Social Icons

Pages

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

KHU DU LỊCH TAM CHÚC BA SAO - HÀ NAM

 
Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao thuộc địa phận xã Ba Sao huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội 70 km, nằm ngay trên tuyến quốc lộ 21, ở vị trí trung tâm tuyến du lịch Duyên hải Bắc Bộ - Tây Bắc; kề cận với các khu du lịch Chùa Hương (Hà Nội), Tràng An, Bái Đính, Cúc Phương (Ninh Bình), Chùa Tiên (Hòa Bình)... 
Hồ Tam Chúc
Theo quy hoạch tổng thể khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao có tổng diện tích 5100ha, trong đó, riêng hồ Tam Chúc rộng 600ha được xem là điểm nhấn của khu du lịch.
Tại khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao, sẽ  xây dựng khu chức năng: đó là khu du lịch lòng hồ Tam Chúc; khu văn hóa tâm linh; khu trung tâm đón tiếp, nghỉ dưỡng; sân golf 36 lỗ, khu vui chơi giải trí, thể thao; dịch vụ ven hồ, khu du lịch bảo tồn tài nguyên thiên nhiên… 
Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao, du khách còn có thể kết hợp tham quan nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong vùng như: chùa Bà Đanh – núi Ngọc, đền Trúc – Ngũ Động Sơn, Bát Cảnh Sơn, chùa Thi, động Thủy… Không chỉ thế, khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao còn là điểm nối giữa khu du lịch chùa Hương với khu du lịch Vân Long, Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động… (Ninh Bình), tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn, có thể thu hút du khách lưu lại nhiều ngày để thưởng ngoạn quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước. Ngoài ra, tỉnh Hà Nam đã xác định quy hoạch đầu tư hạ tầng kết nối khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao với chùa Bái Đính, chùa Hương; phối hợp với Hà Nội đầu tư tuyến du lịch nối Ba Sao, qua chùa Hương với Mỹ Đình và xây dựng hệ thống giao thông đối ngoại để tạo sự phong phú đa dạng của một quần thể du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế...




VÕ SƯ NGÔ XUÂN BÍCH XÁC LẬP KỶ LỤC VỚI BỘ SÁCH CHÂM CỨU

Ngày 22/11/2014, tại Hội trường Thành Ủy TP.HCM, chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 29 đã xác lập thêm 11 kỷ lục mới, trong đó có kỷ lục “Bộ sách châm cứu nhiều trang nhất” của Giáo sư – Võ sư Ngô Xuân Bích.

Bộ sách châm cứu “Huyết áp cao – các chứng liên đới” (Chuyên khoa châm cứu) với 1578 trang đề cập tới các nội dung về châm cứu như: Các đường kinh và huyệt đạo trên cơ thể có sự dịch chuyển tùy thuộc vào các tạng bệnh khác nhau; Đề xuất phương thức châm cứu theo các sơ đồ dưới dạng Angten; Tìm ra phương pháp mới xác định phối hợp bộ huyệt; Phương thức châm mới có thể ứng dụng 2-3 lần châm trong một buổi điều trị; Tìm ra hệ thông đảo bộ huyệt cho từng ngày châm cứu… Công trình là kết quả của Giáo sư Ngô Xuân Bính trong nhiều năm nghiên cứu khoa học và thực hành chữa trị căn bệnh tăng huyết áp dựa trên những am hiểu về võ thuật và y học dân tộc.

Là người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực y học dân tộc để chăm lo sức khỏe cho cộng đồng, ông đã được Hiệp hội Y học dân tộc Nga (RANM) trao tặng danh hiệu “Giáo sư y học dân tộc” và Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Châu Âu phong hàm Viện sĩ. Người thầy thuốc Ngô Xuân Bính ngoài tài châm cứu, bắt mạch, kê toa… còn là một Võ sư danh tiếng có công tâm trong việc phục hưng và bảo tồn môn phái võ Nhất Nam.

Võ sư Ngô Xuân Bình – người khai sinh môn phái võ “Nhất Nam” lừng lẫy

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống luyện võ ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An),  từ nhỏ võ sư Ngô Xuân Bính đã sớm được thân phụ và các võ sư vùng Thanh Hoá – Nghệ An truyền thụ cho võ công. Ở tuổi 24, võ sư chưởng môn Ngô Xuân Bính đã làm được điều phi thường: thống nhất các gia phái, hệ phái võ “Hét” vùng Thanh Nghệ thành môn phái võ “Nhất Nam” (cái tên với ý quy tụ bầu đoàn võ cổ miền bắc trung bộ, thành một điểm võ riêng dưới trời Nam, là một đứa con của làng võ Việt Nam). Cùng năm ông cho ra đời hai tập sách đồ sộ: “Nhất Nam căn bản” tập 1 – 2. Ông biên soạn nội dung và trực tiếp vẽ hình minh hoạ, bởi thời gian này ông đã tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, trở thành giảng viên môn Lý luận hội hoạ tại trường Cao đẳng Nhạc Hoạ TW. Từ đó cho đến năm 1990, phái võ Nhất Nam của võ sư Ngô Xuân Bính đã phát triển nhanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Phái võ đã thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia, nhiều thế hệ học trò xuất sắc đã kế tục sứ mệnh của võ sư, đưa môn phái phát triển ở khắp các nơi. Họ yêu thích võ Nhất Nam vì nhận thấy môn võ này không chỉ giúp họ trở nên can đảm mà còn giúp tăng cường thể lực, cảm thấy tự tin, điềm tĩnh và hướng thiện hơn.

Điều đặc biệt nhất của Nhất Nam là môn võ này đã phát triển được cả 3 định hướng trên nước bạn: thể thao quần chúng, võ dưỡng sinh và thực hành chiến đấu. Hiện nay thày Bính đã và đang soạn thảo các giáo trình có những luận điểm riêng về giáo học pháp để phổ cập Nhất Nam trong hệ thống nhà trường: mẫu giáo, phổ thông và cả đại học, được dịch ra tiếng Nga và tiếng Anh.

Có thể nói, tính hệ thống về lý thuyết của Nhất Nam chính là điểm đáng chú ý nhất của phái võ này. Ngô Xuân Bính đã bỏ nhiều công sức cho công trình tâm huyết của mình: các tập “Nhất Nam căn bản” lần lượt ra đời, bắt đầu từ cuốn I (xuất bản năm 1985, NXB Thể dục thể thao), được tái bản 5 lần! Cho đến nay đã có “Nhất Nam căn bản V” và dự định của thày Bính là có được một tuyển tập gồm 10 cuốn. Đây có lẽ cũng là một công trình đồ sộ về võ thuật, y võ, dưỡng sinh, đúc kết được tư tưởng sâu xa của ông cha, là di sản tinh thần quý báu của nền văn hóa Việt.

Giáo sư y học dân tộc Ngô Xuân Bính tài hoa

Có thể nói Ngô Xuân Bính đã nổi lên ở nước Nga như một đại diện – một nhà bác học của nền học vấn phương Đông. Anh đã tích hợp nền học vấn của phương Đông và phương Tây, đã dùng phương Tây làm nơi trắc nghiệm những lý thuyết và thực hành của mình, thu phục được nhân dân và chính quyền Nga, đem lại niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam.

Giáo sư Ngô Xuân Bính nổi tiếng ở Nga và châu Âu qua hàng nghìn ca khám chữa bệnh, qua các công trình nghiên cứu về y thuật dân gian, trong đó có các luận điểm làm thay đổi cả những quan niệm lâu nay về đánh giá bệnh lý, chẳng hạn như vấn đề huyệt đạo là lưu động chứ không cố định; huyết áp tại mỗi vị trí trên cơ thể là khác nhau; điều chỉnh khí nội dịch có thể tự chữa bệnh.v.v. Ông chính là người đã ký bản hợp đồng chữa bệnh lịch sử – điều trị bệnh tim cho tổng thống Nga Boris En-xin, khi mà các danh y hàng đầu thế giới đã… chào về! Kết quả ông đã duy trì sự sống đến… 10 năm cho bệnh nhân đặc biệt này. Chính vì vậy mà ngày 24/01/2010, Hiệp hội y học dân gian Nga đã phong hàm: “Giáo sư chuyên môn”; Liên hiệp quốc trao tặng ông huân chương cao quý “Nhicolai Peregov” vì những đóng góp “lớn lao và đặc biệt” (từ trong nguyên văn) vào nền y tế thế giới. Ông là một trong số 55 người trên thế giới được tặng thưởng huân chương cao quý này. Hiện ông là Ủy viên Ủy ban Liên bang Nga về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Trong ông hội tụ sự tài hoa, tinh tế của một nhà thơ, hoạ sĩ, võ sư… và sâu nặng là tấm lòng của một người Việt dành trọn tâm huyết truyền bá võ cổ truyền Nhất Nam đến với bạn bè quốc tế, ông đang góp phần làm toả sáng võ cổ truyền Việt Nam tại Nga, Belarus, Litva… và tiến tới thành lập Liên đoàn võ thuật Nhất Nam quốc tế. Ở địa hạt hội hoạ, ông đã có 7 triển lãm quốc tế, được các tạp chí mỹ thuật danh tiếng của Mỹ, Nga bình chọn là hoạ sỹ xuất sắc, giật nhiều giải thưởng cao nhất. Ngày 19/01/ 2010 Viện hàn lâm nghệ thuật Liên bang Nga trao tặng ông danh hiệu: “Viện sỹ danh dự”. Ông đã trở thành người Việt Nam đầu tiên thành danh và được ghi nhận tại cái nôi hàn lâm bác học là đất nước Nga.

