hấp dưỡng khí, khơi thông kinh mạch, điều chỉnh khí huyết trong cơ thể để con người có được âm dương cân bằng: Tinh, Khí, Thần hợp nhất, lục phủ ngũ tạng điều hòa, nhờ đó phòng chữa bệnh, tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Khi luyện thở trong Thể Dục Dưỡng Sinh, điều tiên quyết là Tâm phải định (rũ bỏ mọi phiền lụy, lo lắng, mưu cầu..v..v...). Sau đó, cần thư giãn mọi cơ bắp, hít sâu xuống đan điền, để cho Huỳnh Cách Mô mở rộng có thể chứa nhiều dưỡng khí... Dùng Ý dẫn khí chạy dọc theo đường Nhâm mạch và Đốc mạch, khai thông kinh mạch, nhờ đó năng lượng hoạt động của Tâm, Trí , Thể được thanh lọc, nâng cao. 
Luyện thở đúng cách có thể dùng chân khí để tiếp trợ cho mọi cơ phận trong cơ thể, giúp các cơ phận đó khỏe mạnh thêm để hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp. Khi các cơ phận: Lục, Phủ, Ngũ tạng hoạt động tốt đẹp sẽ là cách hay nhất để phòng bệnh và chữa bệnh.  
Song song với cách luyện thở, trong Thể Dục Dưỡng Sinh còn có nhiều động tác êm nhẹ giúp luyện tập gân cốt và các khớp xương được vận chuyển nhịp nhàng, nhờ đó máu sẽ được cung cấp đầy đủ để các gân sụn được bồi bổ, hầu tránh cacù bệnh rỗng xương, mòn sụn là các căn bệnh rất khó chữa, thường là phải mang những căn bệnh hiểm nghèo này suốt đời, dù ngày nay khoa học đã tiến bộ vượt mực. 
Gần đây các chuyên gia trong nghành y khoa TÂM - THỂ (mind - body medicine) nói rõ rằng chỉ có một số ít người trong xã hội Tây phương, các xã hội kỹ nghệ hóa sớm biết thở một cách đúng đắn mà thôi. Do đó, dù mệnh danh Hoa Kỳ và các nước Tây phương là các nước xã hội tân tiến mà trong đó cư dân đại đa số chỉ biết thở cạn bằng ngực (shallow chest breathers.). Nghĩa là họ chỉ dùng các phần trên và giữa của hai lá phổi để thở mà thôa 
Chỉ có một số ít người (hầu hết là các nhạc sĩ, ca sĩ và thể tháo gia) mới biết thở trọn vẹn bằng bụng để có nhiều dưỡng khí (oxyzen) nuôi các tế bào của họ. 
Thở bằng bụng: Do quan sát, chúng ta dễ thấy rằng: Một đứa bé thở, ta thấy bụng của đứa bé nhấp nhô lên, xuống đều đặn, chậm và sâu. Nhưng càng lớn tuổi, vì nhu cầu cuộc sống bon chen hằng ngày, con người chạy theo thời gian và tiền bạc nên hơi thở học cách đi tắt, thở ngắn đi, thở vừa đủ sống. Vì thế, trong máu huyết luôn luôn thiếu oxy (dưỡng khí ) và không bao giờ thải ra hết thán khí (carbonic). Cơ thể chúng ta như bộ máy xe được chạy bằng các chất liệu cặn bã, xấu dơ, vì thế các cơ phận trong con người rất mau bị trục trặc (dễ bị bệnh, mau già và con người ỷ y có bảo hiểm, nên giao phó cho các bác sĩ, thuốc men) .Nếu chúng ta có dịp nhìn những con chuột được các nhà khoa học, bác sĩ dùng