Social Icons

Pages

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

ĐĂNG KÝ THAM GIA TẬP LUYỆN TẠI CÁC CLB VOVINAM HÀ NAM


   Nhằm tạo điều kiện cho các bạn thanh niên, học sinh và sinh viên trong tỉnh có nhu cầu tham gia tập luyện võ thuật, thể dục thể thao  rèn luyện sức khoẻ. Câu lạc bộ võ thuật Vovinam nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam liên tục mở lớp tuyển sinh võ sinh học Vovinam.

HLV và các võ sinh clb nhà thiếu nhi tỉnh  tại đền thờ nữ tướng Lê Chân

1. Đối tượng chiêu sinh: 

- Cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên, thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh.

2. Địa điểm tập luyện:

- Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam

3. Thời gian: 

- Từ 18h00 đến 19h30 thứ 2, 4, 6 hàng tuần..

4. Các kỹ năng luyện tập:

- Các thế võ,vật căn bản đến nâng cao.

- Quyền thuật, đối kháng, tự vệ...

- Dưỡng sinh, điều hoà khí cơ thể........

5. Đăng ký tại đây:

- Liên hệ: HLV Duy Vũ
-  Hotline: 0967680669

- Hoặc điền thông tin vào Form dưới đây.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Người thầy không cầm phấn


 

TTO - Thầy! Người chưa từng cầm phấn đứng trên bục giảng. Thầy! Người chưa một lần ngồi bên ô cửa sổ lật từng trang giáo án. Thầy! Người chưa bao giờ tham dự lễ mittinh chào mừng ngày nhà giáo với cương vị một nhà giáo thật sự. Bởi lẽ thầy không phải là người thầy trên những giảng đường mà là người thầy nơi võ đường.

 

Ngày hôm nay, tôi muốn viết về người thầy ấy, người thầy đã dạy tôi suốt hai năm qua. Đặt hai năm ấy bên con số 20 năm nghiệp võ của thầy thì thật chông chênh quá. Nhưng điều quan trọng là khoảng thời gian ấy thầy đã cho tôi cảm nhận được nhiệt huyết và tình yêu đối với võ thuật cũng như đối với những học sinh của mình.
Thầy tôi bảo người ta đến với võ là một cái duyên, và khi người ta đi có lẽ cũng là một sự trả duyên. Chẳng mấy ai sống được cả đời với võ; bởi vì người ta thường không chịu đựng được sự vất vả, chẳng mấy ai vượt qua được sự mệt nhoài của thân xác, cũng chẳng mấy ai đủ kiên trì và lòng quyết tâm để theo đuổi nó. Và vì một điều quan trọng nữa: “Võ không phải là một nghề!”. Có lẽ nào chính vì “không phải là nghề” như thầy vẫn nói mà ngày nhà giáo người ta chỉ nhắc tới những con người nơi bục giảng mà không bao giờ nhắc tới những người thầy vẫn đứng nơi võ đường.
Nhưng dù có là gì thì với thầy, điều quan trọng là được tập luyện và sống với võ. Cái ngày mà nơi sân trường người ta tôn vinh những người trong ngành giáo dục thì thầy vẫn miệt mài với tấn pháp, nhãn pháp, quyền cước…, vẫn tận tình chỉnh sửa cho học trò từng động tác, từng kỹ thuật; vẫn ân cần lặng lẽ nén chịu sự mệt mỏi, quên đi cái cảm giác rã rời nơi đôi bàn chân, quên đi sự đau đớn muốn rơi rụng ra nơi những khớp tay, thầy vẫn yêu thương và tận tình dạy bảo cho chúng tôi, dùng hết tâm huyết truyền đạt tất cả những gì mình có. Một lời chúc chân thành từ người học trò của mình nhân ngày nhà giáo đã là niềm hạnh phúc lớn lao. Đâu cần người ta biết đến nhiều thầy nhỉ, thầy chỉ cần những người mà mình từng dạy bảo, chăm lo trong cái ngày ấy nhớ tới mình thôi cũng đã là quá đủ, phải không thầy? Cái hư danh, cái chữ “tôn vinh” ấy đâu sánh bằng tình thầy trò chân thành, thiêng liêng cao quý.
Nhắc đến tình thầy trò em lại thấy mình có lỗi thật nhiều thầy ạ. Ngày xưa, khi còn học tập bên cạnh thầy, cuối mỗi buổi tập thầy vẫn hỏi các em có mệt không, vẫn dặn dò mọi người ra về cẩn thận, vẫn nhắc nhở mặc áo ấm vào trước khi rời khỏi lớp mỗi khi trời gió, vẫn tới động viên khi em mỗi khi mệt mỏi, muốn nghỉ học. Vậy mà suốt hai năm qua, từ chính trái tim của một học trò chưa một lần em hỏi thầy được một câu ngắn ngủi: “Thầy có mệt không?”.
Lắm lúc thấy trời mưa nên nghỉ học không tới lớp, để thầy một mình trầm ngâm nơi võ đường vắng lặng.
Lắm lúc vô tâm quên lời thầy dặn, về nhà không tập luyện, tới lớp lại lười biếng, nghịch ngợm khiến thầy buồn.
Vẫn vô tình quên nhắn tin chúc mừng thầy nhân ngày nhà giáo từ sáng sớm, mãi tới khi ngày thiêng liêng ấy sắp qua đi mới nhớ để mua vội một nhành hoa để tặng thầy. Nhìn nụ cười và niềm hạnh phúc đang đầy trên khuôn mặt thầy, lúc ấy mà em thấy lòng mình thắt lại. Mình thật vô tâm quá!
Em có lỗi thật nhiều phải không thầy? Tôi nhớ một lần trời mưa rất lớn, mà những cơn mưa, những đợt nắng nơi xứ sở miền Trung quê tôi lúc nào cũng khắc nghiệt và dai dẳng. Tôi nhìn ra ngoài trời, nhìn những giọt mưa đang xối xả ngoài hiên, từng đợt gió ầm ào thốc mạnh. Một cơn mưa thật lớn! Tôi quay vào nhà, mặc áo mưa. Bà tôi cản tôi:
- Lại đi tập hả? Mưa rồi đấy! Nghỉ đi con!
- Hôm nay lớp vẫn học bà ạ - Tôi nói rồi đạp xe tới lớp.
Thầy đã tới, nhưng… chỉ một mình thầy. Tôi bước vào, chào thầy và hai thầy trò cùng nhìn ra ngoài cửa sổ. Mưa vẫn chưa dứt, vẫn xối xả…!
- Em vẫn tới à?
- Dạ. Mọi người chưa tới hả thầy?
- Mấy đứa này thấy trời mưa chắc lại nghỉ rồi. Chắc tối nay sẽ không ai tới nữa đâu! - gương mặt thầy thoáng buồn.
Năm phút, mười phút… đã quá giờ vào học, vậy mà cũng chỉ tôi, thầy và một chị nữa tới. Mọi người đã bị cơn mưa kia giữ chân.
Buổi tập hôm sau, trời nắng nhẹ. Lớp học đông đủ hơn. Những con gió đầu hạ tuy chưa mang theo cái hơi nồm nóng bức nhưng cũng đủ khiến người ta cảm thấy có một cảm giác oi nồng. Mọi người vẫn thản nhiên cười đùa…
- Những ai buổi trước nghỉ tập đứng dậy cho thầy xem.
- …
- Tại sao các em lại nghỉ tập? - giọng thầy vẫn đều đều.
- …
Các em tới đây không phải chỉ để luyện tập thể lực bản thân, mà hãy nhớ, tới đây, khi đã mang trên mình bộ võ phục thì phải thể hiện đúng tư cách một võ sinh. Mai này, trên đường đời, các em còn phải đối mặt với vô vàn sóng gió. Nó cũng như cơn mưa hôm trước. Các em đã trốn tránh! Nghỉ một buổi tập sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các em, nhưng trốn tránh gian nan trên đường đời lại là một sai lầm lớn. Lẽ ra các em phải biết vượt qua nó, phải đối đầu với nó! Người học võ không được ngại khó, ngại khổ, phải biết vươn lên.
Mọi người nhìn nhau không nói…
Ngày xưa tới với phòng tập này, em không tin lắm về cái duyên mà thầy nói, bởi vì em chỉ nghĩ một điều rằng “mình chỉ tới đây để luyện tập thôi mà!”. Nhưng không biết từ bao giờ cái ý nghĩ ấy đã hoàn toàn biến mất, bởi vì cái thầy dạy cho tôi không chỉ là những bài tập thông thường mà là những bài tập về ý chí và bản lĩnh của một người võ sinh, bài tập về lương tâm, đạo đức và cách sống!
Ngày võ đường chuyển đi nơi khác, phải rời khỏi nơi đã gắn bó suốt 20 năm qua, thầy nuối tiếc… Những kỷ niệm, những niềm vui, những nỗi buồn gắn liền với căn phòng ấy… sắp phải chia xa. Ngày ấy, em cũng không còn tiếp tục theo học nữa, em phải tập trung vào việc học văn hóa của bản thân. Thầy buồn…
Thầy ơi, có thể ngày hôm nay em không còn được tiếp tục bên cạnh thầy nữa, không còn được thầy hướng dẫn những động tác, những kỹ thuật. Những bài tập ấy có thể ngày mai, ngày kia… khi không còn rèn luyện thường xuyên sẽ mai một nhưng những lời thầy dặn em sẽ không bao giờ quên. Người thầy đâu cứ phải đứng trên giảng đường, phấn, bảng và giáo án, thầy nhỉ!

