Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

HƯỚNG DẪN HỘI VIÊN GIA NHẬP LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT, TỔ CHỨC LỚP TẬP VÕ THUẬT, CẤP GIẤY PHÉP HUẤN LUYỆN VÀ TỔ CHỨC THI THĂNG CẤP ĐAI TẠI CƠ SỞ CỦA LĐVT TỈNH HÀ NAM


   






SỰ THẬT CÂU CHUYỆN TUỔI THÌN "KHÓ LÀM VUA" CỦA CÁC THẦY TƯỚNG SỐ



Nội dung nổi bật:
Theo triết học phương Đông, cuộc đời và sự nghiệp của mỗi người có quan hệ chặt chẽ với tuổi và cung mệnh tại năm sinh. Thật thế không?
Theo thống kê của chúng tôi đối với 173 lãnh đạo doanh nghiệp của 100 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên TTCK tại thời điểm ngày 09/10/2013, hình như chuyện mệnh gì và cầm tinh con gì cũng tác động ít nhiều tới khả năng làm “sếp”.
 Thực ra, đây chỉ là ảo giác về mặt thống kê. Cần một độ chín nhất định mới có thể làm "sếp", do đó các "sếp" thường sinh trong khoảng 1953-1973. Một số tuổi, mệnh xuất hiện nhiều trong giai đoạn "vàng" này hơn, do đó tạo cảm giác những người sinh năm nay "hay làm sếp".

Nếu tuổi tác và cung mệnh chẳng ảnh hưởng gì đến con đường sự nghiệp sau này, thì về mặt thống kê, số lãnh đạo doanh nghiệp (cấp Chủ tịch HĐQT và TGĐ) phải được phân phối đều cho số mạng và số tuổi.
Nói cách khác, số “sếp” tuổi Thìn, tuổi Sửu hay bất kỳ một tuổi nào khác phải xấp xỉ nhau và bằng khoảng 1/12 tổng số “sếp” (do có 12 con giáp). Tương tự, dù mạng Hỏa hay mạng Mộc thì số “sếp” mang mạng này cũng phải gần tương đương nhau và bằng 1/5 tổng số (tương ứng với ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Tuy thế, theo thống kê của chúng tôi đối với 173 lãnh đạo doanh nghiệp (cấp Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc) của 100 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán tại thời điểm ngày 09/10/2013, hình như chuyện mệnh gì và cầm tinh con gì cũng tác động ít nhiều tới khả năng làm “sếp”.Nhưng có tin được thống kê này không?
Tuổi Rồng khó làm vua?
Trong 173 “sếp”, chỉ có 8 doanh nhân tuổi Thìn, chiếm 5% tổng số lãnh đạo doanh nghiệp. Một số doanh nhân nổi tiếng tuổi Thìn có thể kể đến như Ông Đặng Thành Tâm- chủ tịch HĐQT Tổng công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc, bà Nguyễn Thị Mai Thanh- chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Cơ điện lạnh. Hai vị doanh nhân này mặc dù cùng cầm tinh con Rồng nhưng hơn kém nhau 12 tuổi, 1 người mệnh Hỏa còn 1 người mệnh Thủy.
Chiếm phần lớn trong danh sách là tuổi Tý, Thân và Dậu. Mỗi năm tuổi này đều có 18 “sếp”. Các doanh nhân tuổi tý sinh năm 1960 chiếm tỷ lệ khá lớn. Chủ tịch HĐQT tập đoàn Đại Dương Hà Văn Thắm hay chủ tịch HĐQT CTCP Kinh đô Trần Kim Thành là một trong những doanh nhân tuổi Tý tiêu biểu.
Mệnh Thủy khó thăng quan phát tài?
Theo khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ doanh nhân mệnh Kim chiếm tới 24% trong danh sách khảo sát lãnh đạo các doanh nghiệp trong top 100 công ty lớn nhất.Trong khi số lượng lãnh đạo doanh nghiệp có mệnh Thủy chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ với 13%.
Hai doanh nhân nổi tiếng của ngành thép là Ông Trần Tuấn Dương- tổng giám đốc tập đoàn Hòa Phát và chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ đều thuộc mệnh Kim. Ngoài ra còn phải kể đến những tên tuổi lãnh đạo khác như Đoàn Nguyên Đức, Nguyễn Duy Hưng, Đỗ Quang Hiển, Lê Hùng Dũng.
Một số doanh nhân mệnh Thủy nổi tiếng trên thương trường phải kể đến chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sữa Việt Nam Mai Kiều Liên hay bà Nguyễn Thị Mai Thanh- chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Cơ điện lạnh. 
Hơn cả nói dối, chính là thống kê
Cựu Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli (1804 – 1881) từng có một câu nổi tiếng: “Đời có ba loại dối trá: nói dối, dối trá đáng ghê tởm, và … thống kê”. Thực sự thì nếu không cảnh giác, con số sẽ dễ dàng đánh lừa chúng ta.
Lý do thực sự đằng sau chuyện “Tuổi Rồng khó làm vua” hay “Mệnh Thủy khó thăng quan phát tài” là gì?
Nguyên nhân rất đơn giản, phải có thời gian tích lũy kiến thức kinh nghiệm, người ta mới làm nổi “sếp”. Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo cao cấp tại các doanh nghiệp thường có độ tuổi trên 50. Nhưng các “sếp”cũng phải về hưu. Vì thế, số CEO sinh trong khoảng 1953-1963 sẽ nhiều hơn các năm khác.
Bên cạnh đó, do đặc điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa vào cuối những năm 80, nên những người “vào đời” vào đúng giai đoạn ấy sẽ có lợi thế đáng kể so với thế hệ trước đó do ở vào độ tuổi dễ tiếp thu cái mới, lại có phần “cứng” hơn các thế hệ tiếp theo.
Do đó, độ tuổi vàng để làm lãnh đạo doanh nghiệp theo khảo sát rơi vào giai đoạn 1953-1973. Từ năm 1956-1960 là giai đoạn có nhiều CEO, chủ tịch HĐQT ra đời nhất. Đặc biệt, có tới 12 lãnh đạo doanh nghiệp sinh năm 1958
Khi tính tới yếu tố này, thì mọi chuyện “sinh năm nào dễ làm quan” đều trở thành tầm phào.
Nhiều “sếp” mang mệnh Kim nhất và cũng ít “sếp” mang mệnh Thủy nhất đơn giản là vì trong độ tuổi vàng 1953-1973 có tới 6 năm Kim và chỉ có 3 năm Thủy, điều đó lý giải vì sao số “sếp Kim” nhiều gần gấp đôi so với số “sếp Thủy”. Còn các mệnh khác chỉ lệch 1-2% so với mốc chuẩn 20%, âu cũng là sai số thường thấy trong thống kê.
Tương tự, trong giai đoạn vàng 1953-1973, có ba con giáp chỉ xuất hiện một lần là Mão, Thìn và Dần. Thìn và Dần cũng là hai con giáp có ít “sếp” nhất. Còn Mão tuy nhiều nhưng thực sự chỉ tập trung vào năm Quý Mão (1963, 11/14 sếp tuổi mèo).
Tài năng, bản lĩnh của lãnh đạo mới là điều then chốt quyết định sự thành công của bản thân và doanh nghiệp. Chuyện số mệnh, nói ra để lấy một tiếng cười, chẳng nên coi trọng làm gì.
Kim Thủy