làm thí nghiệm trong phòng LAB thế nào, thì khi chúng ta uống thuốc cũng là một cách thí nghiệm xem thuốc sẽ linh nghiệm ra sao? Và tất cả những tiền bạc mà chúng ta thu góp do chăm chỉ làm việc, tài năng, sáng kiến mà có được sẽ theo cách khám nghiệm của các vị bác sĩ chuyên chở vào nhà thương và các tiệm thuốc tây ! Nếu may mắn thoát chết, thì sau đó chắc chắn sẽ chẳng còn được như xưa. Ô hô hai tai ! Khi biết được thì cũng đã quá trễ. cha ông chúng ta dạy rằng : 
Phòng bệnh, hơn chữa bệnh ! Nhưng mấy ai nhớ mà thực hà Phò
Năm 1991, một cơ sở tên là Office of Alternative Medicine thành lập để gấp rút gia tăng phần nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp trị liệu tân tiến và không theo truyền thống Tây y , nghĩa là không dùng thuốc để trị, mà dùng phương pháp thở để tạo thư giãn. 
Đến nay, cơ quan này đã bành trướng thành National Center for Complementary and Alternative Medicine trong National Institute for Health, nghĩa là gián tiếp công nhận thở trị liệu pháp, một trong những trị liệu pháp Tâm - Thân (Mind - Body therapies). 
Thở bụng có từ đâu ? 
Người xưa nhận thức đơn giản: Con người từ thiên nhiên mà đến, thế nên con người phải biết hòa vào thiên nhiên để sống... Đi thuận chiều với thiên nhiên thì sẽ có cuộc sống tự nhiên, lâu dài... Đi ngược chiều thiên nhiên thì chẳng khác nào đem trứng chọi vào đá, và chắc chắn sẽ mau tàn lụi... Con người nhờ KHÍ mà sống được. Khí tụ thì hình thành, khí tán thì hình mất. 
Và phương pháp thở bằng bụng là phương pháp thở tiên nguyên, thở bẩm sinh khi còn nằm trong bụng mẹ. Trải qua nhiều thực nghiệm kiến hiệu, thở bụng ngày nay đã trở nên một trị liệu pháp có thể thay thế cho thuốc: 
Thở bụng sâu và dài sẽ là cách tốt nhất làm cho Huỳnh Cách Mô mở rộng, chứa được tối đa dưỡng khí, hoán chuyển máu đen thành máu đỏ đi nuôi cơ thể. 
Thở bụng sâu và dài sẽ giúp cho phụ nữ bế kinh giảm 50% đau bụng thường trực.
Thở bụng sâu và dài sẽ giúp cho những ai hay lo âu, phiền muộn, giảm mức độ cáu gắt vô cớ (Stress). 
Nếu biết thở đúng cách theo phương pháp Thể Dục Dưỡng Sinh thì hơi thở sẽ đóng góp khá quan trọng trong việc chữa trị các căn bệnh trầm kha: Cao áp huyết... Mỡ trong máu... Nhức đầu kinh niên... Táo bón... Đau bụng khi có kinh... Tai biến mạch máu não..v..v... Ngoài ra, thở bụng là cách hay nhất để có thể làm tan biến những đám mỡ bọc chung quanh tim mạch, gan, thận, dạ dày, ruột non, ruột già..v..v... Nhờ đó con người sẽ xuống cân, tan mỡ, bắp thịt rắn chắc, da dẻ hồng hào, cuộc sống tươi vui, gia đình hạnh phúc, thoát được mối lo trường cữu. 
Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa


HỌC VÕ CÓ THỂ PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH


Mùa Đông đang thực sự trở về với chúng ta; người ta bảo những cơn gió lạnh đã đem theo nhiều chứng bệnh, đặc biệt là bệnh cảm cúm hay còn gọi là bệnh Flu.!!!!! Con người từ cái buổi hồng hoang, từ lúc còn ăn lông ở lỗ; sống chỉ biết trông nhờ vào thiên nhiên.....Nhưng nhờ có trí khôn, nên dần dà con người đã tìm ra những cách thức có thể ngăn ngừa và chống lại các bệnh tật. Và Võ Thuật cũng là một trong những phương pháp đã được tiền nhân chúng ta xử dụng trong cách phòng bệnh và chữa bệnh.
Con người ai cũng muốn khỏe mạnh. Một nhà tỷ phú nọ trong lúc nằm trên băng ca để ý tá đẩy vào bệnh viện với căn bệnh trầm kha đã thốt lên rằng : Giờ đây, nếu tôi có thể đổi hết gia tài của tôi để lấy lại sức khỏe, thì tôi sẽ sẵn lòng. Nhưng đã quá rằng MÊ HỒN TRẬN !!!!! Trong chúng ta, chắc chắn đã hơn nhiều lần nghe hoặc nói đến ba chữ kể trên ? Con người bị mê muội trong cái trận pháp, mà tất cả các ngũ quan đều bị che phủ, bao trùm, tê liệt , làm cho điếc, đui, vô cảm, không còn nhận thức được bất cứ cái gì. Và Đức Phật đã gọi đó là BỂ KHỔ : Tham, sân, si . 
Nay con về đội niềm thương nổi nhớ
Cả một trời ly biệt cảnh trời quê
Dẫu lăn lóc khó quên đời viễn xứ
Nỡ phai mờ bao kỷ niệm ngây thơ
Nay con về tìm lại dấu chân xưa
Bên đám trẻ dập dìu sân trường cũ
Bù mỗi lúc giữa cô đơn ủ rũ
Nghe trong mình rền rĩ mối sầu đưa
Nay con về nghe lại tiếng ầu ơ
Nên ấm áp trái tim vừa trở lạnh
Cha dỗ, mẹ ru con xin lớn mạnh
Giữa biển đời vây khốn có bao phen
Nay con về cởi phiền muộn truân chuyên
Mặc nỗi vui của một thời đánh mất
Vất sau lưng nào bon chen tất bật
Quên hộ người nào gian dối trở trăn
Nay con về thôi rao bán lời than
Của người dân ngấy cảnh đời ly xứ
Hôn đất mẹ đã qua thời vân vũ
Thắp nhang trầm xin gió nhẹ rung lan
Dâng ngập lòng, lòng rung cảm miên man.
H.V 
Để trả lời cho tiêu đề : Học Võ có thể phòng bệnh và chữa bệnh? Chúng tôi xin khẳng định : Rất Có thể
Mùa Đông chỉ là sự thay đổi thời tiết của vũ trụ : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Vì thế, dù mùa Đông có đem cái giá lạnh buốt xương về, nhưng thực không phải là đem những cơn bệnh theo về ! Bệnh của con người có thể xuất hiện trong cả bốn mùa, chẳng phân biệt mùa nào. Bệnh do con người bị yếu đuối từ tinh thần đến thân chất.
Riêng mùa Đông vì có gió lạnh, nên con người cứ phải co ro trong chăn ấm khi đêm về, hay rút mình trong các quần áo len nỉ khi phải ra ngoài . Và các bắp thịt thì co rút lại, không còn muốn hoạt động, mồ hôi tích tụ không thoát ra ngoài được, và những độc tố cứ thế mà tích lũy trong con người . 
Như chúng ta đã biết, con người cũng như mọi sinh vật đều được cấu tạo bởi hai nguyên tố Âm và Dương. Khi còn trai trẻ, hai cực âm dương còn nguyên vẹn cân bằng, nên cơ thể luôn được sung mãn vươn cao, các hàn khí khó có cơ hội xâm nhập; các vi trùng dù hung hãn đến đâu cũng khó quật ngã những bạch huyết cầu đã được trang bị đầy đủ vũ khí tối tân. 
Nhưng khi con người bước vào tuổi 40, là các cơ phận bắt đầu lão hóa, sự lão hóa tăng theo lũy tiến nếu tuổi trẻ trác táng trong đam mê tửu sắc, rượu chè...... Có người âm thịnh, dương suy hay ngược lại. Và khi hai cực âm và dương đã không cân bằng thì như người lái chiếc xe bị sì hơi, nếu không cấp thời thay bánh, lại cứ tiếp tục chạy thì hậu quả như thế nào chắc hẳn chúng ta đã nhìn thấy rõ.
Người học võ, nếu bắt đầu từ lúc tuổi thơ, thì sẽ như một thân cây được chăm sóc vun sới với đầy đủ phân bón hằng ngày..... Cây sẽ sung sức vươn cao, cành lá xum xê cho nhiều hoa trái; và khi thân cao thì rễ sâu, cành cây to lớn , thì dù cho có mưa to gió bão cũng khó có thể làm bật gốc, gẫy cành. Còn ngược lại, khi con người yếu đuối, thì chẳng cần phải là gió lạnh mùa Đông, chỉ một cơn gió lùa cũng có thể làm cảm lạnh, thương hàn.
Hơn nữa, người học võ nhờ tập luyện thường xuyên, nên gân cốt dẻo dai, bắp thịt săn chắc, và họ cũng hiểu rằng muốn có sức khỏe để thi triển võ học, thì phải tiết chế sắc dục, rượu chè. Đây cũng chính là nguyên nhân chính để giữ gìn sức khỏe; âm dương cân bằng thì bệnh trạng khó có cơ hội phát tác.