NGUYỄN THỊ MAI LINH (Nguồn www.netbuttrian.vn)

(Cám ơn tuổi trẻ Online, đã đăng bài viết này, tôi cũng là một Huấn luyên viên võ thuật môn phái Vovinam nhân ngày 20/11/2015 tôi được học trò Vovinam quê ở Nghệ An chia sẻ bài viết này, kèm với chú thích "Thầy tôi cũng như thế - Em cám ơn thầy". Một bài viết thật hay và ý nghĩa và là động lực với những người thầy huấn luyện võ thuật như tôi tiếp tục đào tạo các môn sinh thấm nhuần tinh thần thượng võ, đem tài trí và sức khoẻ của mình cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương, đất nước).

HLV Trần Thanh Sơn (Trưởng bộ môn Vovinam - Việt Võ Đạo tỉnh Hà Nam)

Hội thi võ thuật tỉnh Hà Nam năm 2015 (Nội dung Bộ môn Vovinam đăng cai tổ chức chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020).


Đồng chí Trương Minh Côn - Phó giám đốc Công an tỉnh
trao Huy chương và giải thưởng cho các vận động viên đạt thành tích tại hội thi
      Tham gia Hội thi có gần 200 vận động viên thuộc 4 bộ môn và 10 câu lạc bộ đến từ các huyện thành phố trong tỉnh. Các vận động viên sẽ tranh tài 08 bộ huy chương với 3 nội dung biểu diễn và 6 hạng cân đối kháng (trong đó, 3 hạng cân nam và 2 hạng cân nữ).
 
Đồng chí Trần Thanh Sơn - Phó trưởng ban tổ chức Hội thi - Trưởng bộ môn Vovinam tỉnh Hà Nam
trao Huy chương và giải thưởng cho các vận động viên đạt thành tích tại hội thi
     Đây là một nội dung thi đấu chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và là hoạt động mang tính cổ động trực quan, nêu cao lòng tự tôn Dân tộc, phát huy truyền thống thượng võ và động viên phong trào võ thuật trên địa bàn toàn tỉnh. 

      
      
     




      Thời gian tổ chức hội thi diễn ra vào trung tuần tháng 11 sau thời gian các võ sinh đã kết thúc kỳ nghỉ hè và bước vào năm học mới, tuy gặp nhiều khó khăn về số lượng võ sinh tham gia, nhưng với sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Thường trực Liên đoàn võ thuật, Ban chấp hành bộ môn Vovinam, và sự đoàn kết, nhất trí cao của các bộ môn, tổ chức trực thuộc Liên đoàn, cùng với sự hăng say rèn đức, luyện tài, tham gia của các võ sinh đã góp phần lớn vào sự thành công chung của giải và được UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đánh giá cao.




         Các vận động viên đến từ các câu lạc bộ trong tỉnh đã cống hiến cho khán giả những trận đấu căng thẳng, kịch tính và những màn biểu diễn võ thuật hết sức hấp dẫn. Ở nội dung thi biểu diễn và thi đấu đối kháng Ban tổ chức đã trao huy chương cho các cá nhân có thành tích thi đấu xuất sắc. 
         



