Social Icons

Pages

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

ĐỀN LẢNH GIANG MỘT ĐỊA CHỈ DU LỊCH TÂM LINH

 

Đền Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh, Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.
Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối, truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.
Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh.
Đền Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong…

Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm, gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly ,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động.
Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.
Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự…đã phần nào chứng minh sự kiện vi hành của vua.
Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế, ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả, bánh trái…
Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ - nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ nhị cung tần cua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước về đền Lảnh Giang bái vọng.
Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy, chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như chiếu chèo sân đền…
Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện.
Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.
Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang  không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8 mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh … về đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…
Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”, đền Lảnh Giang đã và đang tạo sức hút đối với du khách xa gần, là một địa chỉ du lịch đầy triển vọng.

VỀ KỄM TRỐNG THĂM "NAM THIÊN ĐỆ TAM ĐỘNG"


Về Kẽm Trống thăm "Nam thiên đệ tam động"

Cách Hà Nội 80km về phía Nam, Kẽm Trống (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm) là một danh thắng độc đáo được tạo ra bởi sông Đáy là ranh giới giữa Hà Nam - Ninh Bình. Năm 1962, Kẽm Trống được công nhận là một di tích thắng cảnh quốc gia. Xưa kia, khi qua nơi này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã viết:

"Hai bên thì núi, giữa thì sông.

Có phải đây là Kẽm Trống không?

Gió dập sườn non khua lắc cắc

Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.

Ở trong hang núi còn hơi hẹp,

Ra khỏi đầu non đã rộng thùng.

Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại,

Nào ai có biết nỗi bưng bồng".

Những dãy núi quanh Kẽm Trống có nhiều hang động. Nhưng được nhắc đến nhiều nhất trong đó là Địch Lộng. Nơi này nổi tiếng bởi ngoài vẻ đẹp của động, còn có một khu đình chùa cổ kính. Quần thể động - chùa Địch Lộng đẹp tới mức đã được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ "Nam thiên đệ tam động", có nghĩa là động đẹp thứ ba ở trời Nam.

Tương truyền, vào năm 1739, một tiều phu đi kiếm củi, leo lên núi đã phát hiện ra cửa động. Khi vào trong, thấy có nhiều nhũ đá đẹp, đặc biệt trông thấy một nhũ đá có hình giống như tượng Phật nên lập bàn thờ Phật ở đó. Đến năm 1740 thì hình thành chùa.

Nói Động - Chùa Địch Lộng là nói gọn, chứ thực ra tại đây còn có đình với 16 cột đá nguyên khối, nên còn gọi là "đình đá"; có đền thờ Lý Quốc Sư; hồ bán nguyệt, 5 tháp cao ba tầng; ba gian chùa Hạ, ở gian giữa có treo cuốn thư chữ Hán "Lưu Ly Bảo Điện" nói lên sự quý giá của ngôi chùa...

Từ Chùa Hạ qua phủ Đức Ông, tiếp tục leo lên thêm 105 bậc đá nữa sẽ đến hang động khiến bạn không thể không sửng sốt trước sự kỳ diệu của tạo hóa và sức tưởng tượng vô biên của con người. Trên cửa động đề 6 chữ: "Nham Sơn động, Cổ Am tự" là tên "cúng cơm" của Động - Chùa Địch Lộng.

Hai bên cửa động có hai tượng Hộ Pháp, trên mái vòm hang đá cao 8 mét treo quả chuông nặng gần một tấn, được đúc từ thời nhà Nguyễn. Sân trước động có phủ thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, phủ thờ Đức Thánh Mẫu. Cũng tại đây, hai "giếng ngọc" quanh năm đón những giọt nước từ nhũ đá liên tục nhỏ xuống mát rượi, có tượng ông Thiện, ông Ác cưỡi trên sư tử.

Đứng tại "sân" này, phía bên phải là ngôi chùa có "mái" là vòm hang cao khoảng 20 mét, sâu khoảng 30 - 40 mét với khá nhiều tượng được sắp xếp từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao. Đặc biệt là 3 pho tượng Tam Thế Phật sơn son thiếp vàng được ban vào thời vua Thiệu Trị và tượng Phật Bà Quan Âm, tượng A Di Đà được tạc bằng đá xanh nguyên khối.

Trong động Địch Lộng còn có hang Tối và hang Sáng. Hang Tối nằm ở phía trái. Vào hang, du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi khối nhũ đá to, tròn, nhẵn lì mọc từ nền hang nhô lên. Tục truyền, đó là bầu sữa mẹ của tạo hoá. Từ trên nóc động, có nhiều nhũ đá chảy xuống trông giống như những cột chống trời.