THẾ CÒN CHỮA BỆNH THÌ SAO ?

Thật ra câu trả lời này một phần nào đã được giải thích ở phần trên. Tuy nhiên chúng ta cần nói thêm : Khi con người đã bị mắc bệnh, có nghĩa là các cơ phận trong cơ thể đã bị lão hóa, hay đã bị các vi trùng xâm nhập, đánh phá ; nếu không được chữa trị khẩn cấp, thì tùy theo bệnh trạng có thể tiêu hủy con người trong nháy mắt.( Phần này chúng tôi không dám lạm bàn, vì nó là chuyên khoa của y - học). Tuy nhiên, như các phương pháp chẩn chữa theo Đông -y thường có câu ; Trong uống, ngoài thoa. Nghĩa là, dù có được uống thuốc, hay chữa trị bằng bất cứ phương án nào; thì điều trọng yếu của bệnh nhân vẫn là phải thức tỉnh để hiểu rằng : Tinh thần vẫn luôn phải sáng suốt, an định, chấp nhận thử thách, can đảm chịu đựng, và quyết tâm chiến đấu.
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA HƠI THỞ vô cùng quan trọng. Vì chính khi thở đúng cách sẽ tạo ra nhiều hồng huyết cầu đi nuôi cơ thể, khi hồng huyết cầu yếu kém sẽ như anh lính ốm-o, yếu đuối vác những vũ khí tối tân là thuốc men, thì dù có tối tân đến đâu mà không được xử dụng, thì cũng trở thành vô dụng mà thôi !!!!! Và sẽ như chiếc xe đã quá tải, các bộ phận đã bại xụi, thì dù có đổ xăng super, super cũng chẳng có thể làm cho xe chạy như thuở ban đầu . 
Quê mẹ chiều nao đứng đợi con
Mừng sao nước cũ núi sông còn
Vi vu tiếng sáo diều vang vọng
Hoa cỏ nghìn Thu đã dậy hồn
Làng đó, con đây mừng khấp khởi
Chiều lên, trăng dọi sáng lòng son
Tóc tỏ đã thấm mùi sinh tử
Trái đắng phong sương tới độ tròn
Con gọi, con đi tìm dấu cũ
Vườn rau ao cá những ngày xưa
Bướm hoa một thuở như danh tướng
Chó đá qua sông bóng vật vờ
Con về đau nhói buổi ban sơ
Nẻo cũ rêu phong dưới bụi mờ.
T.A.D 
Trở lại, học võ như một lá bùa nhiệm mầu, nó có thể hóa giải được rất nhiều những vấn nạn trong cuộc sống hằng ngày. Học võ không trực tiếp chữa những căn bệnh nan -y; nhưng có thể phòng chống các căn bệnh quái ác đó, nhờ có sẵn ý chí và sự quyết tâm, luôn biết tập trung tư tưởng vào những chủ điểm để phù trợ cho các phương cách chữa bệnh của các nghành y-khoa.
Người tuổi trẻ khi học võ sẽ dễ dàng thoát khỏi những sa ngã, những đam mê.
Người học võ luôn được học hỏi để chiến đấu trong những trường hợp ngặt nghèo, khó khăn nhất.
Nhờ luyện võ, con người luôn biết giữ nhiệt độ trong cơ thể được điều hòa, nên những căn bệnh thông thường cảm mạo khó có thể xâm nhập.
Người tập võ, khi luyện tập các kỹ thuật chiến đấu, cũng là lúc tập luyện cho các cơ khớp di chuyển nhịp nhàng, nhờ đó các bệnh thấp khớp, tê liệt thần kinh tọa sẽ khôntg dễ dàng để xuất hiện
Nhờ luyện tập võ thuật, biết vận dụng khí huyết đi nuôi khắp cùng cơ thể, đem tối đa khí Oxygen vào máu và hải tối đa khí Carbonic ra ngoài. Đây cũng chính là cách thay đổi khí huyết, mà những người bị bệnh nặng thường phải tới các phòng mạch, hay nhà thương để thay máu mỗi tuần; vừa đau đớn, nguy hiểm, và rất tốn tiền , còn lo lắng đến tột cùng; có những người đi thay máu nằm bên cạnh một người cũng trong tình trạng như mình, và trong lúc thay máu , người đó đã âm thầm từ giã cuộc sống !!!!
