Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Tác dụng đặc biệt của võ thuật với những trẻ em tự kỉ


Các bậc phụ huynh thường rất quan tâm cần biết có những môn thể thao đồng đội nào hoặc hoạt động thể chất mà con cái họ có thể tham gia tập luyện. Đặc biệt là đối với những trẻ tự kỉ, sẽ có rất ít hứng thú và khả năng tham gia các hoat động tập thể và thể thao cộng đồng vì những trở ngại chúng phải đối mặt với việc giao tiếp xã hội, cụ thể là với bạn bè đồng trang lứa.

Đến nay, Robert Fox đã có thể thấy được những trải nghiệm thành công của nhiều đứa trẻ trong lớp võ Taekwondo của anh tại Trung tâm TDTT Thống nhất (USTC) ở Downingtown.
Fox cũng nói thêm: “Chúng tôi cố gắng làm thật nhiều thứ để giúp cải thiện những đứa trẻ đang rèn luyện mình tại đây. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là giúp các bậc cha mẹ hoàn thiện con cái của họ thành những thế hệ tốt đẹp hơn”.

Taekwondo giúp trẻ hoàn thiện hơn
Lợi ích của môn Taekwondo, cũng như bất kì môn võ thuật nào khác, thì còn lâu mới biết hết được. Chương trình huấn luyện của Fox tại USTC tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho học viên đạt được mục tiêu của mình và được thăng cấp đai. Theo Fox, trong quá trình này, trẻ em sẽ học hỏi phát triển được nhiều hơn là tập luyện võ thuật, bên cạnh đó còn có thể trải nghiệm những điều khác biệt với bạn bè, rèn luyện sự tự tin, thiết lập quan hệ và tình đồng đội, cũng như nâng cao tính độc lập tự chủ của mình.
Cũng là một người cha có đứa con tự kỷ, Fox cho biết anh thấu hiểu những nỗi đau mà mỗi đứa trẻ cũng như cha mẹ nó phải gánh chịu, đặc biệt là những trở ngại khi tham gia các môn thể thao đồng đội. Phần lớn những học viên của Fox đều được bố trí chương trình huấn luyện đặc biệt IEP để giúp điều trị, cải thiện một số hội chứng như “rối loạn tăng động – giảm chú ý” (ADHD) hay rối loạn thính giác và thăng bằng liên quan đến rối oạn tiền đình.
Đó có thể làm đau tim nhưng trong võ thuật, một đứa trẻ có thể rèn luyện sự tự tin hay không chính là một quá trình luyện tập phát triển cá nhân lâu dài, không quan trọng xuất thân của nó.


Võ thuật sẽ rèn luyện sự tự tin cho trẻ
Fox đã chia sẻ một câu chuyện về sự tiến bộ vượt bật của một cậu học trò bắt đầu tham gia lớp võ Lupo TKD lúc mới 4 tuổi. Từ đầu, em này đã cần hỗ trợ tâp luyện riêng vì khả năng bị hạn chế trong việc kích thích tính nhạy bén trong hoạt động nhóm theo kế hoạch.
Nhưng đến năm ngoái, em đã có thể tham gia vào các nhóm tập luyện của lớp một cách bình thường và trở thành một nhân tố quan trọng, gương mẫu cho bạn bè cùng lứa.
Khóa học Lupo TKD tại United Sports được mở từ tháng 2/2011. Fox cho biết, CLB sẽ huấn luyện cấp đai đen taekwondo được chứng nhận trên 200 quốc gia trên thế giới, một lợi thế quan trọng của đơn vị khi đa số trường đào tạo võ thuật khác chỉ có thể cấp chứng chỉ được công nhận nội bộ trong trường hoặc một địa phương nhỏ.
taekwondo kids
USTC có địa chỉ tọa lạc tại 1426 Marshallton-Thorndale Road ở Downingtown, định kỳ tổ chức hoạt động chiếu phim ngoài trời vào thứ Sáu cuối cùng mỗi tháng vào dịp hè. Lupo TKD cũng sẽ có mặt từ lúc 6:30 đến 8:00 chiều để biểu diễn võ thuật và phát vé mời tham gia miễn phí một số lớp tập. Ngoài ra, Lupo TKW cũng tổ chức các” lớp học gia đình”, là một hoạt động đặc biệt của trung tâm USTC.