Tại đây, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào cõi trùng điệp của đá với đủ mọi hình dáng ngoạn mục. Mỗi không gian của vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, những nét chạm khắc tuyệt vời của thiên nhiên, đạt đến mức tinh xảo mà con người không thể nào làm được.

Đi hết hang Tối là đến hang Sáng. Ở trên cao, cửa hang Sáng thắt hẹp lại. Một khoảng lộ thiên, khi có gió thổi mạnh vào trong động phát ra âm thanh của đá nghe như tiếng sáo. Vì vậy động mang tên là Địch Lộng, nghĩa là ống sáo thổi gió. Điều độc đáo ở hang Tối và hang Sáng là các thạch nhũ, lấy đá gõ vào thì lanh lảnh như tiếng chuông.

Đó là những thạch cầm của thiên nhiên. Đặc biệt hơn nữa là những dải nhũ đá trong hang lấp lánh bảy sắc cầu vồng và mầu sắc thay đổi theo ánh sáng mặt trời.

Cùng với nét đẹp mê hồn, Động - Chùa Địch Lộng còn là di tích lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và là nơi điều trị cho các nạn nhân của bom đạn Mỹ những năm chiến tranh ác liệt./.

 

 

 


LỊCH VÀ ĐỊA ĐIỂM DIỄN RA CÁC MÔN THI ĐẤU ĐẠI HỘI TDTT TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII - NĂM 2014



 

KẾT QUẢ GIẢI VOVINAM ĐẠI HỘI TDTT TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII - NĂM 2014


Môn vovinam trong chương trình ĐH TDTT toàn quốc lần thứ VII/2014 đã khép lại với vị trí dẫn đầu thuộc về đoàn TP.HCM với 9 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ.
Hôm qua (7/12) đã diễn ra các nội dung đối kháng ở hạng cân 68kg, 75kg nam và 63 kg nữ. Tâm điểm của ngày thi đấu cuối cùng thuộc về hai đoàn Quân Đội và Thanh Hóa . Vì đang bằng số HCV trên bảng tổng sắp nên Quân đội xếp thứ 3 do có nhiều hơn Thanh Hóa số HCB, chính vì thế nên trong ngày thi đấu nay, cả hai đoàn tham gia với quyết tâm cao độ để đảm bảo vị trí trong top 3 toàn đoàn.
VĐV Nguyễn Sơn Ca, đoàn Quân Đội (giáp xanh) giành HCV hạng 63kg. (ảnh Hoàng Tuân).
Tại trận chung kết ở nội dung 63 kg nữ, khán giả tại Nhà thi đấu Trần Quốc Toản – TP. Nam Định đã được chứng kiến cuộc tranh tài bất phân thắng bại giữa Nguyễn Sơn Ca (Quân đội) và Phùng Thu Hà (Công an). Cả hai đều giằng có và có những cú ra đòn thận trọng ở hiệp 1. Sang hiệp 2, VĐV của Quân Đội đã tung những đòn tấn công quyết liệt về phía đối phương nhưng gặp phải sự chống trả quyết liệt của VĐV Phùng Thu Hà của Công An. Sau 2 hiệp hòa 0-0, tổ giám định đánh giá cả hai đều không mắc lỗi nào nên phân thắng bại bằng số cân. Vì có số cân nhẹ hơn đối thủ nên Nguyễn Sơn Ca đã giành HCV.
Sau khi Quân đội giành thêm được 1 HCV nên các VĐV Thanh Hóa lại càng thi đấu quyết liệt hơn khi có tới 2 VĐV lọt vào chung kết. Tuy nhiên, may mắn đã không đến với đoàn Thanh Hóa khi Lưu Đức Hiệp đã để thua với kết quả 0-2 nhường chiếc HCV cho Trương Văn Mạo của đơn vị Nghệ An.
Trọng trách và cũng là niềm hy vọng cuối cùng được đặt vào võ sĩ trẻ Nguyễn Tiến Sơn khi anh chạm trán đối thủ Phạm Trường Sa (Bình Dương). Tuy nhiên ngay những giây đầu tiên VĐV Thanh Hóa đã đối phương tung ra những cú đòn chân hiệu quả và dẫn trước 0-1. Sau đó, với pha bắt chân đánh ngã, Trường Sa bị bắt lỗi và bị trừ 1 điểm , cùng với đó Tiến Sơn được 1 điểm. Với tâm lý hưng phấn, VĐV của Thanh Hóa thi đấu khá thoải mái, ngay sau đó anh ghi thêm 2 điểm để giành HCV.
Kết thúc lượt trận chung kết sáng 7/12, Thanh Hóa chỉ giành được 1 HCV thua số HCB và chấp nhận đứng thứ 4 toàn đoàn sau TP.HCM, Cần Thơ, Quân Đội.