MA Y THẦN TƯỚNG


DIỄN CA
Xem qua thần tướng Ma y,
Biết người thiện ác biết ty gian tà.
Biết trang phú quý vinh hoa,
Biết người hào kiệt, Vương gia thể nào.
Biết người thọ yểu làm sao,
Biết người mưu trí thấp cao trên đời.
Biết người an lạc thảnh thơi,
Biết người cùng khổ cả đời tân toan.
Người nào ngũ nhạc hân hoan,
Chắc rằng quý tướng giàu sang trọn đời.
Mắt xanh da ngọc tốt tươi,
Bộ đi hoà huở ắt người phong lưu.
Đàn ông túc trí đa mưu,
Thiên đình rộng rãi, mũi cao dợn rồng.
Những người dựa bậc tam công,
Tam đình khoảng huợ đôi tròng mắt trong.
Lưỡng quyền da ửng hồng hồng,
Mặt tròn mũi nhọn ắt lòng thông minh.
Người nào lòng rộng thinh thinh,
Trong bàn tay có chỉ hình chữ Xuyên.
Người nào lòng dạ đảo điên,
Bộ đi nết đứng không yên nửa giờ.
Gái mà lòng dạ lẳng lơ,
Chơn mày rậm rạp, ngọc cơ hồng hồng.
Có chồng mà lại giết chồng,
Hình đi như rắn, bụng trung bao giờ.
            Đàn ông hàm râu xơ rơ
Mặt mày méo xẹo, khác cơ nhiều bề.
Người nào bộ đi xàng xê,
Mặt thì nhiều thịt, lòng dê dạ trừu,
Người nào tía lịa như cưu,
Lòng lang dạ độc oán cừu tư niên
Những người cặp mắt đóng xiêng
Chơn mày chữ bát, dạ liền gian manh
Người nào tính thật thông minh
Tròng đeo trong trẻo thiên đình đóng cao
Người nào tròng trắng nháy sao
Cái miệng quai xách hỗn hào như tinh
Người nào tròng trắng phân minh
Tròng đen đen chạy, khôn lanh hơn người
Gái nào chưa nói đã cười
Chưa đi đã chạy thật người gian dâm
Người náo nước da ngâm ngâm
Chơn mày quá nhãn cái cằm tròn vo
Thật người rành rẻ văn nho
Trong lòng sáng láng khó dò tim can
Người nào chơn mày đóng dang
Mũi cao miệng rộng khôn ngoan trong đời
Người nào mày ngang đóng khơi
Mắt sâu mũi trống, cả đời không thừa
Người nào màu đoạn mũi trư
Thật người cô độc môn lư một mình
Sơn căn đứt đoạn lênh đênh
Ông bà để của mấy nghìn cũng tiêu
Anh em dầu có bao nhiêu
Ở gần chẳng được trôi xiêu xứ người
Mày giao mặt nám không tươi
Lấy nhân làm oán, vốn người xấu xa
Người nào mặt láng da gà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng
Gái mà hai má hồng hồng
Con mắt điên đảo có chồng theo trai
Người nào mũi thấp mặt dài
Cặp mắt lé xẹ có ngay bao giờ
Trai mà tóc rối như tơ
Vỏ đầu bẹp bẹp thất thơ cả đời
Người nào tai Phật miệng dơi
Nước da tư nhuận thật người sống lâu
Người nào tươi mướt bộ râu
Dẫu nghèo cũng sướng, trước sau trọn đời
Người nào thủơ bé mặt tươi
Lớn lên u ám hay cười hay vui
Thật là tướng yếu không xuôi
Dẫu mà có sống nửa đời mồ côi
Người nào năm nhạc chói ngời
Chơn mày đứt đoạn thật người phá gia
Người nào con mắt tà tà
Lỗ mũi vạy vọ, số đà bốn mươi
Tướng mà như vậy những người
Học dầu giỏi lắm, cả đời làm dân
Người nào mặt lớn mày ngần
Tú tài thi đỗ dần dần chẳng sai
Người nào lộ xĩ môi dày
Tướng in như vậy nạn tai rất nhiều
Sớm mai chạy riết đến chiều
Những người như vậy làm nhiều không thừa
Thượng đình ngắn, hạ đình thừa
Nhiều khi làm hại, nhiều xừ làm nên
Dầu mà cải số trời trên
Ví như sương tuyết nằm trên mặt trời
Hạ đình ngắn, thượng đình dài
Ắt là tể tướng trọn đời gần vua
Dân mà như vậy không vừa
Ắt rằng sự nghiệp sánh vua sự giàu
Phát phì nhỏ tuổi lao đao
Bao mươi sắp xuống chia bâu chẳng toàn
Phát phì mà lại phát quan
Ba mươi sấp xuống dở dang nhiều bề
Bốn mươi hình phát phê phê
Công danh nối gót hưởng bề hậu lai
Ốm mà nhan sắc tốt thay
Dẫu nghèo không cực hình hài chút nao
Già mà nhan sắc chẳng xàu
Ắt là cực khổ buổi đầu chẳng sai
Ốm mà thân thể chẳng phai
Hậu niên phát đạt hào tài hào quan
Tính mày dấu vạy như thoan
Ắt là học giỏi khôn ngoan giữa trần
Chơn mày chữ đàn mặt gân
Sát thê chi tướng hại lần hào con
Râu ria đen chạy ngay bon
Chắc rằng phúc đức nhờ cơn về già
Râu thưa quáu quáu lo xa
Hoe hoe đục đục lớn ra phong trần
Mắt xanh mày đóng cao mân
Thật người tính xảo muôn phần thông minh
Một mai dựa chốn triều đình
Mũ vàng đai bạc tài lành chẳng sai
Người nào húng tướng vào tài
Không no đùi vế, lỗ tai tối mò
Thật người tính dữ hay lo
Ông bà dầu để tiền kho không còn
Hoang đường e chuyện thị phi
Đọc pho Thần tướng Ma Y giải buồn
Thấy lời đặt để rất thông
Diễn theo cuốn trước lời suông tiếng thường.
Thánh hiền truyền lại mấy chương,
Người mà dụng tướng trước nương lòng lành.
Trai khôn lo học cho rành,
Gái lành lo tập cữi canh việc thương.
Biết mùi đạo lý văn chương,
Giữ lòng trung hiếu là phương trao mình.
Trải xem mấy truyện mấy kinh
Dạy điều nhân nghĩa giữ gìn lễ nghi
Thấy người lâm chuyện hiểm nguy
Ra công giúp đỡ tuỳ nghi phận mình
Giữ lòng ngay thẳng tín thành
Thi ân báo nghĩa trời đành phụ sa
Giữ lòng được vậy mới là
Dẫu mà tướng xấu đổi ra tướng lành
Người nào ỷ sức khôn lanh
Đem lòng giận ác trời xanh hại liền
Dẫu mà tướng tốt như tiên
Đổi ra tướng xấu cũng liền theo sau
Có người tròng mắt như sao
Ngoài vành trong trẻo sách nào cũng thông
Người nào gân trán hồng hồng
Có tài văn học bình bồng bốn phương
Người nào gân trán vàng vàng
Tiền muôn cũng hết bạc ngàn cũng tiêu
Đàn bà gương mặt buồn thiu
Có gân trên trán phá tiêu gia tài
Đàn bà tướng đi hàng hai
Thiếu niên lao khổ, khắc hai đời chồng
Người nào lỗ mũi hồng hồng
Nốt ruồi trên mũi nhiều chồng chẳng sai
Người nào mình hạc xương mai
Trong bàn tay đỏ tóc dài chấm chơn
Thật người quý tướng hiền nhân
Ít nghèo ít cực sang hơn mọi người
Đàn bà cặp mày tốt tươi
Môi son da phấn miệng cười có khoen
Tướng mà được vậy không hèn
Có chồng vinh quý quả nhiên chẳng lầm
Người nào khoen mắt thâm thâm
Bộ đi như nháy, lang tâm hơn người.
Tướng khôn trật chín trật mười
Tóc mây dợn sóng mấy đời thua ai
Đàn ông văn vật có tài
Tóc quăn mũi nhọn, thiên đình đóng cao
Người nào lòng dạ anh hào
Có xoáy trên trán mắt sao mày dài
Người nào da vú có tài
Văn chương lỗi lạc, trái tai có ngời
Người nào gia thất đổi dời
Bàn chơn khuyết hủng ở nơi xứ người
Người nào bộ miệng như cười
Mũi rồng tai Phật thật người sống lâu
Dầu không có các có lầu
Trọn đời thong thả phong lưu với đời
Những người con mắt có ngời
Mày dài quá mắt miệng cười có duyên
Cả đời sung sướng như tiên
Có chồng có lộc có quyền giàu sang
Người nào cái mặt hiên ngang
Bộ đi tướng đứng đường hoàng mày ngang
Dẫu không làm lớn trong làng
Cũng là cực phẩm trào đường chẳng sai
Người nào mình hạc xương mai
Bàn tay đỏ chói có tài thông minh
Đàn bà được một tính trinh
Đàn ông như vậy thông minh hơn người
Người nào có hai con ngươi
Thật người quý tướng trọn đời đế vương
Người nào mắt hí như lươn
Nước da sậm sậm hay lường thế gian
Cầm lẹm lẹm, trán ngang ngang
Chơn tóc mọc thấp gian nan nửa đời
Miệng cười môi tợ son tươi
Miệng ngậm có chữ thật người tam công
Người mà trán rộng giọng đồng
Trán như xuyên tự vốn lòng Công Khanh
Thiếu niên sáng láng học hành
Phát danh rất sớm tài lành nổi xa
Người nào con mắt tà tà
Răng hô môi trớt thật là nghèo khô
Người nào cườm cẳng tròn vo
Làm sao lớn cũng nhà to ruộng dài
Người nào mười ngón tay dài
Nước da tư nhuận tóc dài nhởn nha
Mắt sao má phấn da gà
Gái mà được vậy thật là tướng sang
Dẫu mà không lấy chồng quan
Ở nơi cung điện vinh vang trọn đời
Trán thấp miệng méo mày lơi
Lỗ mũi trống hốc cả đời không thừa
Người nào con mắt lừ đừ
Ấn đường tỏ rõ có hư bao giờ
Những người tuổi lúc đương thơ
Răng beo đầu nhọn thật là học hay
Lớn lên xa chạy cao bay
Dầu không thi đỗ, tài hay hơn người
Mày cao mắt rộng hay cười
Lòng to sáng láng trong đời thua ai
Đàn bà như vậy lạc loài
Chơn mày đen trạy có hai đuôi rùa
Tướng mà như vậy thẹn thùa
Thấy trai ngoài ngõ, rượt đùa không dung
Người nào tướng dữ tướng hung
Cái mặt méo xẹo hiếu trung bao giờ
Dầu không tai nạn lúc tơ
Lớn lên đói rách thất thơ ngoài đường
Người nào râu trỗ vàng vàng
Răng hô mắt lé trong làng ít ưa
Người nào hàm răng thưa thưa,
Hai môi mỏng vánh thật là xảo ngôn
Người nào tuồng mặt ám hôn
Tóc khô trán trợt, hương thôn xa lìa
Đàn bà bộ miệng tía lia
Lẹm cằm tóc ít mất đời sống lâu
Người nào chơn mày như câu
Hàm răng đóng thấp, cái đầu mũi cao
Đàn bà nói giọng khao khao
Tóc mây dợn sóng, hổn hao như yêu
Người nào gò má có triều
Cái cằm lụn khuyết, tóc nhiều, ít nên
Người nào trán méo một bên
Mũi gãy, tóc ít, sống trên hai từng
Đàn ông mặt nhỏ to lưng
Cũng là yểu tướng, thọ chừng bốn mươi
Người nào mày tóc tốt tươi
Trên trán có chỉ, thật người khôn ngoan
Đàn bà mắt chớ quá lang
Ửng đỏ gò má, mặt ngang, miệng dài
Người nào khoé mắt chia hai
Dường như giới luỵ cả đời không con
Mày dao, tay tợ đổ son
No đầy lại nhuyễn, ngón tròn, giàu sang
Bàn tay nước da khô khan
Thiếu niên sao khỏi gian nan nhọc nhằn
Đại tiểu mà ra một lần
Đàn bà như thế phong trần dâm ô
Đàn ông mà cặp mày rô
Râu rìa loạn xị là đồ bất trung
Xem đi xem lại cho cùng
Mấy bộ sách tướng tóm chung một lời
Cha sinh mẹ đẻ tốt tươi
Giữ điều nhân đức sánh người thần tiên
Ở cho tính nết được hiền
Giữ toàn ba mối năm giềng cho xong
Dầu cho tướng phụng tướng rồng
Thiếu câu trung hiếu cũng không ra gì
Canh tràng dở sách Ma Y
Lời thô tiếng kịch nghĩ suy ít hàng
Giúp vui chư vị đồng bang
Ngâm nga đêm vắng, ít trang giải buồn.
"Ngũ hành ấy đã luận rồi
Trải xem mọi tướng mọi người hiền ngu.
Kìa người tài lộc kiêm thu
Nhân trung ngũ lộ(39) toàn thu năm đường.
Những người tăng sãi du phương
Hình dong tựa gái khác thường mặt giai.
Kìa người hầu bá(40) lâu đài
Mặt như mãn nguyệt(41) sáng soi đêm rằm.
Những người khốn khó chiêu đăm
Mặt lớn mũi bé lẹm cằm(42) so vai.
Nọ người khanh tướng hiền tài
Mặt vuông tai lớn nào ai sánh tầy
Kìa ai ấn chịu ngôi cao
Hai xương gò má mọc vào liền tai
Lọ người tấm khổ lạc loài
Mình băng lạnh lẽo nào ai dám gần
Ai mà giàu có no phần
Mũi như huyền đỏm sắc xuân sắc nồng
Lưng tròn mà lại khôn cong
Cật dầy cằm lớn tiền nong dư thừa
 ??????????????? .
Nọ người dậm liễu hồn bay
Mặt lớn hầu hết????????
??????????????
Mấy người huấn nghiệp đời đời
Vung đi hùm bước thật dài hầu vương
Mấy người huấn uyển du phương
Tròn lưng dày cật thế phường khác xa
Mấy người phù tá quốc gia
Hổ mày báo giác hiện ra rành rành
Mấy người lang miếu công khanh
Phục-tê quán đính(48) thiên-đình khởi cao.
Mấy người khốn khổ lao đao
Ấn-đường(49) nghiêng lệch mi mao loạn hàng(50)
Người nào bần tiện khó thường
Mỏng tại hẹp miệng tóc càng thêm thô.
Người nào quan quả độc cô,(51)
Miệng như thổi lửa ty tu(52) đỏ vàng.
Người nào khắc tử hình lang(53)
Sơn-căn chiết đoạn(54) lệ-đường hãm sinh.
Bằng người thọ khảo quy linh
Văn thâm pháp-lệnh tuỳ sinh mao trường.
Tỵ-lương, niên-thọ cao quang
Nhân-trung thâm chính sống trường đôi bên.
Ngồi như núi mọc vững bền
Nằm như cung cuốn một bên nghiêng vào
Ấy người thọ khảo niên cao.
Kìa người yểu tử thương sao những là
Trẻ tuổi mà đã phì ra
Thần hay kinh sợ, sắc hoà biến xanh.
Mình gầy sắc béo chẳng thanh
Nằm ngủ ngửa mình, há miệng giẫy chân
Ngắn hơn lại ít mộc thần
Ấy khác bên Tần nằm mộng Lam Kha.
Người nào lòng có gian tà,
Hẳn âu mắt lợn, mặt gà, mắt ong.
Mặt ngoài tuy tự lục cung(55)
Phút đi trông trộm tây đông bốn bề
Trộm xem non núi giang khê
Bước nặng bước nhẹ nẻo đi rông giài
Chân tay thô tục khác loài
Miệng tròn mũi nhọn nói đôi trái tình.
Gian môn hiện có sắc xanh
Dầm xem khô hãm xung quanh mắt ngoài
Lưỡi thêm thường quấn ra môi
Quả thực người ấy trộm người canh khuya(56).
Kìa đứa hung ác gian phi,
Tiếng như lệnh vỡ mắt thì đỏ hung
Xích mạch lên quá nhãn đồng
Lông mày dao mọc đường trung tiếp liền
Trán bên mé tả lệch nghiêng
Miệng như thổi lửa khó hèn mà thôi
Tiếng như miệng khóc thương ôi
Thoắt đi nghiêng lệch thoắt ngồi nghiêng lay