Theo diễn đàn Bệnh tự kỷ, một tổ chức luôn tích cực ủng hộ, tài trợ cho các nghiên cứu về chứng tự kỉ tại Hoa Kì thì bệnh tự kỉ này tác động đến 1 trong 68 trẻ em (trong đó tỉ lệ nam là 1 trong 42 em trai).

Thế Hiển

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

"Đêm hội trăng rằm" vui tết trung thu tại nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam.

Tối ngày 24/9/2015 tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Hà Nam, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã phối hợp với UBND phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý tổ chức chương trình “Đêm hội Trăng rằm” năm 2015 
   

Tham dự chương trình có đồng chí Lê Thị Thanh Hương – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Vũ Tiến Tiệp – Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn; đồng chí Phạm Hồng Kỳ - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đồng chí Lữ Văn Trung – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Trương Công Khải – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Quang Long – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh; đồng chí Lê Văn Dũng - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý; đồng chí Đỗ Mạnh Dư – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Hai Bà Trưng, thành phố Phú Lý;… gần 1.000 em thiếu nhi và bà con nhân dân trên địa bàn thành phố Phủ Lý.



Tham gia Đêm hội, các em thiếu nhi được thưởng thức các tiết mục văn nghệ vui tươi, đặc sắc, phù hợp với chủ đề Tết trung thu như: múa lân do các môn sinh bộ môn Vovinam Hà Nam biểu diễn, và màn võ thuật, hát chèo,… được tham gia nghi thức phá cỗ, nhận quà bánh do các đồng chí lãnh đạo tặng. Trong dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo thành phố Phủ Lý; UBND phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý đã tặng 335 phần quà cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Học võ là học đạo làm người là nền tảng.

Võ thuật không chỉ là môn học về kỹ thuật luyện tập chiến đấu, không chỉ là một môn nghệ thuật mà còn là môn khoa học nữa. Bởi vì hình thức của nó được xây dựng từ các lý thuyết căn bản của khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh học đồng thời nội dung của nó chứa đựng lý thuyết của khoa học xã hội như triết học, nhân văn….. Tính triết lý và nhân văn đó chính là nét để khu biệt võ thuật với các môn thể thao khác. Bởi lẽ người ta chỉ gọi là Nhu đạo (Judo), Không thủ đạo (Karate), Hiệp khí đạo (Aikido), Thái cực đạo (Teakowndo), Việt Võ Đao (Vovinam), chứ không ai gọi là bóng đá đạo, cầu lông đạo hay quần vợt đạo bao giờ cả. Chữ “Đạo” trong võ được xã hội hóa và ăn sâu trong máu thịt các dân tộc có nền võ học lâu đời như Nhật bản, Trung quốc, Triều tiên, Việt nam …… Như vậy, võ học được hình thành từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, tất cả mọi chuyển động cơ học của các kỹ thuật tay chân đều ngầm chứa nội dung mang tính đạo lý và nhân bản sâu sắc. Suy cho cùng, trong sâu xa võ có hai phần: thuật và đạo. Thuật chỉ đủ để giúp người ta biết võ. Còn đạo mới đưa người ta đến tận cùng của cái biết võ mà hành võ. Đạo chính là đẳng cấp cao nhất mà người tập võ chân chính phải phấn đấu đạt đến.