KHAI MẠC GIẢI VOVINAM ĐẠI HỘI TDTT TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII - NĂM 2014



Ngày 02/12/2014, tại Nhà thi đấu Trần Quốc Toản tỉnh Nam Định, giải Vovinam trong chương trình Đại Hội TDTT toàn quốc năm 2014 đã được Khai mạc. Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex tiếp tục là Nhà tài trợ kim cương cho Liên đoàn Vovinam Việt Namtrong toàn bộ các giải đấu năm 2014.
Nam Định vinh dự là tỉnh được đăng cai tổ chức Đại Hội TDTT toàn quốc lần VII, năm 2014. Ngoài các quan chức ngành Thể thao, Nam Định chào đón hơn 400 vận động viên từ 33 đoàn thể thao của các tỉnh, thành phố trong cả nước về dự Đại hội lần này. Trong 13 môn của Đại hội, đặc biệt có Giải Vovinam được tổ chức từ ngày 02-07/12/2014.
Tham dự Lễ khai mạc có đầy đủ các vị lãnh đạo, đại biểu trung ương và Liên đoàn Vovinam quốc gia, cho thấy Giải đấu ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ phía ngành chủ quản. Và với sự quan tâm đó còn là sự hỗ trợ  tích cực của nhà tài trợ Vinatex và đơn vị đăng cai, để Giải đấu góp phần tạo nên dấu ấn mạnh mẽ, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của phong trào Vovinam Việt Nam.
Ngay trong đêm khai mạc Giải Vovinam, đã có hai trận chung kết của hai hạng cân 45kg (nữ), và 59kg (nam). Các võ sỹ tranh tài sôi nổi, quyết liệt và hấp dẫn, đặc biệt thu hút quan khách và khán giả tới dự Lễ khai mạc.
Dưới đây là một số hình ảnh trong Lễ Khai mạc giải Vovinam Đại Hội TDTT toàn quốc năm 2014:

 


    

Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex trao cờ và Huy chương cho các võ sỹ.

 

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Liên đoàn Vovinam trao kỷ niệm chương cho TGĐ Vinatex Lê Tiến Trường - đại diện nhà tài trợ cho Liên đoàn Vovinam.

 

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Liên đoàn Vovinam trao đổi với võ sỹ và Chánh Chưởng quản môn phái Vovinam trước giờ thi đấu.


 

Các võ sỹ tranh tài sôi nổi, quyết liệt và hấp dẫn.

  

 


 


 

ĐIỀU LỆ GIẢI VOVINAM ĐẠI HỘI TDTT TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII - NĂM 2014


Nằm trong khuôn khổ các môn thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014, các VĐV môn Vovinam sẽ chính thức bước vào thi đấu ở 28 bộ huy chương, từ ngày 01 đến 07/12 tại Nhà thi đấu Trần Quốc Toản – TP Nam Định.
Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 11 năm 2014) đã có 31 tỉnh thành đăng ký tham dự với hơn 400 VĐV và HLV. Giải đấu năm nay vẫn sẽ là cuộc cạnh tranh quyết liệt ngôi đầu bảng giữa các đoàn TP HCM, Cần Thơ, Bến Tre. Đây cũng là điều được dự đoán từ trước bởi điều đó đã được thể hiện tại các giải Vô địch, Cup trong năm nay. Ngoài ra các địa phương khác cũng đã có sự chuẩn bị kỹ về lực lượng và chuyên môn cho Đại hội này từ rất lâu. Đây sẽ là yếu tố tạo nên tính bất ngờ và hấp dẫn cho đến khi giải đấu khép lại.
Theo Điều lệ của giải thì VĐV khi tham dự sẽ giới hạn độ tuổi từ 17 đến 35 và phải đạt trình độ từ Lam đai nhị trở lên. Các nội dung thi đấu đối kháng bao gồm 09 hạng cân của nam và 07 hạng cân của nữ; nội dung thi quyền bao gồm:
- Đơn luyện nữ: VĐV phải thực hiện cả 2 bài Long hổ quyền và Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp.
- Đơn luyện nam: VĐV phải thực hiện cả 2 bài Ngũ môn quyền và Nhật nguyệt đại đao pháp.
- Song luyện tay không nữ: Song luyện số 3
- Song luyện vũ khí nữ: Song luyện kiếm
- Song luyện tay không nam: Song luyện vật 2
- Song luyện vũ khí nam: Song luyện mã tấu
- Đa luyện tay không nam
- Đa luyện vũ khí nam
- Đa luyện tay không nữ
- Đa luyện vũ khí nữ
- Đòn chân tấn công nam
- Tự vệ nữ
Nội dung chi tiết của Điều lệ:






ĐIỀU LỆ ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII NĂM 2014