?????????????
Gái giai thuộc lấy phải suy cho tường
Ráo khô đôi vị âm dương(62)
Lan-đài(63) bạc khuyết, lệ-đường(64) hãm sinh.
Mắt bằng môi lớn chẳng thanh
Trắng nhiều đen ít giống hình mắt dê.
Trán cùng xương má cao vì
Cứng hàm, đỏ mũi mày thời vàng lông.
Lại thêm bằng mãn nhân-trung(65)
Lại không thành quách mặt không khí hoà
Hình như thầy sãi(66) xuất gia
Mặt như Bồ-tát đào hoa sắc hồng.
Mũi cao độc chủng(67) cô phòng,(68)
Ngoạ-tầm(69) xanh sẫm hình dong âu sầu.
Không râu dù hoặc đỏ râu
Sơn-căn(70) thấp nhỏ, tỵ đầu huyền châm(71).
Ấy tướng cô độc chiêu đăm
Chẳng có con cái nghĩ thầm lo riêng.
Kìa người khắc hại anh em
Lông mày mọc ngược lại thêm đỏ vàng
...............
Kìa người duyên phận bơ vơ
Thê kia thiếp nọ sinh sơ mọi lần
Giang-môn, ngữ-vĩ(73) nhiều văn
Sắc thêm xanh sẫm nhiều lần hãm gia.
Lông mày áp diện xem thô
Nốt ruồi ở giữa ai hồ biết ngay.
Sơn-căn lại có vệt dài
Niên-thọ cũng có một vài vệt ngang.
Hai má lộ xương(74) ai đang
Mũi lớn mắt bé thế thường lạ nhau
Ấn-đường xuyên tự(75) vệt sâu
Sơn-căn điểm hắc vợ đâu ở cùng.
Ấy là nói tướng đàn ông
Phụ nhân quý tướng hình dung dịu dàng
Người nào thần sắc nghiêm trang
Tiếng như khánh đá đáng dương phi tần(76)
Người nào ôn nhuận sắc thuần
Ngũ quan bình chính phu nhân đáng quyền.
...........
Người nào mục tú thuần hoà
Sinh con quí tử ắt là quan sang.
Người nào bình chính ấn-đường
................
Người nào tiếng dậy phú gia
Bụng dầy sâu rốn ai hoà biết thay.
Người nào con cháu dại ngây
Rốn nông bụng bé vú hây trắng đầu.(78)
Người nào cô quả(79) âu sầu
Bởi đôi con mắt ai hầu chẳng kinh.
Mấy người nhọn chán bất bình
Chê chống giả của một mình ngao du.
Mấy người tiếng nói trượng phu
Ba lần rượu thịt cúng cho tơ hồng(80)
...............
Ai mà khi nói hét lên
Xoắn tay sửa áo là duyên chơi bời
Ai mà chưa nói đã cười
Dưới trăng ắt hẳn nhiều nơi hẹn hò
Ai mà má lớn mặt to
Năm ba chồng vẫn chưa pha tấm lòng
Ai mà cười nói tiếng đồng
Hại con mà lại hại chồng không sai
Ai mà mỏng mũi mỏng tai
Mỏng lưng mỏng miệng mong trai đĩ đời
Ai mà ăng uống vãi rơi
Bước đi nghiêng lệch lấy người gian truân.
Ai mà ngồi đứng khép chân
Thơ từ vĩ vãn nói vần cũng giai.
Ai mà tay có nốt ruồi
Đêm đêm quấn khách chơi bời gió giăng.
Ấy người dâm tiện khác hằng
Này người trinh đức ví bằng Nhân Khương.(81)
Nói nhỏ nhưng tiếng hoà sang
Tai dầy răng nhỏ môi càng thêm tươi
Mắt xem bình chính con ngươi
Phân minh hắc bạch nói cười uy nghiêm
Tóc thưa dài lại nhuận thêm
Ngồi thời ven vén đi điều khoan thai
Thế gian có một chẳng hai
Sạch trong tiết gái có tài hoà sang.
Này người giầu có bạc vàng
Nhân-trung(82) thâm trường địa-các(82) phương viên.
Mũi bằng tay đỏ mầu sen(83)
Thiên-thương(82) địa-khố(82) dưới trên cao đầy.
Ấy tướng phú quý sang thay.
Kìa người thọ khảo thủa rầy kể ra
Bụng phì mặt lại dầy da
Đôi văn pháp-lệnh(82) dài qua dưới cằm
Cổ cao ngấn đỏ hòa sang
Phỉ đường thêm lại sắc thêm hồng hồng
Thần thanh tiếng nói nhỏ thanh
Tụy hương liêm thọ cao thanh tất lành
???????????????
Phơ phơ tóc bạc tốt lành như xưa
Này người dâm tiện xấu xa
Nét cung my nguyệt cười ra gót đầu
Thoắt đi lại thoắt trông sau
Tuốt tóc tuốt đầu cười lấy tay che
Bước dồn xong chẳng có uy
Leo bước chim sẻ ngồi thì khép chân"

NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỂ CHỨNG MINH HAI CHỮ TRI MỆNH



Chu Á Phu đương thời trọng nhậm chức Thái thú tỉnh Hồ Nam, đến nhờ Hứa Phụ xem tướng cho mình. Hứa Phụ nói: 

            Ba năm nữa ông được phong hầu. 
            Tám năm nữa ông là tể tướng. 
            Mười năm nữa thì ông chết đói. 