Hy vọng rằng, với những thành quả đã đạt được, Giáo sư – Võ sư -  Kỷ lục gia Ngô Xuân Bính – một sứ giả đặc biệt của tình hữu nghị Quốc tế sẽ tiếp tục hiến trọn đời mình nhằm nâng cao và phát huy giá trị nhân bản của nền y thuật, võ thuật Nhất Nam trong cả nước và cộng đồng năm châu.

Theo Khánh Ly – Phật Giáo và Doanh Nhân

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

PHƯƠNG PHÁP THỞ TRONG VÕ THUẬT


Trong võ thuật nhấn mạnh “Tâm hợp ý”, “Khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có ảnh hưởng rất đặc biệt. Theo định nghĩa khoa học thì hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí cacbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật.
Hô hấp trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào (hấp), lúc nào thở ra (hô) đều có nguyên tắc. Ví dụ khi thực hiện các động tác gập chân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân , đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Luyện tập võ thuật cần phải biết thở theo nguyên tắc “động hấp - tịnh hô”.
Hô hấp có phương pháp sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng, thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hòa hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí.
- Đề khí (ngước lên thở): Ở tình huống này do động tác từ thấp ngẩng lên cao, dùng phương pháp đề khí, phương pháp này là hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai co lại. Thở sâu ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng tâm cơ thể lên có lợi cho di chuyển để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy, đá, như động tác song phi, quay đá gió, lộn trên không…
- Trầm khí: Khi thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí, phương pháp này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ hoành theo làn sóng, làm cho khoang bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có tiếng kêu. Khi thở trầm khí yêu cầu “trầm khí đan điền”, điều này làm cho ngực mở rộng, thành bụng chắc, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn, khổ luyện cứng như đá. Những động tác thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi tòa sen… dễ làm phương pháp trầm khí.
- Tụ khí: Phương pháp tụ khí là sau khi hít vào giữ khí, đồng thời các động tác tay dùng lực thở đẩy khí toàn thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không những tăng lực, phát lực mà còn loại bỏ được yếm khí xuất hiện, ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn.
                                                                                                                              Võ sư Lê Kim Hòa

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

HOA HẬU CAO THÙY DƯƠNG TRONG LÀNG VÕ VOVINAM



Những bộ trang phục Thùy Dương mặc trong đêm chung kết Hoa hậu Quốc tế 2008

Đoạt danh hiệu Hoa hậu bình chọn qua mạng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2008 với số phiếu bình chọn vượt xa người đứng ở vị trí thứ hai, Cao Thùy Dương là gương mặt sáng giá cho hệ thống giải chính thức của cuộc thi sắc đẹp lớn vào bậc nhất thế giới này. Mang vẻ ngoài mạnh mẽ, nhưng ít ai biết, tuổi thơ của người đẹp họ Cao lại nhiều vất vả, thiệt thòi.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó ở thị trấn Cổ Phúc, cách thành phố Yên Bái 20 km, gia đình Dương chỉ có nghề làm ruộng, thế nên ngay từ nhỏ xíu, cô bé Dương phải chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng lứa.
Cao Thùy Dương sinh năm 1987, cao 1m72, số đo ba vòng 89 - 61 - 89, từng đoạt giải Hoa hậu Tài năng cuộc thi Hoa hậu Thể thao 2007 với bài "song đao pháp", do võ sư chuẩn hồng đai Dương Như Thể cải biên thành vũ đạo Vovinam.

Một trong những lý do giúp bài diễn của Dương ngay lập tức thuyết phục Ban giám khảo, là vì người đẹp này xuất thân là vận động viên hoàng đai III của môn phái Việt võ đạo.

Người thầy cũ của Cao Thùy Dương, huấn luyện viên Phạm Ái Quốc nhớ như in ngày đầu cô học trò đến lớp Vovinam năm 2002. Khi đó, cô bé 15 tuổi đang theo học bóng chuyền, còn thầy Quốc, quê tận Tây Ninh, đến Yên Bái thành lập lớp võ Vovinam đầu tiên của địa phương.
Nhận thấy Thùy Dương có nhiều triển vọng, tâm huyết với thể thao, thầy Quốc dồn nhiều thời gian rèn Dương luyện võ từ sáng tới chiều. Thùy Dương từng tâm sự: “Em hy vọng được theo con đường vận động viên chuyên nghiệp, bởi nếu ở nhà, em chỉ có thể làm ruộng hoặc đi bán rau thôi”.

Chế độ hỗ trợ eo hẹp của nhà trường không đủ trang trải tiền học, sinh hoạt phí. Sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm của bố mẹ, cô học trò nhỏ quý mến thầy Quốc như cha. Thầy rèn cho Dương tác phong chỉn chu, nghiêm túc trong tập luyện, sinh hoạt và ý chí vươn lên.
Năm 2004, Cao Thùy Dương đoạt Huy chương đồng đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu tại giải vô địch Vovinam tổ chức ở Cần Thơ. Năm 2005, sau một năm nỗ lực tập luyện, cô gái xinh đẹp của làng thể thao Yên Bái giành Huy chương bạc giải Vô địch tại Phú Yên.

Gia đình nghèo nên Thùy Dương ăn mặc rất giản dị, không trang điểm nhưng luôn nổi bật trong đám đông với khuôn mặt sáng. Không có điều kiện chăm chút vẻ bề ngoài, song Thùy Dương may mắn sở hữu hình thể trời cho. Mỗi lần đi thi đấu, các đoàn khác thường xuýt xoa: “Thầy Quốc có cô học trò xinh như hoa hậu”.

Thầy Quốc cười kể lại, thời điểm ấy, thầy không chú ý lắm những lời khen. Năm 2006, Thùy Dương nộp đơn xin nghỉ, lúc đó, thầy mới hụt hẫng và biết Dương theo đuổi theo con đường mới với hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Vậy là cô học trò của tôi giã từ sàn tập, theo ngành giải trí và làm người mẫu. Một năm sau đó, em đoạt giải Người đẹp tài năng trong cuộc thi Hoa hậu thể thao. Bạn bè trong môn phái Vovinam toàn quốc gọi điện chúc mừng học trò của thầy giờ đã nổi tiếng. Lúc đó, tôi mừng cho Dương 
lắm, vì con đường em chọn bước đầu gặp thuận lợi”, thầy Quốc bày tỏ.Trong cuộc thi Hoa hậu Thể thao, màn biểu diễn Song đao pháp của Thuỳ Dương khiến ban giám khảo thực sự kinh ngạc. Sự tự tin cộng với phong cách mới mẻ và những đường nét vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ của Việt Võ Đạo đã chinh phục những vị cầm cân nảy mực.

Trong cuộc thi, Thuỳ Dương được đánh giá là thí sinh có thân hình đẹp nhất, và trở thành một trong số ít gương mặt sáng giá cho ngôi vị Hoa hậu.

ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm CLB tập VoViNam tại trường Đại học FPT

Vấn đề đưa võ đạo vào học đường được coi như một vấn đề mới lạ, đối với sinh hoạt học đường.
Sự cảm nhận tiên khởi này, chính là do thói quen thành kiến lâu đời của chúng ta: Văn, Võ phải biệt lập, và được coi như là hai ngành sinh hoạt khác nhau. Tỉ dụ như thời Nguyễn, những khoa thi Võ Tiến Sĩ không có điều kiện ràng buộc nào cho các thí sinh vể điểm có biết chử hay không; cũng như những khoa thi trường (thi Hương, thi Hội, thi Ðình) đều không có ràng buộc nào cho các thí sinh về điểm có biết võ hay không. Ngoại trừ thời Trần và thời Lê. Thời Trần, sự cưỡng bách võ học được áp dụng chung cho cả công chúa, phi tần và văn quan, và thời Lê áp dụng chung cho các chức quan cai trị cả văn lẫn võ từ tứ phẩm trở xuống phải học thi Minh Kinh Khoa gồm cả kinh sử và võ thuật.
Như vậy, vấn đề đưa võ đạo vào học đường, nếu có mới lạ, chỉ là do thói quen và thành kiến từ thời hậu Nguyễn đến nay, chớ không phải là thói quen lâu đời suốt trong mọi thời của Việt Sử.

VIỆT VÕ ÐẠO VÀ TIỀN VIỆT VÕ ÐẠO

Từ ngữ Võ Sĩ Ðạo đến với ta trong thập niên 30, khi Nhu Ðạo (Judo) và Nhu Thuật (Jiu-Jitsu) bắt đầu du nhập Việt Nam. Chiết luận từ ngữ này, chúng ta thấy có hai phần Võ Học và Ðạo Học đã được hội nhập và kết hợp. Nếu tầm nguyên, chúng ta thấy rõ trong từ Bushido (Võ Ðạo) có hai đoạn: Bushi có nghĩa là Nghĩa Hiệp và do là đạo. Suy luận cho cùng chúng ta lại thấy từ ngữ nghĩa hiệp cũng như là những từ ngữ đạo hay giáo không phải là những từ ngữ xa lạ với xã hội Trung Quốc và Việt Nam. Nếu hiểu theo định nghĩa kết hợp võ học với đạo học là võ đạo, chúng ta thấy ngay sự kết hợp này được hình thành rất nhiều trong Việt Sữ: Thời Lý, võ được kết hợp với Phật học, thời Trần võ học được kết hợp vơi tinh thần Tam Giáo (Nho - Phật - Ðạo). Cũng như nếu đối chiếu với võ học Trung Quốc, chúng ta thấy rõ có rất nhiều môn phái võ học đều hội đủ những yếu tố về võ đạo như các môn phái Thiếu Lâm, Võ Ðang v.v...
Do đó, chúng ta không thể khẳng định được rằng: Không phải chờ tới năm 1938 - năm xuất hiện công khai của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO - chúng ta mới có một nền võ đạo, mà những yếu tố võ đạo đã được hội đủ ngay từ thời Lý - Trần, tuy vẫn chưa dùng danh xưng võ đạo. Tuy nhiên, để phân định giới hạn thời gian, chúng ta tạm dùng danh xưng Việt Võ Ðạo để chì sinh hoạt Việt Võ Ðạo từ năm 1938 tới nay và tiền Việt Võ Ðạo trước 1938 vì Việt võ Ðạo đương thời chỉ là sự kế tục những hoạt động võ học của dân tộc Việt Nam từ trước.