Kết quả chung cuộc:

- Giải Nhất toàn đoàn thuộc về CLB Karatedo Nhà thiếu nhi tỉnh;
- Giải Nhì toàn đoàn thuộc về CLB Vovinam Nhà thiếu nhi tỉnh;
- Giải Ba toàn đoàn thuộc về CLB Vovinam xã Tân Sơn huyện Kim Bảng;

Nguồn Vovinam - Hà Nam

Hội thi Võ thuật tỉnh Hà Nam năm 2015

Đại diện Sở VH&TTDL trao tài trợ cho Hội thi
Sáng 15/11, tại Nhà thiếu thi tỉnh Hà Nam Liên đoàn võ thuật tỉnh tổ chức lễ khai mạc Hội thi Võ thuật tỉnh Hà Nam ( lần thứ VII) năm 2015 chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, hướng tới Đại hội đại biểu Liên đoàn Võ thuật tỉnh năm 2016. Đến dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch cùng 200 võ sinh đến từ 10 CLB võ thuật của các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.


Tham gia hội thi, các CLB tranh tài ở 4 bộ môn: Võ cổ truyển, Vovinam, Karatedo và Taekwondo với các nội dung: Quyền đồng đội, Đa luyện, đơn luyện. Trong đó, có 3 hạng cân dành cho nam và 2 hạng cân dành cho nữ. Ngoài ra, để làm phong phú thêm các tiết mục và chương trình, hội thi còn có các màn biểu diễn công phu của các võ sư đến từ Hội võ Thiên Môn Đạo, TP Hà Nội; Võ đường Đăng Sơn tỉnh Quảng Trị...





Phần thi đấu của các võ sinh
Đây là hoạt động thường xuyên của Liên đoàn võ thuật tỉnh Hà Nam nhằm đánh giá về chất lượng, quy mô, hệ thống của phong trào võ thuật trong toàn tỉnh. Động viên, khuyến khích các võ sinh hăng say tập luyện, thúc đẩy phong trào võ thuật của tỉnh nhà. Đồng thời, khẳng định vai trò của việc tập luyện võ thuật trong việc nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân cách cho các võ sinh; góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết, tinh thần thượng võ và nâng cao lòng tự hào dân tộc Việt Nam cũng như phát huy hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về "Xã hội hóa TDTT" và chỉ đạo về "Bảo tồn, phát huy các môn thể thao truyền thống của dân tộc".


Tiết mục múa lân và biểu diễn công phu tham gia giao lưu tại hội thi

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia

Thu Thảo


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Ngày hội vovinam hà nam giao lưu các môn phái cổ truyền việt nam

Ngày hội Vovinam Hà Nam giao lưu các môn phái cổ truyền Việt Nam tại Nhà Thiếu Nhi tỉnh Hà Nam



 Các môn sinh võ cổ truyền chụp ảnh cùng các đồng chí Lãnh đạo Liên đoàn võ thuật tỉnh Hà Nam



Chủ tịch Hội cổ truyền tỉnh Quảng trị và Chủ tịch hội võ Thiên môn đạo Hà Nội tại Hội thi võ thuật tỉnh Hà Nam năm 2015 

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

'Thần y' người Giáy và bài thuốc gút chấn động miền Bắc

Ông lang Lục Xuân Út 

Theo ông lang Út, trong nhà lúc nào cũng có 30-40 tấn thảo dược, là nguyên liệu chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân gút (gout).

Ông lang bí ẩn


Trong nhiều lần trò chuyện với một lãnh đạo của một tập đoàn sản xuất dược phẩm lớn ở Hà Nội, anh này hay nhắc đến một vị lương y người Giáy, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Tập đoàn dược phẩm này đã sản xuất nhiều bài thuốc mà lương y của một dân tộc nhỏ bé, ít người của Việt Nam, chuyển giao cho, đặc biệt quý là những bài thuốc giải độc, làm đẹp. 
Tuy nhiên, vị lãnh đạo tập đoàn này rất tiếc nuối, khi đã nhiều lần, trong nhiều năm qua, lên tận vùng núi xa xôi, tìm đủ mọi cách, kể cả việc chi số tiền lớn, song vị lương y người Giáy kia vẫn nhất quyết không tiết lộ bài thuốc chữa gút cực kỳ hiệu quả. Theo anh, người Trung Quốc có ý thức rất cao trong việc bảo tồn bài thuốc gia truyền, nên không dễ gì họ tiết lộ, dù có dùng đến rất nhiều tiền. Anh bạn lãnh đạo tập đoàn nọ cũng giấu tịt địa chỉ, tên tuổi vị lương y kia với tôi.
Căn bệnh gút thực sự là nỗi “nhức nhối” trong xã hội hiện đại. Chúng ta ăn nhiều chất, ít vận động, lại sử dụng rượu bia nhiều, nên đại họa gút không chừa một ai. Gút gây đau nhức khủng khiếp. Một bài thuốc gút có giá trị, sẽ khiến cả xã hội quan tâm.Chính vì thế, trong mỗi chuyến đi đến vùng người Giáy, Lai Châu, sang Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, nơi có cộng đồng người Giáy đông đúc, tôi thường dò hỏi về một ông lang chữa gút tài ba. Thế nhưng, bao năm qua, ông lang chữa gút có gốc gác của người Giáy ấy vẫn bặt tăm.
Một lần, uống rượu cùng một vị lãnh đạo ở Lào Cai, tôi ngạc nhiên khi mấy năm trời kiêng rượu, giờ anh lại ăn uống thoải mái như vậy. Số là, anh này bị gút nặng, đến nỗi phải chống gậy đi làm, trông chả khác gì thương binh. Bệnh gút khiến những ngón chân của anh sưng húp, các khớp nóng bỏng, đau nhức đến nỗi anh chỉ muốn cắt béng cái chân ném đi. Bao năm rượu không dám uống, nhìn đồ ngon mà chẳng dám đụng đũa. Ấy thế nhưng, giờ đây, anh đã trở lại bình thường, căn bệnh gút tan biến đâu mất. 
Chuyện quả khó tin, nhưng đúng là sự thật hiện hữu. Cũng có thể là hợp thầy hợp thuốc, hoặc cơ duyên nào đó. Gút thực sự là căn bệnh khó chữa, đặc biệt, các chuyên gia hàng đầu thế giới cũng không dám khẳng định có thể giải quyết triệt để căn bệnh này. Hỏi lấy thuốc ở đâu, anh đưa tôi về nhà, lôi ra mấy bịch thuốc. Thuốc được băm chặt thô, đóng trong những túi nilon. Điều đặc biệt là chẳng có tên, địa chỉ, số điện thoại của ông lang. Hóa ra, một quan chức ở Tuyên Quang, chỗ quen biết, sau khi dùng thuốc gút của lang y nọ có hiệu nghiệm, đã mua thuốc rồi gửi sang Lào Cai cho anh. Bản thân anh bạn tôi cũng không biết ông lang tên gì. Nhưng có một thông tin khiến tôi quan tâm, đó là một ông lang người Giáy.
Người Giáy có mặt nhiều nhất ở Lào Cai, rồi đến Lai Châu, tiếp đó là Hà Giang. Tuyên Quang có rất ít người Giáy, nên ông lang nổi tiếng chữa gút, thuộc tộc người Giáy, lại định cư ở Tuyên Quang, nên cũng hơi lạ. Đến Tuyên Quang, thì tôi thực sự tin ông lang người Giáy có biệt tài chữa gút đang ở tỉnh này. Hầu như lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đều biết đến ông lang người Giáy, mà họ gọi ngắn gọn là lang Út. 
Một thầy lang bảo với tôi rằng, muốn tìm hiểu về bệnh gút, hoặc tìm các phương pháp chữa gút, cứ hỏi mấy ông quan chức, bởi quan chức rất hay bị gút. Và, tôi đã xác nhận được ông lang chữa gút nổi tiếng người Giáy, ở xóm Vinh Quang (xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang). 