Chu Á Phu cười mà rằng: 
- Đã phú quý tột đỉnh như thế sao còn chết đói, xin tiên sinh chỉ dạy cho tôi biết tại sao? 
Hứa Phụ nói: 
- Pháp lệnh (hai vết từ mũi xuống cằm) chạy vào miệng, theo tướng pháp gọi là rắn lao vào trong miệng là tướng chết đói. Ông có tướng đó. 
Quả nhiên chính trị biến động. Chu Á Phu bị giam cầm, năm ngày không ăn thổ huyết mà chết. 
Hứa Phụ xem tướng cho Đặng Thông bảo pháp lệnh nhập khẩu thế nào cũng chết đói. 
Vua Hán Văn Đế không chịu phán rằng: 
- Đặng Thông là triều thần của trẫm, phú quý của Đặng Thông do trẫm định đoạt, trẫm có thể cho Đặng Thông cả núi đồng để đúc tiền. 
Về sau, Đặng Thông chết đói trong nhà một nông dân đúng như Hứa Phụ tiên đoán. 
Vua Hán Văn Đế gọi Hứa Phụ vào thưởng cho châu báu rất nhiều. 
Hứa Phụ coi tướng Ban Siêu nói: 
- Hàm én, đầu hổ bay mà ăn thịt thực là tướng vạn lý phong hầu. 
Ít lâu sau, Ban Siêu bỏ văn theo võ, lập đại công uy chấn miền Tây Vực được phong làm Định Viễn Hầu. 
An Lộc Sơn lúc nhỏ nghèo hèn, đi ở hầu cho Trương Thủ Khuê. Lúc rửa chân cho Khuê bỗng ngừng tay chăm chú nhìn. Khuê hỏi: 
- Mày nhìn gì thế? 
Lộc Sơn thưa: 
- Tại tôi thấy bàn chân trái ngài có nốt ruồi lớn. Khuê bảo: 

- Đấy là cái tướng phất cờ khởi loạn của tao. 
An Lộc Sơn vái chủ rồi nói: 
- Thưa ngài cả hai bàn chân tôi đều như vậy. 
Khuê hết sức ngạc nhiên. 
Về sau An Lộc Sơn làm loạn đốt cháy kinh đô nhà Đường, khiến Đường Minh Hoàng phải bỏ chạy. 
Thần Phóng ẩn cư nơi thôn dã đến thăm nhà tướng học uyên thâm Trần Hy Di. 
Phóng cải dạng làm tiều phu. Trần Hy Di trông thấy cười mà rằng: 
- Tiên sinh tiều phu, 20 năm nữa tiên sinh là bậc nhị phẩm nhân thần, thiên hạ ai cũng biết tiếng. 
Đúng 20 năm sau, Thần Phóng làm giám nghị đại phu rồi thăng chức Công bộ thượng thư. 
Đời Hậu Hán, Vương Mãng có tướng lạ, trán cao dô, mắt đỏ con ngươi vàng, tiếng nói oang oang, quyền cao, mũi lớn, miệng rộng. 
Công Tôn Đề bảo Vương Mãng: 
- Đầu hổ, miệng hổ, tiếng như beo nếu không ăn nổi người tất bị người ăn. 
Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán không được bao lâu thì bị giết. 
Ông Thánh Thán, nhà phê bình văn học danh tiếng đời Thanh. 
Giao du rộng, bạn bè nhiều, có những tay tướng mệnh học tài giỏi thường ăn ngủ trong nhà Thánh Thán. Coi tướng cho Thánh Thán, người nào cũng tỏ ra thương tiếc, mười người xem thì cả mười người đều phê tướng cách Thánh Thán là sẽ bất đắc kỳ tử, lúc chết thây không toàn vẹn. 
Kết cuộc, Thánh Thán bị kết tội chém ngang lưng. 
Tào Tháo sai thích khách đi ám sát Lưu Bị. Thích khách vào yết kiến Bị để bày kế diệt Tào. Bị rất hợp ý, nói chuyện thật tương đắc. Chợt Khổng Minh vào. Thích khách mặt biến sắc. Khổng Minh nhìn người khách lạ rồi ngồi yên lặng. Thích khách đi tiểu tiện. Lưu Bị bảo Khổng Minh: 
- Đó là một kỳ sĩ, có thể giúp cho ông. 
Khổng Minh thở dài bảo Lưu Bị: 
- Người ấy sắc động thần huy, gian hình ngoại lậu tà tâm nội tàng. Tôi chắc hắn là thích khách của Tào Tháo sai phái tới đây. 
Lưu Bị cho người đuổi theo bắt thì thích khách đã chạy trốn rồi. 
Dương Quý Phi lúc nhỏ chạy chơi ngoài đồng ruộng. Có thầy tướng họ Trương trông thấy nói: 
- Người đại phú quý sao lại ở đây? 
Bạn hữu họ Trương hỏi: 
- Con bé quý đến bậc tam phẩm không? 
Trương đáp: 
- Hơn thế nữa. 
- Nhất phẩm? 
- Hơn nữa. 
- Thế chắc phải là Hoàng hậu? 
- Cũng chưa đúng hẳn. 
Dương Quý Phi là một trong bốn người đẹp nhất của Trung Quốc, từng làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đường. 

LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TƯỚNG DO TÂM SINH


Để che đậy tội tham nhũng, huyện lệnh lập kế vu cáo Thánh Thán xúi giục dân chúng làm loạn. Cho có bằng cớ, huyện lệnh chép hai câu thơ mà Thánh Thán làm trong bữa tiệc để vịnh hoa mẫu đơn màu đen:
                                   LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TƯỚNG DO TÂM SINH 
Cái lý thuyết do tâm sinh khiến cho nhiều người chán ghét tướng số. Định mệnh là định mệnh, nay tâm đổi được mệnh thì nói định mệnh làm quái gì. Có người lý luận cho rằng lý thuyết tướng do tâm sinh cốt để hù người ta khuyên nên cải ác vi thiện vì sợ rằng thiên hạ khi đã biết số mệnh mình như thế rồi thì cứ tạo ác càn phứa đi vô cấm kỵ. Số căn cứ trên ngày giờ tháng năm sinh làm sao đổi? 
Lý luận quá khích thì nó đến chỗ cùng và khó trả lời. Tuy nhiên, tướng do tâm sinh có phần đúng. Vì cả tướng lẫn số đều có đổi, biến tướng và biến số. Như đã nói ở trên, ông trời của khoa tướng số là ngũ hành chứ không phải là ông trời quyền sinh quyền sát, là âm dương vận chuyển chứ không phải là Thượng Đế vạn năng định đoạt. 
Số mệnh có đổi là thế nào? 
Tỉ dụ: Nói số mệnh này ở phương Nam tốt hơn phương Bắc. Kẻ vào Nam sống khá, kẻ lên Bắc bần hàn. Vào Nam lên Bắc phải có phần nào nhận định, tạo nên sự thay đổi của số. Biến tướng cũng vậy, có đôi mắt ác mà tâm hiền dần dần mắt sẽ bớt ác. Mắt càng bớt ác bao nhiêu càng tránh được sự hung tử bấy nhiêu. 
Đổi theo định luật tướng số mà thôi chứ không đổi tuyệt đối ở Bắc ăn mày, vào Nam làm vua. 
Tướng ác hay đi với bần (nghèo). Giảm tướng ác (nghèo) đỡ đi chứ không thể giầu lên. 
Mệnh căn và tướng căn vẫn còn ví như hạt giống tốt, tâm với nhân định ví như chất bón và khí hậu. Dĩ nhiêu, khí hậu và chất bón không thể làm hạt giống đã bị đun sôi mọc thành cây lúa. 
Tướng do tâm sinh. Tướng tòng tâm diệt là vì vậy. Nó có tác dụng đối với số mệnh và tướng cách đủ điều kiện tiếp nhận lẽ sinh diệt ấy mà thôi. 
Ngoài ra, con tâm người ta vẫn còn để chọn lựa. Cùng một tướng hung tử nhưng có kẻ chết trong quán rượu, cao lâu, có kẻ chết nơi sa trường, có kẻ chết ở pháp trường. Khí chất tạo thành sự khác biệt cho tướng số hung tử. 
Còn cái chuyện như ông Bùi Độ lúc đi thầy tướng bảo Độ tướng ăn mày, khi về thầy tướng bảo Độ tướng đại thần chỉ vì cái tâm nhân hậu của Độ đã bắc cầu cho lũ kiến thoát chết khỏi vũng nước, là chuyện hoang đường để nhấn mạnh cái lý tâm sinh tướng. 
Tâm con người ta, nho gia gọi là Linh Đài, đạo gia gọi là Linh Quan và Phật gọi là Linh Sơn. Lục phủ ngũ tạng tâm làm chủ coi hồn phách, lo cho sự động tĩnh của tinh, khí, thần. 
Tâm là chỗ tính trú ngụ, không có tâm tính không tồn tại. Tinh với tâm chú ngụ một thể, nói tâm tốt hay tính tốt cũng vậy. 
Tâm tính ảnh hưởng đến đời người nhiều lắm. Người đời có cả trăm tâm tính. 
Tính trung lương, từ thiện, cao thượng, cương trực, thủ phận, cẩn thận, đại độ, chừng mực, tham lam, quái quắt, keo bẩn, hồ đồ v.v… đều có thể hiện ra tướng mạo. Do tướng mà biết tâm thì ngược lại, do tâm có thể chuyển tướng. 
Tướng thanh cao thường đi đôi với tâm thanh cao, đồng thời số cũng thanh cao. 
Sách xưa kể: 
“Cao Hiếu Toàn và Cao Hiếu Tích là hai anh em sinh đôi ra đời cùng một giờ khắc. Lớn lên, cả hai tướng mạo giống hệt như nhau từ cử chỉ đến ngũ quan lục phủ như hai giọt nước. Cùng học một thầy, văn chương tinh thông, chẳng kém ai hết. Cùng đỗ cử nhân. Cùng lấy vợ, cha mẹ sợ vợ không phân biệt nổi có thể xảy ra sự lầm lẫn nên bắt cả hai anh em ở riêng và mặc quần áo màu riêng. 
Một hôm hai anh em gặp tướng sư Trần Hi Di, tiên sinh nói: 
- Tướng hai anh em phong thần tú dị, mi thanh mục tú, mũi thẳng môi hồng, tai trắng, tất nhiên đỗ cao, đồng mệnh, đồng vận, đồng tướng thật lạ. 
Đến mùa thu, hai anh em cùng vào kinh ứng thí, ở trọ nhà họ bên ngoại. Cạnh nhà có người đàn bà goá chồng trông thấy hai anh em Toàn và Tích tài mạo tốt đẹp động lòng dục tình tìm cách quyến rũ. Tâm tính Toàn yêu học hơn khoái tình nên kế hoạch của goá phụ bất thành. Trở qua Hiếu Tích thì Tích bị ngay với goá phụ vẫn còn mơn mởn đó. Chuyện thông gian có người biết mách cho nhà chồng hay, goá phụ xấu hổ gieo mình xuống sông. 
Thi xong, hai anh em về gặp lại Trần Hi Di tiên sinh để coi xem liệu có đỗ không. 
Hi Di quan sát cẩn thận, ngạc nhiên nói: 
- Lạ thật, hai anh em tướng mạo đại biến, anh tốt em xấu, tương lai sẽ khác nhau như mây với bùn. Hiếu Toàn sắc mặt hồng hào, mắt sáng tựa ngôi sao nhất định sẽ đỗ cao. Hiếu Tích đôi mày ám hãm, môi thâm, mũi có sắc đen sắc đỏ, tai xám, thần sắc khô hại chẳng những không đậu mà còn yểu thọ nữa. 
Ngày coi bảng, quả nhiên Hiếu Toàn đậu tiến sĩ còn Hiếu Tích không có tên, buồn phiền uất ức mà chết. 
Toàn sau làm quan to, nhân ngày ăn thượng thọ 70, nhớ tới người em mới gọi con cháu kể cho nghe vụ Hiếu Tích. 
Ghi chép việc Hiếu Tích, Trần Hi Di tiên sinh nói: 
- Tướng mạo người ta dễ thấy, nói mệnh lại rất khó. Mệnh do trời, tướng ở người. Ứng với thiên thời hợp việc người, đời đời sung sướng. Tinh thần con người ta chợt tụ chợt tán, chí khí lúc kiên lúc lỏng. Có bên trong tất thành hình ra bên ngoài không thể che giấu được. 
Tạo vật mang cái tâm đại công vô tư, phúc sẽ mất đi bởi gây ác nghiệt, tội có thể giảm nhờ vun xới thiện căn. Sinh ở trong tâm tất phát ra ngoài mặt. Cho nên hoạ phúc trên đời hoàn toàn do người gọi đến. Hậu sinh nên suy ngẫm. 
Tôn sư tướng học Ma Y dạy về tướng tâm rằng: “Hữu tâm vô tướng, tướng tuỳ tâm sinh, hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt”. (Tâm là tiên thần của ngũ quan, nguồn gốc của trí lự, thiện tâm được phú, ác tâm gặp họa). 
Sách có câu thơ: 