NẾP SỐNG TIỀN VIỆT VÕ ÐẠO TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

Nếp sống tiền Việt Võ Ðạo trong truyền thống giáo dục Việt Nam, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Lý Công UâÛn (1010 - 1028), vị khai sáng Triều Lý, với những huyền thoại đặc biệt về ông, được tô điểm thêm bởi xuất kỳ bí, do bản tính trầm lặng hoặïc do công phu tu tập. Tuy nhiên, những dự kiện chính xác nhất về ông chính là sự lãnh hội và thái dụng đặc biệt võ học và đạo học trước khi nhiệm thế, vì ông còn là môn đệ của vị danh tăng Sư Vạn Hạnh. Sự phối hợp đặc biệt của võ học và đạo học đã đem lại sự ổn định khá lâu dài cho đất nước trong suốt 9 triều vua dài 115 năm (1010 - 1225). có thể nói: Chính trường hợp của Lý Công Uẩn là sự điển hình cho sự thành công đầu tiên về sự phối hợp võ học và đạo học trong truyền thống giáo dục Việt Nam.
Chuyển sang thời triều Trần (1225 - 1400), vấn đề phối hợp võ học, và đạo học được phát huy quy mô hơn và mặc nhiên được đưa lên hàng quốc sách, nếu nói theo ngôn ngữ chính trị hiện nay. Ðó là sự thể hiện sách lược chính trị vào giáo dục, qua kế sách Trần Hưng Ðạo: Khuyến võ song hành với khuyến văn bằng Quốc Học Viện với những khoa thi Tam Giáo (Nho - Ðạo - Phật) và Thái Học Sinh (tức sinh viên Quốc Học Viện) song hành với hệ thống Giảng Võ Ðường. Giảng võ đường là một cơ cấu được thành lập như một Viện Ðại Học về võ học, cưỡng bách việc học trò cho khắp các đẳng cấp xã hội, từ quan lại, phi tần, công chúa, hoàng tử v.v... tới thứ dân đều phải tùy từng hoàn cảnh, học tập múa gươm, cưởi ngựa và binh pháp, để thực thi mọi kế hoạch chiêu dân lập ấp trong thời bình, và chống giặc giữ làng trong thời loạn. Rõ rệt là nền giáo dục trong thời Trần không phải chỉ chú trọng tới việc đào tạo nhân tài văn học như thời Hậu Nguyễn (chỉ có Quốc Tử Giám không có Giảng Võ Ðường hay một cơ cấu tương tự), mà chú trọng tới việc đào tạo những nhân tài (văn võ song toàn) để có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh đất nước bằng sự đóng góp đa năng đa hiệu của mình. Những tướng lãnh nổi tiếng của thời Trần, đều biểâu dương sự thanh công hiển nhiên của chính sách giáo dục này: Trần Quang Khải quý tộc, nhưng có nếp sống bình dân, Phạm Ngũ Lão xuất thân từ gia đình bần nông, Yết Kiêu ngư dân, Trần Quốc Toản chú bé quý tộc tinh quái, can đảm mưu lược v.v...Khả năng của các vị này, như chúng ta đều biết, bên cạnh những võ công hiển hách còn có những danh văn biểu dương hào khí một thời.
Sang đến nhà hậu Lê, võ học được phát triển khắp cả tầng lớp quý tộc, lẫn bình dân. Ngay từ lúc Lê Thái Tổ lên ngôi, việc đầu tiên mà ông thi hành ngay là ấn định lại quy chế giáo dục, bắt đầu từ các quan văn võ tứ phẩm xuống. Khởi đầu là chương trình huấn luyện và tu nghiệp: Lập các khóa học và thi mệnh danh là (Minh Kinh Khoa) bắt buộc các chức quan phải học lại, thi lại về cả văn (kinh sử) và võ. Chế độ (Minh Kinh Khoa) còn mở rộng tới các lộ, để tuyển dụng nhân tài trong dân dã, và áp dụng luôn cho cả giới tu sĩ, không phân biệt Phật giáo hay đạo giáo. Sự cưỡng bách giáo dục còn đi tới chổ khắc nghiệt là buộc các tu sĩ nếu bị loại ra khỏi các cuộc khảo hạch phải hoàn tục. Rõ rệt dụng ý của Lê Thái Tổ là muốn tái lập và đi xa hơn, chính sách giáo dục đào tạo nhân tài, Văn Võ Song Toàn để phục vụ đất nước hữu hiệu hơn. Ðiều đáng tiếc ở đây là thiện chí này chỉ kéo dài một thời gian, tới lúc gặp đảo chánh của Mặc Ðăng Dung (một nhân tài võ học xuất thân từ khoa thi Ðô Lực Sĩ), các triều đại kế tiếp thay vì rút tỉa những kinh nghiệm sai lầm về lãnh đạo và chính sách, đã mặc nhiên quy lỗi cho các võ tướng xuất thân từ giới bình dân, được trọng đãi nhờ chính sách giáo dục Văn Võ Song Toàn. Do đó, quan niệm Trọng Văn Khinh Võ khai sinh, quan niệm Tuyển Dụng Nhân Tài thay đổi lại, dần dà chỉ còn Quốc Học Viện và những khoa thi Kinh Sử để tuyển dụng nhân tài. Kết qủa là bộ tham mưu của vua Tự Ðức trong triều đình là một nhóm văn nhu nhược chống ngoại xâm và 80 năm Pháp thuộc, trong lúc một số nước Á Ðông khác không gặp tình trạng này, như Nhật Bản, Thái Lan...

VÕ ÐẠO: YẾU TỐ SINH TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DÂN T ỘC NHƯỢC TIỂU ÐÔNG PHƯƠNG

Nói đến giá trị võ đạo, chúng ta không thể không đề cập tới Nhật bản, một quốc gia có nhiều nghị lực nhất và cũng có nhiều tham vọng nhất Á Châu.
Trong thế chiến thứ hai, cả thế giới cảm phục sự hy sinh của những quân đội Thần Phong (Lamikazé) Nhật đã lao phi cơ vào ống khói tàu chiến ÐồngMinh. Sau hai trái bom nguyên tử nổ trên đất Nhật và sự đầu hàng vô điều kiện, nông dân Nhật vẫn xoay lưng lại trước đoàn quân chiến thắng tới chiếm đóng, và ngày nào cũng có tới hàng trăm vụ Hara-Kiri trong nhiều tháng, hướng về hoàng cung để sụp lạy để tạ lỗi nhà vua đã không giữ nồi nước Nhật. Nhật Hoàng và Nhật Hậu mất hết quyền hành, đi du ngoạn nông thôn qua vũng lầy, được một em nhỏ 10 tuổi xin cõng vua và hoàng hậu qua. Nhà vua từ chối: 
-  Ta không xứng đáng để cháu cõng, ta không giữ được nước. 
Chú bé khóc mà trả lời: 
-  Xin cho cháu cõng. Thiên Hoàng không có lỗi. Chỉ vì nước ta chưa đủ mạnh...
20 năm sau trên toàn thế giới, có 50 triệu môn sinh Nhu Ðạo ngoạïi t ịch. Hai mươi năm sau, Nhật bản trở thành một Siêu Cường kinh tế trên thế giới.
Quả thật, mọi việc đã đến với dân tộc Nhật như một phép lạ và phép lạ đó, chính là tinh thần Nhật được biểu hiện bằng tinh thần Nhật Võ Ðạo (Bushido). Nhưng Nhật Võ Ðạo tức võ sĩ đạo Nhật Bản là gì mà có thể hồi sinh được một dân tộc chiến bại và tủi hận như nước Nhật ?
Theo sự định nghĩa của giáo sư Nitobé trong cuốn Bushido (Nhật Võ Ðạo), ông giải nghĩa:
Nhật Võ Ðạo là một bộ luật có ghi chép rõ ràng những phương châm sinh tồn và phát hóa của những hạng người cao quý có tinh thần thượng võ ở Phù Tang. Là đạo sinh, người theo đạo không thể không thực hành đúng những phương châm căn bản do đạo dạy. Song bộ luật không có hình thức nhất định. Phương châm của đạo là những câu cách ngôn thông thường được truyền tụng từ một thế hệ này qua thế hệ khác, hoặc do những nhà thông thái, kiếm khách, hiệp sĩ, tên tuổi trong nước ghi lại. Tên chính của đạo là do chử Buke hay Bushi tức nghĩa hiệp mà ra. Năm đức tính chính của đạo là: 
Sự ngay thẳng tức đức công bằng,  
Tính can đảm 
Ðức nhân từ 
Ðức lễ độ  
Ðức tự kiểm. 
Một điểm đặc biệt đáng ghi ở đây là, Nhật Võ Ðạo chính thức áp dụng trong các chương trình giáo dục tại Nhật Bản, từ trường tiểu học trở lên. Ðặc biệt trong các chương trình giáo dục, Nhật Võ Ðạo còn dạy thêm ba đức tính nữa để bổ túc và phát triển thêm 5 đức tính trên, gồm có: 
Ðức vâng lời, 
Ðức trung tín 
Ðức yêu việc. 
Như vậy, vấn đề tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa về những chú bé Nhật Bản như chú bé nói trên, những thanh niên Nhật Bản sẳn sàng hy sinh như những thanh niên Thần Phong đã có giải đáp thỏa đáng. Cũng như chúng ta không ngạc nhiên khi thấy lòng yêu nước nồng nhiệt của chú bé Trần Quốc Toản bóp nát quả cam để đòi được đánh giặc, những thanh niên như Phạm Ngũ Lão thời Trần ngồi giữa chợ suy nghĩ binh thư mê mãi tới lúc lính dẹp đường đâm thủng đùi, máu chảy đầm đìa, vẫn không biết.
Những chú bé đó, những thanh niên đã được hấp thụ nền giáo dục võ đạo, có tinh thần võ đạo, có tinh thần yêu nước mãnh liệt.
Ðại Hàn cũng ở một trường hợp tương tự. Trong cuốn Triều Tiên Vong Quốc Sử chúng ta đã biết người Nhật, trong thời kỳ chiếm đóng Hàn Quốc từ 1904 tới 1945, đã áp dụng một chính sách vô cùng hà khắc với Hàn Tộc: Cấm chỉ không cho một gia đình Hàn Quốc nào có một tấc sắt. Mỗi đường phố, mỗi thôn xóm, chỉ được dùng chung một con dao phay treo lủng lẳng tại công quán, có lính Nhật bồng súng gác. Văn hóa Nhật được thay thế cho văn hóa Hàn toàn diện. Người Hàn phải nói tiếng Nhật, địa danh Hàn được đổi thành Keijo, Bình Nhưỡng đổi thành Heijo, v.v..Lịch sữ nước này lại còn ghi lại phản ứng đầu tiên của dân tộc Hàn trong một trường hợp bi thảm như vậy. Ðó là viên Tổng Giám Ðốc (toàn quyền) của Nhật là Y Ðằng Bác Văn bị ám sát ngay trong một lễ chủ tọa phát phần thưởng cho học sinh bằng một viên đạn súng lục. Thủ Phạm là một cậu học sinh 17 tuổi, bị đưa lên đoạn đầu đài: Liệt sĩ An Trọng Căn.
Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Miên đều có một ngành võ học riêng của họ, tuy mức độ thâm nhập vào chương trình giáo dục bản quốc có khác nhau. Tại Trung quốc môn thể dục áp dụng vào trong các chương trình học là môn thể dục của phái Võ Ðang với bài Thái Cực Quyền từ sau cách mạng Tân Hợi (1911). Tại Thái Lan, Miên, Lào chế độ cưởng bách khất tăng cho những công dân thanh niên đã mặc nhiên áp dụng phương pháp thiền định của Yoga v.v...
Như vậy, chúng ta thấy giữa các quốc gia Á Ðông hầu như có một sợi dây liên lạc sinh tồn vô hình là võ học. Tùy từng trình độ và nhu cầu tiến hóa, võ học nếu được thăng hóa thành võ đạo, sẽ vừa là yếu tố sinh tồn, vừa là yếu tố phát triển chung trong cộng đồng nhân loại, như tại các quốc gia Nhật, Trung Quốc, Ðại Hàn.