Kho thảo dược khổng lồ


Vừa rời khỏi trung tâm thành phố Tuyên Quang, hỏi đường về xã Thái Bình, người dân ven phố đã hỏi lại: “Tìm nhà lang Út chữa gút hả. Cứ đi 8km nữa rồi hỏi, ai cũng biết”. Tiếng tăm lang Út ở miền gái đẹp này quả thực nổi như cồn. Có lẽ, quá nhiều người hỏi đường tìm đến cái địa danh ấy và phần lớn là đi lấy thuốc.

Vòng vèo trong làng, nhấp nhô lên dốc mấy lần qua những mỏm đồi thấp, thì tìm thấy nhà ông lang Út. Biển chỉ đường với cái mũi tên cắm ở những ngã rẽ hoang vắng. Căn nhà sàn của lang Út nằm trên mỏm một quả đồi, phóng tầm mắt nhìn thấy sông Lô. Sân bê tông dưới chân nhà sàn xếp sin sítô tô, đủ các loại biển xanh, đỏ, trắng, mãi Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình… Có cả xe bán tải, chất những bọc thuốc đầy thùng xe. Mấy anh tài xế bảo: “Mỗi chuyến lên đây phải chở về cả tạ thuốc, phân phối cho các quan sếp uống để trị gút”. Gõ tên ông lang Lục Xuân Út người Giáy trên google, tuyệt nhiên chẳng có kết quả nào. Danh tiếng ông lang người Giáy rất “âm thầm” mà vang xa khủng khiếp như vậy, thì cũng phải phần nào công nhận bài thuốc của ông lang này hiệu nghiệm. 

Ông lang Út và kho thảo dược khổng lồ 
Bước chân lên nhà sàn, tôi càng choáng ngợp, khi cả một gian phòng rất rộng, có tới cả trăm tải thuốc, chất ngất. Thấy tôi kêu thuốc gì mà chất như núi thế này, ông lang Út bảo còn nhiều ở chỗ khác nữa. Rồi ông tiếp tục mở kho thuốc ở phòng bào chế dưới tầng hầm ngôi nhà sàn khổng lồ cho tôi xem. Theo ông lang Út này, thì trong nhà ông lúc nào cũng có khoảng 30-40 tấn thảo dược thành phẩm, là lượng nguyên liệu chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân. Giời ạ! Đến bệnh viện đông y của một tỉnh cũng không tiêu thụ lượng thảo dược lớn khủng khiếp như thế này. 
Ông lang Út bảo: “Cậu nhìn xem, xe to xe con từng đoàn kéo nhau lên chở thuốc thế này, thì mấy tấn kia được mấy ngày thì hết. Mới có 3 tháng mà mình đã tiêu thụ hết 20 tấn rồi. Mỗi huyện có một ông quan chức bị gút biết đến mình và uống thuốc của mình khỏi, thì lập tức quan chức cả huyện ấy tìm lên. Để tiết kiệm thời gian, công sức, các ông ấy phân công một người lên lấy cho tổng thể”.
Tôi vào nhà, nói chuyện với ông lang Út một hồi. Ông cởi mở, trả lời mọi câu hỏi, mà không biết người đối diện là ai. Có lẽ, bản chất người vùng cao, lại xuất thân từ một dân tộc ít người, nên ông Út vẫn giữ được tính nết mộc mạc, dễ gần, cởi mở. Một lúc sau, mới chột dạ hỏi ngược lại tôi: “Cậu đến chữa bệnh hay làm gì mà nãy giờ hỏi mình suốt thế?”. Biết tôi là nhà báo, ông vui vẻ tiếp, nhưng có một đề nghị: Xin đừng đăng báo! Bởi vì, ông sợ, hàng ngàn người kéo nhau lên, ông chẳng còn thời gian… đi chơi. Tuy nhiên, khi tôi thuyết phục rằng, cần thiết để nhiều người biết, cứu mạng nhiều người, là điều nên làm, thì ông đồng ý tiếp chuyện.

Chưa vào câu chuyện chính, tôi trò chuyện với ông lang Út bằng mấy câu hỏi râu ria:

- Thưa anh, anh là ông lang, mà bốc thuốc nhiều như thế này, chắc phải giàu sụ nhỉ?


Cậu nhìn xem mình có giàu quá không? Mình không nghèo, nhưng không giàu. Mình chẳng có nhà cửa ở phố. Chỉ có mấy gian nhà trên quả đồi này thôi. Đồi này bố mẹ vợ chia cho. À, mìnhcó một thứ giá trị nhất, là cái ô tô, mua năm kia, gần 1 tỷ đồng.