Người học võ, chẳng những đã có những kỹ thuật tự vệ hay tấn công khi cần thiết; mà còn luôn giữ cho máu được dung hòa, tránh các bệnh cao áp huyết, mỡ trong máu, suy tim, yếu thận...v...v...
Ngày nay trên thế giới, đặc biệt tại Hoa Kỳ, đời sống vật chất quá dư thừa và trong thức ăn thì có quá nhiều chất béo . Các kỹ thuật khoa học tân tiến, tưởng rằng đã giúp ích nhiều cho nhân loại, nhưng một mặt khác cũng đã tạo ra khá nhiều những biến chứng do ăn nhiều chất béo, lại thiếu sinh hoạt năng động từ trong nhà đến ngoài xã hội, thêm vào đó các phim ảnh, sách báo cũng đã và đang đầu độc giới trẻ rất nhiều và không ít cho tất cả chúng ta.
Con người từ thiên nhiên mà đến; khoa học kỹ thuật thực sự đã giúp ích cho đời sống chúng ta khá nhiều; nhưng không nên lạm dụng khoa học để đời sống chúng ta xa rời thiên nhiên.
Con người rất cần ánh sáng mặt trời.
Con người cần có đủ Oxygen trong hơi thở.
Con người cần hoạt động để khí huyết được điều hòa.
Và Võ Thuật chính là phương thuốc vạn năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân loại.
Xin hãy bình tĩnh ngồi suy xét lại, nhìn vào những bưu phí trả cho nhà thương mà các hãng bảo hiểm phải trả cho chúng ta. Thử làm một bài toán để thấy được tiền thuốc mỗi tháng chúng ta đang xử dụng là bao nhiêu ?
Ai cũng hiểu rằng : Việc đầu tư cho con cái chúng ta tại các trường học là việc rất đúng và quan trọng. Đó là việc mở mang kiến thức, một cách để dành văn hóa cho con cái chúng ta.
Nhưng việc đầu tư sức khỏe cho con cái chúng ta thì sao ? Xin hãy nhớ câu chuyện của nhà tỷ phú kia, để biết được sức khỏe sẽ quan trọng đến mức nào ?
Thưa quí vị độc giả thân thương, chúng ta có thể chia gia tài cho con cái. Chúng ta có thể hy sinh tất cả vật chất cho người mình yêu. Nhưng chắc chắn không ai có thể đem sức khỏe của mình cho con cái mình hay người mình yêu thương được. Trong những câu chuyện dân gian Việt Nam chúng ta, đã nói đến những bà Mẹ khi ngồi săn sóc con đau ốm, đã thốt lên câu : Ước gì Mẹ có thể ốm thay cho con được
Ngày nay, quan niệm về học võ đã thay đổi rất nhiều. Võ thuật không còn là một vũ khí tối hậu đêû giải quyết mọi vấn đề như thuở xa xưa nữa ! Học võ ngày nay để khỏe, để có thể tự vệ khi cần thiết.
Martial Arts for Health and Peace. chúng tôi xin tạm dịch là : Võ Thuật cho Sức Khỏe và An Bì“
Thế thì chỉ có những người trẻ mới di học võ được, còn những người già thì sao ? Xin thưa , võ thuật nếu được hiểu theo nghĩa Khỏe Mạnh và An Bình, thì bất cứ ai cũng có thể học được. 
Người trẻ thì học cách phóng cước, tung quyền, đứng tấn, múa vũ khí, nhào lộn, bay nhảy..v..v...
Người già, phụ nữ, hay những người chỉ muốn luyện công để giữ gìn sức khỏe. Phòng bệnh và chữa bệnh thì tham gia vào các lớp THỂ DỤC DƯỠNG SINH, một bộ môn trong bài Nội Công Tâm Pháp của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO. Sẽ giúp chúng ta lấy lại được cân bằng Âm Dương trong cuộc sống.
Con gặp đầu tiên người phố Phũ
Lưng còng , da sạm bụi thời gian
Mắt như sao quắc, thân như cỏ
Tay chỉ trời cao, ngấn lệ tràn
Con nắm tay người đau cố quận
Chiều về sương thấm lạnh giang san
Dưới chân đất vẫn im lòng đất
Nước vẫn muôn Thu đổ thác ngàn.
Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa 


Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT KHI CHƠI THỂ THAO HAY TẬP VÕ


Đây là tình trạng co rút cơ đột ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vài giây đến 15 phút, rất thường gặp trong tennis và các môn thể thao khác làm giảm phong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng.
Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay…Thường gặp ở những người lớn tuổi trên 40, trẻ em, người béo phì; mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng một số thuốc điều trị cao huyết áp, lợi tiểu…, và tập luyện quá sức hoặc chơi trong môi trường quá nóng.

* Nguyên nhân:

Cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo, hoặc teo cơ do tuổi tác.
Khởi động, làm nóng không kỹ trước khi tập luyện làm cơ dễ bị co rút phản ứng với những động tác đột ngột, và dễ ứ đọng axit lactic trong cơ làm cơ mau mệt, kích thích thần kinh tủy sống gây co rút cơ liên tục.
Mất nước, chất điện giải (kali, magie, calci) và muối, đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi.

* Xử trí tại sân:

Ngưng chơi ngay, vào nghỉ ở khu vực thoáng mát.
Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. Tránh động tác gây đau và co rút cơ.
Chườm nóng lên vùng cơ đang rút căng trước, và sau đó chườm lạnh lên vùng cơ đau.
Uống bù nước, muối và chất điện giải(nước thể thao, ăn chuối…)
Nếu chuột rút xảy ra nhiều lần nữa trong lúc tập luyện, hoặc kéo dài không đáp ứng với các biện pháp xử trí trên, bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

* Phòng ngừa:

Tập luyện sức mạnh và độ dẻo, độ bền cơ bắp thường xuyên.
Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.
Uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi chơi. Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.
Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.

CÁCH CẤP CỨU NẠN NHÂN KHI BỊ TRÚNG ĐÒN Ở BỤNG VÀ BỊ SIẾT CỔ




Khi bị trúng đòn nơi bụng và bị chết ngộp vì bị siết cổ. Khi nạn nhân chết giấc vì bị trúng đòn nơi bụng, hông, dạ dày hay bị siết cổ quá dữ dội, say nắng, ngạt thở … ta có hai phương pháp cấp cứu. 

Phương pháp thứ nhất. 

Tư thế của nạn nhân: nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm sấp, hai tay duỗi bên hông, nới lỏng tất cả những gì thắt chặt nạn nhân hay làm người ấy khó thở (cổ áo, thắt lưng …). 
Tư thế của người cứu: bên trái của nạn nhân, quỳ gối phải, đầu gối trái gập lại, bàn tay trái trên vai trái của nạn nhân để giữ người ấy, bàn tay phải ấn trên xương sống, các đầu ngón tay ở khoảng đốt xương cổ thứ bảy (đốt xương lồi ra gần tầm hai vai), bàn tay và cánh tay trước gập lại, vai đưa ra đằng trước. 
Động tác giải huyệt: bật ngửa các ngón tay lên và dùng ức bàn tay đẩy tới trước, đánh ngược từ dưới lên trên đốt xương cổ thứ bảy. Tất cả sức lực trong cánh tay trước hết phải dồn vào cú đánh, rồi rút tay về vị trí cũ và bắt đầu lại với sự nhịp nhàng của một bác thợ mộc sử dụng chiếc bào. Mỗi lần đánh, cùi chỏ phải hạ sát lưng. Khi đánh, ức bàn tay phải chà trên nơi bị đánh một khoảng dài bằng bàn tay và không được quá giới hạn đó. Những cú đánh phải dứt khoát, cú đánh trước cú đánh sau theo nhịp một giây đồng hồ. 
Hô hấp: Khi nạn nhân đã hồi tỉnh, đỡ nạn nhân ngồi dậy, chân duỗi trước mặt. Người cứu quỳ gối phải sau lưng nạn nhân, nắm hai vai nạn nhân làm những động tác vòng từ từ trước ra sau, từ dưới lên trên để làm cho nạn nhân thở thật dài hơi. Điều chỉnh những động tác đó theo nhịp thở chậm và sâu của người cứu. Bắt buộc phải cho nạn nhân thở tối thiểu từ 5 đến 6 lần. Khi nhịp thở đã điều hòa, giúp nạn nhân đứng dậy đi thong thả vài phút. Sự hô hấp và những bước đi ấy rất cần thiết để tái lập sự tuần hoàn và hô hấp, nếu bỏ qua, đôi khi nạn nhân bất tỉnh trở lại. 

Phương pháp thứ hai.