            Nhân luân hà xứ định khô vinh 
            Tiên tướng tâm điền hậu tướng hình 
            Tâm phát thiện đoan chư phúc tập 
            Thời tàng độc hại họa tùng sinh 

nghĩa là: Đoán định bước vinh nhục của người đời trước hết hãy xem tâm sau mới đến hình. Tâm thiện thì phúc tụ tập, lòng độc hại thì hoạ kéo đến. 

            Người trồng cây cảnh người chơi 
            Ta trồng cây đức để đời về sau. 

Câu ca dao bình dân ấy không phải vô căn cứ. Đời về sau chưa thấy, nhưng chắc chắn không có thể nhờ cậy đức mà thoát được vận xấu để lại tiếp tục mệnh. Mệnh tốt, vận xấu mà tâm ác thì vận xấu và tâm ác sẽ cắt đứt luôn mệnh. Điều này rất có lý chứ không mê tín. Vận đã xấu nay lại do tâm ác mà người ghét thì còn tồn tại làm sao được. Cho nên nói tâm cứu cho mệnh chẳng sai chút nào. Cái chìa khoá của tướng tâm nằm ở vận đó. Ác tâm tạo nghiệt, mình đợi tới lúc vận xấu nó mới sinh hoạ như vi trùng đợi lúc sức yếu mới hoành hành. Vì đã nói mệnh tất phải nói vận. Thế gian hiếm thấy lá số nào mệnh tốt mà suốt đời không có vận xấu. 
Tam phần nhân sự thất phần thiên, nói tâm tướng phải nói chí khí con người. 
Hạng Võ có tướng song mục trùng đồng, thân thể khôi vĩ thế mà chết thảm ở Ô Giang là bởi chí khí hẹp hòi. Hạng Võ đốt thành Hàm Dương ba tháng chưa cháy hết, người bị thiêu kể cả vạn, tiếng khóc oán vang trời đất không phải là nhu yếu chính trị mà do ác tâm, chí khí không khoáng đạt. 
Lã Vọng nói: 

            Khí vũ hiên ngang hữu dung nạp 
            Chí khí thâm viên hữu cơ mưu 
            Động tác sử lệnh bất khả liệu 
            Thời thông diệc vi công dữ hầu 

nghĩa là: 

            Khí vũ hiên ngang mà biết bao dung 
            Chí khí sâu xa mà có cơ mưu 
            Hành động sai khiến khó ai liệu trước 
            Thời vận tới sẽ đáng mặt công hầu 
Sách “Nguyên Đàm” viết: 
            “Phong tư dị, cốt cách kỳ, tái quan tài khí thiết thi vi. 
           Tài tế biến, ý hữu tư tiểu nhân quân tử bất đồng quy” 
nghĩa là: 
“Phong thái dị thường, cốt cách kỳ lạ, phải nên xem lại chí khí và tài năng. 
Tài thì có tài nhưng có ý tư lợi, đấy là chỗ không cùng một điểm giữa tiểu nhân và quân tử”. 
Kinh nghiệm cổ nhân về tâm tướng ghi nhận như sau: 
- Tâm là gốc của hình mạo. Xét tâm thấy hình mạo ác thiện. Hành động có thể biết hoạ phúc. Tâm tính không công bình con cháu hư, ngôn ngữ nhiều phản phúc chính là con người quỷ quyệt. Cúi đầu nói nhỏ, loại gian tham. Hùng hùng hổ hổ, chẳng phải là người anh kiệt. Tâm khí hòa bình, con vinh cháu quý. Tài thiên tính chấp, dễ gặp họa cùng khốn. Trọng giàu khinh nghèo, bất nhân. Có mới, quên cũ, bất lương. Kính già thương trẻ, đáng tin cậy. Nói bừa nói bãi, không sống lâu. Quên ơn nhớ tiểu oán, công danh khó thành tựu. Mới có tiền, chức nhỏ đã câng câng tự mãn sao làm lớn giàu to. Đại phú, đại quý mà tâm hồn vẫn bình thản, phúc thọ vô cương. Lừa đảo, dối trá dù vinh hoa cũng chẳng bền. Công bình chính trực chết không con nối dõi cũng được phong thần. Mở miệng ra là nói không sợ chết, lúc cần phó tử tựu nghĩa sẽ co vòi. Gặp ai cũng coi làm tri kỉ, chơi thân là giở giọng. Làm việc lớn không than mệt nhọc, không oán giận mới xứng đáng tài lương đống. Mê gái, ham rượu, phường hại nhân lợi kỷ. Ngu lỗ mà còn nói lời bạc bẽo vừa nghèo vừa chết yểu. Thông minh mà khoan dung thong thả, danh hiển yên lành. 
Xem tướng Tâm ở đâu? 
a) Quan sát ngôn ngữ: Chính nhân quân tử nói điềm đạm, tiếng mạnh. Nói nhanh và lớn như ngựa phi, người hào sảng. Người cố chấp nói như cắt sắt nghe lạnh mà vô tình. Nói bầy hầy như người đi trong bùn là người yếu mềm, bạc nhược. Người đa nghi, hay thiếu tin tưởng, hay nói quanh co. Nói hỗn độn, ậm ừ, sự bất thành. 
b) Quan sát thái độ: Quân tử chính nhân, thái độ lớn, vuông vắn, đứng đắn. Bọn tiểu nhân ưa nói khéo ưa làm mặt thân. Lão thành kinh lịch, thái độ tròn trịa. Người trung dung, thái độ cẩn thận. Người sáng trực, thái độ hào phóng, không câu nệ tiểu tiết. 
c) Quan sát lối làm việc: Thấy hoạn nạn hay giúp đỡ là người chuộng nghĩa. Thấy lợi tranh giành là bọn hẹp hòi. Nay phải, mai trái, hồ nghi bất quyết là bọn gian trá. Quân tử thường an vận thủ kỷ. Kẻ ngu xuẩn lúc nào cũng sinh sự. 
d) Quan sát con mắt: Thông minh linh hoạt. Gan dạ mắt sáng quắc. Chính nhân quân tử mắt ôn hoà. Hung ác mắt ba góc có sát khí. Dung tục nhãn quang trầm trệ. Kiêu ngạo mắt ưa nhìn lên. Ích kỷ hại nhân mắt ưa nhìn xuống. Tâm có âm mưu mắt có tà thị. 
e) Quan sát tướng mạo: Người ôn hoà ngũ quan chính trực. Kẻ thủ đoạn mặt xanh xanh, quyền cốt cao. Bọn thế lợi đầu nhọn mắt nhỏ. Đứa gian giảo đầu mũi nhọn không có thịt. Nhãn quan đưa đẩy lưu lộ thuộc loại phản trắc vô tình. Mặt đen xịt vô tình vô nghĩa. Da mặt mỏng dễ thay lòng đổi dạ. 

Có hai loại người mà cả khoa tâm lý Tây phương lẫn khoa tướng mạng Đông phương đều có nhận thức in hệt nhau.
Thứ nhất: Người gầy, chân thật cao, vai nhỏ cổ dài, đùi nhỏ, đít lép, sống mũi thật cao. 
Loại này thường có hai mặt: bên ngoài thường dễ mắc cỡ, nhạy cảm nhưng trong lòng kiêu ngạo vô tình. Lúc thì muốn thoát ly hiện thực để sống trong ảo tưởng. Lúc thì lại thích lý luận thực tiễn. Khi làm việc gì cứ ngoan cố theo ý mình, bất chấp ý kiến người khác. Loại này có thể có tiếng tăm nhưng nhạt nhẽo ít gây được thiện cảm như Henry Ford, Bertrand Russel... 
Thứ hai: Người mập mạp, thịt chắc chân tay, cổ ngắn, mặt vuông chữ Quốc, sáng sủa dễ gây cảm tình quần chúng, giỏi thu thập những tài của kẻ khác để dùng vào việc của mình, giỏi biện thuyết như Churchill, Krouthchev hay nhà văn Hemingway. 
Tâm thần liên hệ với tướng mạo như thế đó. Vậy thì cái chuyện tướng do tâm sinh chẳng qua là cái lý luận quanh co của khoa tướng mệnh. 