- Ông lang tự lái xe đi khám bệnh à?


Mình thuê ông lái xe về hưu trong xóm, chở mình đi khám bệnh ở khắp nơi. Nhiều ông quan to bận quá, họ còn lo việc lớn cho đất nước, không xắp xếp lên đây được, thì mình cũng phải chạy đi giúp họ. Nhiều cụ già nằm liệt, lên đây khổ thân, mình cũng phải đi giúp tận tình.

- Khám bệnh cho quan chức thì phải giàu chứ?


Mình không thích tiền lắm đâu. Chỉ cần đủ tiêu thôi. Dùng thuốc của mình chỉ tốn bằng người thành thị ăn sáng, mỗi ngày vài chục ngàn. Mình chỉ lãi tí ti thôi, còn phần lớn là trả cho người đi thu hái. Để thu hái được một thang thuốc, người dân phải vào rừng thu hái rồi gùi về 20kg dược liệu. Một nhóm đi rừng cả ngày có khi mới thu hái được một thang. Chữa bệnh mà chặt chém thì thất đức lắm. Các cụ nhà mình xưa kia toàn tự vào rừng hái thuốc, bốc thuốc miễn phí, nhưng mình thu phí đã là khôn hơn các cụ rồi. Người khá giả thì mình lấy đúng giá, còn người nghèo mình cho không. 

- Anh cung cấp mấy bài thuốc và nguyên liệu cho tập đoàn X. phải không?


Ừ, đúng. Nhưng mình không cung cấp cho họ thuốc chữa gút. Dòng họ chỉ truyền bài thuốc gút cho mình. Mình được tổ tiên chọn, phải thề độc trước bàn thờ. Những cây thuốc này đều là bí truyền của dòng họ, không được tiết lộ. Nếu tiết lộ, tổ tiên sẽ trừng phạt.

Vậy là tôi đã tìm đúng ông lang chữa gút người Giáy, vị lang y khiến một lãnh đạo tập đoàn sản xuất dược phẩm phải nể phục, đeo đuổi nhiều năm hòng mua bài thuốc mà không được.

Thầy lang của vua Mèo


Ông lang Lục Xuân Út sinh năm 1964, là người Giáy chính cống. Tổ tiên sống ở vùng biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Hiện tại, nhà thờ tổ nằm ở huyện Phú Linh (Vân Nam), bên kia Trung Quốc, cách biên giới có 6km, từ phía Phó Bảng (Đồng Văn) đi lên. Các cụ kể lại, ngày trước, cộng đồng người Giáy sinh cư ở vùng biên giới, còn chưa phân biệt được lãnh thổ một cách rõ ràng. Vì thế, giờ đây, dòng họ của thầy lang Lục Văn Út sinh cư ở cả hai bên biên giới, vẫn đi về thường ngày.

Dòng họ Lục của ông lang Lục Xuân Út có nghề thuốc gia truyền từ xa xưa. Các cụ kể lại, thì họ Lục có nhiều bài thuốc quý. Mỗi ông lang có uy tín trong gia đình sở hữu một bài thuốc đặc trị, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Trong số những bài thuốc đó, nổi bật là các bài giải độc, trị các bệnh về gan, tiêu u và gút. 

Ông lang Út cho biết: “Ngày xưa, bệnh gút chưa phổ biến, nên mặc dù dòng họ của mình có bài thuốc trị gút tốt, song ít được dùng đến. Chủ yếu quan lang mắc gút, chứ nhân dân ít bị căn bệnh này. Chữa bệnh gút giỏi, nên tổ tiên mình giao du với tầng lớp quan lại nhiều. Ông nội, rồi đến bố mình không chỉ là thầy lang chữa gút giỏi, mà còn là thầy thuốc riêng của Vua Mèo ở Đồng Văn”.

Kho chứa thuốc đã đóng gói 
Ông nội của ông lang Lục Xuân Út lấy vợ, rồi di cư sang Đồng Văn sinh sống. Giỏi các bài thuốc quý, nên thường xuyên điều trị cho vua Mèo. Ông nội truyền nghề thuốc cho con trai Lục A Hủi, là bố đẻ của Lục Xuân Út. Cụ Hủi sinh năm 1917, vừa là thầy lang, chăm sóc sức khỏe cho vua Mèo Vương Chí Sình, vừa là thợ chăm sóc ngựa cho vua Mèo. Ông Hủi tài hoa, giỏi thuốc, lấy hai vợ và sinh được tới 10 người con. Vợ cả của ông Hủi là người Trung Quốc, có với nhau 3 người con. Vợ hai là người gốc Nghĩa Hưng (Nam Định), theo bố di cư lên Đồng Văn. Bà hai sinh cho ông 7 người con. Thầy lang Lục Xuân Út là con út của bà hai.

Ông Lục A Hủi được bác Hồ giác ngộ, trở thành Việt Minh, tham gia tiễu phỉ. Ông cũng có công động viên, thuyết phục Vương Chí Sình theo cách mạng. Khi Đồng Văn Giải phóng, ông Lục A Hủi được giữ chức Chủ tịch huyện Đồng Văn. Tuy nhiên, do không biết chữ, ngay sau đó bị xuống chức phó chủ tịch. 

Ông Lục A Hủi nắm tất cả các bài thuốc quý của dòng họ. Ngày đó, ông bốc thuốc cho nhà Vương và nhân dân trong vùng Đồng Văn, cả người Trung Quốc. Ông Hủi truyền cho con cả bài thuốc đặc trị các bệnh về gan, thận. Anh thứ 7 của ông Út học được bài thuốc khớp và dạ dày. Anh cả làm chủ tịch xã Đồng Văn. Anh thứ 7 này sống ở huyện Na Hang. Cả hai ông đều giỏi bốc thuốc, nhưng không hành nghề, mà chỉ vào rừng nhổ cây thuốc cứu người miễn phí. Bệnh nhân là những người quen biết, xóm làng. 