Cũng những bệnh trạng như trước, trong trường hợp nặng hơn, cần phải có một cách giải huyệt hiệu nghiệm hơn. 
Tư thế của nạn nhân: ngồi, chân duỗi trước mặt, hai cánh tay buông thõng trước ngực, hai bàn tay giữa chân, cúi đầu về phía trước. 
Tư thế của người cứu: sau lưng và bên trái nạn nhân, đầu gối phải quỳ, đầu gối trái co lại, bàn tay trái áp lên ngực nạn nhân để giữ cho nạn nhân ngồi vững … 

Động tác giải huyệt: dùng ức bàn tay phải đưa cao, đánh ngược thật mạnh từ dưới lên trên đốt xương cổ thứ bảy, cùng một cách thức với phương pháp thứ nhất, nhưng trong phương pháp này vì nạn nhân ngồi nên đốt xương cổ thứ bảy lồi ra rõ ràng hơn. “Đánh nghiêm chỉnh và nhịp nhàng”. Nếu những cú đánh ấy vẫn không đủ hiệu lực thì đánh với nắm tay quỷ của ngón giữa (nắm tay quỷ là đốt xương thứ hai của nắm tay lồi ra khỏi quả đấm từ một phân rưỡi tới hai phân. Võ cổ truyền gọi là độc giác chỉ. Luôn luôn phải đánh ngược từ dưới lên trên, những cú rõ ràng, đanh gọn, để gây chấn động, nắm tay lùi lại để lấy đà không được quá 15 phân. Nếu hai cách trên vẫn không công hiệu, xốc nách nạn nhân, co chân lên kê đầu gối phải vào lưng nạn nhân dưới đốt xương cổ thứ bảy một khoảng một bàn tay và thúc thật mạnh vào điểm đó, từ dưới lên trên. Những cú lên gối ấy phải gây ra một chấn động khắp ngực nạn nhân. Thường thì đánh 5 lần là đủ. 
Hô hấp: trong mọi trường hợp, nạn nhân đã hồi tỉnh, cũng như trong phương pháp thứ nhất và trong tất cả các thế giải huyệt, phải cho nạn nhân thở theo phương pháp đã chỉ ở trên. Sau đó giúp nạn nhân đứng dậy, đi thong thả cho đến khi bình phục. 
(trích báo Võ Thuật 09.1990)

VIDEO HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NẮN TRẬT KHỚP VAI

Chương trình tập huấn kỹ năng sơ cứu trong tập luyện Aikido lần 2. BS hướng dẫn: Bs. Nguyễn Trọng Anh & Bs. Trần Ngọc Vấn.


ĐAU CỔ TAY ĐỐI VỚI NGƯỜI TẬP LUYỆN VÕ THUẬT HOẶC CHƠI THỂ THAO

Có thể nói khớp cổ tay (wrist) là khớp phức tạp nhất cơ thể. Chính sự phức tạp đó giải thích tại sao “đôi tay vàng” của con người có thể làm nên những điều tinh vi, kỳ diệu! Trong một phạm vi cơ thể không lớn lắm, tại khớp cổ tay “tập trung” hai xương dài từ cằng tay xuống (xương trụ và xương quay), một nhóm 8 xương bé con con ở mu bàn tay (carpals). Ngoài ra còn có hàng chục đốt xương ngón tay. Do vậy, tại khớp cổ tay tồn tại một hệ thống dây chằng rất dày đặc (nối nhiều xương với nhau) nhưng lại khá mỏng manh (vì đa phần chỉ là xương nhỏ).

Chấn thương có thể chỉ có liên quan đến phần mềm (viêm dây chằng, bong gân, đứt vi thể dây chằng), hay có liên quan cả phần cứng (gãy xương). Chấn thương khớp cổ tay thường xảy ra khi cổ tay bị bẻ cong quá mức (gấp vào hay ngửa ra) một cách đột ngột (ví dụ khi té chống tay xuống đất); hay do lặp đi lặp lại động tác dùng khớp cổ tay quá sức …. 