Tiếng “Đạo“ của người phương Đông – nơi nhu cầu và tài nghệ con người được nghệ thuật hóa và triết học hóa tới cao độ. Quả thật, chưa có một từ ngữ tương đương nào của người phương Tây có thể dịch thoát, vì đạo ngoài ý nghĩa là “con đường“, là “thông lộ” còn bao hàm cả ý nghĩa về tôn giáo, luân lý và nghệ thuật. Ví dụ : Uống trà là nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa thanh cao của việc uống trà kết bạn, giúp ích xã hội thì đó là Trà Đạo. Ngắm nghía và thưởng ngoạn hoa là thú vui thông thường trong cuộc sống, nhưng biết cách thưởng ngoạn như 1 nghệ thuật và nâng cao nữa về đạo lý giúp ích cho cuộc sống thì là Hoa đạo… vv…..
Khác võ thuật Trung Hoa cũng như Việt Nam nặng về xuất thế và cố giữ vị thế độc lập với chính trị, võ thuật Nhật Bản có truyền thống hội nhập ngay vào mọi sinh hoạt chính trị để hình thành một giai cấp trong xã hội Nhật Bản đó chính là tầng lớp Samourai (Võ Sĩ Đạo). Người Võ Sĩ Đạo được huấn luyện ngay từ nhỏ những kỹ thuật chiến đấu tay không và vũ khí rất lành nghề và quan trọng nhất vẫn là rèn luyện tinh thần Nhật Võ Đạo với những điều luật được ghi chép rõ ràng. Tinh thần đó tạo nên nét đặc trưng của người Võ Sĩ Đạo, bao gồm 5 đức tính tính chính (sự ngay thẳng, đức can đãm, lòng nhân từ, đức lễ phép, đức tự kiểm) và 3 đức tính phụ (đức vâng lời, đức trung tín, đức yêu việc).
Xưa nay các môn võ phương Đông dù khác nhau ở chiêu thức, nhưng đều có điểm giống nhau ở môn qui: không phản môn, phản thầy; không khoe tài, không ỷ lực hiếp người; không háo sắc, loạn dâm; không thắng vui, thua buồn… Tuy nhiên, người Nhật Bản có điểm khác biệt cơ bản các dân tộc ở quốc gia châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc và nhất là tại các nước Tây phương, chính ở chỗ quan niệm về học võ của họ. Người Nhật Bản đến võ đường với mục đích cao quí là học tập và rèn luyện cái “Đạo” trong võ học, còn đòn thế và cách thi triển chỉ là thứ yếu. Trong khi ở Việt Nam người ta đi học võ với mục đích rất “tầm thường” và thiên về mục đích cá nhân. Họ đi học võ để tự vệ, học để giữ gìn sức khỏe bản thân, rèn luyện để chữa bệnh, để làm việc nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, có khi chỉ vì bạn bè rủ rê cho vui ……“Trà như ẩn sĩ, rượu như hào sĩ, võ như lực sĩ. Rượu để kết bạn, trà để hưởng tĩnh, võ để luyện thần “

Người ta thường nói “võ nghệ “ hay “võ thuật” với hàm ý trong võ có nghệ thuật hay võ là một nghệ thuật đặc biệt nhằm chiến thắng hoặc chinh phục một đối thủ nào đó . Nhưng, người ta còn gọi là “võ đạo” , đó là một sự tôn xưng một khi võ thuật đã đạt được cái vi diệu, cái lẽ tối thượng của nó. Khi đó nó đã tự phát lộ được khả năng soi sáng, khả năng giác ngộ, để con người không chỉ vượt thắng đối thủ, vượt thắng ngoại giới, mà cái chính là “vượt thắng chính mình”, tự hoàn thiện nhân cách, tự soi sáng tâm linh mình qua một quá trình rèn luyện gian khổ, qua hành trên con đường chông gai để đạt tới đạo .Đạo ấy của võ cũng giống như đạo Thiền, là quá trình tự khai sáng. Tổ sư Phật giáo thiền tông Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) tương truyền vừa là người khai sáng đạo thiền vừa là người khai sáng môn võ Thiếu Lâm. Hành trình khai sáng ấy trải qua suốt 9 năm trời ông “diện bích” – quay mặt vào vách đá trong hang động trên đỉnh núi Tung Sơn để Tham Thiền nhập định, lấy cái tĩnh mở thông cho cái động, lấy sự tịnh tâm làm đích cho mọi hoạt động của mình sau này, dù đó là hoạt động tôn giáo hay võ thuật.
Có ai bước vào nghề võ mà không vài lần nghe thầy dạy bảo: “Khi mới học võ, tôi chỉ có mong muốn là nắm được đòn thế cao siêu. Lên được đai đen, đai đỏ, tôi lại muốn mình phải thật giỏi để đánh thắng người khác. Nhưng bây giờ, mục đích lớn nhất của tôi chính là phải chiến thắng chính bản thân mình”. Trên các bức tường của võ đường hay treo đại tự “Nhẫn”. Bởi chính đó là nền tảng hun đúc nên tinh thần thượng võ. Chuyện võ kể rằng: Có một đại cung thủ đã đạt đến mức độ thượng thừa có thể “bách bộ xuyên dương”, đi trăm bước ngoảnh đầu lại bắn trúng lá liễu. Cả đời cung thủ này chỉ có một tâm nguyện duy nhất là tìm người để được thua. Ngày kia, theo lời chỉ dẫn của giới võ lâm, anh quyết lên ngọn Hoa sơn thi thố tài năng với một đại sư lừng danh đã ẩn tu. Vị đại sư đồng ý cùng anh leo lên một mỏm đá cheo leo cao nhất. Giữa cuồng phong gào rít, cung thủ chỉ đứng không đã muốn té, nói gì giương cung, lắp tên thi bắn đại bàng. Cuối cùng anh chịu thua và chuyển cung cho vị đại sư trổ tài. Thật bất ngờ, đại sư lại vứt cung xuống vực rồi bình thản nói: “Tôi đã bỏ tiền ra mua được một con đại bàng thật đẹp, thì khổ chi phải leo lên tận đây chịu nguy hiểm để bắn nữa…”. Như tuyết rơi giữa mùa hè. Như tia chớp lóe sáng ngay buổi bình minh. Đầu óc cuồng mê bất bại của cung thủ ngỡ ngàng đại ngộ! Anh lặng lẽ xuống núi, bẻ cung, ngồi thiền và viết ra dòng chữ “Dụng ý bất dụng lực”.