NHU CẦU ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG TRONG THỜI CHIẾN

Trong thực tại chúng ta đều biết rõ rằng: Chính học đường là nơi đào tạo những nguồn taì nguyên - binh sĩ - trong thời chiến, và chính các kỳ thi cử mới có trách nhiệm phân loại các nguồn tài nguyên này để cung ứng cho quân đội.
Không một ai có thể chối cãi tầm mức quan trọng của học đường trong nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho tương lai đất nước, tức là coi võ học như là môn học bắt buộc trong chương trình như môn học chính. Ðược như vậy học đường sẽ không chỉ là nơi đào tạo trí năng mà còn là nơi các thế hệ tương lai được rèn luyện cả về thân lẫn tâm. Ðưa Võ Ðạo vào học đường tức là đưa võ đạo vào chương trình giáo dục thực thụ như các môn phái, với mục đích phát huy tinh thần thượng võ, và đồng thời tạo điều kiện cho các nguồn tài nguyên đất nước, có dịp trau dồi Tâm Thân để xây dựng quốc gia hùng mạnh. Nhờ vậy nhân lực của đất nước sẽ có nhiều khả năng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trước mọi biến cố, sẽ có nhiều đức tính tự tin hơn, và có nhiều khả năng võ bị cao hơn, khi thi hành nghĩa vụ quân sự.

NHU CẦU ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG TRONG THỜI BÌNH

Trong thời bình, nhu cầu quốc gia sẽ được chuyển sang những dich vụ tái thiết, và khai thác những tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Chắc chắn trong lúc đó những chương trình tái thiết dinh điền, thiết lập công kỹ nghệ sẽ đưa dân tộc vào một chương trinh hoạt động đại quy mô mới, đòi hỏi sự đóng góp tích cực của mọi công dân trong các nghĩa vụ tái thiết, và phục hồi nếp sống bình thường của xứ sở. Lúc đó con người sẽ có nhiều cơ hội để chế phục thiên nhiên, chế phục những tàn tích chiến tranh, trong đó có cả nạn trộm cướp, tham nhũng. Kẽ thù vô hình sẽ nhiều hơn kẻ thù hữu hình, và trong cả hai trường hợp, đều đòi hỏi con người những khả năng đề kháng thích đáng trong mọi hoàn cảnh ứng phó.
Nhật bản sau đệ nhị thế chiến, chỉ còn đổ võ và tủi nhục. quân đội không còn, tự ái dân tộc cũng suy giảm, lãnh đạo cũng tự hủy diệt. Nhưng người Nhật với hai bàn tay không, đã làm lại tất cả và đã thành công, nhờ tinh thần võ đạo nuôi sống nghị lực của dân tộc họ. 
Thời Trần, mới đầu chương trình cưỡng bách học tập võ nghệ của Hưng Ðạo Vương chỉ nhắm mục đích chiêu dân khẩn hoang lập ấp, nhưng chính nhờ nghị lực chiêu dân khẩn hoang lập ấp này, tinh thần thượng võ đã chuyển sang giữ ấp, giữ làng, giữ nước khi có ngoại xâm, và đã thành công. 
Thời Lê, Lê Thái Tổ nhờ việc cưỡng bách học võ cho các quan cai trị và khuyến võ cho cho toàn thể dân chúng, đã hồi viên cho 150. 000 quân và chỉ giữ lại 100.000 người theo phương pháp luân phiên, và đã thành công. Ðó chính là nhờ tinh thần thượng võ được paht huy đún gchổ. Nhân tố của tinh thẩn thượng võ chính là những yếu tính võ đạo hay tiền võ đạo.
Nói đến nước Nhật, người ta thường chú ý tới đặc 3 đặc tính: Nghệ Giả (Geisha), võ sĩ đạo, hàng hoá đẹp rẽ. Riêng về tinh thần võ sĩ đạo (tức võ đạo), thế giới biết nhiều hơn sau đệ nhị thế chiến. Nhờ sự quãng bá võ học rộng rãi trên toàn thế giới, chỉ 2 năm sau, Nhu Ðạo đã kết hợp được 50 triệu môn sinh ngoại tịch. Tất nhiên uy tín và tinh thần Nhật cũng nhờ số môn sinh ngoại tịch này một phần lớn mà gây ảnh hưởng khắp thế giới.
Trong thời bình, chắc chắn là vai trò của học sinh, sinh viên, nhữg phần tử ưu tú của đất nước sẽ rất quan trong trong nghĩa vụ xây dựng xứ sở. Tinh thần võ đạo sẽ là nhân tố hình thành tinh thần dấn thân trong công cuộc rộng lớn này, để vừa cho hiện tại, vừa chuẩn bị vững vang cho tương lai.

BƯỚC KHỞI ÐẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG

Một lớp tập VoViNam trong trường học

Bước khởi đầu của chương trình đưa võ đạo vào học đường chính là việc hội nhập chương trình huấn luyện võ đạo vào chương trình giáo dục hiện nay.
Người Nhật đã hội nhập tinh thần võ đạo của họ vào các chương trình tiểu học từ thế kỷ 18, và hội nhập chương trình huấn luyện Nhu đạo vào chương trình Trung Học và Ðại Học từ 1910. Ðại Hàn đã hội nhập chương trình huấn luyện Taekwondo của họ vào øhọc đường từ sau chiến tranh Nam Bắc (1950 - 1953). Việt Nam chúng ta có trể hơn: Cho tới nay, chúng ta mới bắt đầu đặït vần đề đưa võ đạo vào học đường.
Nhưng thà muộn còn hơn không,. Chúng sẽ làm lại tất cả để phục hưng tinh thần dân tộc, phục hưng đất nước. Cũng như nước Nhật đã làm lại tất cả, tuy nền võ đạo của họ phát triển sau Trung Quốc, nền kinh tế của họ phát triển sau Âu Châu và Mỹ Quốc.
Cũng với niềm tự tin và nghị lực như vậy, chúng ta sẽ phát triển chương trình đưa võ đạo vào học đường trước mọi thử thách và khó khăn. Bởi vì thử thách và khó khăn nào cũng có thể vượt qua, nếu chúng ta quyết tâm nhất trí, trước nghĩa vụ với tiền đồ dân tộc và các thế hệ hậu lai.


ÐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT CHỈ HUY TRONG CÁC ĐOÀN THỂ VÀ PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu - Chánh Chưởng Quản môn phái VoViNam

I. SỰ QUAN TRỌNG CỦA NGHỆ THUẬT CHỈ HUY:

Sự sống nhân loại mỗi ngày một phức tạp. Ánh sáng văn minh đã lóe rạng khắp nơi. Muốn thực hiện các mục đích và công trình trọng đại,. Con người phải biết hướng dẫn nhau để cùng làm việc. Nghệ thuật chỉ huy do đó trở nên cần thiết vô cùng.
Mọi hoạt động tập thể không có hướng dẫm đều trở thành rối loạn, mất trật tự. sự thực ở trong Quân Ðội cũng như trong các xưởng thợ, trong một hãng buôn, trong một trường học, trong một đoàn thể thanh niên hay trong một nước... đều phải có một hệ thống chỉ huy.
André Maurois nói: Bất kỳ ở đâu có nhiều người cùng làm việc chung đều cần có một người lãnh đạo và cũng có một quốc gia, cũng gồm chừng ấy người mà rối loạn hay trật tự là tùy theo chánh phủ có biết lãnh đạo quần chúng hay không. Không có chỉ huy thì chẳng có hoạt động quân sự, chẳng có đời sống quốc gia, chẳng có sinh hoạt xã hội.
Tạp chí Fortune Magazine số tháng 10 năm 1964, sau khi đã phỏng vấn hầu hết các yếu nhân của nước Mỹ đã viết: Hết thảy các nhân vật quan trọng đều cho rằng: Thuật chỉ huy quan trọng hơn cả thuật quyết định, hơn cả tài năng kỹ thuật và bất kỳ một đức tính nào khác.
Nhà tỷ phú Zohn d. Rockegelle từng nói: Tôi sẽ trả cho người nào có tài chỉ huy một số lương cao hơn hết thảy những người có những tài khác.
Ngày nay, nghệ thuật chỉ huy đúng ra phải được xếp hàng đầu trong các môn học khác, nhưng không hiểu sao người ta chưa thành lập một Phân Khoa riêng tại các trường đại học để dạy môn này.
Ở các nước Cộng Sản như Nga sô, Trung Cộng họ có mở các trường chuyên dạy các cán bộ của họ về nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo.
Chúng ta hiện nay chỉ còn phương pháp tìm các tài liệu sách báo, quan sát những hiện tượng đã diễn tiến và bằng vào một vài kinh nghiệm bản thân để nêu ra những nét đại cương về nghệ thuật chỉ huy. Bài này chỉ thu gọn vấn đề và phong trào quần chúng như trong môn phái chúng ta.

II. TÁC PHONG CỦA NGƯỜI CHỈ HUY:

Tác phong tuy chỉ là những hành động, dáng vẻ, hình thức nhưng nó nói lên bản chất, cá tính của mỗi người. Có một tác phong đường hoàng, nghiêm chỉnh người chỉ huy dễ được kẻ khác quý mến và nể vì.

a. Thái độ: 

Hoà mình với tập thể, thân mật và vui vẻ, nhưng đôi lúc cũng cần phải biết Cách Biệt và Hơi Bí Mật một chút tránh sự sờm sở, lờn mặt. Phải nhân hậu và thiện ý với tất cả mọi người. Ðừng bao giờ có ác ý với một ai để họ hiểu lầm là ác ý của mình. 
Sau hết là sự trầm tỉnh, bình thản, ung dung trước mọi vấn đề nan giải hoặc trước những nghịch cảnh bất ngờ.
b. Ngôn ngữ: Muốn chỉ huy thì giọng nói phải rõ ràng và vui vẻ. Có một giọng êm đềm là một cái duyên. Những giọng đó đều có thể luyện tập mà thành. 
Nói ít và chỉ nói những điều cần thiết. Sự im lặng nhiều khi làm gia tăng thế lực của ta. Trước khi tuyên bố, trước khi ngỏ lời với một đám đông, người chỉ huy thường im lặng trong nửa phút làm mọi người phải chú ý lắng tai nghe. Sự lầm lì như Bonaparte đã có ảnh hưởng tới cả đại quân... tuy vậy không phải lúc nào người chỉ huy cũng câm như miệng hến, thường khi cũng phải có vài câu khôi hài ý nhị để tạo bầu không khí hòa nhã cho những người xung quanh. Lời nói mạnh dạn hay nhỏ nhẹ tùy lúc, nhưng bao giờ cũng phải lịch sự, nhã nhặn. 
Tuyệt đối không gọi mày tao, xưng hô cộc lốc với người dưới. Tránh những lời tục tỉu, những câu chuyện nhảm nhí vô ích không bao giờ quát tháo, Emerson từng nói: Khi ông ta la hét dữ dội như vậy thì tôi chẳng nghe ra gì cả.

c. Cử chỉ: 

Ði, đứng, ngồi...phải nghiêm trang, ngay ngắn. Ngồi ngả nghiêng đứng dựa tường rung cẳng, đi hấp tấp khệnh khạng... không làm cho ai kính nể mình cả, trái lại họ còn coi thường mình là khác.
Cặp mắt luôn luôn nhìn thẳng, mở rộng nhưng hiền từ,. Nhìn trộm, hấp ha hấp háy, liếc ngang, liếc dọc là biểu hiện của phường gian phi.
Dáng điệu thân thiện phác họa qua những cái nhìn từ ái, cái vổ vai nhẹ nhàng, sự mời mọc lúc bắt tay, mĩm cười hay vẩy gọi...

d. Phục sức: 

Phục sức tuy chỉ là những thứ bên ngoài, nhưng nó thể hiện cá tính của mọi người. Trang phục lôi thôi bẩn thỉu dễ gây mặc cảm tự ti cho chính mình và làm kẻ khác khinh thường.
Trái lại tang phục bảnh bao chải chuốc quá người ta sẽ kêu là công tử đỏm dáng và ta sẽ biến thành một anh kép hát cải lương. Các phụ nữ mặc bó sát hay hở hang với son phấn lòe loẹt quá khiến người ta nghĩ tới một vũ nữ hay một (me Mỹ).
Trang phục giản dị, sạch sẽ, không chạy theo thời trang một cách quá đáng, cũng không đi lùi sau thời trang quá vẫn là những mực thức căn bản.
Nếu khéo léo hơn, người ta có thể tạo cho mình một thứ trang phục riêng biệt để làm nổi mình hơn. Thí dụ: Một bộ tóc tài tử như Tổn gthống Kennedy, một chiếc mũ rộng vành như thủ tướng Churchill, hoặc một chiếc áo cổ lớn với nhiều túi hay nhiều nút...

e. Ðúng đắn: 

Tất cả ngôn ngữ, củ chỉ, phục sức, thái độ của ta dù có hoàn bị tới đâu cũng chẳng còn giá trị gì nếu t a không đứng đắn trong vấn đề nam nữ.
Việc luyến ái và hôn nhân phải được đặt đúng chổ và hợp lý. Có nhiều vị chỉ huy lớn đã bị coi thường hay bị đào thải chỉ vì vấn đề này. Trong khung cảnh sinh hoạt của môn phái chúng ta vấn đề nói trên càng trở nên quan trọng hơn, do đó các cấp chỉ huy càng phải thận trọng.

III. NHỮNG ÐỨC TÍNH CĂN BẢN CỦA NGƯỜI CHỈ HUY:

Người chỉ huy phải biết tiên liệu. Sáng suốt nhận định, quan sát tỉ mỉ để nhìn thấy trước những sự việc sắp xảy ra hoặc sẽ xảy ra rồi dự phòng các biện pháp ứng phó.
Người chỉ huy phải biết quyết định và chịu trách nhiệm. Trước khi quyết định dĩ nhiên ta phải biết mọi tin tức chính xác, nắm những vấn đề, cân nhắc mọi điều hơn thiệt. Khi đã kiểm điểm và hạ lệnh rồi, người chỉ huy phải trung thành với quyết định của mình, ngoại trừ gặp phải trở ngại bất ngờ không thể vượt qua. André - Maurois nói: Không có gì làm cho người tùng thuộc ngã lòng bằng người lãnh đạo do dự, không quả quyết.