CÁCH XỬ LÝ KHI TẬP VÕ THUẬT BỊ TRẬT KHỚP CỔ CHÂN

Do sơ hở khi tham gia tập luyện, thi đấu, nhiều VĐV, vô tình bị trật khớp cổ chân dẫn đến viêm, sưng to và khó khăn trong việc di chuyển, luyện tập, tuy nhiên vẫn chưa nắm rõ kỹ năng cần thiết để đối phó với điều đó. Hãy cùng tham khảo 10 điều cần lưu ý khi bị trật khớp chân để có thể phòng tránh những tai nạn bất ngờ.
2.2
Khớp cổ chân tạo bởi 3 xương tibia, fibula, talus, và được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng (ligaments).
Các dây chằng có nhiệm vụ giúp cổ chân hoạt động trong tư thế cân bằng, vững chắc. Nếu các dây chằng quanh khớp cổ chân bị rách, cổ chân sẽ kém vững, bàn chân sẽ lệch ra ngoài hoặc vào trong, ít hay nhiều tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng. Chấn thương xảy ra nặng hơn, các xương tạo nên khớp cổ chân còn có thể bị gãy.
1.1
1. Nguyên tắc xử trí ban đầu: R – I – C – E
R (rest): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ.
I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nylon đựng nước đá.
C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.
E (elevation): Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. Chú ý không nên kê quá cao, thường khoảng 10-20cm là vừa. Cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân.
2. Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp như gãy mắt cá, gãy xương sên, trật khớp cổ chân, gãy trần chày, gãy xương gót.
3.3
3. Cho dù cơ chế chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân nhưng chớ nên xem thường. Bởi vì lực như thế cũng đủ làm bạn bị gãy xương mắt cá, toác khớp, đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa lại. Trong các trường hợp này, đa số nạn nhân thường cho rằng bị bong gân nhẹ nên hay tự điều trị theo các phương thức truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu v.v… Ðiều này thường gây ra nhiều biến chứng, hơn nữa nếu để muộn sẽ khó điều trị hơn rất nhiều.
4. Biến chứng khó chịu nhất của bó thuốc là gây viêm da. Vì ngay dưới da cổ chân là xương và máu tụ do chấn thương, do đó rất dễ phát sinh nhiễm trùng lan rộng vào trong khớp, trong xương gãy và mô lành xung quanh. Một số ca bó lá thuốc không rửa sạch có thể gây nhiễm trùng hoại thư sinh hơi rất nguy hiểm, làm thối cả chân.
4.4
5. Chấn thương vùng cổ chân đặc biệt dễ sưng hơn trên gối. Ngay dưới da là xương và bao khớp. Ðây là loại tổ chức có nhiều mạch máu nuôi. Vì vậy vùng này dễ chảy máu nhiều hơn. Quanh cổ chân còn có rất nhiều tĩnh mạch nông lớn, dễ gây hiện tượng sưng phù do ứ trệ máu trở về tim.
6. Ðau ít và không kéo dài, thường là cảm giác thốn. Ngay cả khi bị gãy xương, đau chỉ xuất hiện trong tuần lễ đầu. Ðó cũng là lý do khiến người ta ít chú ý đến tổn thương.
5.5
7. Sưng kéo dài thường là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra lại tổn thương. Ða số bệnh nhân
lo lắng không hiểu tại sao hết đau rồi nhưng vẫn còn sưng kéo dài nhiều tuần sau chấn thương.
8. Giới hạn cử động cổ chân như gấp lòng hay gấp lưng bàn chân sẽ làm người bệnh có dáng đi khập khiễng. Nếu biến chứng này xảy ra sau chấn thương, nhiều khả năng có tổn thương xương khớp ở cổ chân.
6.6
9. Ðau quanh mắt cá kèm theo sưng nhẹ có thể là dấu hiệu viêm khớp cổ chân sau chấn thương. Thường là do viêm hoạt mạc khớp dưới sên (hội chứng sinus-tarsi) sau khi bị tổn thương các dây chằng cổ chân ở đây. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu vì đã uống thuốc kháng viêm dài ngày mà không hết hẳn.



10. Nếu không gãy xương, đa số là tổn thương dây chằng cổ chân và bao khớp, còn gọi là bong gân. Cần cố định tư thế cổ chân trong một thời gian để các dây chằng lành tốt. Thường là từ 3-6 tuần. Sau đó sẽ tập cổ chân trong khoảng vài tuần nữa mới có thể phục hồi như trước chấn thương. Một số bệnh nhân nếu sốt ruột tìm đến các phương cách điều trị khác có thể gây ra nhiều biến chứng hơn. Lúc đó thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài gấp nhiều lần.