            Ví không đủ sức thành công nghiệp 
            Thì phá cho tan chí vẫy vùng 
            Mượn thú văn chương khuây thế lụy 
            Lấy tài nghiên bút đo đạo cung 

            Thân thế mang oán sầu tủi nhục 
            Tài hoa trơ lại tập văn chương 
            Đã già thân thế cùng nông nổi 
            Mà vẫn bồng tang với đoạn trường 

Những câu thơ của TCHYA chính là tâm tính của một số người tài hoa ta thường gặp, do tính khinh bạc mà mệnh mỏng, hay nói khác đi, đây là tâm tướng của những người bất đắc chí. 
Theo tướng pháp, người tài hoa thông minh có ba điều kỵ: 
- Anh hoa phát tiết. 
- Tâm tính khinh bạc. 
- Thân thể yếu đuối. 
Điều kỵ thứ ba đã nói ở chương trên. Anh hoa phát tiết sẽ nói sau. 
Chương này chỉ nói đến tâm tính khinh bạc. 
Thời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh, một trong tám đại tài tử là Kim Thánh Thán, đại phê bình gia của văn học Trung Quốc nổi danh thiên hạ về văn chương cũng như về tâm tính khinh bạc. Lời phê bình của ông như dao cắt vào da thịt, khiến cho kẻ bị phê bình chết đi mà vẫn còn đau xót ân hận. 
Văn ông làm rất nhanh, cầm bút viết thao thao đủ lối tục có, nhã có. Nhưng tâm hồn ông sớm chán đời. Nguyên do bởi đâu, chính thức không ai rõ, chỉ theo truyền thuyết nói rằng: 
Lúc Thánh Thán còn là học trò, tên Trương Thái, có đến Trung Tiêu Tự cầu mộng. Đêm ấy ông nằm mơ thấy một cây rất cao không có lá chỉ trơ cành, trên cành có một con cú đậu cô độc thê lương. Tỉnh dậy, ngẫm nghĩ điều mộng tương lai sẽ là một kẻ sĩ cố cùng chua chát và bất đắc dĩ mà thôi. Từ ấy, ông từ bỏ mọi tham vọng cầu quan tước và sống phóng đãng giang hồ. Cũng từ đấy tài hoa của ông mỗi ngày một nảy nở để trở thành tên Thánh Thán.
Trên bước giang hồ, ngày ấy tháng ấy, Thánh Thán có gặp một thầy tướng bảo ông rằng: 
- Tướng tiên sinh có ba độ loạn văn, ấn đường, mũi và địa các. Nay nhãn thần đã thoát, nhân trung khí sắc xanh đen, nội trong một trăm ngày tới hoạ sẽ tới, xin tiên sinh cẩn thận. 
Thánh Thán nghe lời về nhà đóng cửa đọc sách, ngâm thơ, uống trà. Được 98 ngày rồi, ông mới mở cửa đứng xem phố xá, thì chợt có một đám đông kéo đến. Đám đông ấy toàn là nho sinh, họ trông thấy Thánh Thán bèn tụ tập trước nhà ông. Thánh Thán hỏi nguyên do. Họ kể việc huyện lệnh họ Ngô cam kết với học quan bán bằng cấp trong khoá thi vừa qua. Nay họ định đến dinh học quan để biểu tình tố cáo. Thán nói: 
- Hãy đem tượng Khổng tử ra khỏi nhà Văn miếu mà đem thần tài vào đấy mà thờ. 
Đám đông nghe nói làm theo y lời Thánh Thán. Tất cả kéo đến Văn Miếu. Viên huyện lệnh sợ phong trào lan rộng nên đem hết quan binh đàn áp. Bọn học trò chạy hết chỉ còn Thánh Thán đứng đấy, bị quan binh trói bắt. 
Để che đậy tội tham nhũng, huyện lệnh lập kế vu cáo Thánh Thán xúi giục dân chúng làm loạn. 
Cho có bằng cớ, huyện lệnh chép hai câu thơ mà Thánh Thán làm trong bữa tiệc để vịnh hoa mẫu đơn màu đen:             

            Đoạt chu phi chính sắc 
            Dị chủng dã xưng vương. 

nghĩa là: 
Màu đen không phải là sắc chính của hoa mẫu đơn 
Thế mà tuy giống khác cũng xưng vương. 
Ý ông muốn chửi bọn Mãn Thanh khác giống vào xưng vương ở Trung Quốc. 
Triều đình kết tội Thánh Thán làm loạn bắt chết chém ngang lưng. 
Cái chết của Thánh Thán cũng giống như cái chết của thi sĩ Cao Bá Quát. 
Chết vì tâm tướng khinh bạc. 

TƯỚNG TÙY TÂM SINH - TÂM TÙY TƯỚNG DIỆT


Một tay bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường chỉ chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ngày kia Bùi Độ gặp một thiếu nữ ngồi khóc bên giếng sâu. Hỏi ra sự tình mới biết thiếu nữ mang vàng đi để chuộc tội oan của cha, chẳng may bị đánh rơi xuống giếng. Ai cũng nói dưới giếng có con trăn to. Thiếu nữ đang tuyệt vọng muốn quyên sinh. Bùi Độ thương tình, nghĩ mình trước sau cũng chết đói nênliều mạng leo xuống tìm được vàng cho thiếu nữ. Nhờ đó gia đình thiếu nữ được phục hồi danh dự và quyền thế. Một lần gặp lại, nhà tướng số kinh ngạc nói rằng tướng chết đói của Bùi Độ đã biến mất mà thay vào đó là tướng công khanh phú quý rực rỡ. Đúng vậy, sau này thiếu nữ tên Ngọc Hà đền ơn, đem Bùi Độ về dạy học và giao ước vợ chồng rồi mới thưa với phụ thân. Cha nàng gửi gắm Bùi Độ sang một người bạn khác để nhờ tiến cử. Thời gian xa cách Ngọc Hà, Bùi Độ đã lạc lòng với những hình bóng giai nhân khác. Trên bước đường tiến quan, Bùi Độ ghé vào thăm nhà tướng số cũ để tạ ơn, nhưng ông bảo Bùi Độ đã hiện lại tướng chết đói. Bùi Độ tức giận bỏ đi. Sau khi được làm quan, Bùi Độ đánh mất nhân cách, chỉ lục lạo, cưỡng bức các cô gái đẹp, bị triều đình hạ lệnh bắt về kinh trị tội. Bùi Độ sợ hãi trốn vào rừng rồi chết đói cạnh một mỏm đá. Ngọc Hà đau khổ tìm chồng, trông thấy bộ xương và cũng gục chết bên cạnh. Cái phước của Bùi Độ xuất hiện do tâm niệm liều mạng tìm vàng cứu cô gái. Phước đó quá lớn đến nỗi chuyển hẳn tướng mạo và số mệnh để cho Bùi Độ trở thành quan chức vinh hiển. Nhưng rồi, tư cách tầm thường tham dục đã phá vỡ phước cũ để cho nghiệp chết đói đủ cơ duyên xuất hiện trở lại. Như vậy, tướng mạo tùy thuộc vào nghiệp chứ không cố định. Nếu chúng ta thường xuyên biết “liều mạng” cứu giúp mọi người, ắt hẳn tướng mạo và số kiếp chúng ta sẽ thay đổi một cách tốt đẹp lắm!!!
Vận mạng có thể thay đổi ?!
Viên LiễuTrang là một nhà tướng số danh tiếng. Nhìn chỉ tay hay cái mũi của một người nam hoặc nữ, ông có thể đoán biết trước vận mạng tương lai của họ. Một hôm có một vị đại thần dắt con đến nhờ ông xem tướng. Viên Trang coi tướng xong biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết. Ông liền bảo cho vị quan kia hay.
Nghe nói vậy, vị quan ấy rất đau khổ. Trên đường về nhà ông đến gặp một vị sư. Vị tăng hỏi: “Có việc gì xảy ra mà trông ngài sầu não như thế?” Vị quan đáp rằng ông vừa mới nghe nhà tướng số báo cho biết một tin chẳng lành.
Hòa Thượng liền xem tướng đứa nhỏ để tìm hiểu vận mạng của nó. Ngài nói với cha em bé: “Chỉ có phước đức mới cứu được mạng sống của cháu. Nhưng cơ duyên làm phước không phải dễ. Nếu ngài muốn có phước đức thì cách tốt nhất là nên phóng sinh. Tạo phước đức bằng hành động thiện không giết hại sinh vật mới có thể bảo vệ mạng sống cho con ông.Nghe lời Hòa Thượng, vị quan kia liền phát nguyện không bao giờ sát sanh mà lại còn phóng sanh. Ông tinh tấn làm lành như vậy được ít năm; sau đó gặp lại cha con ông, Hòa Thượng bảo: “Chưa đủ! Ông cố gắng tạo thêm nhiều thiện nghiệp nữa mới có thể cứu được mạng sống của con ông”.
Viên quan lại nỗ lực cứu thoát nhiều sinh vật nữa. Khi gặp dịp làm phước giúp đỡ ai, người cũng như thú vật; ông luôn luôn sẵn sàng đóng góp thời giờ lẫn tiền bạc. Nhờ vậy, viên quan đã cứu độ vô số sinh linh, và người con đến năm bị chết yểu nó vẫn sống và biến đổi trở thành một thanh niên khỏe mạnh.
Nhà tướng số Viên Liễu Trang biết sự việc này. Từ đó về sau, mỗi khi coi thấy người nào có vận mạng xấu, ông liền khuyên bảo họ nên cố gắng làm việc phước đức và đừng bao giờ sát sanh. Nhờ tu nhân tích đức mà nhiều người đáng lý sẽ phải chết sớm khổ đau, họ lại sống trường thọ; nhiều kẻ nghèo khó trở nên giàu sang.