SỰ CƯƠNG QUYẾT VƯỢT QUA TẤT CẢ

Những quyết định vội vàng thường đem lại hậu quả khốc hại và người ra lệnh phải lãnh đủ. Cho nên người chỉ huy phải hết sức thận trọng đối với những quyết định có tầm ảnh hưởng lớn.
Ðức tính thứ ba của người chỉ huy là bất Vụ Lợi. Có nhiều vị chỉ huy kém phần xuất sắc nhưng không ai ngờ vực được lòng trong sạch của ông ta về tiền bạc hoặc tư lợi. Lòng mến phục của thuộc cấp do đó tăng lên, và uy tín của ông ta sẽ lớn rộng.
Ðức tính cần thiết khác của người chĩ huy là Nhẩn Nại.
Sự ngu đần chiếm một phần lớn trong công việc của con người. Người chỉ huy sáng suốt luôn luôn chờ đợi và sẳn sàng nhẫn nại chịu đựng sự đần độn của thuộc cấp không vượt qua được giới hạn. Người chỉ huy phải biết rằng những ý định của mình sẽ bị biến đổi sai, mệnh lệnh thi hành không đúng các người tùng thuộc đố kỵ, ghen ghét lẫn nhau. Nhưng đã dự phòng những hiện tượng không tránh ấy rồi Cho nên thay vì tìm kiếm những người thi hành không khuyết điểm - là điều không thể có - Người chỉ huy chỉ chọn lấy những người thi hành khá nhất trong những kẻ đã đến với mình.
NHÀ LÃNH ÐẠO CHỈ HUY NGƯỜI THEO KHẢ NĂNG CỦA HỌ CHỚ KHÔNG PHẢI THEO KHẢ NĂNG CỦA MÌNH.
Ở đời không có việc gì giải quyết được xong xuôi hết. Nếu ta ngừng lại để tự mãn, ta sẽ đi dần vào lạc hậu. Nhà lãnh đạo chân chính không bao giờ tin rằng mục đích của mình đã đạt đến mỹ mãn. Napoléon nói: Sự nguy nan lớn nhất là lúc thắng trận. Vì thế người chỉ huy phải bền lòng theo đuồi mục đích một cách liên tục lâu dài.
Ðức tinh thứ năm của người chỉ huy là biết noi gương tốt. Muốn động viên được tinh thần người dưới, người chỉ huy phải tự mình nêu gương trước. Không có lý gì bắt mọi người phải hăng hái, chăm chỉ mà mình lại uể oải lười biếng, muốn mọi người phải đúng giờ trong khi mình hay đi trể....
Người chỉ huy giỏi phải biết chủ ý, săn sóc và giáo huấn thuộc cấp của mình. Con người không phải là một bộ máy, ta nên coi mỗi thuộc cấp là một cá nhân có những tánh riêng và do đó cách đối đãi của ta với mỗi người phải một khác .
Hãy kêu mỗi người bằng tên và chức vụ của họ. 
Hỏi hoặc nghe họ nói về: Hoàn cảnh gia đình họ, kinh nghiệm và tài năng của họ, những khó khăn, những ý nghĩ của họ. 
Vui vẽ tiếp nhận và xử dụng những ý kiến của họ. 
Thừa nhận và khen thưởng sáng kiến của họ 
Phải luôn luôn thực sự quan tâm săn sóc các thuộc cấp của mình, nhưng không nuông chiều quá. 
Cần làm cho mọi người dưới quyền kính trọng mình hơn là những lễ phép bên ngoài. 
Chỉ cho nhân viên biết rõ địa vị và phần vụ của họ. Hướng dẫn họ trong mọi công tác, gợi ý cho họ trong những công việc khó khăn, khuyến khích họ và lam cho họ vui vẻ với bổn phận. Chỉ dạy cho họ những điều cần ích khác, vì người chỉ huy còn kiêm nhiệm vai trò của người giáo viên. 
Chúng ta hãy nhớ rằng mỗi cá nhân là trung tâm vũ trụ của họ, cho họ được tự hào tinh thần họ sẽ lên cao. Ðược chú ý và săn sóc người ta sẽ cảm thấy không bị lạc lõng, bị cô độc trong tậpthể, tình đoàn kết gắn bó giữa họ với đoàn thể và với cấp chỉ huy trở nên khắng khít hơn.
Vài đức tính không kém phần quan trong đó là sự kín đáo. Hay khoe khoang, thíhc tiết lộ những điều bí mật rất có hại, không phải chỉ riêng cá nhân mình mà cho cả tập thể nữa.
Châm ngôn: Chỉ nói những điều cần nói với người cần nói lúc cần nói.
Sự can đảm và sức khoẻ là một lực lượng của người chỉ huy.
Sức khoẻ quân bình khiến trí tuệ làm việc điều hòa. Có sức khỏe rồi dễ có ý chí, nhẫn nại và làm việc nhiều hơn.

IV. PHƯƠNG PHÁP CHỈ HUY:

Trong quân đội, cấp chỉ huy bao giờ cũng ra lệnh. Nói tới lệnh là người ta nghĩ ngay tới hình phạt theo sau một khi lệnh không được thi hành nghiêm chỉnh. Nhưng trong các đoàn thể thanh niên, các tập thể quần chúng lệnh thường được thay thế bằng hình thức khác là sự phân công, sự giao phó công tác hay qui trách nhiệm. Người chỉ huy thường tế nhị bằng cách nhờ cậy, nhờ phụ trách, nhờ giúp hộ việc này, việc kia chớ không phải hạ lệnh.
Tính chất của lệnh hay sự phân công là phải rõ ràng và được qui định trong một giới hạn nào đó. Người thi hành rất dễ hiểu sai những công tác mông lung thiếu sự chỉ dẫn chi tiết.
Phân nhiệm rõ ràng mạch lạc xong chưa đủ,còn phải bảo đảm cho sự thi hành và cần phòng ngừa trước tầt cả những gì có thể giảm bớt kết quảcủa mệnh lệnh. Một nhà chỉ huy kinh nghiệm từng nói: Lệnh chỉ có giá trị 10%, kiểm soát lệnh có giá trị 90%. Khi lệnh hay công tác đã được ban hành, ta phải luôn luôn theo dõi xem việc đã được thi hành tới đâu có gì trắc trở không, nếu cần thì chỉ dẫn, giúp đỡ, thêm ý kiến để người thi hành hoàn thành nhiệm vụ.
André Maurois viết: Sự dần dộn của con người và ác tâm của sự tình cờ đều vô giới hạn. Bao giờ sự không chờ đợi cũng xãy đến. Người lãnh đạo phòng ngừa đánh đổ trước những tấn công của tình cờ và ngu dại có thể phương hại đến kế hoạch của mình.
Sự phòng ngừa ấy không cần thiết nữa nếu nhà lãnh đạo có được những cộng sự viên kinh nghiệm lâu dài chứng tỏ rằng mình có thể tin cậy được ở họ. Người chỉ huy cần phải biết tin tưởng những người cộng tác xuất sắc. Sự tin cậy hoàn toàn sẽ làm cho người dưới cố gắng thêm để bù đấp lại lòng tin cậy ấy. Không có gì buồn chán và tự ái bị tổn thương hơn là người có khả năng lại bị người trên nghi ngờ.

THƯỞNG PHẠT: 

Người chỉ huy phải biết tới công lao, sự gắng sức của những người cộng tác với mình. Phải khen thưởng những người có công, đề cao giá trị cá nhân để họ lên tinh thần, Những lờùi khen phải đúng chổ và có giới hạn. Ðừng khen lao bừa bã sẽ thành nhàm tai vô giá trị.
Ðối với người lầm lỗi, người chỉ huy hãy hỏi họ để họ giảng giải, phân bầy, rồi khuyên bảo họ để họ cải thiện tư cách làm việc. Bất đắc dĩ lắm mới phải chỉ trích những người làm việc đở. Nếu kẻ nào phạm lỗi lớn thì cứ việc lặng lẽ áp dụng các hình phảt đã được qui định khỏi cần phải nổi nóng rầy la vô ích. Nếu buộc lòng phải rầy la ai thì gọi người ta vào phòng riêng. Ðừng mắng ai trước mặt người khác.

BIẾT TÁC ÐỘNG: 

Trong các đoàn thể quần chúng, tổ chức thường không được hoàn bị và nhất là không có quyền cưỡng chế như quân đội. Nhân viên hay cán bộ lại chưa được huấùn luyện tinh thục nêân việc chỉ huy càng khó khăn và phức tạp hơn.
Ðể thay vào quyền cưỡng chế và quyền lợi, người ta dùng khoa tác động tâm lý để động viên tinh thần người dưới. Ðề cao lý tưởng chung, ca ngợi những hy sinh, những hành động đẹp, tạo vinh dự cho mọi người, khích động lòng tự ái tinh hăng say... vẫn là những định luật căn bản.
Người chỉ huy còn cần phải giảng giải cho người dưới biết rõ tại sao mình hành động như vậy. Ðối với những việc quan trọng người chỉ huy cho họp tất cả những người cộng sự lại để lấy ý kiến và quyết định chung.
Người chỉ huy không bao giờ hứa hẹn xuông. Hứa hẹn nhiều mà không thực hiện, người đưới sẽ cho là bị lừa gạt và sanh ra bất mãn.
Người chỉ huy nên luôn luôn ngờ vực những báo cáo. Một kỹ nghệ gia kinh nghiệm đã nói: Tất cả những tin tức đều sai. Ông ta không nói quá đâu. Hầu hết tin tức đều có phóng đại, biến thể hoặc bị gạt bỏ. Chỉ có một cách để khỏi lầm lạc là thỉnh thoảng tự mình phải đích thân đi xem xét và kiểm soát tại chổ.
Người chỉ huy cần pahỉ biết coi thường những sự mách lẻo, những dèm pha từ mọi nơi đưa tới. Nếu nghi ngờ thì phải kiểm chứng lại và thận trong trước khi hành động.
Sự hiểu biết xuông chẳng có giá trị gì. Chúng ta phải thực hiện ngay những điều chúng ta biết. Từ lý thuyết đến thực hành còn cách nhau xa lắm.

G.S. Trần Huy Phong

TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ NGOẠI CÔNG - NỘI CÔNG KHÍ CÔNG - THẦN CÔNG


Thân và tâm con người là cả một thế giới tập trung lại (tiểu vũ trụ). Thân và Tâm là một. Tách bạch ra để dể hình dung mà hiểu rõ. Ngoài Thân không Tâm. Nếu không rõ Tâm cũng chẳng có Thân. Thế nên, con người muốn tự đào luyện lấy mình một cách toàn thiện toàn mỹ cần phải tự đào luyện cả Thân, Tâm cùng một lúc.

Người tập võ trước sau cũng cùng đều tập luyện cả Ngoại, Nội, Khí và Thần công vì chúng liên quan gắn bó với nhau, mà căn bản mở đầu là khí công với phương pháp thở Bụng chứ không thở Ngực như các môn thể dục thể thao.

I. NGOẠI CÔNG: 

Môn ngoại công chú trọng về mặt sinh lý, vật chất, rèn luyện sao cho gân bắp vồng to để phô trương sức mạnh đơn thuần về thân thể, nhưng cũng phải huy động năng lượng của Tinh, Khí, chém không đứt, hoặc nằm trên bàn chông đóng đinh sắt lớn như các ông Sơn Ðông mãi võ ng ?Sơn Ðông mãi võ” luyện Thiết
Bởi vậy, dù là luyện tập ngoại công cũng thở theo khí công, tập trung ý chí, kiên định chuyển nâng lực tinh, khí, thần thành năng lực cơ bắp.