Truyền nhân bài thuốc gút




Ông Nguyễn Quang Lượng (Phó chủ tịch huyện Tân Yên, Bắc Giang): Tôi bị bệnh gút hành hạ suốt 8 năm trời, rất khổ sở. Cứ mỗi năm bị mấy trận đau đớn không đi nổi. Các ngón chân, tay sưng phù lên, đau như có con gì gặm trong khớp. Tôi đã dùng đủ các loại thuốc uống, thuốc tiêm, nhưng hiệu quả không cao, cứ hết thuốc lại đau. Thấy anh em trong huyện bảo uống thuốc của ông lang Út người Giáy ở Tuyên Quang khỏi, lúc đầu tôi cũng không tin lắm đâu, nhưng cứ dùng thử xem thế nào. Không ngờ, uống xong, thấy người dịu hẳn, hết đau đớn. Các khớp cũng hết nóng đỏ, xẹp đi. Tôi uống từ đầu năm nay, và đến giờ chưa thấy bệnh tái phát, lại ăn uống, tiếp khách khá thoải mái, không phải kiêng kỵ gì cả. Tháng nào tôi cũng xuống Hà Nội xét nghiệm thì các chỉ số đều bình thường, không thấy dấu hiệu bệnh. Bây giờ, để phòng bệnh, cứ mỗi tuần tôi uống một hai thang. Bài thuốc của anh Út thực sự là thần dược với bệnh gút. Tôi chỉ cho hàng trăm người và mọi người đều phản hồi rất tốt.
Lục Xuân Út tuy là con út, nhưng tính nết nhanh nhẹn, lại có đam mê cây cối, nên được bố cho đi theo hái thuốc nhiều nhất. Hồi 6-7 tuổi, Út đã trèo vách đá như khỉ để lấy thuốc. Những cây thuốc ông Hủi lấy, toàn là kỳ hoa dị thảo, mọc hoang dã trên các vách núi đá dựng đứng. Hồi lên 10 tuổi, Lục Xuân Út đã biết cả trăm cây thuốc quý. Những cây thuốc ấy đều được gọi theo tiếng Giáy, nên dù sau này nghiên cứu sách vở, anh cũng không biết tên khoa học nó là gì, đã từng được nghiên cứu hay chưa. Hầu hết các cây thuốc, khi anh mang cho các thầy thuốc Việt Nam, các nhà khoa học, nhà dược học, đều không biết chúng là cây gì.
Năm 20 tuổi, Lục Xuân Út được bố, là ông A Hủi dắt sang Trung Quốc gặp các cụ trong dòng họ. Nhà thờ tổ uy nghi, toàn mộ đắp đá rất lớn. Phải có đến gần chục cụ, râu dài đến ngực. Trước nhà thờ tổ và các cụ, Lục Xuân Út thề độc không được tiết lộ bài thuốc quý và cả đời phải lấy thuốc cứu người, giữ nghề thuốc bí truyền cho thế hệ sau của dòng họ. Bài thuốc bí truyền mà Lục Xuân Út được tổ tiên truyền lại là bài thuốc chữa gút. Lục Xuân Út phải có trách nhiệm bảo tồn bài thuốc, phát huy mạnh hơn nữa tác dụng của nó.
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Mình thề thế cho đúng thủ tục, lễ nghi, chứ ông cụ A Hủi đã chỉ cho mình bài thuốc gút lâu lắm rồi. Ngoài bài thuốc gút, mình còn biết nhiều bài chữa tê liệt, u lành phần mềm, các bệnh về khớp. Bố mình biết cây gì, đều chỉ cho mình cả thôi. Ở Trung Quốc thì phải giữ nghề như thế, không được tiết lộ cho ai. Thế nhưng, dòng họ nhà mình ở Trung Quốc lại không giữ được nghề. Mấy ông cụ râu dài đều sống trăm tuổi, nhưng giờ chết hết rồi, bọn trẻ đi học đại học, làm cán bộ, không theo nghề nữa. Trong họ, có lẽ là mình chuyên sâu theo nghề nhất”.
Hồi thanh niên trai trẻ, Lục Xuân Út lang thang trong rừng suốt ngày. Anh chàng Út nhỏ thó, lùn tẹt, nhưng trèo đèo lội suối suốt ngày không mệt. Chỉ cần con dao quắm, Lục Xuân Út có thể đi liên miên cả năm trong rừng. 20 năm trước, Lục Xuân Út đi xuyên rừng từ Đồng Văn sang Mèo Vạc, vòng xuống Bắc Mê, sang Na Hang của Tuyên Quang để tìm thuốc. Lục Xuân Út phát hiện ở Na Hang và những khu rừng lân cận của Tuyên Quang có vô số cây thuốc quý chữa gút. Hầu hết những cây thuốc này đều là cây cỏ hoang dã, không được biết đến, nên chúng không bị thu hái. Có nguồn thuốc lớn, Lục Xuân Út đã có điều kiện để giúp đỡ nhiều người bệnh hơn. Tại đây, anh gặp thiếu nữ người Kinh, là Phan Thị Thu Hiền (sinh năm 1973), nên lấy làm vợ. Chàng trai người Giáy theo vợ về làng Vinh Quang (xã Thái Bình, huyện Yên Sơn) để sinh cư. 
Được bố mẹ vợ chia cho một quả đồi cao nhất làng, Lục Xuân Út bắt đầu âm thầm hành nghề. Lúc đầu, anh bốc thuốc miễn phí cho người bệnh quanh vùng. Tiếng lành đồn xa, những bài thuốc của anh, đặc biệt là thuốc chữa gút, đã lan rộng khắp cả nước. Anh trở thành ông lang dân dã, nhưng cực kỳ bí ẩn.

Những vị thuốc lạ


Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông lang Lục Xuân Út vẫn làm hoàn toàn thủ công. Mỗi lần bốc thuốc, ông lang Út mở 5 chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau. Mỗi túi thuốc nặng tới 4kg, gồm 15 gói nhỏ, uống trong 1 tháng. Cứ đóng thuốc đến đâu, là có người đến khuân đi hết.