Như vậy thì con đường cũa võ khá gần gũi và thân mật với con đường của người làm nghệ thuật, nó đều khởi từ tâm và qua một quá trình vận động lại trở về tâm, theo một đường xoáy trôn ốc nào đó. Có lẽ người điển hình cho sự hợp nhất hòa đồng giữa Đạo, Võ và Thơ là Lý Bạch. Là một thi hào bậc nhất , luôn đứng ở Top Ten các thi sĩ mọi thời đại, Lý Bạch cũng là một kiếm sỹ lừng danh , một đạo sỹ bí ẩn của Trung quốc.

Và cũng để nói rằng, ở đời tự vượt thắng mình là con đường gian khó biết bao, và con đường ấy dẫn tới “hòa nhi bất đồmg” – hòa mà không đồng – là dẫn tới những cá tính nghệ thuật của nghệ sỹ, dù là kiếm sỹ hay thi sĩ. Hòa với người, hòa với Đại Ngã, nhưng “bất đồng”– vẫn là mình như một cá tính sáng tạo, một cái gì không lặp lại, như những đường kiếm biến ảo, dù nó vẫn theo lực hướng tâm. Ngày nay, nhiều môn võ được đưa ra thi đấu quốc tế tranh thắng thua. Mặt tích cực của nó là giúp người luyện võ tinh thần phấn đấu, rèn luyện sức khỏe, võ thuật. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào chiến tích thấy được, e dễ rơi vào cuồng vọng thắng người mà quên mất phải tự thắng chính mình, sự chiến thắng thượng thừa nhất của người luyện võ.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Làm giàu bằng sản xuất gạch không nung

Nhắc đến anh Ngô Văn Bằng, ở thôn Khòn Chuông, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan là người ta nhớ ngay ra ông chủ xưởng sản xuất gạch ba banh.

LSO-Nhắc đến anh Ngô Văn Bằng, ở thôn Khòn Chuông, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan là người ta nhớ ngay ra ông chủ xưởng sản xuất gạch ba banh. Với vóc dáng cao to, nước da ngăm đen và giọng nói trầm ấm, anh Bằng chia sẻ với chúng tôi về những nỗ lực quyết tâm vươn lên phát triển kinh tế của gia đình mình.