II. NỘI CÔNG: 

Ðặt nền tảng trên sự huấnluyện đồng bộ, phối hợp tinh thần, thể xác, ý chí, phối hợp giữ sự rèn Tâm, Y', Khi' cùn glúc với cách thở khí công (thở bụng) và luyện nội lực. Môn nội công chú trọng ba điều:

1. Ðiều Tâm (linh hồn)2. Khiển Ý ( lý)3. Chuyễn khí ( chí)

Theo tâm lý người xưa, tinh thần thống trị tất cả, được biểu thị bằng 3 dạng ý thức, tiềm thức và vô thức.
Bước đầu tập luyện nội công là đạt được thế đứng tấn cho vững, tập trung ý chí quên mọi cảnh vật chung quanh, đôi tay thao tác chịp nhàng, hơi thở điều hoà ba nhịp: Hô, Hấp, Vận. Giai đoạn này luyện nôi khí lực và tập trung tinh thần, ý chí lưu chuyển từ lông mày cho tời gót chân. Như vậy, trí nảo của ta được dẫn đi phiêu du trên một con đường tưởng tượng. Với sự tập trung đồng nhất này, các tư tưởng tạp nhạp làm xao lãng tinhthần sẽ không xen vào được. Do vậy, tâm hồn người tập tràn đầy nhiệt khí và khi đó thân thể cảm thấy khoan khoái, tứ chi linh hoạt, một niềm sảng khoái bao la tràn tới, hô hấp luân chuyển nhịp nhàng, máu huyết lưu thông đều đặn. Người tập luyện nội công phải: Trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà.
Những từ ngữ này không những chỉ về động tác bên ngoài mà còn chỉ trạng tháïi, tâm hồn, tự chủ, vượt trên mọi sự hấp tấp, nóng giận. sự trầm tỉnh, từ tốn, nhu hoà có ảnh hưởng cả nội thể lẫn ngoại giới. Người mới tập sẽ đủ thời giờ tìm tòi, nghe ngóng cảm nhận từ tâm thân để rút ra những tinh túy của võ thuật mà điều chỉnh sự hoạt động của thân thể.
Sức mạnh của nội công ẩn tàng bên trong, thấm nhuần mọi chổ qua các bộ phận. Nó thực sự là một kho tàng vô tận được gìn giữ bên trong và khi cần, nó có thể, nhanh nhậy đồng bộ ứng xuất. Thấm nhuần khắp cơ thể, phong thái điềm đạm, thinh lặng, tâm hồn sâu lắng quân bình, hơi thở điều hoà đúng nhịp, người luyện nội công tới mức thâm hậu khi xử dụng võ thuật, đòn phát ra từ tay chân rất chính xác, cân xứng với sức chịu đựng của đối thủ. Sức mạnh của nội công không nằm nguyên một chổ nào, nó có thể bắn ra từ 4 phía, nó có thể cương hay nhu, trải ra trên một khoảng rộng hoặc quy vào một điểm nhỏ, lúc thì phát hiện ra bên ngoài, khi thì co rút vào bên trong, linh diệu, đồng bộ cả tâm - ý - thể.
Môn nội công nghiên cứu sâu về dịch lý, thay đổi với tác dụng hổ tương giữa nhu và cương, phải thắng địch bằng sự khôn ngoan chính trực hơn là dùng xảo thuật, điềm đạm chậm rãi mà thắng chớp nhoáng, không cố ý vận dụng sức mạnh mà chế phục địch dễ dàng, phản xạ bén nhậy bất chợt né tránh, bước xéo phản đòn một cách tự nhiên, tốn ít sức mà u về
Nội công mang lại hơi thở cho võ thuật, do đó, có thể nói: Dạy tự vệ chiến đấu và dạy đạo hành xử ở đời là một. Khi luyện nội công, tinh thần phải nắm được thân xác. Nghĩa là, trước hết phải hấp thụ được tâm bất động và vong thân (quên minh). Ðây là cơ ng, tinh thần phải ?nắm? được

CÁCH THỞ TRONG NỘI CÔNG

Hơi thở trong nội công có một tầm mức rất quan trọng, nó là cái dây không những dẫn ta đến sự tự chủ hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần, mà còn tăng cường năng lực cho ta một cách chắc chắn.
Luyện nội công phải thở Ðan Ðiền (tức thở bụng). Ðan điền nằm dưới rốn khoảng 4 cm. Thở Ðan điền là thở sâu hơi xuống bụng dưới chớ không chỉ vào ngực mà thôi. Loại thở này không những có tác dụng bồi bổ đan điền mà còn tăng dung tích của phổi vì nó hạ cơ hoành xuống và làm cho dây phổi dài ra. Nhờ vậy phổi hấp thụ khí trọn vẹn.
Khi luyện nội công, ta hít không khí vào đầy ngực , phồng bụng lên, nhịp nhàng đưa 2 cánh tay lên gân, càng lúc càng gồng cứng các bắp thịt và nằm chặt 2 quả đấm cử động theo những động tác, miệng ngậm giữ hơi thở ở bụng bằng thời gian hít vào rồi thở ra, lọc sạch thán khí. Khi ta cố vận khí đưa xuống đan điền, tập trung trí tưởng tượng nâng một tảng đá nặng một ngàn cân , hoặc xô đổ trái núi, thân thể căng cứng thì sức lực của ta tăng lên rõ rệt. Vận sức xuống đan điền rồi dồn hơi thở ra tấn công là một bí thuật làm tấn công thêm hiệu quả. Cần nhớ khi thở ra nét mặt thản nhiên, thân thẳng đứng mà mềm mại, ung dung. Người tập nội công toát ra một vẽ đường bệ, đó là nhờ họ giữ được thân ở thế thẳng đứng. Ở họ hiện ra sự bình thản, khiến khi gần họ, người ta cảm thấy vững lòng, bởi vì họ đã tạo ra được sức mạnh của tự tin, chỉ dựa vào chính bản thân mình. Dáng điệu trang nghiêm và cương nghị ấy là một nguyên động lực tâm lý quan trọng trong nghệ thuật sống.
Dưới đây là căn ý:
1. Võ thuật đòi hỏi phải di động, nhưng trước hết, nội công đòi hỏi phải tỉnh tại.
2. Muốn chế phục địch thì phải có sức mạnh, nhưng trước tiên nội công đòi hỏi phải nhu nhã.
3. Chiến đấu cần nhanh nhẹn, nhưng bắt đầu, nội công đòi hỏi phải từ tốn.
Có nắm vững được ba yếu quyết dẫn đạo nầy, công cuộc luyện tập mới đạt kế quả mong muốn.

III. KHÍ CÔNG: 

Luyện khí công là luyện sinh khí và hành khí, tức là luyện làm sao cho chân khí sinh ra một cách đầy đủ, đồng thời vận hành nó luân chuyển khắp cơ thể để tăng cường sức khoẻ, chống bệnh tật và phát huy các tiềm năng của con người.
Khởi đầu tập khí công, thở hai thì (thở bụng). Khi thở hít vào bụng phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền) rồi thở ba thì. Ðến khi đã biết thở bốn thì: Hô, Hấp, Vận, Bế thông thạo mới có thể đi vào luyện khí ngũ hành để thể nghiệm xem có nên tiếp nữ hay dừng lại ở thể bốn thì. Nên nhớ: Phải luyện tập từng bước một, vội vàng sẽ dẫn tới : ?Tẩu Hỏa Nhập Ma”.

TÍNH ÐỘNG CỦA KHÍ CÔNG:

Trong khí công có tư thế Ðộng và tư thế Tỉnh. Ðộng vì cử động di chuyển. Tỉnh vì bất động và vắng lặng. Trên thực tế, bất động chỉ là bề ngoài, còn bên trong là vận khí, là luyện khí, là biến hóa. Biến tỉnh thành khí, biến khí thành Thần.
Khí công có công dụng làm tăng cường sự lưu thông của khí, bằng đả thông kinh mạch, bằng mở rộng các Huyệt Ðan Ðiền, để cuối cùng Ý đi tới đâu, khí đi tới đó: Ý, Khí , Lực hợp nhất.
Cái động trong khí công là cái động có nhịp độ để trợ giúp tiêu hoá, tăng cường lưu thông huyết và ngừa bệnh. Trên thực tế, vận động có nhịp độ là nương theo quy luật tự nhiên của các cơ quan: Tim đập, tuần hoàn máu, co bóp của ruột và niệu quản, hơi thở, kinh kỳ, thức ngủ...đều có nhịp độ.
Tất cả những phương pháp khí công từ thấp đến cao, đều thể hiện tính động có nhịp độ. Thư giản toàn thân và Tâm Bình.

BIẾN HÓA TRONG KHÍ CÔNG

Trên con người, những hiện tượng sinh lý và sinh hoá biểu hiện của sự sống, mà bản chất của sinh lý và sinh hoá là biến hóa: Biến hoá vật lý, sinh học, hoá học, khí công nương theo các hiện tượng này để lập thành những phương pháp tập luyện và như vậy cũng phải biến hoá, bởi vì trong Tỉnh Công cũng như Ðộng Công đều có vận khí và luyện khí, có chuyển hóa khí Hậu Thiên thành Chân Khí, rồi chuyển chân khí thành khí đặc thù, phù hợp với mỗi cơ quan và mỗi loại tế bào. Luyện TINH - KHÍ - THẦN là biến hoá. Luyện Tinh thành Khí, luyện Khí thành Thần là biến hoá cao độ.
Lịch sử loài người là một quá trình biến hoá với mức độ sâu rộng khác nhau qua các thời đại. Một kiếp nhân sinh là một chuỗi biến hoá không ngường. Ðộng là sống. Trong vũ trụ mọi sự vật đều sống động. Cây luôn vươn lên cao hoa75c tàn lụi để chuyển hoá. dòng nước luôn chảy từ nguồn lạc ra sông ngòi. thời gian trôi đi không bao giờ ngừng. Quả địa cầu xoay vần không hề ngưng nghỉ. Nhưng động ở đây tuân theo một số quy luật trong đó có quy luật Phản Phục, tức trở về gốc, ngoài quy luật Biến Hoá và quy luât Quân Bình.