SỐ MỆNH XOAY VẦN


Bởi số, chạy đâu cho khỏi số
(Nguyễn Công Trứ)
Cho đến nay, có số hay không có số mệnh vẫn còn là mối ưu tư thắc mắc của nhiều người trong chúng ta. Trong đời sống hàng ngày tôi thường gặp những điều mình không dự định, đã xẩy ra, hay nếu tính một đằng thì sự việc lại ra một đằng khác. Đấy là chưa kể những điều mình biết nó ngoài tầm suy nghĩ hay mơ ước của mình. Dù không tin có số, tôi cũng không tìm ra được gỉai đáp thỏa đáng cho mình (1), ngay cả cụ Nguyễn Du cũng tin rằng con người có số nhưng nếu có y chí hay ăn ở trung hậu, cũng có thể thay đổi được phần nào số phận: xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. 
Sau khi Hiệp Định Geneve được ký kết vào tháng 7 năm 1954, chia Việt Nam làm hai miền, lấy Vĩ Tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc thuộc vùng kiểm soát của CS, miền Nam thuộc về chính quyền Tự Do. Một cuộc di dân vĩ đại, đưa gần l triệu người vô Nam. Tôi cũng bị cuốn theo làn sóng di tản này. Là một học sinh đang bị dao động mạnh trước nhiều biến động dồn dập, đủ loại tin dật gân được loan truyền, nào tin quân đội Pháp đang rút lui, quân đội Quốc Gia cũng rút và di chuyển vào Nam, nhất là lúc đó Hội Nghị Geneve đang họp thêm, mỗi ngày vài tin tức bất lợi loan ra. Những nhà giầu lo bán nhà cửa, ruộng vườn, chợ giời mọc ra như nấm trên nhiều hè phố để dân bán tháo đồ đạc, vơ được đông nào hay đồng ấy để chạy. Chợ giời mang đúng nghĩa của nó, đủ các thứ mới cũ được bầy bán, như quần áo, bàn ghế, đồ dùng nhiều nhất là sách vở báo chí, đặc san nhiều tờ báo cũ mà truớc đây tôi có ý tìm mà không được như Phong Hóa, Ngày Nay, Nam Phong Tap Chí, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, Phụ Nữ, Phổ Thông, sách học, tiểu thuyết &, sách báo tiếng Pháp cũng tràn đầy vỉa hè. 
Do tình cờ tôi quen anh Tân, làm ở Bưu Điện lớn hơn tôi độ 7, 8 tuổi. Lần đầu tiên gặp anh, anh có cảm tình ngay vớí tôi, tuy anh lớn tuổi hơn tôi, thân nhau ngay như hai làn sóng hòa hợp và chạy cùng chiều. Vào giữa tháng 7, anh cho tôi hay nơi anh làm việc đã có lệnh di tản, đồ đạc, máy móc đang được chuẩn bị đóng thùng để sẵn sàng chuyển đi. Anh được điều động ra làm việc ở l thư viện nhỏ gần bến xe, anh cùng hai ba người bạn ngồi ghi danh đồng bào muốn di tản vào Nam. Số người ghi danh lúc đó còn lác đác. Nhưng kể từ khi Hiệp Định Geneve được chính thức công bố, số người ghi danh tăng vọt. Vài ngày tôi đến thăm anh l lần, vừa để nói chuyện gẫu vởợa nghe tin tức nóng. Nhiều lúc tôi cũng như người mất hồn, không biết mình phải làm gì cho phải, tương lai thì xám xịt trước tin những người CS sắp vào thành phố, mang theo những tin bắt bớ, trả thù, đấu tố. Lúc đầu chỉ những người theo đạo lo tìm đường chạy, nhưng sau ít ngày, hầu hết mọi người đều hốt hoảng lên đường, bất kể lương giáo.
Anh Tân lấy số tử vi cho tôi, anh nói anh đã học coi tử vi từ lâu. Khoa Tử Vi và tướng học đã có từ ngàn năm trước, xem đúng hay sai là do thầy cao tay hay thấp.
Những người ghi tên đi Nam, đươc chỉ dẫn đến các chỗ tập trung, từ đó ban tiếp cư đưa họ ra bến tầu, xuống tầu cuả hải quân Pháp và Hoa kỳ. Chiếc chiến hạm trở thành nổi tiếng vớí đồng bào di cư hồi đó là tầu Marine Serpent. 
Một hôm anh Tân gọi tôi cho hay tuần tới có hai chuyến máy bay chở người đi Saigon, anh khuyên tôi nên đi, vì đây có lẽ là dịp may hiếm có. Thấy tôi quá phân vân, anh dùng tử vi để chinh phục tôi, anh bảo tôi số cậu có sao Thiên Di, nên sẽ đi nhiều nơi, lại có Tả Phụ - Hữu Bật, lúc nào cũng có người gíúp đỡ nên không có gì phải lo sợ. Cậu có Hóa Khoa, Thiên Tướng, Thiên Lương, tuy có phần nào bị Tuần Triệt, nhưng nói chung hoàn toàn tốt, hậu vận càng ngày càng ngày càng sáng. Ở lại, cậu chẳng làm được gì, không còn được đi học, đi làm, chẳng gíup đỡ được gia đình, chỉ còn là gánh nặng, sẽ đốt mất thời thanh xuân. Đi đi, rồi chúng mình sẽ gặp nhau ở trong Nam.
Câu nói của Tân đưa tôi trở về một qúa khứ không xa. Khoảng 1948, Tây mở nhiều cuộc hành quân bố ráp ra miền quê để mở rộng vòng kiểm soát, l lần bị bố ráp, tập trung ra đình làng, tôi ngồi giởõa ỹaùm đông chờ Tây thanh lọc. Bất chợt, một người đàn ông đến gần gọi tôi ra ngoài, nói nhỏ và chỉ về phiá đám lính tây: Ông L, cựu Chánh Tổng làng bên, muốn bảo lãnh tôi và muốn tôi về ở với ông, tương lai ông sẽ gả con gái cho tôi. Tôi lắc đầu. Một lúc sau, ông ta trở lại nói ông Tổng nhà giầu lắm, ông nhìn tướng mạo tôi ông rất thích, nói: thằng bé này có tướng mạo rất tốt, về sau sẽ hoc giỏi, làm lớn. Ông bảo tôi đừng đi theo bọn họ, ông ám chỉ nhóm của tôi, lúc đó là bệnh viện dã chiến lưu động. Khi tiếng súng bùng nổ, các nhà thưong, bệnh xá trở thành những đoàn y tế lưu động di tản nhanh, gọn gàng, thừơng đi sát mặt trận để lo cứu thương và chưã cấp kỳ cho du kích, bộ đội đi đột kích đồn Tây hay đi phục kích những toán Lê Dương đi tuần tiễu lẻ tẻ. Khi làm xong thủ tuỳc cấp cứu như băng bó các vết thương, làm cầm máu, các thưong binh được di chuyển đi ngay, và đoàn y tế cũng chạy ngay khỏi vùng chiến trận đến l địa ỹieẩm khác, nghỉ ngơi chờ lệnh mới. Sau khi thấy tôi nhất định từ chối, ông ta bảo ông Tổng nói thôi thế cũng được, vì có về ở với ông, ông cũng không chắc giữ đưọc tôi vì tôi có tướng mệnh của một người không thể ở một nơi và đất này không phải là đất dụng võ của tôi.
Những ngày đầu ở trong Nam
Miền Nam mở ra trước mắt tôi một bầu trời bao la, rộng đẹp, hoành tráng ngoài sức tưởng tượng của một cậu bé đến từ miền Bắc. Cái gì đối với tôi lúc đó cũng mới lạ. Tôi vào Nam mang theo một hành trang đó là một ước vọng và nhiều niềm ao ước hay nói khác đi là tôi mang theo một giấc mơ. Giấc mơ của tôi do môi trường sống dởỳng lên và nuôi dưỡng, vào những năm 1945, 1946, tôi mơ đất nước tôi không còn một bóng Tây, mắt xanh, mũi lõ. Tôi đang học trường tây, nói tiếng tây nhưng lại ghét tây. Có lẽ do l hoàn cảnh đau thương đã vô tình đập vào trí óc trong trắng của tôi thời đó. Tôi là một thiếu sinh hay l sói con. Anh Trưởng, tôi quên tên, vài ba tuần lại tổ chức đi cắm traị. Một lần anh đưa bọn chúng tôì đến cắm trại tại làng Viềng, cách tỉnh Nam Định độ 4, 5 cây số. Buổi trưa trời nắng oi ả, anh trưởng đưa chúng tôi vào l nhà dân nghỉ, ăn trưa. Căn nhà lá ọp ẹp, che phên, rách, lủng tứ bề, ánh sáng rọi xuyên nóc, xuyên vách lá che xung quanh. Gọi là nhà nhưng thực ra chỉ là căn nhà lá l gian, ăn tại đó, ngủ tại đó, bếp cũng đó, ở một góc, có vài cái nồi đất sứt mẻ. Nhìn ra xung quanh cũng chẳng thấy ai ngoài l bà cụ lớn tuổi. Khi anh trưởng hỏi thăm, bà cụ nói, ban ngày tất cả đi làm, tối về đứa con nếu có người thuê mướn thì có cơm ăn, còn không thì rau, sắn ngô khoai ăn đỡ chờ ngày hôm sau. Cái đóí rét lúc nào cũng rình rập, ở bên cạnh gia đình họ, như bóng với hình. Bức tranh sống này ăn sâu vào trí óc non trẻ của bầy sói con, nó trái với những bài học khoe khoang ở nhà trường rằng người Pháp lúc nào cũng lo khai trí dân, người dân sống no ấm, an bình, hạnh phúc. 
Đây là lý do mà toàn thể dân chúng đã lên đường chống Pháp khi thời cơ tới, và VM đã biết lơị dụng thời điểm này để nhanh chân dành thế lãnh đạo, gạt ra ngòai hay tiêu diệt các đảng phái khác. 
Vào Nam, tôi may mắn kiếm được việc làm ngay và thật tốt, tốt và vui vì gặp gỡ nhiều bạn mới, được đi nhiều nơi nhưng cái nghề mà tôi thực sự mơ ước là nghề daỳy học. Tôi luôn luôn được bạn bè yêu mến, chỗ nào có việc tốt là tôi có bạn nhắn gọi. Cho nên suốt đời hầu như tuy không giầu nhưng chưa hề túng thiếu, hay thất nghiệp.
Những nghề mơ ước