Những năm 2008 trở về trước, khi đó anh mới lập gia đình, hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn. Nhận thấy nhu cầu về vật liệu xây dựng của người dân là rất lớn, các lò gạch thủ công đang dần bị xóa bỏ vì ô nhiễm môi trường, anh Bằng đã tìm hiểu công nghệ sản xuất gạch nén bê tông qua sách, báo và đi tham quan, học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm ở một số cơ sở sản xuất gạch nén bê tông trong tỉnh. Năm 2009- 2010 anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư để xây dựng nhà xưởng và mua máy ép gạch không nung, máy trộn bê tông cùng các thiết bị khác phục vụ cho sản xuất. Từ một máy sản xuất gạch ban đầu sản xuất thấy có hiệu quả, sản phẩm được khách hàng tin dùng, dần dần anh trả đủ tiền lãi và gốc cho ngân hàng đúng thời hạn. Khi làm ăn có lãi, bước đầu dành được vốn, anh đã bàn bạc với gia đình tiếp tục mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm 2 máy sản xuất gạch bê tông.... Đến nay,  với 3 máy sản xuất, trung bình mỗi năm cơ sở gạch bê tông của anh sản xuất ra 15 vạn viên gạch, trừ tất cả chi phí anh cũng lãi được khoảng 200 triệu đồng/năm. Đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 10 lao động tại chỗ của địa phương có mức lương đạt từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. Theo anh Bằng thì sản xuất gạch bằng máy ép gạch nén bê tông có ưu điểm không sử dụng đến đất nông nghiệp, mặt khác do không dùng đến than, củi… nên tiết kiệm được nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường. Nguyên liệu để sản xuất gạch bê tông đều có sẵn tại địa phương như mạt đá, cát, xi măng…. sử dụng ít nhân lực, phù hợp với quy mô sản xuất hộ gia đình và rất dễ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh ta.  Cùng với việc sản xuất gạch nén bê tông, gia đình anh Bằng còn kinh doanh doanh đồ nội thất gia đình, dịch vụ cho thuê bàn ghế, bát đũa phục vụ việc hiếu, hỷ, chăn nuôi gia súc gia cầm…mỗi năm cũng mang lại thu nhập gần 50 triệu đồng. Đến nay, tổng thu nhập từ sản xuất gạch và kinh doanh các dịch vụ khác của gia đình anh Bằng đạt gần 250 triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ tập trung vào sản xuất, anh luôn chú trọng đảm bảo lợi ích cho người lao động như trả lương kịp thời và đều đặn, thăm hỏi động viên các lao động khi gia đình họ gặp khó khăn. Thêm nữa, anh Bằng còn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động xã hội của địa phương như quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; giúp vốn, vật liệu xây dựng cho hộ nghèo trong khu dân cư. Bản thân anh luôn gương mẫu đi đầu chấp hành tốt các Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân và thường xuyên giáo dục các con trong gia đình chăm ngoan, cần cù lao động, sống ân cần chan hoà với mọi người, luôn là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết trong thôn xóm, gia đình anh luôn đi đầu trong xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. Đã nhiều năm liền đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”, các con đều chăm ngoan.  Giờ đây xưởng gạch nhà anh đã có quy mô, chỗ đứng khá vững trên thị trường nên anh thấy những thanh niên nào có thời gian rảnh rỗi anh đều động viên và thu hút được họ vào làm ở xưởng, nhằm giúp cho các thanh niên trong xóm, ngoài làng vừa có thu nhập lại vừa tránh xa được các tệ nạn xã hội- đó là điều anh tâm đắc nhất.

Gạch không nung vật liệu xanh cho ngành xây dựng.

Gạch không nung vật liệu xanh cho ngành xây dựng.


Gạch xây là bộ phận cấu thành quan trọng của công trình xây dựng. Hàng năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nước tiêu thụ khoảng 20- 22 tỷ viên/1 năm, chủ yếu là gạch nung thủ công chiếm tới 90%. Với đà phát triển này, đến năm 2020 lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3, tương đương với 30 .000 ha đất canh tác. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng: than, củi, đặc biệt là than đá, quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta cơ bản là khí độc không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người mà còn làm giảm năng suất của cây trồng vật nuôi. Chính vì vậy, việc sử dụng gạch không nung thay thế gạch nung là xu hướng tất yếu trong công nghệ xây dựng hiện đại nhưng nó đòi hỏi phải có chủ trương lớn, chính sách hỗ trợ, giải pháp đồng bộ. Với xu hướng Các dự án dây chuyền sản xuất gạch không nung được đầu tư đáp ứng nhu cầu thị trường.
 Liên hệ : 0912628539

Tuyển dụng công nhân cơ khí , biết tiện, phay bào.....