Dây nhức xương - một nguyên liệu trong bài thuốc gút 
Tôi lại hỏi: “Nếu thái thuốc thô thế này, anh không sợ bị người khác học mất bí quyết à?”. Thầy lang Lục Văn Út cười nói: “Những cây thuốc của mình đều là thứ chỉ trong dòng họ mình biết thôi, nên có nhìn cây khô cũng không biết được đâu. Cũng vì không ai biết, mà những cây thuốc này không bị khai thác, còn nhiều trong rừng. Đấy cũng là lý do mình bán thuốc với giá rẻ, ai cũng có thể dùng được”. 
Khi tôi hỏi 5 vị trong bài thuốc chữa gút, thì ông thầy lang Lục Xuân Út chẳng giấu giếm gì. Ông Út mở từng bao nguyên liệu, bốc lên và khoe các vị gồm: Cơm lênh, bầu khai, nhức xương, dau dáu, huyết đằng… Tôi bảo: “Cây cơm lênh, bầu khai, dau dáu thì chưa nghe bao giờ, nhưng dây nhức xương và huyết đằng thì nhiều người biết rồi…”. 
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thưa nhà báo, dây nhức xương có mấy chục loại, mình chỉ dùng đúng một loại mà thôi. Huyết đằng là dây leo bổ máu, nhưng có 6 loại khác nhau. Có loại huyết đằng trị ngứa và dị ứng, có loại trị dạ dày, có loại trị về gan. Loại huyết đằng giải độc gan, điều hòa cơ thể, chính là loại bổ trợ cho các thảo dược trị gút. Loại huyết đằng này dây nhỏ, kỳ quái như con rắn, nó chỉ có ở rừng già. Mới đây, mình vào rừng hái thuốc, thấy có dây huyết đằng mọc ở lối vào rừng, vắt lên vách đá, mình hỏi ông cụ chăn trâu, thì ông cụ bảo ông đã 80 tuổi, mà hồi 9-10 tuổi đã thấy dây huyết đằng mọc ở đây, to như bắp tay rồi. Tức là, đã 70 năm qua, dây huyết đằng này không hề lớn. Tuổi của nó có lẽ phải trăm năm”. 


Một cây thuốc lạ trong bài thuốc gút 



Nói rồi, thầy lang Lục Xuân Út trèo lên đống thuốc chất trong kho, lôi từ trên mái nhà xuống một đoạn dây leo, to bằng cổ tay, trông như con rắn. Dây huyết đằng to bằng cái phích, như con trăn, bò loằng ngoằng trong rừng, có tuổi trăm năm thì tôi gặp nhiều trong các chuyến đi rừng, nhưng dây huyết đằng cổ thụ mà rất nhỏ và hình thù quái dị thế này thì chưa gặp.
Theo thầy lang Lục Xuân Út, vị quý nhất, chủ đạo trong bài thuốc trị gút gia truyền của dòng họ, là cây cơm lênh. Tôi tra một số sách thuốc, thì có thấy nhắc đến thảo dược cơm lênh, còn gọi là: trâu cổ, vảy ốc, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn. Tuy nhiên, đây lại là tầm gửi, mọc trên thân cây gỗ, lá hình vảy ốc, có quả bằng quả sung… Như vậy, cây cơm lênh mô tả trong sách không phải thảo dược mà ông lang Lục Xuân Út sử dụng. Cây cơm lênh có lá như lá lúa, nhưng ngắn hơn. Theo thầy lang Út, đây là một loại lan, mọc hoang dã trên vách đá cao, chứ không mọc trên cây. Loại lan này chỉ sống ở rừng già, trong các khe đá ẩm ướt, tối tăm. Ông Út đã mang cây lan này cho nhiều thầy lang miền núi, nhưng không ai biết dùng để làm thuốc, chỉ mỗi dòng họ của ông dùng, nên trong rừng vẫn còn nhiều. Loài lan có tên cơm lênh ra hoa đỏ pha vàng, nhìn không đẹp, lại khó trồng làm cảnh, nên không bị tận diệt. 
Ngoài tác dụng trị gút, thì cơm lênh có nhiều kháng sinh tự nhiên. Xưa kia, ông nội, rồi bố ông thường hái cơm lênh tắm cho trẻ mới sinh. Các cụ bảo tắm bằng nước cơm lênh trẻ sẽ khỏe, tăng sức đề kháng, không bị ốm vặt, nhiễm lạnh… Ngoài ra, trẻ con bí đái, tiểu rắt, chỉ cần ngâm mình trong nước cơm lênh là hết bệnh. 
Cùng với cơm lênh, dây dau dáu có tác dụng thẳng vào xương khớp. Dây dau dáu chỉ bằng ngón tay cái, nhưng cực bền. Người miền núi thường lấy dây này làm thừng trâu để cày bừa, thậm chí dùng trâu kéo gỗ. Không ai biết dùng dây dau dáu để làm thuốc ngoài dòng họ của lang y Lục Xuân Út.
Thầy lang người Giáy Lục Xuân Út bảo: “Mình cũng muốn tiết lộ những cây thuốc này cho một nhà nghiên cứu nào đó để phân tích, rồi nghĩ cách cứu nhiều người, nhưng lại sợ lộ bài thuốc, làm mất nghề gia truyền, rồi người ta vào rừng nhổ hết cây thuốc quý thì gay lắm”. 

Hiện có rất nhiều độc giả liên lạc với tòa soạn và tác giả xin số điện thoại của ông lang Lục Xuân Út. Tòa soạn xin cung cấp số điện thoại để độc giả cả nước tiện liên lạc, nghe tư vấn về bệnh gout: 016 33 68 1111. Địa chỉ: xóm Vinh Quang, Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang.

Lương y Nguyễn Thị Hiền, bài thuốc 4 đời chữa bệnh trĩ


Lương y Nguyễn Thị Hiền đang bốc thuốc cho bệnh nhân

Gia đình có truyền thống bốc thuốc cứu người, bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ gia truyền của lương y Nguyễn Thị Hiền đã đứng vững 400 năm qua.