CHU TRÌNH PHẢN PHỤC TRONG DỊCH HỌC

Sự vật biến động đi từ bất dịch qua giao dịch tới biến dịch (hay biến hoá) , rồi lại trở về bất dịch. Trong sự vận hành của Âm - Dương nạp địa chi, nhịp Sinh - Ấu - Tráng Lão, hay Sinh - Thành - Bệnh - Tử đã nói lên cái lý của PHẢN PHỤC.
Phản phục trong vũ trụ thể hiện trong nhịp sinh học Ngày - Ðêm hay bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Ðông. Sao hôm rồi Sao Mai. Mặt trời lặn rồi lại mọc. Trăng Non rồi đến Trăng Già và ngược lại, cứ thế liên miên bất tận. Cây sinh Nụ, Nụ sinh Hoa, Hoa sinh Trái, Trái lại sinh Cây. Nước thành Hơi, Hơi thành Mây, Mây biến hoá thành Mưa. đó là chu trình Phản Phục trong Dịch Học.
Luyện khí công chủ yếu là luyện khí Hậu Thiên, tức Thủy Cốc khí thành Chân Khí tụ tại Ðan Ðiền. Rồi dẫn Chân Khí từ Ðan Ðiền tới các Phủ, Tạng để thành Vinh khí hay Ngũ Khí. Sau cùng lại dẫn Ngũ Khí trở về Ðan diền để trở thành Chân Khí. do đó, trước khi chấm dứt một buổi tập, bao giờ cũng làm động tác thu khí tản mạn trong cơ thể theo Nhâm mạch trở về Ðan điền.

TƯ THẾ VÀ TINH THẦN TẬP NHU KHÍ CÔNG QUYỀN VOVINAM:

Nhu khí công quyền là động công thở hai thì. Trong khi đi quyền, đầu luôn thẳng với cột xương sống, mắt luôn nhìn thẳng và luôn hướng theo chân bước. Không được dùng sức lên gân, khí huyết khó lưu thông. khi thở phải theo nhịp nhẹ nhàng, điều hoà, hít vào ngực phồng lên đưa khí xuống tận bụng dưới (đan điền). Nếu khí tụ ở ngực không xuống bụng được, sẽ làm cho trên nặng dưới nhẹ dễ lao chao mất thăng bằng. Eo là chổ chủ yếu nhất của thân mình, phải buông eo tự nhiên cho dáng uyển chuyển mà không cố ý mới tạo được sức mạnh thực sự của eo, không dùng sức mà vẫn có sức.
Khi đi quyền, nếu toàn thân đều toạ trên 2 đùi phải thì đùi này là thực, đùi trái là hư. Khi hư thực có thể phân biệt từng bước chân thì sự chuyển động mới linh hoạt, không phí sức. Mọi cử động tay chân đều khoan thai nhịp nhàng, thân thể buông thả tự nhiên theo nhịp thở để huyết mạch được thong dong tự quản dẫn khí chẩy vào xương cốt mà khinh linh biến hoá.
Thân thể con người có kinh lạc như rạch mương trên đất, nếu khơi thông thì nước có thể chảy, kinh lạc không tắt nghẽn thì khí thông. Nếu không dùng lực mà dùng ý, thì Ý tới là Khí tới như vẫy mời khí huyết liên tục lưu chuyển khắp toàn thân không bao giờ ngưng trệ. Tập lâu ngày nhu nhuyễn, thuần thục thì thân mình uyễn chuyển tự nhiên, tay chân mềm mại mà cử động lại rắn rỏi, sắc cạnh như tay thép bọc bông gòn. Tất cả đều trôi chảy nguyên vẹn một hơi, thần khí linh động thể hiện lên á “kinh lạc?
Tinh thần là chủ soái, điều động tương liên hư thực, tâm thần khai hợp. thần thái người đi nhu khí công quyền đã đạt thì thực hư huyền ảo, mọi động tác đều tự nhiên nhi nhiên, khoáng hoạt, tâm ý cùng khai mở, chân tay điều hợp thành nhất khí (một hơi). Nhu khí công quyền dùng ý điều khiển cơ bắp chứ không dùng sức nên có thể đi hoài liên miên không dứt mà không mỏi mệt, lúc nào muốn nghỉ tập thì cứ nghỉ, hơi thở vẫn điều hòa. Ðó là dùng tỉnh chế động, quyền đi càng chậm càng tốt, vì càng chậm càng giúp hô hấp được dài lâu, khí đan điền càng trầm mặc mà không có sự nở trương của huyết mạch, tâm thần càng nhu hòa gắn bó.
Tóm lại toàn bộ khí công gồm:
VẬN KHÍ: Di dộng khí trong cơ thể tới một vùng, một cơ quan hay dọc theo kinh mạch.
PHÓNG KHÍ: Luyện tập liên tục có nguồn khí lực dồidào. Nam tay trái trước, nữ tay phải trước đưa lên ngang ngực. Lòng bàn tay hướng về phía trước, từ từ đẩy thẳng về trước, thở ra rồi thu về.
TRUYỀN KHÍ: Phóng khí hay phát khí, chủ yếu bằng bàn tay qua huyệt LAO CUNG, nhằm hai mục tiêu; TRỊ BỆNH, CHIẾN ÐẤU. Ðể thực hiện được điều này đòi hỏi công phu khổ luyện lâu dài để có THẦN LỰC vững chắc với một tính tình thực sự khiêm tốn, nhu nhã, vì phát khí đúng là con dao hai lưỡi sắc bén, cứu người mà cũng giết người đấy. Khi ta chủ trương luyện phát khí là tích lũy khí lực để tạo sức mạnh tự chữa bệnh và luyện khí thành thần tới bực thượng thừa, chứ không chỉ để chiến đấu. Phát khí làm tiêu hao năng lượng của bản thân nhà khí công nên phải giới hạn về người đến chửa bệnh và tuyệt đối không được phát khí thị uy chiến đấu khi có thể tránh được.
TRUYỀN NỘI LỰC: Muốn truyền nội lực phải có nội lực dồi dào, thành thạo các phương pháp luyện khí, biết tập trung tư tưởng cao độ, thuộc vị trí các đại huyệt. Ngoài ra cần biết chẩn đoán bệnh, đặt mối quan hệ giữa cơ quan mắc bệnh và các kinh mạch, mới khai thông kinh mạch liên hệ với các huyệt có hiệu quả.
Khi truyền nội lực, đặt hai ngón tay trỏ vào huyệt định khai thông, tập trung tư tưởng vận khí xuống đan điền, rổi dẫn kh1i vào hai bàn tay hay hai ngón tay trỏ, dùng trí tưởng tượng đưa khí của bản thân mình chạy sang người tiếp nhận rồi ngưng thở, vận khí hồi phục. Nhữn gnhà khí công điêu luyện thượng thừa vẫn có thể thở tự nhiên, chỉ cần dẫn khí bằng ý.

PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TÂM:

TÂM: Có thể như con ngựa bất kham.
NHIẾP TÂM: Là lồng dây cương vào mõm muốn dắt nó đi đâu cũng được. Bắt ý nghĩ chuyển động theo ý. Ức chế mọi suy nghĩ. Lìa vọng khí khởi vọng.
TRỤ TÂM: Là buộc dây cương vào một gốc cây để nó không đi chổ khác được.
QUÁN TƯỞNG: Là một kiểu trụ tâm vào một trong các đại huyệt, như huyệt:
ÐAN ÐIỀN THƯỢNG: (Bách hội) THẦN = ấn đường
ÐAN ÐIỀN TRUNG : (Khí Hải) KHÍ= Thần khuyết
ÐAN ÐIỀN HẠ: (Quan nguyên) TINH= Hội âm.
Cũng có thể trụ tâm vào huyệt Lao cung hoặc Dũng tuyền, vào vùng trị bệnh với mục đích vận khí đưa huyết vào để điều trị. Ngoài ra còn có thể trụ tâm vào một vật thể thường là một bông hoa đang nở, một cây xanh tươi, một bức tranh đẹp, một dòng sông êm đềm với mục đích làm lắng dịu tâm hồn. Hoặc vào những từ có nghĩa sâu sắc, những đoạn văn hay, lời thơ đẹp với mục tiêu thưởng ngoạn làm thư thái tâm hồn.
Quán tưởng là xử dụng năng lực của tư tưởng, của ý chí để nghiền ngẫm một vấn đề cho thấu suốt (hay tưởng tượng một vấn đề gì để điều đó trở thành sự thật). quán tưởng chính yếu của khí công là:
*. Ðiều thân: Thân thẳng như đồng trụ, vũng như bức tượng, trơ trơ như gỗ đá.
*. Ðiều tâm: Không thấy, không nghe, không suy nghĩ. quán cho tâm hoàn toàn vắng lặng, thanh thản, tươi vui, sống hoà mình với mọi người.
*. Ðều tức: tưởng tượng như ép phế nang tống độc, rồi mở ra dẫn khí vào, phải hình dung 400 triệu phế nang dàn trải ra diện tích khoảng 200 mét vuông.

IV. THẦN CÔNG:

Khi luyện tập nội, ngoại, khí công đã thành tựu, muốn có thể VẬN KHÍ - PHÓNG KHÍ - TRUYỀN KHÍ thành công phải trường trai, tiết độ và tiết dục mọi mặt, vượt trên mọi danh lợi. Nội khí khi được phát sinh thực sự sẽ cung cấp đầy đủ cho nguồn nội lực, thì toàn bộ kinh mạch sẽ được khơi thông, tâm thần được thanh lọc sẽ thanh thoát, có thần lực,thần thái ung dung, tự tại. Người tập thành đạt nhân, sống một đời sống bình thường mà siêu thoát.