Các bạn tôi đa số đi daỳy học. Mỗi lần đi qua trường Trung Học NĐC Mỹ Tho, tôi không thể không ghé thăm các bạn tôi như NNH, TCL, HNL, DQS, NNL&qua Baùc Liêu thì gặp ĐVT, hiệu trưởng Thăng Long, NVK, B, TH, NHH, NVT... Vì gắn bó với đời sống tư, tôi đã làm nhiều nghề khác nhau như cán sự ngân hàng, đaị diện nhà thuốc Tây, thông ngôn, dịch thuật Anh Pháp Việt, chuyên viên Y Tế, dạy học, luật sư vv ... nhưng có nghề daỳy học mà tôi vẫn muốn đi vào như một nghề tay mặt thì tôi lại thất bại. Tôi thường đi chơi với các anh Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh, NHH, NVQ, ĐTN các GS NVC, NHC, NMB, NVT& nên đã hơn l lần các anh muốn tôi vào nghề dạy học để có nhiều dịp gặp gỡ nhau hơn. Các anh đều khen tôi dư khả năng dạy học, giọng nói tốt và vui vẻ. Anh Kông đã thỉnh thỏang nhờ tôi đến dạy thay l giờ cho tôi quen dần, nhưng rồi tôi vẫn cảm thấy không thành công với nghề dạy học.
Sau này tôi mới biết rằng vì tôi bị yếu phổi, nên mỗi khi nói liền trên Ệ giờ là tôi có thể bị mất giọng đến 2, 3 ngày. Và tôi lại sực nhớ Tân có lần nói: số tôi chỉ hợp với nghề nào có dính líu tới luật pháp, dính như thế nào thì anh không biết, tôi có thể học luật để sau này gíup mình, giúp người hay có thể tôi sẽ bị tù tội cũng là dính líu tới luật pháp, đừng nghĩ đến nghề dạy học. Lúc mới vô Nam, chưa có bằng Tú đụp, tôi chưa bao giờ nghĩ tới học luật.
Thì ra phải chăng con người có số, có thăng trầm mà ngay cả nghề nghiệp cũng có số, có thăng trầm, có chu kỳ. Trong 5 năm đầu ở trong Nam, nghề dạy học phát triển đến cao độ, học sinh gia tăng siêu tốc. Nhiều thầy gíáo tư thục đã nổi tiếng nhờ giảng bài hay, dễ hiểu, lại vui vẻ nên tiếng tăm lên như diều căng gíó như các thầy NVP, BHS, BHĐ, BVN, NTL, TBL... cùng thời nghề ca sĩ, nhạc sĩ đã đi lên và được chú ý.
Nhưng khoảng trên dưới mười năm sau, các nghề mới lấn át, được trai gái mơ đến là nghề bác sĩ, dược sĩ, cứ bắt đầu sách cặp đến trường Y Khoa, một nghề cứu nhân độ thế, một tương lai mở phòng mạch tư hốt bạc là hàng chục, hàng trăm cặp mắt huyền mắt la mày liếc, một sinh viên dược là giấc mơ lớn cho cả họ hàng, một tương lai dựng biển bán thuốc hốt bạc sáng ngời, nếu không làm gì cho thuê bằng cho người khác mở phòng thuốc tây cũng đủ hay dư tiền sài. Tôi cũng mơ đến những nghề này, nhưng loại bỏ ngay, vì tôi không thể bỏ công việc đầy thích thú nhiều tiền tôi đang làm để chạy theo l cái bóng đêm dài dằng dặc. Rồi cứ thế tôi tiếp tục đi làm, học thêm l ngành dễ nhất có nghĩa là không bắt buộc tôi phải bỏ công ăn việc làm, theo bạn bè vào trường Luật để rồi ra Luật Sư.
Khi chiến cuộc leo thang, thì giới quân nhân lên gía, được trọng vọng vì họ phải tham chiến, phải hy sinh, nên có quyền lực và không còn bị lãng quên như những năm hoà bình. Cộng với việc quân Mỹ đổ bộ vào Miền Nam, mọi ngành nghề, thương mại gia tăng, tội phạm cũng tăng tốc theo, ngành luật trở thành quan trọng trong việc duy trì luật pháp. Các ngành, nghề nghiệp như luật sư, thẩm phán, lục sự, thừa phát lại& đều trở thành nhu cầu cần thiết, cấp bách.
Tôi ra trường đúng vào thời gian mà ngành này ở cao điểm cuả nhu cầu. Khi tôi đến gặp Ls NVC để xin tập sự, Ls C nhìn tôi từ đầu đến chân, bảo chắc anh chọn sai nghề rồi. Đang có việc làm tốt như anh thì không nên bỏ, tôi đã vào nghề này gần 20 năm, anh thấy đấy chỉ có tiếng, chỉ đủ sống khiêm tốn mà thôi. Tôi vẫn giữ ý định đi tập sự. Tôi bước chân vào nghề luật như đường mây rộng thênh thang cử bộ. Tôi coi như thành công trong nghề và tiếp tục làm luật sư hay làm những công việc liên hệ xa gần tớí luật cho đến ngày nghỉ hưu.
Tướng số
Một câu chuyện tướng số đến với tôi. Vào dịp đi dự đám cưới con trai bạn Tú, chủ nhà dành l phòng cho tôi chung với cựu Đt Đ. Khi nói chuyện về tướng số, Đt Đ kể chuyện vào khoảng 1971, ông đảm nhận chức vụ Giám Đốc An Ninh Quân Đôi, ông nghe nói có một Trung Úy& tôi quên tên, rất gỉỏi khoa tướng số, xem tướng và đoán như thần, ông không mấy tin bói toán, tướng mệnh nhưng sau mấy người ban nói tới vị Trung Úy này hoài. Ông cho mời đến hỏi một vài câu, Đt Đ kể cho tôi nghe hai câu hỏi: thứ nhất ông có gặp trở ngại gì hay nguy hiểm nào trong khi thi hành chức vụ này không? Lúc đó là thời gian ĐT Đỗ Cao Trí vừa chết vì bị rớt trực thăng, câu hỏi hai: về gia đạo có bình yên không? Thời gian đó, tình hình trong Đô Thành có vẻ yên tĩnh nhưng sóng ngầm như đặt bom, bắt cóc, ám sát ... vẫn còn nhiều. Vị Trung Úy, cầm tay ông như cách xem mạch, và nhìn vào mặt ông trả lời: Về công việc mọi sự hanh thông, nhưng về gia đạo, thì năm tớí Đt hoặc người thân của Đt sẽ gặp một tai nạn lớn. Vị Trung Úy còn cho biết tai nạn sẽ xẩy ra vào tháng tư năm sau. Khi hỏi có cách nào ngăn ngừa hay tránh khỏi tai họa này không? Sau khi suy nghĩ tính toán một hồi, Trung Úy nói: Đt có thể đến chùa xin lễ và phải đến chùa cúng lễ liền 15 ngày. Câu chuyện qua đi, một phần ông không mấy tin tưởng vào những lơì đoán số, một phần vì quá bận rộn với trăm ngàn công tác, rồi Tết tây, Tết ta, đến rồi qua. Tháng tư đã tới, Đt Đ sực nhớ tới lời ông TU, ông vội đến chùa Giác Nghiêm xin l lễ l5 ngày. Chiều nào ông cũng dành Ệ giờ đến chùa cùng gia đình lễ Phật. Sau chừng 10 ngày, lúc ông đang ở chùa, sắp muốn bỏ cuộc, thì một Quân Cảnh chạy vào báo tin xe của Đt bị đụng, nhiều người chết và bị thương nặng. Ông vội chạy đến hiện trường, thì thấy chiếc xe díp cuả ông bị đụng nát bấy, trên xe lúc đó chở mấy người con và mấy đứa cháu, tài xế, tất cả đêù bị thương nặng, máu me tràn đường, mọi người được chở vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến của Hoa kỳ chưã tri. Sau tất cả đều khỏi, lành bệnh. Dù cho tướng số, tử vi đã có từ lâu đời, nhưng tính chuẩn xác của nó vẫn chưa chứng minh, thử nghiệm một cách khoa học được, vẫn còn mang tính huyền bí, suy đoán qua kinh nghiệm cá biệt mà thôi. 
Con người có số mệnh hay không? Có bao nhiêu người đã xem được đúng số, hay chỉ bói ra ma, quét nhà ra rác.
Lời nói của Tân trở lại với tôi, tôi có số học luật và nghề chính của tôi là nghề luật. Dù tôi không định đến với luật nhưng luật vẫn đến với tôi. Số mệnh, phải thế chăng? Những câu thơ đầy hào khí, hùng hồn muốn làm cho nước giầu dân mạnh của cụ Nguyễn Công Trứ, một con người nhiều phen chìm nổi vẫn có thể vươn lên, có thể thay đổi hoàn cảnh hay nói khác đi có thể thay đổi số mệnh như: 
 Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
 Nợ tang bồng vay trả, trả vay
 Chí làm trai nam, bắc đông tây
 Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
 Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
 Lưu thủ đan thanh chiếu hãn tâm...
 Chí làm trai sẻ núi lấp sông
 Làm nên tiếng phi thường đâu đấy tỏ...
Cụ Nguyễn Công Trứ, một bậc tài danh, làm quan văn, có biệt tài về thơ văn, nhưng có tài thao lược, cầm quân đi đánh giặc nhiều phen, nhiều lần bị cách chức, một lần bị cách tuột, mà vẫn còn uy lực để làm lại, để vươn lên, vượt qua nhiều thử thách. Có phải cụ đã làm nên số mệnh của cụ hay cụ đã thay đổi được số phận?
Nếu quả có số mệnh thì chẳng ai tránh khỏi số, xoay trở, vùng vẫy chán rồi cũng lại nằm trong số phận. Con người còn có lý trí, trí tuệ, nên đã vươn lên, và vượt qua được tham sân si. Trên hình nhi thượng học như Vũ Trụ Quan, con người có thể phải theo số mệnh, chưa giải lý được hết, nhưng ở hình nhi hạ học Nhân sinh quan, con người đến nay có thể thay đổi được lối sống, sinh tồn nhờ trí tuệ hướng dẫn.
ĐỖ PHÚ
(Virginia)
Chú thích:
(1) Aristote 384-322 TTL, một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp khi bàn về số mệnh đã viết mỗi người có một số mệnh và không ai có thể thoát nó được, nhưng ông lại chủ trưong rằng con ngưòi có tự do trong ý tưởng, trí tuệ, suy tư để tìm cho mình một con đường đi. Cá nhân, gia đình hay xã hội phải cần có trí tuệ khai sáng và hướng dẫn hay nói khác đi con người muốn vươn lên, hoàn mỹ hơn cần phải có triết gia hay triết lý.