Tìm đến căn nhà nhỏ (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nép mình khiêm tốn giữa làng quê yên bình, đón tiếp chúng tôi là vị nữ Lương y có khuôn mặt tròn đầy phúc hậu. Bằng những kiến thức, hiểu biết của chính mình, Lương y Nguyễn Thị Hiền giải thích rất cặn kẽ về bệnh trĩ với chúng tôi.
Điều khác biệt trong bài thuốc gia truyền của Lương y Nguyễn Thị Hiền
Bệnh trĩ gây rất nhiều phiền toái cho những người không may mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tế nhị này thường là do cơ thể bị nóng trong dẫn đến táo bón hay việc tăng áp lực đột ngột lên ổ bụng, đặc biệt là việc sinh nở.
Chính vì vậy mà phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất do vừa trải qua quá trình rặn đẻ. Thời gian sau sinh là quãng thời gian mà cả mẹ và em bé đều rất nhạy cảm nên các mẹ thường ngại chữa trị bởi lo lắng việc dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và em bé.
Để chữa trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh, Lương y Nguyễn Thị Hiền chú trọng vào việc bồi bổ mà vẫn thanh nhiệt bằng cách gia giảm các vị thuốc có lợi cho người mẹ và cả sức khỏe của em bé. Do đó, uống thuốc của Lương y Hiền, không những cả mẹ và bé đều không bị ảnh hưởng mà cơ thể người mẹ còn được bồi bổ, sữa mẹ được nâng cao dinh dưỡng giúp các bé hấp thu tốt hơn.

Rất nhiều người đã đến từ sớm chờ lương y khám bệnh
Kể về một ví dụ điển hình thì Lương y Nguyễn Thị Hiền nghĩ ngay đến chị Lan (Ba Đình, Hà Nội). Sau khi trải qua kỳ sinh nở, búi trĩ của chị bị sa ra ngoài một chút và có xu hướng ngày một nặng hơn. Sau nhiều đắn do, chịu đựng, chị quyết định đi cắt bỏ.
Đến nay đã hơn nửa năm nhưng cảm giác đau rát vẫn đeo bám chị. Đồng thời, quá trình uống kháng sinh sau khi cắt bỏ búi trĩ khiến chị bị mất sữa, em bé phải ăn sữa ngoài từ rất sớm. Biết và tìm đến Lương y Nguyễn Thị Hiền qua một số diễn đàn, tuy nhiên lúc này, Lương y Hiền chỉ có thể giúp chị thanh nhiệt, cắt cơn đau mà khó có thể khiến chị tiết sữa trở lại bởi thời gian ngừng sữa đã quá lâu.

Nhà Lương y Hiền thường chật kín bệnh nhân
Trên cương vị một người phụ nữ, Lương y Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: được thực hiện thiên chức làm mẹ là một điều vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên thì đau đớn, bất tiện do trĩ gây ra thì không phải ai cũng có thể chịu đựng. Trường hợp của chị Lan khiến Lương y Hiền suy nghĩ rất lâu khi thấy bản thân không giúp được gì nhiều cho mẹ con chị. Chị Lan sau đó cũng luôn tự trách bản thân vội vã, không tìm đến Lương y Hiền sớm hơn.

Cái tâm của người thầy thuốc


Ít ai biết Lương y Nguyễn Thị Hiền chính là con gái của nột vị Lương y nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, Lương y Hiền đã sớm được tiếp xúc với đủ các loại cây. Chị sớm bộc lộ tài năng trong nghề khi chỉ mới 6 - 7 tuổi đã có thể giúp cha đọc vị, chế biến thuốc một cách chính xác.
Không phụ mong ước của cha, Lương y Hiền theo học và tốt nghiệp Học viện Y học cổ truyền. Bằng tài năng của chính mình, Lương y Nguyễn Thị Hiền đã vượt ra khỏi cái bóng của cha, của dòng họ để có một chỗ đứng nhất định trong nghề.
Là một người phụ nữ, một người mẹ, Lương y Hiền rất hiểu đau đớn mà những người mẹ phải chịu sau khi trải qua kỳ sinh nở. Vì vậy, bằng cái tâm của người thầy thuốc, chị đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu dựa trên cơ sở bài thuốc gia truyền của dòng họ. Thậm chí, vị nữ danh y này còn không ngại thân gái dặm trường đi đến các khu vực của người Nùng, người Mường,… để tận tay tìm hái những cây thuốc quý.
Chúng tôi liên hệ với chị Mã Thị Tâm Quyên - một bệnh nhân ở vùng cao nguyên Đà Lạt đã được Lương y Nguyễn Thị Hiền chữa khỏi hẳn bệnh trĩ chỉ với một tháng uống thuốc.
Sau kỳ sinh thường, vợ chồng chị còn chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc thì chị Quyên tiếp tục phải đối mặt với đau đớn khi búi trĩ của chị bị sa ra ngoài rất nhiều trong quá trình rặn đẻ. Liên tục đi ngoài ra máu, chị không cách nào làm giảm bớt đi sự đau rát vì không dám dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào, sợ ảnh hưởng đến con.


Rất nhiều gói thuốc đã được chuyển qua đường bưu điện
Khi cơn đau trở nên không thể chịu nổi, nhờ người quen giới thiệu, vợ chồng chị tìm đến Lương y Nguyễn Thị Hiền.
Tuy chỉ "bắt" bệnh bằng đường điện thoại nhưng chỉ qua vài câu miêu tả, Lương y Hiền lập tức tư vấn và gửi thuốc vào Đà Lạt. Đúng một tuần sau, nhận điện thoại từ chị Quyên, Lương y Hiền vui mừng khi chị thông báo bệnh đã đỡ hẳn mà cơ thể vẫn tiết sữa đều cho bé ăn, một tháng sau thì bệnh khỏi hoàn toàn.
Tâm sự với chúng tôi về nghề thầy thuốc, Lương y Nguyễn Thị Hiền cười phúc hậu. Đối với bất cứ bệnh nhân nào chị cũng đều hết sức tận tâm.
Đối với những bệnh nhân của căn bệnh tế nhị này, chị luôn đặt mình vào vị trí người bệnh để nắm bắt được tâm lý, đồng thời có thể đưa ra những lời khuyên, lời tư vấn tốt nhất. Bởi vì, với Lương y Nguyễn Thị Hiền, bốc thuốc là đam mê và quan trọng hơn là chị được góp một phần công sức để giúp đỡ mọi người.
Sau khi tòa soạn đăng loạt bài về Lương y Nguyễn Thị Hiền. Chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, email, phản hồi xin địa chỉ liên lạc nhờ lương y Hiền tư vấn, chữa bệnh. Tòa soạn xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của lương y Hiền để bạn đọc tiện liên lạc.

Lương y: Nguyễn Thị Hiền
Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh - Huyện Hoài Đức – Hà Nội
Điện Thoại: 0906.298.985 hoặc 0967.2468.74