Công ty cổ phần biển bạc chuyên thiết kế chế tạo máy ép gạch không nung, công ty cần mở rộng sản xuất cần tuyển dụng nhân sự cho xưởng cơ khí yêu cầu như sau:
- Biết cơ bản về ngành cơ khí: cắt hơi, tiện, phay bào, hàn kỹ thuật..
- Làm việc khoa học có tình thần trách nhiệm cao
- Làm việc nhóm
- Tuân thủ yêu cầu công ty đề ra.
- Với sản phẩm máy gạch không nung của công ty sẽ được đào tạo khi chưa biết nghề.
Liên hệ : bienbachanam@gmail.com

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VIỆT NAM VÀ ALGERIA

Thủ tướng tiếp Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria

VTV.vn-Thủ tướng tiếp Nghị sỹ Quốc hội Algeria, Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam và Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria.

Tiếp Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam Hocine Maaloum, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai dân tộc, hai nước có quan hệ hữu nghị lâu đời, đều ủng hộ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Hiện mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển trên nhiều lĩnh vực nhưng chưa xứng tầm mà còn có nhiều dư địa để phát triển tốt hơn, đặc biệt là hợp tác về kinh tế thương mại, đầu tư và du lịch.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Thượng viện và Hạ viện Algeria mà nòng cốt là Nhóm nghị sỹ hữu nghị hai nước ủng hộ những nỗ lực tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Algeria trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chính trị, ngoại giao và thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam cho biết, hai nước đã từng trải qua nhiều gian khổ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, do vậy, Algeriađón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như đón người anh em từ xa trở về. Trưởng nhóm Nghị sỹ hữu nghị cũng khẳng định, Quốc hội Algeria sẽ luôn ủng hộ việc hai tăng nước tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, như thỏa thuận đã đạt được trong cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam
Chiều nay (2/6), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam Cherfaoui Tayeb. Tại buổi tiếp Chủ tịch Cherfaoui Tayeb cho biết, thế hệ người Algeria hiện nay và mai sau luôn coi Việt Nam là đất nước anh em. Hiện nay, Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân của hai nước theo hướng liên doanh, liên kết trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, dệt may, sản xuất xe đạp, xe máy, thủy sản và da giày. Thậm chí, hai nước cần tính đến việc hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, hàng hải và hàng không để hỗ trợ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam cũng cho rằng, cả Algeria và Việt Nam đều có chủ nghĩa anh hùng và vì lý do đó Algeria và Việt Nam cần chung tay để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn thông qua các dự án hợp tác cụ thể. Đánh giá cao các đề xuất của Chủ tịch Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam, Thủ tướng đề nghị Hội hữu nghị Algeria - Việt Nam sẽ tích cực là cầu nối để doanh nghiệp hai nước thiết lập các mối quan hệ đầu tư và kinh doanh.
Tại buổi tiếp Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria và xem màn trình diễn Vovinam của các võ sư Algeria, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ việc phát triển môn võ này tại Algeria, đồng thời chúc Liên đoàn tiếp tục phát triển và tiếp tục đóng góp thiết thực vào việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời tốt đẹp giữa hai nước. Năm 2013, Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Algeria đã được thành lập, quy tụ khoảng 15.000 võ sinh Algeria đang tham gia phong trào tập luyện và thi đấu chuyên nghiệp tại gần 200 câu lạc bộ Vovinam ở khắp các tỉnh, thành của Algeria.
Trước đó, tại buổi gặp mặt thân mật với đại diện cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc ở Algeria và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, từ mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, sự tin cậy về chính trị cũng như những thỏa thuận cấp cao vừa đạt được trong chuyến thăm này, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria cần trở thành cầu nối cho các Bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, cũng như các lĩnh vực xây dựng, dệt may, nông nghiệp và cả an ninh, quốc phòng.
Thủ tướng cũng mong muốn, cộng đồng người Việt Nam tại Algeria sẽ luôn là một sứ giả và nhịp cầu góp phần quảng bá về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, đưa hai nước Việt Nam - Algeria ngày càng gần gũi.
Theo Trung Kiên - Lê Tuấn